Tại sao nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu bệnh

Nông nghiệp hữu cơ là hình thức canh tác dựa vào tự nhiên, một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Bên cạnh đó, canh tác hữu cơ còn có những yêu cầu nghiêm khắc như không được sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng.

Để xây dựng được hệ thống ấy, người sản xuất cần duy trì cân bằng giữa các yếu tố đất và nước, cây trồng và cỏ dại, sâu bệnh hại và thiên địch đối kháng,… Điều này giúp cho sản phẩm tạo ra không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không ảnh hưởng đến môi trường, tăng giá trị nông sản.

Tuy vậy, không phải lúc nào hệ thống ấy cũng hoạt động trơn tru. Khi mà môi trường biến đổi khắc nghiệt hơn, cán cân tự nhiên ấy có thể lệch một cách khó kiểm soát, điển hình là tình hình sâu bệnh đột nhiên bùng phát. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến nền nông nghiệp hữu cơ khó phát triển ở khí hậu thất thường như Việt Nam.

Đến lúc này, công tác phòng trừ sâu bệnh để bảo vệ thành quả lao động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và một phương pháp được chấp nhận trong canh tác hữu cơ và tạo thành bước ngoặt đó chính là thuốc trừ sâu sinh học.

Tại sao nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu bệnh

1/ Thế nào là thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học là chế phẩm có nguồn gốc sinh học như nấm, vi khuẩn, chiết xuất chất độc từ nấm, virus. Và là yếu tố chính làm cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ.

2/ Phân loại

Nguồn gốc thực vật: sử dụng những chiết xuất từ loại cây có tính độc đối với sâu bệnh và gồm 4 nhóm chính:

  • Họ cúc với chất chiết xuất là pyrethrum. Đây là chất có độ độc cao nếu tiếp xúc trực tiếp có thể gây mẩn đỏ hoặc lở loét. Mặc dù vậy cũng đừng quá lo lắng vì cây họ Cúc tồn tại rất nhiều ngoài tự nhiên, thân thuộc với chúng ta và lượng độc tố cũng không đủ để gây nên các triệu chứng dị ứng thuốc. Ngoài việc sử dụng các chế phẩm sẵn có, người sản xuất còn có thể tự làm thuốc bằng cách giã nhỏ thân, lá, hoa của cây họ cúc và lọc lấy nước phun định kỳ để phòng bệnh.
  • Chiết xuất rễ một số cây họ đậu, họ dây mật được sử dụng làm thuốc trừ sâu hoặc diệt nấm. Chất được sử dụng ở đây là Rotenone. Đây là chất độc nhẹ đối với người nhưng lại cực kỳ độc với cá và sinh vật thủy sinh.
  • Dầu cây neem được chiết xuất từ cây neem. Đây là một loại cây thường xanh sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới và được tìm thấy cả nhiều nơi tại Việt Nam. Azadirachtin và Nimbin là 2 hợp chất triterpenoid được nghiên cứu nhiều ở cây neem và được sử dụng để làm chất khử trùng, chống nấm.
  • Một số loại tinh dầu khác như dầu khoáng có thể tạo lớp phủ ngăn sâu chích hút, tinh dầu tỏi, bạc hà với mùi hương ngăn côn trùng tấn công và có tác dụng diệt khuẩn, nấm.

Nguồn gốc vi sinh

  • Nấm với 2 nhóm chính tác động lên côn trùng gây hại gồm nấm xanh Metazhizium và nấm kiểm soát bệnh thực vật như Trichoderma spp. và Ampelomyces quisqualis,…
  • Vi khuẩn và tuyến trùng

3/ Ưu điểm

  • Không giống như thuốc hóa học, thuốc trừ sâu sinh học không để lại dư lượng tồn tại lâu trong môi trường. Chúng không thấm vào nước ngầm hoặc tạo ra các chủng côn trùng kháng thuốc.
  • Thuốc trừ sâu sinh học có tính chọn lọc cao, chỉ nhằm vào một số loại sâu hại chủ yếu mà không ảnh hưởng đến thiên địch. Vấn đề quan trọng là nên sử dụng loại thuốc nào cho loại sâu bệnh cụ thể trong hệ thống canh tác.

Ví dụ như việc sử dụng tuyến trùng cho phòng trừ sâu bệnh dưới nền đất. Do cơ chế tấn công của tuyến trùng là xâm nhập thông qua con đường tự nhiên và sinh sôi trong cơ thể nên kích thước tuyến trùng và côn trùng là điều rất quan trọng trong việc phòng trừ.

Tại sao nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu bệnh

4/ Nhược điểm

  • Chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học thường đắt hơn loại thông thường và thời gian lưu tồn không lâu. Vì thế, người sản xuất cần sử dụng thường xuyên hơn.
  • Thời gian tác động đối với sâu bệnh không đủ nhanh để dập các dịch bệnh lớn. Chẳng hạn với một số loại nấm như nấm xanh ký sinh trên sâu bệnh, cần một khoảng thời gian dài và được bổ sung chế phẩm nấm liên tục để tăng cao mật số.

5/ Lưu ý khi sử dụng thuốc trừ sâu sinh học

  • Chỉ sử dụng thuốc khi côn trùng đến ngưỡng gây hại,, không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học khi mức sâu ở mật độ làm sụt giảm năng suất cây trồng
  • Nên phun thuốc khi sâu còn non vì lúc này khả năng kháng thuốc của sâu rất kém.
  • Không nên “cộng” thuốc sâu trừ sâu sinh học với các thành phần khác để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Phun thuốc vào thời điểm trời tạnh ráo, râm mát
  • Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, quần áo dài khi phun thuốc.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Tại sao nên sử dụng thuốc trừ sâu sinh học để trừ sâu bệnh

Thuốc trừ sâu sinh học được xem như “ánh sáng cuối đường hầm” của ngành công nghệ sinh học nói chung, cũng như là thành tựu vĩ đại của các nhà nghiên cứu khoa học lĩnh vực sinh học và nông nghiệp. Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Cùng tìm hiểu tại sao thuốc trừ sâu sinh học có thể nhanh chóng trở thành người bạn đồng hành bên cạnh nhà nông trong công cuộc cách mạng đổi mới, đảm bảo mang đến thực phẩm an toàn mà vẫn nâng cao năng suất.

Các bạn cùng mình tìm hiểu thuốc trừ sâu sinh học là gì cũng như có bao nhiêu loại thuốc trừ sâu sinh học? Sau đó mình sẽ điểm qua thành phần của thuốc trừ sâu sinh học để trả lời câu hỏi thuốc trừ sâu sinh học có nguy hiểm không nhé. Ngoài ra mình cũng sẽ gửi đến bạn ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học cũng như nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học để bạn có cái nhìn khách quan hơn.

Mình mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được đặc tính của thuốc trừ sâu sinh học từ đó chọn lựa được các loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn. Hơn hết, Nhiêu mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn làm tăng năng suất cây trồng mà vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Thuốc trừ sâu sinh học là gì?

Thuốc trừ sâu sinh học là sử dụng các loại chế phẩm có nguồn gốc sinh học được khuyến khích sử dụng trong nông nghiệp với mục đích chính của nó là để tiêu diệt sâu bệnh.

Các nguyên liệu nguồn tự nhiên này có thể bao gồm động vật, thực vật, vi khuẩn hoặc khoáng chất. Nói một cách đơn giản, thuốc trừ sâu sinh học bao gồm các sinh vật sống, được tạo ra bởi các sinh vật sống, hoặc được tìm thấy trong tự nhiên.

Có bao nhiêu loại thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học được chia thành ba nhóm chính:

  • Thuốc trừ sâu thảo mộc là những chất tự nhiên có tác dụng kiểm soát dịch hại theo cơ chế không độc hại tức là không gây hại đến người dùng thực phẩm. Bằng cách chiết xuất các loại độc có trong cây hoặc là dầu thực vật để tiêu diệt sâu bệnh, đảm bảo an toàn cho cây mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Ngược lại, thuốc trừ sâu thông thường (hay còn gọi là thuốc trừ sâu hóa học) là các vật liệu hóa học tổng hợp trực tiếp tiêu diệt sâu bệnh hoặc làm bất hoạt dịch hại, tuy nhiên có thể gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
  • Thuốc trừ sâu vi sinh bao gồm một vi sinh vật (ví dụ: vi khuẩn, nấm, vi rút hoặc động vật nguyên sinh) làm thành phần hoạt tính. Thuốc trừ sâu vi sinh có thể kiểm soát nhiều loại dịch hại khác nhau, mặc dù mỗi hoạt chất riêng biệt tương đối cụ thể đối với [các] dịch hại mục tiêu của nó.
  • Plant-Incorporated-Protectants (PIP): Phương pháp mới đang được nghiên cứu và quy định cụ thể hơn bởi EPA: các nhà khoa học sẽ nghiên cứu chiết xuất một loại protein của thuốc trừ sâu và đưa vào hệ gen của cây. Nhờ vào đó cây trồng sẽ liên tục biến đổi và cho khả năng tự sản xuất protein thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh.

Thành phần của thuốc trừ sâu sinh học: cùng điểm qua những thành phần chính cũng như công dụng đặc hiệu của thuốc trừ sâu sinh học.

Để trả lời câu hỏi thành phần chính của thuốc trừ sâu sinh học là gì và có gây nguy hiểm không, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc trừ sâu sinh học là gì qua những thông tin sau nhé:

Thuốc trừ sâu sinh học có nguy hiểm không?

So sánh thuốc trừ sâu hóa học và thuốc trừ sâu sinh học

Tiêu chí so sánh Thuốc trừ sâu hóa học Thuốc trừ sâu sinh học
Hiệu quảTác dụng nhanh chóng, tiêu diệt hiệu quả gần 100%Hiệu quả diệt sâu tương đối chậm
ĐấtẢnh hưởng Ít bị ảnh hưởng
Môi trườngẢnh hưởng xấu đến môi trường vì thời gian phân hủy dài Ít ảnh hưởng đến môi trường vì khả năng phân hủy nhanh
Tài nguyên sinh vậtẢnh hưởng đến tài nguyên sinh vật như: chim, côn trùng, động vật có vúTài nguyên sinh vật không bị mất đi
Hệ sinh tháiBị thay đổiÍt bị thay đổi
Bảo quảnDễ dàngChặt chẽ
Con ngườiẢnh hưởng đến sức khỏe con người dư lượng còn tồn tại nhiềuKhông ảnh hưởng đến con người, động vật và thực vật
  1. Hiện nay các loại thuốc trừ sâu hóa học trên thị trường mang lại tác dụng nhanh chóng và tiêu diệt hiệu quả gần như 100% côn trùng gây hại. Nó có mối liên quan đến hàng loạt các căn bệnh cũng như là rối loạn đến hệ thần kinh con người. Rất nhiều loại thuốc hóa học có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, sinh sản, ung thư, thậm chí tử vong. Theo điều tra cho biết, trung bình mỗi trẻ em Việt Nam từ 6 – 13 tuổi có chứa trong cơ thể dư lượng thuốc trừ sâu nhiều gấp 3 lần mức cho phép. Nhiều báo cáo đã chỉ ra sự liên quan giữa thuốc trừ sâu hóa học và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như ung thư, trí nhớ và các rối loạn dây thần kinh; đặc biệt, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ phá vỡ hệ miễn dịch. Thuốc trừ sâu trong thực phẩm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, trunh bình hàng năm trên thế giới có khoảng 772.000 trường hợp ảnh hưởng mạn tính do tiếp xúc dài ngày với thuốc BVTV , thuốc trừ sâu hóa học. Tuy nhiên, người tiêu dùng còn e dè khi sử dụng các sản phẩm này đó chính là độ độc hại, không an toàn cho sức cũng như những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
  2. Mặt khác, thuốc trừ sâu sinh học được làm từ các thành phần có sẵn như động thực vật, vi sinh vật, nấm, tảo… Chúng chứa lượng độc rất nhỏ đủ dể tiêu diệt sâu bệnh nhưng không gây hại cho con người, các loài thiên dịch. Đây chính là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi thuốc trừ sâu sinh học là gì.

Lượng độc tố có trong thuốc rất ít. Chúng nhanh chóng bị đào thải, rút ngắn thời gian cách ly. Nhờ đó, không chỉ bảo vệ vườn cây của bạn khỏi sự tấn công của côn trùng gây hại mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, cân bằng sinh học trong tự nhiên.

Ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Những ưu điểm của thuốc trừ sâu sinh học được thống kê ngay sau đây:

  • Hệ sinh thái không bị thay đổi
  • Không gây hại cho người, động vật và cây trồng
  • Khả năng phân hủy cao nên ít để lại dư lượng độc trên nông sản và thời gian cách ly ngắn.
  • Đất không bị ảnh hưởng do thuốc trừ sâu sinh học không để lại dư lượng
  • Các tài nguyên sinh vật có ích không bị mất đi
  • Hiệu quả cao
  • Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học khá đơn giản, chi phí thấp.

Nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học

  • Hiệu quả diệt sâu tương đối chậm so với thuốc hóa học
  • Yêu cầu bảo quản cao hơn so với thuốc hóa học

Nguồn tham khảo: What are Biopesticides?