Tại sao đánh cảm bạc lại đen

Kinh nghiệm của người miền Trung

Kinh nghiệm dân gian từ lâu cho rằng trứng gà có thể lấy được phong tà trong cơ thể ra. Một phương pháp dân gian hay dùng rất hiệu quả là "đánh cảm bằng lòng trắng trứng gà và đồng tiền bằng bạc". Theo lương y Trần Duy Linh [TP.HCM], đây là kinh nghiệm dân gian lâu đời của người miền Trung. Cách đánh cảm như sau: lấy một quả trứng gà ta luộc chín, bóc vỏ, lấy lòng trắng đang còn nóng cho vào một cái khăn mỏng như khăn tay, rồi dùng một đồng tiền bằng bạc [phải là đồng bạc thật, nguyên chất bạc] đặt vào giữa lòng trắng trứng, gói khăn lại và bắt đầu đánh cảm [cảm nắng, cảm gió, cảm sương, gây đau đầu, đau nhức cơ thể...] như sau: nếu cảm gây đau đầu dữ dội, thì dùng một tay rẽ chân tóc ra, một tay cầm khăn có gói lòng trắng trứng và đồng tiền bạc đặt lên chỗ rẽ và vuốt xuôi xuống, vuốt khi thấy nguội, thì nhúng vào nồi nước nóng để bên cạnh và vuốt tiếp.

Sau khoảng 5 phút mở khăn ra sẽ thấy đồng bạc từ màu trắng chuyển sang các màu khác nhau, mỗi màu sẽ cho biết được nguyên nhân gây cảm khác nhau - màu đỏ là bị cảm nắng, màu xanh là bị cảm gió, và màu đen là bị cảm sương. Cũng có thể cùng lúc đồng bạc xuất hiện nhiều màu. Khi mở khăn kiểm tra đồng bạc rồi, thì dùng tro bếp chà để đồng bạc sáng lại như thường, thay lòng trắng khác, tiếp tục làm như thế đến khi đồng bạc không còn xuất hiện màu cũng là lúc hết bệnh, hết đau nhức đầu, cảm thấy nhẹ đầu, thường làm 3 lần trứng bệnh sẽ giảm. Nếu cảm gây đau nhức cơ thể, đau nhức vai, gáy thì cũng làm như thế ở những vị trí bị đau nhức. Phương pháp này rất hay, không có tác dụng phụ, tiện cho những người ở vùng quê xa xôi, nhưng nhớ cần làm ở chỗ kín gió.

Hương nhu [trái] và Đài bi [ảnh tư liệu do lương y cung cấp]

Sau khi đánh cảm bằng lòng trắng trứng xong, thì có thể dùng lòng đỏ trứng chấm muối ăn, hay cho vào cháo nóng để dùng.

Phương pháp đánh cảm khác

Theo đông y, cảm nắng [thử tà] sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, nóng sốt, khát nước, mỏi cổ gáy, tiểu vàng, ít. Cảm gió [phong tà] có triệu chứng đau nhức trong gân xương, chảy nước mũi, nhức đầu, cứng gáy. Cảm sương [hàn tà], có triệu chứng sợ lạnh, thích uống nước ấm, ít đau đầu, tiểu nhiều, nếu nặng có thể bị rối loạn tiêu hóa. Theo lương y Trần Duy Linh, những lúc này nên dùng món cháo giải cảm gồm có lá tía tô, gừng tươi, hành củ thái nhỏ cho vào một cái tô cùng 1-2 cái lòng đỏ trứng gà. Nấu cháo thật nhừ, đang lúc thật nóng cho cháo vào tô và đánh đều cho chín lòng đỏ và dùng lúc cháo đang nóng, giải cảm rất hay, mồ hôi ra dùng khăn sạch lau khô. Lòng đỏ trứng gà Đông y gọi là "kê tử hoàng", là vị thuốc có công dụng giải cảm, bồi bổ nguyên khí, giúp cơ thể kháng bệnh.

Ngoài ra, có thể giải cảm bằng cách nấu nồi xông cơ thể gồm các loại cây lá như: lá đài bi, lá hương nhu, lá sả, lá khuynh diệp, lá khoai lang, lá ổi, lá bạc hà, lá chanh... và một ít long não [bỏ vào nồi lúc bắt đầu xông]...

Khánh Vy

Tại Sao Bạc Đổi Màu Khi Đánh Cảm hoặc bỏ vào Trứng Gà

Ngày đăng: 22/02/2021 11:44 AM

Với bài viết này hy vọng Trí Tín sẽ giải đáp thắc mắc vì sao khi bị cảm đeo bạc lại đen. 

Bạc là kim loại dễ bị oxy hóa. Sự kết hợp của bạc với lưu huỳnh tạo thành muối bạc, lưu huỳnh kết tủa đen không tan bám trên bề mặt bạc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khi đeo trang sức thường hay bị xỉn màu, do phản ứng của vàng bạc với các chất chứa lưu huỳnh. Các chất chứa lưu huỳnh có thể có trong không khí, trong suối nước nóng, và quan trọng hơn cả là trong tuyến mồ hôi của con người.

Nguyên tố này sẽ kết hợp với bạc tạo thành màu đen khiến bề mặt đồ trang sức bằng bạc mất đi vẻ sáng và trở nên mờ đục.

Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua da. Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các lỗ chân lông. Những người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua có tínhảđộc. Khi đánh cảm bằng bạc [ Ag ], do lưu huỳnh có ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Ag2S màu đen, do đó loại được chất độc khỏi cơ thể.
2Ag + - S - Ag2S [đen] Để dây bạc sáng trắng trở lại, có thể ngâm dây bạc trong nước tiểu. Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào xảy ra phản ứng: 

Ag2S + 4NH3 2[Ag[NH3]2]+ + S2-. Ag2S bị hòa tan , bề mặt Ag lại trở nên sáng trở lại. Nếu không thể nhờ thợ kim hoàn làm mới sản phẩm có thể áp dụng tại một trong những cách sau để đánh bạc trắng trở lại:  - Dùng tro bếp đánh bạc - Ngâm bạc trong dấm 15 phút - Đánh đồng bạc với nước cốt tranh - Bọc cát vào miếng vải rồi lau bạc - Đánh đồng bạc bằng muối nó sẽ sáng trở lại - Dùng kem đánh răng bôi lên đồng bạc, rồi dùng bàn chải chà sách

Lưu ý nhỏ: Nên lau bạc bằng khăn lau bạc chuyên dụng.

Để đăng ký tư vấn hoặc ghi danh học nghề thợ kim hoàn / thợ bạc tại Cty Trí Tín, bạn có thể chọn một trong các phương thức sau: 1.    Tham quan trực tiếp tại CÔNG TY TNHH MỸ THUẬT ỨNG DỤNG TRÍ TÍN  Địa chỉ 161/2 Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP. HCM. 2.    Liên hệ qua số điện thoại: 0903351415 [ Thầy Trí ] - 0932132858 [ Cô Dung]. 3.    Zalo/ Viber: 0903351415 4.    Gửi thông tin qua mail : 5.    Inbox qua Fanpage: //www.facebook.com/kimhoantritin

Mới nhất Xem nhiều International
Khoa họcThường thứcHỏi - Đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Vợ tôi thường dùng dây bạc để đánh gió mỗi khi con ốm. Sau khi đánh xong, dây bạc chuyển từ màu trắng sang màu gỉ đen. Tại sao lại như vậy? [Van Toan]

Đánh gió chữa cảm bằng bạc và trứng là phương pháp được áp dụng trong nhiều gia đình. Ảnh minh họa: itto

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

Quảng cáo

Tag

Giải thích hiện tượng trúng gió

tại sao cạo gió lại đỡ mệt

Cảm là trạng thái con người nhiễm các khí độc qua "da". Gió độc thấm vào cơ thể qua da tại các "lỗ chân lông". Các khí đó hầu hết là hợp chất của lưu huỳnh. Khi đánh bằng Ag có 2 tác dụng:

- Ag tác dụng với các khí của S tạo thành hợp chất Ag2S có màu đen. Ag và Hg là 2 kim loại phản ứng dễ dàng với S [do tạo thành hợp chất rất rất khó tan - đặc biệt là Hg]. Khi lượng khí độc được loại bỏ [bằng cách dùng Ag] thì cơ thể phục hồi trở lại.

- Ag có tác dụng diệt khuẩn. Chẳng thế mà từ thời thượng cổ người ta đã biết dùng các đồ bằng Ag như bát, đũa ... để đựng thức ăn.

- Dùng lòng trắng trứng có tác dụng: Khi đánh cảm, các lỗ chân lông giãn ra [do cọ sát]. Khi đó cơ thể dễ bị khí độc xâm nhập hơn. Do đó dùng lòng trắng trứng để bịt các lỗ chân lông lại, ngăn không cho khí tiếp tục vào cơ thể kim loại.

Phương Pháp Cạo Gió Hiệu Quả Nhất Bằng Đồng Bạc và Trứng Gà:

Bạn luộc chín 1 quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ, rồi tách đôi lòng trắng, bỏ lòng đỏ ra để ăn sau khi đã đánh gió. Lấy 1 khăn mùi xoa [ Khăn mỏng] đặt 1 nửa lòng trắng trứng lên [ Nếu có thì cho thêm 1 ít tóc rối, 1 ít gừng tươi đã bóc vỏ và đập dập nát ] sau đó đặt đồng bạc lên trên [ Có thể dùng các đồ trang sức bằng bạc như dây bạc, vòng bạc ...thay cho đồng bạc cũng được] rồi úp nửa lòng trắng còn lại lên trên cùng rồi túm lại ở phía trên để cầm bằng tay, nhúng chìm tất cả trong nước vừa luộc trứng cho nóng đều lên , sau đó lấy ra, vắt chặt đuôi khăn cho hết nước và bắt đầu miết lần lượt từ trên đầu xuôi xuống gáy, lưng, bụng và tứ chi. Khi thấy giảm nóng thì lại ngâm tiếp như trên.

Đánh 1 lúc mở ra lấy đồng bạc xem nếu bạn bị cảm nắng sẽ thấy đồng bạc có ánh vàng đỏ, nếu cảm gió sẽ thấy màu đen xám, nếu bạn khỏe thì đồng bạc hầu như không đổi màu đâu. Bạn dùng ít tro bếp cọ nhẹ [ hoặc cọ vào gót chân], đồng bạc sẽ sáng trở lại và lại tiếp tục đánh gió như trên, Lưu ý là phải đánh gió theo thứ tự xong phần đầu mới xuống lưng, xong lưng rồi đến bụng, xong bụng đến 2 tay và cuối cùng là 2 chân, Luôn đánh 1 chiều từ trên xuôi xuống, không miết theo chiều ngược lên ! Đánh gió xong thì bạn sẽ ăn phần lòng đỏ trứng gà để giữ dạ.

Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường.

Mặc dù hiện nay y học hiện đại vô cùng phát triển nhưng cạo gió trị bệnh vẫn được thịnh hành vì rất an toàn, thao tác đơn giản và ưu điểm là có bệnh thì khỏi bệnh không có bệnh thì người thêm khoẻ. Đặc biệt là những nơi xa các trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu.

Đông y gọi cảm gió là trúng gió. Phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất là dựa vào sức đề kháng của hệ thống miễn dịch bản thân người bệnh, cho nên khi bị cảm phương pháp chính là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn có ít mỡ để rút ngắn thời gian bị bệnh. Cạo gió cũng là một phương pháp tốt để làm thuyên giảm bệnh và rút ngắn thời gian bị bệnh.

Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cảm cúm là do sức đề kháng của cơ thể yếu không chịu được sự thay đổi của khí hậu, chướng khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông trên da và đường hô hấp gây nên ác hàn phát nhiệt, đau đầu, xổ mũi, toàn thân đau nhức mỏi mệt. Phương pháp trị bệnh chủ yếu là trừ chướng khí từ bên ngoài.

Cạo gió thường cạo các bộ phận chính trên cơ thể như: Ở lưng cạo hai bên xương sống từ vai xuống thắt lưng, dọc theo xương sống nửa thân trên; ở tay cạo dọc cánh tay mặt theo mặt trước và mặt trong theo lòng bàn tay. Thông qua cạo gió có thể giải hàn, giảm nhiệt, thuyên giảm bệnh. Nếu người bệnh có ho và ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực.

Kiến Thức Cơ Bản Để Cạo Gió:


1. Cách cạo



- Phương hướng: Theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. - Dùng lực: ở cánh tay và ngực dùng lực nhẹ, ở lưng có thể hơi mạnh nhưng cũng nên căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc biệt là sức chịu đựng của người bệnh mà quyết định dùng lực mạnh yếu. - Giới chất để bôi lên da khi cạo là dầu gió, hay các loại dầu vẫn thường bôi để trị cảm gió. - Sau khi cạo gió nên uống nhiều nước nóng, có thể đắp chăn để ra mồ hôi.

2. Dụng cụ dùng để cạo


Bất cứ vật gì có cạnh hình cung tròn và tương đối nhẫn nhụi như lược, thìa canh, miệng chén… Hiện nay sử dụng rộng rãi là cái cạo gió làm bằng sừng trâu vì bản thân sừng trâu là một vị thuốc Đông y có khả năng phát tán chướng khí và thông khí huyết.

3. Trình tự và phương pháp cạo

Khi cạo gió người bệnh để lộ da chỗ cần cạo. Người cạo bôi dầu lên mặt da người bệnh, tay cầm vật cạo để góc 90 hoặc 45 tiến hành cạo. Cổ, lưng, bụng, chân và tay cạo từ trên xuống dưới; ngực cạo từ trong ra ngoài, chú ý dùng lực đều và miết dài. Mỗi bộ phận cạo khoảng từ 3 đến 5 phút sẽ thấy nổi vết đỏ tím. Nhiều nhất cũng không nên cạo quá 10 phút, cũng không nên dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, lần cạo sau cách lần cạo trước từ 3 đến 6 ngày để vết cạo lần trước kịp tan đi.

4. Các điều chú ý khi cạo

- Khi cạo tránh chỗ gió lạnh, mùa đông chú ý giữ ấm, mùa hè không được để quạt thổi vào người bệnh. - Sau khi nổi vết cạo trong khoảng 30 phút cấm tắm rửa bằng nước lạnh. - Cạo xong người bệnh nên uống một cốc nước nóng [có pha thêm chút muối thì càng tốt]. - Phải khử trùng vật cạo trước và sau khi cạo. - Cấm cạo chỗ có vết lở loét, phần bụng người có thai, mà da có độ mẫn cảm quá cao, người có bệnh khó đông máu, có các bệnh về da.

Video liên quan

Chủ Đề