Tại sao mọi người lại thích sống ở thành phố

Chốn phồn hoa phố thị liệu có thích hợp với bạn?


Cuộc sống thành phố đang thu hút hầu hết mọi người, đặc biệt là đối với những người sống ở các vùng nông thôn nghèo. Dễ dàng tiếp cận các tiện ích xã hội, cơ sở hạ tầng tuyệt vời và các tiện ích giải trí hoàn hảo là những lý do đằng sau sự hấp dẫn này. Chính sự hào nhoáng của cuộc sống thành thị đã kéo theo sự di cư từ nông thôn. Nhưng cần luôn nhớ rằng cuộc sống đô thị không phải dành cho tất cả mọi người. Có rất nhiều nhược điểm và bất lợi của cuộc sống ở một thành phố lớn như bài viết sau đây đề cập.
 

 

Sống ở thành phố tốn kém, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Mặc dù bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn khi ở phố nhưng sau khi "bù trừ" đôi khi bạn giật mình!
 

  • Chi phí sinh hoạt: Ở thành phố, lương cao hơn ở nông thôn, nhưng chi phí sinh hoạt cũng cao hơn. Giá các mặt hàng cũng cao hơn do lượng người tập trung đông và nhu cầu lớn.
  • Giá thuê nhà cao và bất động sản đắt đỏ: Nhu cầu được sống ở các khu đô thị đã kéo một lượng lớn người đến thành phố. Chính vì vậy mà nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Điều này lại làm tăng giá thuê và giá đất đai nói chung. Về cơ bản, mua nhà ở thành phố là chuyện mệt mỏi.
  • Cơ hội việc làm: Mặc dù có rất nhiều cơ hội việc làm trong thành phố, nhưng thực tế là nhiều người đang cùng cạnh tranh cho một vị trí duy nhất. Điều này có thể gây khó trong quá trình tìm kiếm việc làm. Đặc biệt là khi nền kinh tế của thành phố đang ở mức thấp, bạn sẽ vẫn thất nghiệp mặc dù có hàng ngàn quảng cáo việc làm trên báo. Việc tìm kiếm hàng ngày, chi phí đi lại và thuê nhà sẽ càng dẫn đến bất lợi về kinh tế.
  • Chật hẹp: Hầu hết các căn hộ chung cư ở các thành phố lớn nhìn chung đều có diện tích nhỏ. Ngoài ra, rất khó có cái gọi là "vườn nhà" ở thành phố. Chỉ có ở các công viên, bạn mới được trải nghiệm cây xanh hoặc có thể thực hiện các hoạt động thể chất để có sức khỏe tốt. Điều này không xảy ra ở các vùng nông thôn do có nhiều cây xanh và không gian mở.

Ở phố dễ kiếm việc làm nhưng cũng dễ thất nghiệp.

 
  • Giao thông: Giao thông là cơn ác mộng lớn nhất trong thành phố và đặc biệt là ở các khu vực trung tâm. Kẹt xe, khói bụi, ngập đường sá, tai nạn giao thông sẽ khiến bán luôn lo lắng khi ra đường. 

  • Bãi đậu xe: Bãi đậu xe ở thành phố luôn phải trả phí. Còn miễn phí nghĩa là bạn tự bảo quản.

  • Tội phạm:  Ở thành phố, tỷ lệ tội phạm cao hơn ở nông thôn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nạn thất nghiệp hoặc do tập trung đông thanh thiếu niên...

  • Sức khỏe: Cuộc sống ở thành phố nói chung được coi là mất hoạt động thể chất. Thiếu không gian xanh và lối sống nhanh, áp lực khiến nhiều người không có thời gian để tập thể dục. Trong khi đó, cuộc sống nông thôn cung cấp nhiều hoạt động thể chất hơn hoặc có thể tự do tập thể dục do không gian xanh nhiều.

    Không gian ở quê thoáng đãng. Tranh vẽ: Trần Mơ

 
  • Thiếu sự riêng tư: Sống trong một thành phố nghĩa là chấp nhận sự đông đúc. Điều này làm giảm sự riêng tư do khan hiếm không gian trong bối cảnh của thành phố đất chật người đông. Các gia đình sát nhau với một bức tường chung và các căn hộ chật chội đã dẫn đến việc giảm không gian và hạn chế sự riêng tư rất nhiều.

  • Tính cộng đồng: Người sống ở thành phố sẽ rất ít quan tâm chuyện nhà hàng xóm. Điều này vừa tốt mà vừa không hay. Trong khi đó ở nông thôn tính cộng đồng, làng xã rất gắn kết.

  • Nhiều kiểu người khác nhau: Người từ muôn nơi sẽ khiến những người mới tới thành phố dễ "sốc văn hóa". Bạn sẽ luôn bị bao vây bởi đám đông, cho dù bạn có muốn họ hay không.

  • Công nghệ: Công nghệ được sử dụng rộng rãi và ngày càng tăng trong quá trình phát triển và vận hành của thành phố. Điều này rất tốt cho cuộc sống nhưng đồng thời cũng đẩy sâu lối sống ngăn cách nhau.
     

    Phố thị càng đông bạn càng cô đơn.

 
  • Ô nhiễm nước, không khí: Cuộc sống ở thành phố lớn không thể không nhắc đến ô nhiễm. Khói, tỷ lệ phát thải carbon cao, nước uống bị ô nhiễm là những vấn đề nhức nhối. Ngoài ra, số lượng phương tiện giao thông cơ giới gia tăng và chất thải từ dân số lớn là những nguồn gây ô nhiễm khác. Xử lý chất thải và quản lý chất thải rắn là bài toán chưa có lời giải ở các thành phố lớn.

  • Ô nhiễm tiếng ồn: Điều này là do các con đường trong khu vực đô thị đầy ô tô, xe buýt, taxi và xe máy làm tăng mức độ tiếng ồn chung. Ngoài ra tiếng ồn còn xuất phát từ các trung tâm mua sắm, nhà máy, sân bay... Ô nhiễm tiếng ồn dẫn đến các loại bệnh tim mạch, tăng huyết áp và căng thẳng nói chung.

  • Tài nguyên: Các thành phố cần nhiều tài nguyên hơn như thực phẩm, nước. Nhưng các nhà chức trách của đô thị đang giảm diện tích lưu vực nước và đất cho nông nghiệp. Do đó, nhiều thành phố sẽ phải vật lộn để cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên này cho nhu cầu ngày càng tăng của dân số. Điều này kéo theo giá lương thực tăng lên, nguồn nước ngọt cạn dần...

Xem thêmSự khác biệt giữa cuộc sống ở thành phố và nông thôn

Không gian như chung cư khá chật hẹp nhưng giá rất đắt đỏ.


Ngoài những mặt trái đáng kể nêu trên, thành phố còn có những vấn đề khác vẫn tồn tại. Cụ thể có thể điểm qua một vài điều như sau:

  • Hệ thống thoát nước là một vấn đề nan giải trong thành phố do dân số đông. Nếu hệ thống không được bảo trì tốt, thì người dân thậm chí có thể phải đối mặt với tình trạng ngập nước.

  • Do dân số quá đông ở các khu vực đô thị, đôi khi bạn có thể cảm thấy ngột ngạt. Việc ùn tắc và thường xuyên va quẹt vào nhau là một số hiện tượng thường thấy trên đường phố của các đô thị.

  • Để duy trì lối sống của thành phố, người dân có xu hướng vay nhiều tiền hơn từ các ngân hàng và thế chấp toàn bộ tài sản của họ. Đây là lối sống "rất mệt mỏi".

  • Thanh niên thành phố dễ tiêm nhiễm các thói hư tật xấu như hút thuốc, ma túy, cờ bạc...

  • Do áp lực và khối lượng công việc quá lớn, người dân ở thành thị dễ bị căng thẳng cao dẫn đến trầm cảm.

  • Ở đây, nhu cầu về nhà ở nhiều hơn nguồn cung nên nhiều người vẫn loay hoay giữa phố thị.

  • Hầu hết người dân thành phố tiếp xúc với lối sống không lành mạnh và bất thường dẫn đến vô số vấn đề sức khỏe.

Cá nhân tôi cho rằng, người trẻ nên tới các thành phố lớn phấn đấu, dù không thể cắm rễ lại được, cũng nên thử một lần. Vì sao ư? Bởi lẽ chỉ khi ra ngoài ngắm nhìn thế giới, chúng ta mới có thể có được giới quan của mình và thay đổi cuộc sống của chính mình. Không tự mình nếm, làm sao biết được hương vị của quả lê?

Còn nhớ nhiều năm trước, có một lần về huyện gặp khách hàng, anh ấy nói con gái sau khi tốt nghiệp xong muốn ở lại thành phố lập nghiệp, nhưng sau khi lên thăm con gái, anh đã bắt con gái về nhà – mấy người trẻ náo loạn với nhau, điều kiện sống không tốt, ăn không được ăn ngon, trông rất khổ sở.

Anh ấy rất đắc ý về quyết định bắt con gái về nhà của mình, lo cho con một công việc tốt, điều kiện sống cũng tốt hơn ở bên ngoài một mình rất nhiều. Nhưng khi tôi nói chuyện với con gái của anh ấy, cô bé lại nói ở đây mọi thứ quá quen thuộc, cái gì cũng rất tĩnh lặng, rồi còn lời nọ tiếng kia, cô bé không can tâm.

Là người, ai mà không muốn sống một đời vẻ vang! 

Nhưng cũng chẳng biết phải làm sao, có công việc, kết hôn, chuẩn bị sinh con, chỉ có thể tiếp nối công việc làm ăn của gia đình, sống một cuộc sống bình lặng, ổn định. Có câu nói rất hay rằng, con cái là phần tiếp theo của bộ phim cuộc đời của cha mẹ. Rất nhiều người cũng bất lực với vấn đề này. Người trẻ vì sao thích lên các thành phố lớn, có người vì muốn ở lại, không ngại sống trong những căn phòng trọ lụp xụp, chịu ấm ức, nhẫn nhịn, thậm chí còn bị lừa gạt, mắc bẫy, vô cùng vất vả.

Tất cả những gì họ đang làm chỉ là muốn theo đuổi sự đột phá, muốn tự lập, muốn phá vỡ giới hạn của bản thân theo bản năng. Tất nhiên, cha mẹ nào chẳng yêu con, gia đình là nơi ấm áp nhất, nhưng nếu con cái đang ở độ tuổi cần phải tập bay, bạn lại không cho chúng bay, vậy đôi cánh của chúng làm sao trở nên cứng cáp hơn được?

Cha mẹ có thể bảo vệ con cái nhất thời, nhưng sau này, khi chúng bắt buộc phải chịu khổ, chúng sẽ không biết làm sao để tự lập, để ứng phó lại, vậy chẳng phải là đang hại chính con mình ư? Không phải mọi người trẻ lên thành phố thì đều thành công, hiện thực rất tàn khốc, thành phố giống như một khu rừng vậy, đào thải rất nhiều, chiến thắng rất ít.

Nhưng bạn phải biết một câu rằng, thay đổi không nhất định sẽ tiến hóa, nhưng mọi sự tiến hóa đều bắt đầu từ sự thay đổi.

Có thay đổi mới có cơ hội để tiến hóa, tiến hóa chính là bản năng của sinh mệnh. Người trẻ nếu cả đời sống dưới sự bao bọc của cha mẹ, lặp lại phương thức sống của họ, thực ra nó cũng không sai, nhưng khi thời đại mới ập tới, tốc độ tiến hóa của bạn sẽ chậm hơn người khác rất nhiều, cơ hội cũng sẽ ít đi.

Tới thành phố lớn, ra nước ngoài, tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe, tận miệng nếm thử, tự mình cảm nhận… bạn sẽ thấy mọi thứ đều rất khác biệt, bạn sẽ thấy tầm nhìn và cao độ của mình cũng sẽ thay đổi rất nhiều. Nếu không có sự trải nghiệm này, đợi tới tuổi trung niên, sẽ rất khó để phá vỡ sự giới hạn mà cha mẹ, mà gia đình cho.

Điều duy nhất không thay đổi chính là sự thay đổi! 

Lưu Cường Đông, người sáng lập ra trang thương mại điện tử JD.com phổ biến ở Trung Quốc, sinh ra ở nông thôn, điều kiện sống vô cùng khó khăn, khó khăn tới mức chỉ cần nhìn thấy đèn điện thôi ông cũng cảm thấy rất kinh ngạc. Ngày thi đỗ cấp 3, ông một mình lên Nam Kinh, lần đầu làm quen với sự phồn hoa, náo nhiệt nơi phố thị, từ đó nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của việc học và phấn đấu của bản thân suốt những qua.

Đời người chỉ có một lần, “muốn làm rồng biển thay vì cá kiếm”, ông không muốn sống cả đời trong cái nghèo, cả đời mong cái nọ ước cái kia. Sau này, mỗi một lần nói chuyện với gia đình hay nhân viên, Lưu Cường Đông luôn nhấn mạnh việc ra ngoài ngắm nhìn thế giới.

“Kiến thức” quan trọng hơn “tri thức”. “Kiến” là đi nhìn, đi chứng kiến, đi trải nghiệm, nó quan trọng hơn “tri”, chỉ đơn thuần là biết, là chỉ ở trong đầu, là lý thuyết. Con người là như vậy, ở an ổn trong một môi trường quá lâu sẽ ngày một trở nên ì ạch hơn, khép mình hơn, bảo thủ hơn, kiểu môi trường này sớm đã giới hạn, bao bọc lấy họ.

Ra ngoài ngắm nhìn thế giới, gần nhất là đi ra những thành phố lớn, những vùng tiên tiến, bạn sẽ ý thức được sự phong phú của thế giới, bạn sẽ thấy những phương thức sống không chỉ có một. Những người mà chúng ta gặp, những việc chúng ta thấy, những thông tin mà chúng ta tiếp nhận, mọi thứ đều rất khác, và kiểu môi trường này sẽ khiến chúng ta có sự nâng cấp về mặt nhận thức và năng lực.

Đừng xem nhẹ vấn đề này, cứ để ý mọi người xung quanh bạn mà xem, nhân viên nhà nước có cái chất của nhân viên nhà nước, nhà văn có cái chất thơ của nhà văn, thương nhân có sự tự tin, nhạy bén của người làm ăn… Bạn không thay đổi môi trường, môi trường sẽ thay đổi, đồng hóa bạn.

Chúng ta phải chủ động đi ra ngoài ngắm nhìn sự phức tạp và rộng lớn của thế giới, vậy mới có cơ hội thoát khỏi giới hạn của bản thân. Đặc biệt là với những người trẻ có xuất thân khó khăn, bần hàn, ra ngoài xông pha, tất nhiên có sự mạo hiểm, sẽ có những khi không được như ý muốn, những nó dẫu sao cũng luôn tốt hơn đứng im tại chỗ.

Thành phố lớn đồng nghĩa với sân khấu lớn, là thánh địa của những con người tri thức, thông minh, nhân tài, có những tài nguyên phong phú, có nhiều cơ hội, có một cuộc đời khác biệt. Người trẻ lên thành phố lớn, không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền, mà là để mở mang, để phá bỏ sự giới hạn của bản thân, để tìm cho mình một con đường mới, để cho bản thân nhiều khả năng hơn, để không phải trở thành phần tiếp theo của bộ phim cuộc đời của cha mẹ.

Hãy nhớ rằng, chúng ta phải vượt qua những giới hạn của quá khứ và bản thân, đừng sống quá yên ổn và an phận. Bạn biết đấy, thế giới này luôn thích có mới nới cũ!

Chia sẻ từ HR Insider: Có một câu nói rất hay đó là “Ai cũng chỉ có một đời để sống, sao không vùng vẫy một lần cho bỏ công!” Nếu bạn có hoài bão, nếu bạn có ước mơ, tại sao phải chần chừ thực hiện. Thực tế cuộc sống có thể chẳng phải màu hồng, sự thật luôn khốc liệt nhưng chẳng phải cũng chỉ có thế thôi sao. Đại gian hùng Tào Tháo, một đời lăn lộn, đã từng lên voi xuống chó cũng từng nói: “Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương”. Một đời mà khi quay đầu lại chẳng còn thấy hối tiếc không phải là rất tuyệt vời sao!

>>> Xem thêm: Bức thư nhân viên gửi sếp khiến cả đêm sếp phải dằn vặt suy nghĩ 

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề