Tại sao người Việt phải học tiếng Anh

13 Tháng Một 2021

Xã hội ngày càng hội nhập và phát triển và tiếng Anh giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Việc thông thạo tiếng Anh giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong việc phát triển bản thân, học tập cũng như sự nghiệp sau này. Tuy nhiên, việc học tốt tiếng Anh cũng là một trở ngại lớn đối với nhiều bạn trẻ hiện nay. Nếu đang lưỡng lự, thiếu quyết tâm trước thử thách của thời gian và sự lười biếng của bản thân thì 9 lý do nên học tiếng Anh sau đây sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm chủ ngôn ngữ này. Hãy cùng YOLA tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất

Tiếng Anh là ngôn ngữ có sự phổ biến rộng lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài Anh – quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ thì còn có 60 trên tổng số 196 quốc gia xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa tiếng Anh cũng được sử dụng trong ngoại giao toàn cầu. Chẳng hạn, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu, Liên hợp Quốc, khối NATO, Hiệp hội thương mại tự do châu Âu và nhiều tổ chức, liên minh quốc tế khác. Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 400 triệu người sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ và  1,2 tỷ người dùng nó làm ngôn ngữ thứ 2.

                          Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới

Tiếp cận những nền giáo dục hàng đầu và kho tàng kiến thức phong phú

Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi nhất ở cấp độ đại học. Từ Anh đến Mỹ, các trường đại học hàng đầu đều yêu cầu sinh viên có vốn tiếng Anh thành thạo. Do đó, nếu dự định sẽ đi du học thì tiếng Anh là điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến. Không chỉ riêng ở nước ngoài, nền giáo dục Việt Nam cũng đã và đang đưa tiếng Anh trở thành yếu tố thiết yếu trong chương trình học. Vì thế “tiếng Anh đầu vào” và “tiếng Anh đầu ra” đã không còn xa lạ đối với sinh viên hiện nay. Tuy nhiên, với một số bạn học chưa tốt thì “Tiếng Anh đầu ra” vẫn luôn là một nỗi “ám ảnh” lớn. Đây là lý do nên học tiếng Anh đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện tại.

Bên cạnh đó, 55% website trên thế giới được viết bằng tiếng Anh, nhiều hơn tất cả các ngôn ngữ khác cộng lại. Bạn có thể tìm bất cứ thông tin gì bằng cách gõ từ khóa tiếng Anh. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ của khoa học với 95% bài viết được thu thập tại Viện Thông tin Khoa học Mỹ được viết bằng tiếng Anh. Đây cũng là lý do học tiếng Anh rất hợp lý để tìm tài liệu nước ngoài phục vụ học tập và công việc.

Mở ra nhiều cơ hội

Trước sự hội nhập của thế giới nên nhiều doanh nghiệp, công ty, tập đoàn nước ngoài đang có xu hướng “tấn công” vào thị trường Việt Nam khiến tầm quan trọng của tiếng Anh càng được thể hiện rõ ràng hơn. Các nhà tuyển dụng luôn muốn chọn những ứng viên có khả năng tiếng Anh tốt. Vì thế, việc sử dụng lưu loát tiếng Anh sẽ giúp bạn có một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn. 

Đơn giản, dễ học, thông dụng

Bảng chữ cái tiếng Anh rất đơn giản so với rất nhiều ngôn ngữ khác chỉ với 5 nguyên âm và 21 phụ âm. Sở hữu bộ chữ cái Latinh thông dụng và tương đồng với nhiều ngôn ngữ trên thế giới, nên so với tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả rập hay Thái Lan thì tiếng Anh vẫn được xem là dễ hơn.

                                                     Học tiếng Anh không khó như bạn nghĩ

Tiếng Anh giúp bạn xem phim dễ dàng

Hầu hết những bộ phim xuất sắc, nổi tiếng nhất trên thế giới đều được sản xuất ở Mỹ hoặc các nước nói tiếng Anh. Vì thế, nếu có vốn tiếng Anh tốt bạn sẽ chẳng phải chờ đến lúc có bản song ngữ mới hiểu được nội dung của bộ phim. 

Mở rộng quan hệ giao lưu

Việc thông thạo tiếng Anh và tự tin giao tiếp sẽ giúp bạn mở rộng các mối quan hệ giao lưu không chỉ với bạn bè trong nước mà còn rộng ra quốc tế. Kết bạn được với nhiều bạn mới trên toàn cầu giúp bạn am hiểu thêm vô vàn kiến thức, mở ra nhiều cơ hội cho công việc hiện tại và tương lai. Xa hơn nữa là cơ hội làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia ở cả trong và ngoài nước. 

Học tiếng Anh giúp phát triển bản thân

Sai sót trong công việc đôi khi là điều không thể tránh khỏi dù là làm một mình hay nhóm. Tuy nhiên, khi có sự nhắc nhở, chia sẻ từ đồng nghiệp, cộng sự thì rủi ro sai sót sẽ thấp hơn việc làm một mình. Nếu biết tiếng Anh bạn có thể nghe đọc các tài liệu tiếng Anh, theo học các chương trình chuyên ngành trực tuyến trên Internet. Nhờ vào kiến thức này bạn sẽ thay đổi được tư duy, từ bỏ các thói quen không tốt để làm việc hiệu quả và năng suất hơn.

Bên cạnh đó, để học tiếng Anh mang lại hiệu quả bạn cần có động lực phấn đấu mạnh mẽ và nhờ sự quyết tâm bởi nó sẽ giúp trở thành một con người có nghị lực, có khí chất trong cuộc sống.

                   Học tiếng Anh giúp bạn phát triển bản thân, đầu tư cho tương lai

Tự tin trong cuộc sống

Một trong những lý do để học tiếng Anh khác đáng để lưu tâm chính là giúp bạn trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Việc chinh phục thành công một ngoại ngữ sẽ giúp bạn vượt qua các giới hạn của bản thân. Từ đó bạn sẽ trở nên tự tin hơn trong học tập và công việc. Sự tự tin cũng giúp bạn có năng lực xử lý công việc tốt và chững chạc hơn trong giao tiếp tại công sở, cũng như trong cuộc sống.

Chìa khóa mở cửa thành công

Học tiếng Anh tốt chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong sự nghiệp của bạn. Thành thạo tiếng Anh không chỉ giúp bạn giao tiếp với đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp mà còn mang lại nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc. Hầu hết các công ty, tổ chức trong hay ngoài nước hiện nay đều có nhu cầu tìm kiếm và đánh giá cao những người có trình độ tiếng Anh tốt. Vì vậy, chính tiếng Anh sẽ giúp bạn trong việc tìm được công việc yêu thích.

Trên đây là 9 lý do giúp bạn trả lời câu hỏi “Vì sao nên học tiếng Anh?”. Hy vọng bạn sẽ luôn phát triển bản thân, đầu tư cho tương lai dù ở bất kỳ thời điểm nào. 

Khi đã nắm được lý do bạn không thể không học ngôn ngữ này, để chinh phục nó một cách nhanh nhất bạn hãy đến ngay với trung tâm Anh ngữ YOLA. YOLA tổ chức các khóa học đáp ứng mọi yêu cầu và nguyện vọng của bạn. Hãy để lại thông tin vào form đăng ký dưới đây chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm và tư vấn chi tiết về các khóa học giúp bạn lựa chọn được khóa học ưng ý nhất. 

Trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam càng ngày càng giảm sút. Đó không phải là nhận định chủ quan của người viết bài này - đó là kết quả tổng hợp của tổ chức giáo dục EF dựa trên bài khảo sát tiếng Anh với hơn 2,2 triệu người từ 100 nước trên thế giới, trong đó năm 2020 Việt Nam xếp hạng 65 trong tổng số 100 nước tham gia.

Nói “ngày càng giảm sút” vì trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, Việt Nam còn được xếp vào loại trung bình về kỹ năng tiếng Anh mặc dù thứ hạng hàng năm tụt giảm đều. Qua đến năm 2019 bỗng tụt xuống loại kém, đứng thứ 52 trên 100 nước; năm nay tụt thêm 13 bậc xuống hạng 65 vẫn trên 100 nước.

Vẫn có thể đặt dấu hỏi về mức độ chính xác của khảo sát này vì chỉ dựa vào bài kiểm tra miễn phí làm trên mạng, tức những người tham gia là tự nguyện có thể tiếng Anh đang yếu nên mới tìm cách học thêm. Điểm số khảo sát vì thế không đại diện cho năng lực tiếng Anh của người Việt nói chung và khó lòng có thể so sánh với điểm số của nước khác. 

Thế nhưng khi so sánh với chính mình, không thể phủ nhận xu hướng năng lực tiếng Anh, ít nhất là của người Việt tham gia khảo sát của EF, “ngày càng giảm sút” để đi tìm nguyên nhân và giải pháp.

Các dữ kiện khác cũng cho thấy so với các môn học khác, kết quả học môn tiếng Anh của học sinh Việt Nam là kém. Với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trong khi điểm trung bình các môn văn và toán của thí sinh là 6,6, điểm trung bình môn tiếng Anh chỉ ở mức 4,5 - là môn duy nhất có điểm trung bình dưới 5; đến 63,1% thí sinh đạt điểm dưới trung bình; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4 điểm - một mức rất thấp so với các môn thi khác. Phổ điểm môn tiếng Anh lệch sang trái, tức số thí sinh có điểm dưới mức trung bình năm nào cũng cao, đã kéo dài trong mấy năm nay.

Trong khi đó, mức độ đầu tư của toàn xã hội và từng gia đình, từng vị phụ huynh cho con em học tiếng Anh là rất cao, cao hơn hẳn các môn khác. Chưa từng có môn học nào có sự phân biệt đối xử với học sinh như môn tiếng Anh: đóng thêm tiền thì được vào học chương trình nâng cao, tiếng Anh tích hợp, tiếng Anh tăng cường. Đóng thêm tiền thì được học với giáo viên người nước ngoài, học sách của nước ngoài. 

Đó là chưa kể nhiều phụ huynh cho con em đi học thêm tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ, với mức học phí cao gấp mấy lần các môn khác. Có người nói nửa đùa nửa thật: biết đâu nếu để việc học tiếng Anh bình thường như các môn khác, có khi kết quả lại khả quan hơn!

 

 Xếp hạng EF khu vực châu Á

Phải nói thẳng với nhau việc dạy và học tiếng Anh không có hiệu quả trước hết bởi năng lực các thầy cô môn này đa phần là còn yếu. 

Một lần nữa, đây không phải là nhận định của người viết mà là kết quả khảo sát năng lực giảng dạy tiếng Anh của giáo viên tại nhiều địa phương: Cách đây mấy năm báo chí đã đưa tin địa phương nào cũng vậy, vài trăm giáo viên tham dự khảo sát, số đạt chuẩn chỉ có vài người; trên bình diện toàn quốc, tỉ lệ đạt chuẩn chỉ vào khoảng 2 - 3%. Giáo viên được đào tạo theo kiểu cũ, chú trọng nhiều đến ngữ pháp, dịch; nay khảo sát cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết theo chuẩn châu Âu thì tỉ lệ đạt thấp không có gì đáng ngạc nhiên.

Nhưng nguy hiểm nhất là giáo viên tiếng Anh dạy ở bậc tiểu học lấy từ nhiều nguồn khác nhau, phát âm không chuẩn, dạy các em đọc sai ngay từ đầu, sau này rất khó sửa.

Do yếu về năng lực giao tiếp, việc giảng dạy trở nên máy móc, chủ yếu dạy về ngôn ngữ tiếng Anh chứ hoàn toàn không xem nó là một phương tiện giao tiếp. Đối với hầu hết giáo viên, với mỗi bài học trọng tâm là dạy cách dùng thì, khi dạy câu bị động, khi thì dạy cách sử dụng giới từ cho đúng. 

Với họ, dạy cho học sinh làm đúng bài tập, bài thi là ưu tiên số một nên giờ học thành giờ dạy các mánh lới làm bài thi. Họ không hề xem bài đọc là một nội dung cần đọc để hiểu rồi thảo luận, trao đổi, hỏi đáp về nội dung đó.

Học sinh cũng vậy: lúc ở lớp nhỏ, các em còn hăm hở sử dụng vài ba câu tiếng Anh mới học để đối đáp với bố mẹ ở nhà, qua lớp lớn là hết, rất ít em nhớ rằng những câu tiếng Anh vừa học là để nói với người nước ngoài nhằm mục đích giao tiếp. 

Với bài đọc tiếng Anh, phản ứng đầu tiên của nhiều em là cố dịch ra tiếng Việt để xem bài nói chuyện gì, rồi chăm chăm chú ý đến các phần thường hỏi trong bài thi đọc hiểu. Không mấy em nhận ra những điều hấp dẫn, bổ ích, mới lạ mà bài đọc cung cấp cho các em, hay cách viết, cách diễn đạt, cách dùng từ thú vị, độc đáo... trong văn bản. 

Bản chất của việc học ngoại ngữ là luyện tập, cứ luyện đều như múa quyền để khi cần bật ra đánh trúng; chứ học ngoại ngữ mà nghiền ngẫm để làm bài tập như toán, như hóa thì làm sao không yếu dần cho được.

Để thay đổi, không thể một sớm một chiều đào tạo lại giáo viên, cần phải dựa vào công nghệ. Có thể tổ chức các lớp tập huấn để đào tạo giáo viên cách sử dụng các ứng dụng phục vụ việc dạy như từ điển có phát âm, phần mềm đọc to văn bản, thậm chí cả Google Translate để thầy cô tham khảo xem máy dịch như thế nào. 

Từ đó, trên lớp các thầy cô không cần trực tiếp dạy học sinh nữa mà để các em luyện tập với nhau, mẫu sẽ là máy đọc theo giọng của người bản ngữ. Chỉ đến khi nào, ví dụ với một học sinh lớp 3 bắt đầu học tiếng Anh, suốt một học kỳ không viết chữ tiếng Anh nào vào vở nhưng thuộc nhiều bài hát, thuộc nhiều mẩu đối thoại để đóng kịch với bạn hay kể được các mẩu chuyện ngắn trước lớp - lúc đó mới xem giáo viên đã thành công.

Lớp lớn cũng vậy, thầy cô không cần chăm chú dạy ngữ pháp, ra bài tập cho học sinh luyện để lấy điểm cao. Hãy để học sinh tự do tải về điện thoại các tự điển tiếng Anh có cả phát âm, tải chương trình dịch tự động, tải cả chương trình máy đối đáp với người như Google Assistant hay Siri. Cứ để học sinh quét bài đọc rồi nhờ Google Translate ngay từ đầu để các em thỏa mãn sự tò mò về nội dung bài. 

Thậm chí khi Google Translate dịch ngây ngô, điều đó cũng là một cách học: giúp các em đừng quá tin vào máy dịch mà xem đó như bước khởi đầu tương tự như khi dùng bách khoa trực tuyến Wikipedia. 

Sau đó tổ chức để các em lên nói về bài đọc, trình bày lại, các em khác đặt câu hỏi để tranh luận, cãi nhau về nội dung vừa học. Nói chung, không cần dạy gì nhiều ngoài việc cho học sinh gần như học thuộc lòng bài đọc để ai hỏi gì là có thể trả lời nhanh gọn, chính xác.

Để làm được điều này, cần giảm tải chương trình, cắt ngắn bài học, đơn giản hóa chương trình. Lớp nhỏ dạy đi dạy lại những câu giao tiếp bình thường trong cuộc sống, giúp các em nói trôi chảy nằm lòng; sao cho ít nhất khi vào trung học cơ sở các em có chừng vài trăm câu đã thông thạo để khi cần là đem ra sử dụng một cách nhuần nhuyễn, tự nhiên. 

Lớp lớn bài đọc đơn giản hơn bây giờ nhưng mang tính thời sự hơn, chẳng hạn nói về những thay đổi trong cuộc sống ở thế kỷ 21. Làm sao để bản thân nội dung là mới, là hấp dẫn, gây tò mò ở học sinh, như cuộc tranh luận về mạng 5G có gây hại cho sức khỏe hay không. Học sinh có tò mò thì mới có động lực tìm hiểu bài đọc, tìm mọi cách để hiểu nội dung và nhớ nội dung để trình bày lại. 

Chừng nào động lực học tiếng Anh là vì điểm số chứ không phải vì muốn sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, chừng đó khó lòng cải thiện thứ bậc xếp hạng Việt Nam so với các nước khác.

Ngày xưa người ta thường gọi tiếng Anh là sinh ngữ, một phần do nó liên tục biến đổi, liên tục tiếp nhận cái mới, nghĩa mới, cách dùng mới. Cách dạy, cách học bấy lâu nay xem nó như một tử ngữ kiểu ngày xưa người ta học tiếng Latin, bởi thế nên rất nhiều học sinh và kể cả giáo viên đã không thể nào hiểu được những khái niệm mới xuất hiện trong chừng 10 - 15 năm trở lại đây. 

Muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam, cần xem nó là sinh ngữ, tức nhìn nhận đấy chính là cầu nối giao tiếp, để học những nội dung mà nó chuyển tải, cách nó chuyển tải, bắt chước chuyển tải được như nó. Đừng xem bản thân tiếng Anh là đối tượng cần học mà chính là một công cụ ngôn ngữ để học những điều khác, để khi học sinh khi tranh luận, đối đáp, nếu các em có sai ngữ pháp cũng là bình thường. 

Sử dụng tiếng Anh tự nhiên, thường xuyên như một công cụ, tự các em sẽ hoàn chỉnh năng lực ngoại ngữ của mình bằng cách bắt chước người bản ngữ y như khi các em học tiếng mẹ đẻ vậy. ■

Theo thống kê giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2018 số trung tâm ngoại ngữ, tin học [bao gồm các loại hình trung tâm Anh ngữ, trung tâm tiếng Nhật và trung tâm ngoại ngữ - tin học] được cấp phép là 3.974, tăng 34,24% so với năm 2017. T5 Research - một công ty khảo sát thị trường của Việt Nam - dự báo năm 2020, con số này lên đến 5.533 trung tâm trên toàn quốc.

Video liên quan

Chủ Đề