Tại sao doanh nghiệp ko mua đất

Theo Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HOREA), trước tình thế khó khăn chồng chất hiện nay, một số doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản đang phải chấp nhận thực hiện nhiều giải pháp “đau đớn” để tồn tại.

Chia sẻ với MarketTimes, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HOREA cho biết hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Theo ông Châu, hiện đã có một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản do gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là “rủi ro” bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản dẫn đến việc phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại trước đã”.

Theo đó, ông Châu cho rằng, một số động thái cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản có thể kể đến như việc một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh (dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO).

Bên cạnh đó, cũng theo thông tin từ ông Châu thì hiện nay, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang ráo riết tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động (thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động) tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Một trong những tín hiệu “đáng báo động” nữa theo vị Chủ tịch HOREA là do “tắc” nguồn vốn tín dụng, “tắc” nguồn vốn “trái phiếu”, tắc cả nguồn “vốn huy động từ khách hàng”, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản “đói vốn” nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy “rủi ro”.

Không dừng lại ở đó, có doanh nghiệp đã phải tính đến việc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng). Dù khách hàng có thể mua với giá rẻ, nhưng sẽ có “rủi ro” là do sản phẩm hình thành trong tương lai, ông Châu cho biết.

Theo ông Châu, việc các doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn về dòng vốn dẫn đến phải bán tháo các tài sản với giá rẻ, đặc biệt là quỹ đất chưa triển khai có thể dẫn tới kịch bản các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội “thôn tính” có thể làm mất đi “lợi thế” của doanh nghiệp nội địa trên thị trường bất động sản hiện nay.

Từ những dẫn chứng về khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay, ông Lê Hoàng Châu cho rằng Chính Phủ, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan cần sớm có đồng bộ giải pháp nhằm “gỡ khó” cho thị trường cũng là để cứu các doanh nghiệp bất động sản khỏi thế “bị dồn vào chân tường” dẫn đến nguy cơ phá sản.

Theo đó, bên cạnh tạo điều kiện về mặt cơ chế thông qua việc thúc đẩy nhanh công tác rà soát, sửa đổi các Luật liên quan như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và các quy định liên quan khác thì theo ông Châu, trước mắt các cơ quan Nhà nước cần có cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã “tạm nộp tiền sử dụng đất” hoặc đang được “rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung”.

Theo đó, hiện nay, các dự án này không thể hoàn chỉnh pháp lý vì không ai dám định giá đất dẫn đến doanh nghiệp không thể hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước và để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng cho biết đến thời điểm hiện tại, HOREA đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại, các dự án nhà ở giá vừa túi tiền và các dự án nhà ở xã hội, nhất là các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có dự án đảm bảo yếu tố pháp lý, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, có sản phẩm bán tốt, có thanh khoản tốt, giúp làm tăng nguồn cung nhà ở.

Mua đất (nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) là nhu cầu phổ biến của người dân. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo các điều kiện mà pháp luật cho phép thì không được thực hiện thủ tục mua bán đất và sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Vậy, cụ thể không được mua đất trong những trường hợp nào?

Mục lục bài viết

  • Mua bán đất đai là gì?
  • Điều kiện thực hiện quyền mua đất thế nào?
  • Những trường hợp không được mua đất?

Tại sao doanh nghiệp ko mua đất

Câu hỏi: Tôi đang dự định mua một miếng đất có mục đích sử dụng là đất trồng lúa đã có Giấy chứng nhận, tuy nhiên khi lên xác nhận thì tôi không được xác nhận là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp. Vậy xin hỏi tôi có được nhận chuyển nhượng mảnh đất trên không? Xin chân thành cảm ơn. – Nguyễn Thúy (TP.HCM)

Mua bán đất đai là gì?

Mua bán đất đai là cách gọi thông dụng của người dân để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được hiểu là bên bán (người sử dụng đất) chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho bên mua (gọi là bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất) sử dụng.

Bên bán khi chuyển giao đất và quyền sử dụng đất được nhận số tiền tương đương với giá trị quyền sử dụng đất theo sự thỏa thuận của các bên.

Khi tiến hành mua đất cần lưu ý:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về nhà, đất;
  • Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Thanh toán và làm thủ tục sang tên giấy tờ đất
    Tại sao doanh nghiệp ko mua đất

    Trường hợp nào không được mua đất hiện nay? (Ảnh minh họa).

Điều kiện thực hiện quyền mua đất thế nào?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được mua đất khi đất có đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp:

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013:

Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được quyền chuyển nhượng, tặng cho.

+ Theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013,  người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, tặng cho đất đai khi:

Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất.

Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Đất không có tranh chấp;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, theo các căn cứ trên khi có nhu cầu mua đất, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin, hiện trạng đất muốn mua để xác định mảnh đất đó có đủ điều kiện để mua hay không, tránh xảy ra những tranh chấp về sau. Đây cũng là những điều kiện chung áp dụng cho các trường hợp mua đất đai.

Những trường hợp không được mua đất?

Theo Điều 191 Luật Đất đai 2013 thì có 04 trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cụ thể:

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Cụ thể, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được mua, nhận tặng cho quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ nếu chưa đủ 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất và không được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng đất…theo khoản 1 Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

Với những căn cứ trên, xét trong trường hợp của bạn mặc dù đất có đủ điều kiện để nhận chuyển nhượng theo các điều kiện chung, tuy nhiên do đất gia đình bạn dự định mua là đất trồng lúa trong khi gia đình bạn không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên trong trường hợp này bạn vẫn không thể tiến hành mua đất do vi phạm một trong các trường hợp nêu trên.

Trên đây là giải đáp về Những trường hợp nào không được phép mua đất? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.