Tại sao không ăn ảnh

Bạn thân mến!

Giờ đây, dưới thời đại kĩ thuật số, một năm người ta có thể chụp tới hàng trăm bức ảnh. Dưới đây là các mẹo để bạn có thể "pose" ảnh đẹp và ăn hình nhất nhé!

1. Ngắm nhìn tư thế của bạn.Cho dù bạn đang đứng hoặc ngồi, bạn nên thẳng lên một chút. Tư thế này sẽ giúp bạn rạng rỡ và thanh mảnh hơn. Thẳng lưng và thư giãn hai vai, bạn sẽ hoàn toàn cảm thấy tự tin và thoải mái, không một chút căng thẳng

2. Nghiêng một góc 45 độ. Đừng đối mặt thẳng với camera, sẽ không nổi bật lắm đâu. Trên thực tế, đó là lý do tại sao rất nhiềudesigner lại thích những người mẫu mỏng "như giấy". Khi họ chụp thẳng mặt vẫn tôn lên những đường nét góc cạnh. Với người bình thường, góc 45 độ là hoàn hảo



Góc nghiêng 45 độ


3. Tìm một nguồn sáng. Nếu ánh sáng là đến từ đèn flash duy nhất trên máy ảnh thì bạn chẳng có gì để làm cả. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở ngoài trời hoặc một nơi nào đó thì hãy hướng về nó. Nhiếp ảnh gia gọi đây là ánh sáng "ngắn". Nó sẽ rực rỡ nhất và làm cho khuôn mặt của bạn tập trung hơn vào điểm sáng. Một phần gương mặt hướng về camera [vẫn đang nghiêng góc 45 độ] sẽ nằm trong bóng tối, phần còn lại sáng nhẹ. Đó là một dạng ảo ảnh quang học. Nhìn vào chỗ có ánh sáng cũng khiến khuôn mặt bạn lung linh hơn, tuy nhiên nên tránh chỗ đèn quá sáng, nếu không bạn sẽ bị nheo mắt.

4. Dồn trọng lượng lên chân sau. Nếu bạn đang đứng hãy đặt trọng lượng của bạn trên bàn chân sau và gập đầu gối trước một chút. Điều này làm hông mảnh mai hơn, chân dài hơn. Thực tế bạn cũng nên làm điều này khi đứng trước mặt người khác. Các thí sinh đi thi hoa hậu cũng làm điều này.

5. Mắt thấp hơn máy ảnh. Tốt nhất là máy ảnh sẽ ở trên tầm mắt một chút. Góc máy này là đẹp nhất. Bạn sẽ phải nhìn lên một chút, đôi mắt sẽ mở to hơn và cổ cũng vươn thẳng hơn.


Việc nhìn lên sẽ khiến mắt bạn to hơn

6. Mái tóc mềm mại. Nếu bạn định thay đổi kiểu tóc, làm điều đó một tuần trước khi chụp ảnh để tóc trở về hình dáng tự nhiên và có thể tạo kiểu dễ dàng. Nếu bạn muốn mái tóc của mình nổi bật, mặc một chiếc áo khác làm tôn màu. Không mặc áo màu đen nếu tóc của bạn là màu đen.

7. Bôi một chút son và phủ son bóng, làm rõ hình dạng đôi môi khi chụp ảnh

8. Nhìn thẳng vào ống kính, không nên nhìn xuống đất vì như thế cằm bạn sẽ bị chùng xuống khiến mặt xệ ra

9. Hãy mỉm cười và thư giãn. Quan trọng nhất là bạn được là chính mình. Không ai chú ý nhìn thấy sai sót nhỏ mà bạn có thể nghĩ rằng bạn có. Hãy nghĩ đến điều gì đó vui vẻ và cười để có được nụ cười tự nhiên nhất trong bức ảnh.

[Theo 2Sao]


Bình thường, những người, nhất là những cô nhìn bề ngoài không xuất sắc là mấy mà khi lên ảnh khá đẹp thì người ta gọi người đó là người chụp hình “ăn ảnh”.

Bạn đang xem: Chụp hình không ăn ảnh sướng hay khổ

Và ngược lại, có những người bề ngoài xem ra cũng được lắm nhưng khi lên hình thì mất đi cái đẹp tự nhiên của mình và rồi người đó thường được gọi là người “không ăn ảnh”.
Với những người chụp hình gọi là “ăn ảnh”. Chả biết từ đâu và dựa vào nền tảng thần học hay triết học hay nghiên cứu cao sâu nào đó mà nhiều người gọi những người “ăn ảnh” là những người khổ. Và ngược lại, ai “không ăn ảnh” thì sướng.Bên cạnh những người lên hình đẹp ra người ta gọi là “ăn ảnh” đó thì cũng có những người khác bên ngoài chụp sao sau khi chụp ra như vậy nhưng cũng được gọi là “ăn ảnh”. “Ăn ảnh” ở đây rất đơn giản vì đối với họ mỗi khi ăn là có ảnh. Điều đáng suy nghĩ hơn đó là chuyện ăn uống, vui đùa với nhau thì nên chăng cũng ghi lại những kỷ niệm vui đó nhưng những tấm hình đó chỉ nên để làm kỷ niệm và truyền tay nhau xem chứ không cần thiết phải đưa lên các trang mạng xã hội.Thật ra cũng hết sức lạ lùng, cứ hễ chộp được hình gì bất kể dù là ăn uống của các đấng bậc hay với các đấng bậc thì liền tức khắc những tấm hình đó chui ngay lên mạng nằm. Bản thân của các đấng bậc không có thời gian để thấy những hình đó nhưng nếu thấy sẽ rất bất ngờ vì không hiểu tại sao mình lại được đưa lên mạng một cách không phép như thế.Nhiều người quên rằng hình ảnh là chuyện rất riêng tư của mỗi người và có những người không muốn mình ở trên mạng. Đây là điều hết sức tế nhị và nó dính đến chuyện quyền. Không phải bạn chụp hình của ai đó và bạn tự ý đưa người đó lên mặt báo.

Xem thêm: # Vì Sao Uống Nước Đun Sôi Để Nguội Gây Ung Thư : Đúng Hay Sai?

Quyền riêng tư của mỗi người cần được tôn trọng trong đó có chuyện sử dụng hình mà nhiều người không để ý. Có một vị linh mục kia, đi đâu cũng chụp hình và bất cứ hình gì cũng chụp và không chừa một hình nào không đưa lên mạng. Linh mục đó đâu hiểu cảm giác khó chịu của những người không thích sử dụng hình họ một cách tùy tiện như thế nào ?Chuyện vui đùa, đưa lên mạng xã hội những hình ảnh bình thường đó thì rất bình thường với giới trẻ và với tuổi teen. Thế nhưng, cũng với chuyện ấy sẽ bất bình thường với những người mang trong mình “made in nhà tu”.Những người đi tu cũng là người bình thường, cũng sinh hoạt ăn uống ngủ nghỉ như mọi người nhưng hết sức cẩn trọng và tế nhị. Nếu không tinh tế sẽ bị những người ngoài tôn giáo nhìn dưới ánh mắt khác và thậm chí người cùng tôn giáo nữa.Hết sức giật mình, sau giờ nghỉ trưa, nhìn thấy hình ảnh những nhà tu bên bàn ăn với nhau được vị linh mục nào đó chộp hình và quăng lên mạng. Chẳng mấy chốc, những tấm hình “yến tiệc linh đình” đó bay đến ngay trước mắt những Lazarô ngày ngày nằm ngay cửa nhà những phú hộ.Tiếc thay không phải vị này mà một số vị khác nữa cứ hễ ăn là có ảnh và ảnh đó được tung lên mạng cùng lắm là vừa khi ăn xong hay đang khi ăn mà có mạng là nằm chình ình một đống trên mạng ngay. Có những người thông thoáng thì họ cũng nói gì nhưng nên nhớ giữa một xã hội và Giáo Hội có nhiều người và rất nhiều người họ nhìn linh mục, nhà tu rất lung linh thánh đức chứ không phải là “dô dô ra ra”. Có những cung cách, hình ảnh của những linh mục tu sĩ mà cứ “dô dô ra ra” đã làm mất đi sự cung kính cũng như hình ảnh vốn có từ trước đến nay dành cho những người dâng mình cho Chúa.Có người sẽ biện luận “tu cũng là người mà !”.Vâng ! Dĩ nhiên ai chả biết “tu cũng là người” và người nên cần phải tu nhưng nên nhớ nhà tu có những giới hạn và tư cách của nhà tu. Nếu không thì không còn dáng dấp của nhà tu và như thế thì tu cũng như không tu sẽ bị cào bằng và mất đi sự kính trọng mà từ lâu nay sẵn có trong truyền thống của người Việt Nam.Dĩ nhiên vẫn là tự do chọn lựa cho mình một lối sống, một lối tu. Thế nhưng xin các vị tu trì đừng đánh mất hình ảnh đẹp, hình ảnh mà cộng đồng dân Chúa đã trân quý dành cho giới tu trì. Người Giồng Trôm

Khi chụp ảnh, có những người trở nên xinh đẹp hơn hẳn, trong khi có những người lại không. Điều đó phản ánh về một khái niệm khá quen thuộc là: sự “ăn ảnh”.



Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng, việc nhìn một người bằng mắt thường và việc nhìn người đó qua ống kính máy ảnh là không hề giống nhau. Với hai con mắt, não bộ của con người có thể nhìn ra hình khối ba chiều của một khuôn mặt. Do hai con mắt nằm ở hai vị trí khác nhau, tuy không nhiều nhưng hình ảnh chúng ta nhìn thấy vẫn có sự khác biệt. Khi nhìn qua máy ảnh, thông tin hình ảnh chỉ được cung cấp qua một ống kính duy nhất, một số chi tiết sẽ bị mất đi. Hơn thế, mỗi bức ảnh là một hình phẳng, không có chiều sâu. Não bộ của chúng ta tiếp nhận hình ảnh từ bức ảnh đó và tưởng tượng ra một khuôn mặt ba chiều bằng các kinh nghiệm đã trải qua. Bởi vậy, chiều sâu trong bức ảnh chỉ là ảo ảnh.




Trong một bức ảnh, gương mặt thường trở nên tròn trịa hơn so với thực tế bởi các tỉ lệ bị thay đổi, đặc biệt là khi chụp ở khoảng cách gần. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu ứng đặc biệt này khi so sánh hai bức ảnh chụp ở cự ly khác nhau với cùng góc độ. Bức ảnh chụp ở xa hơn sẽ phản ánh tốt hơn tính chất ba chiều của khuôn mặt.


Có một thực tế, đó là những người được xem là có vẻ ngoài cuốn hút chưa chắc gì đã là người “ăn ảnh”. Đơn giản là bởi vì sự cuốn hút của họ không phải chỉ được đánh giá qua khuôn mặt mà là do tính cách, qua cử chỉ, hành động thường ngày - những điều không được phản ánh qua một bức ảnh.


Hình ảnh được chụp chính diện.


Hình ảnh được chụp ở một góc độ khác.


Ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Gương mặt của một người có thể rất khác biệt tùy thuộc vào góc chiếu và cường độ của ánh sáng. Hiệu ứng này thậm chí còn bị nhân lên khi dùng đèn flash, dẫn tới một số kết quả không mong muốn như các khiếm khuyết của khuôn mặt sẽ hiện lên rõ hơn. Vì vậy, các nhiếp ảnh gia sẽ điều chỉnh ánh sáng chiếu lên đối tượng chụp nhằm tạo nên những bức hình đẹp.


Khuôn mặt không đối xứng và đối xứng.


Theo nhiều kết quả nghiên cứu, gương mặt một người được cho là đẹp hơn khi nó “đối xứng”, nói cách khác là hai phần của gương mặt gần như hình ảnh phản chiếu của nhau qua một trục đối xứng. Nhưng trong thực tế, hầu hết các gương mặt của chúng ta không có được sự đối xứng như vậy. Do đó, khi chụp ảnh trực diện, sự khác biệt giữa hai nửa của khuôn mặt rất dễ bị nhận ra. Ở góc độ này, những người có gương mặt “đối xứng” sẽ trở nên “ăn ảnh” hơn.


Trong thực tế, gương mặt của mỗi người đều có thể trở nên đẹp hơn khi chụp ảnh nhưng phải ở một góc độ nhất định nào đó. Giả sử như những người có gương mặt tròn thì không nên chụp từ chính diện mà nên chụp nghiêng sẽ khiến cho gương mặt trở nên nhỏ gọn hơn. Chúng ta có thể thử chụp ảnh ở nhiều góc độ để tìm ra góc độ đẹp nhất cho mình.


Khuôn mặt có cách trang điểm phù hợp, nụ cười duyên dáng luôn tạo ra những bức hình hoàn hảo.


Sự “ăn ảnh” cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách tạo dáng, mỉm cười trước máy ảnh. Có những người biết cách tạo dáng rất tự nhiên để tôn lên vẻ đẹp của mình, nhưng cũng có những người cảm thấy không thoải mái trước ống kính. Bên cạnh đó, chúng ta phải kể đến các yếu tố khác như trang phục, cách trang điểm phù hợp để che đi các khiếm khuyết và tôn lên nét đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề