Tại sao Chiến thắng Bình Giã đã làm cho chiến lược Chiến tranh đặc biệt bị phá sản về cơ bản

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a] Bối cảnh lịch sử

Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” [1961 - 1965].

b] Âm mưu

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

c] Thủ đoạn

- Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. [“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”].

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam [MACV], trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ

a] Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược [rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị], bằng ba mũi giáp công [chính trị, quân sự, binh vận].

b] Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo [1961 - 1963]: bình định miền Nam trong 18 tháng.

* Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.

* Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc [Mỹ Tho], đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

* Đấu tranh chính trị

- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

c] Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra [Johnson - Mac Namara] 1964 - 1965:

- Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn.

- Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm [1964 - 1965].

* Đánh phá “Ấp chiến lược”: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.

* Về quân sự

- Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã [02/12/1964], loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

- Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

=> Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

3. Ý nghĩa

- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.

- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”].

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngay đầu năm 1961, Bộ Chính trị ra chỉ thị chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi nghĩa từng phần sang cuộc chiến tranh cách mạng. Bộ Tổng Tham mưu [BTTM] chính thức nhận nhiệm vụ giúp Quân ủy Trung ương [QUTƯ] đề xuất chủ trương, kế hoạch quân sự đối với cách mạng miền Nam và trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy LLVT cách mạng miền Nam.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai [1961-1965] của QUTƯ được BTTM chủ trì soạn thảo, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng với cách mạng miền Nam. Trước hết là xây dựng LLVT tập trung đủ mạnh, bảo đảm tốt về trang bị kỹ thuật, cung cấp vật chất và chỉ đạo tác chiến. Do vậy, ngay từ năm đầu chuyển sang chiến tranh cách mạng, LLVT ở miền Nam đã trưởng thành vượt bậc. Cuối năm 1961, bộ đội chủ lực các quân khu đã lên tới 11 tiểu đoàn. Đến năm 1963, bộ đội tập trung tăng lên 70.000 người. Năm 1964, lực lượng tại chỗ của cách mạng miền Nam bao gồm lực lượng du kích và dân quân tự vệ tăng lên hơn 140.000 người.

Bên cạnh đó, BTTM đã cùng với các cơ quan chỉ đạo cách mạng miền Nam nghiên cứu cách đánh và kết hợp các hình thức đấu tranh ở miền Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp. Đó là kết hợp khởi nghĩa vũ trang của quần chúng với chiến tranh cách mạng, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời phát triển đấu tranh vũ trang lên một bước mới, ngang tầm với đấu tranh chính trị; thực hiện kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị; đẩy mạnh đánh địch bằng "3 mũi giáp công" [quân sự, chính trị, binh vận]; vận dụng phương châm đấu tranh phù hợp với đặc điểm từng vùng chiến lược. Cùng với đó, BTTM lập đề án kế hoạch “Tổ chức và chuẩn bị lực lượng toàn diện cho chiến trường B” nhằm đẩy mạnh sự chi viện, giúp đỡ nhân lực, vật lực của miền Bắc đối với các chiến trường miền Nam. Chỉ riêng năm 1964 và đợt đầu năm 1965, miền Bắc đã đưa vào các chiến trường miền Nam hơn 23.800 cán bộ, chiến sĩ và nhân viên kỹ thuật, vượt xa kế hoạch ban đầu đề ra. Các trung đoàn chủ lực từ miền Bắc vào tập kết và đứng chân ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ đã tạo thành khối chủ lực mạnh ở những khu vực này từ mùa hè năm 1965. Ngoài ra, BTTM còn cử đoàn cán bộ tăng cường cho Ban Quân sự Miền và các quân khu ở miền Nam. Từ nắm bắt thực tế sát với chiến trường và dự đoán chính xác khả năng diễn biến trong mưu đồ của địch, BTTM đã có đóng góp quan trọng trong kế hoạch tác chiến, trong tham mưu kịp thời tăng cường cho chiến trường những cán bộ có nhiều kinh nghiệm về tổ chức chỉ đạo và chỉ huy tác chiến chính quy.

Với sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của BTTM nên ngay từ năm đầu chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng, cùng với sự trưởng thành của đấu tranh chính trị, LLVT cách mạng và hoạt động đấu tranh trên mặt trận quân sự ở miền Nam đã thu được nhiều thắng lợi to lớn. Phong trào từ chỗ lẻ tẻ đã phát triển thành LLVT có tổ chức từ trên xuống dưới, có đường lối, phương châm xây dựng, hoạt động; về tổ chức, đã hình thành 3 thứ quân ở hầu khắp các tỉnh miền Nam. Hoạt động ngày càng hiệu quả của các LLVT đã hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị, chống khủng bố, phá thế kìm kẹp và tiêu diệt hàng nghìn tên địch. Chính quyền Việt Nam cộng hòa vốn là chỗ dựa chủ yếu về chính trị của chiến lược CTĐB ngày càng chao đảo, nội bộ mâu thuẫn sâu sắc. Trước nguy cơ phá sản của chiến lược CTĐB, đế quốc Mỹ bị động chuyển sang chiến lược chiến tranh mới.

Có thể nói, việc đánh bại chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có vai trò tham mưu chiến lược quan trọng của BTTM.

TỨ MINH

QĐND Online - Giữa năm 1965, cục diện chiến trường miền Nam nói chung và Quân khu 5 nói riêng có nhiều đổi thay. Về phía quân đội Sài Gòn, chúng có một số đông về lực lượng, lại được Mỹ hỗ trợ tối đa về vũ khí, phương tiện chiến tranh, cùng với hệ thống cố vấn quân sự; nhưng chúng không thể nào đảm đương “nhiệm vụ” và ngày càng lâm vào thế bị động. Trên mặt trận “bình định”, Mỹ - Việt Nam cộng hòa bằng mọi thủ đoạn nhưng cũng không thể chiếm được “con tim, khối óc” của dân chúng miền Nam, nhiều hệ thống ấp chiến lược bị phá rã. Để gỡ thế bí, chính quyền Mỹ tiếp tục đưa ra kế hoạch Johnson – McNamara, đẩy “chiến tranh đặc biệt” lên mức độ cao hơn, mong muốn giành lại những tia hy vọng trong cuộc chiến tại Nam Việt Nam. Chúng đã trực tiếp đưa Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ vào Đà Nẵng, đồng thời tiến hành đánh phá miền Bắc, hòng cứu vãn sự sụp đổ của Việt Nam cộng hòa và cố gắng giành thắng lợi về chiến lược.

Sơ đồ Chiến dịch Ba Gia

Về phía ta, sau thắng lợi chiến dịch An Lão, Quân khu 5 đã chủ trương mở đợt hoạt động Xuân - Hè 1965, đánh địch trên các chiến trường: Tây Nguyên, Bình Định và Quảng Nam. Cụ thể, đến tháng 5 năm 1965, Bộ tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Ba Gia [trên địa bàn Ba Gia, Sơn Tịnh, Bình Sơn, Trà Bồng - bắc Quảng Ngãi] nhằm mục đích tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm tan rã lực lượng bán vũ trang ở địa phương, mở rộng vùng giải phóng, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của địa phương, giữ hành lang nối liền miền núi với đồng bằng Trung Trung Bộ. Chiến dịch do đồng chí Chu Huy Mân, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 trực tiếp làm Tư lệnh.

Ta đã huy động lực lượng gồm: 2 trung đoàn chủ lực [1, 45], 2 tiểu đoàn địa phương tỉnh [83, 48] và 2 đại đội huyện cùng lực lượng du kích trên địa bàn chiến dịch; 1 đại đội trinh sát đặc công, 2 đại đội sơn pháo 75mm và 1 đại đội súng máy phòng không 12,7mm.

Để đối phó chiến dịch, mong muốn giành được thắng lợi, địch huy động lực lượng bộ binh có: Trung đoàn Bộ binh 51, Sư đoàn 25, 2 tiểu đoàn biệt động quân [37, 39], tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 3 và binh chủng có 1 chi đoàn thiết giáp, 6 khẩu đội pháo 105mm, 1 tiểu đoàn và 15 đại đội bảo an.

Với quyết tâm cao, ta sử dụng phương châm đánh tiêu diệt, đánh điểm để diệt viện, chủ yếu trên đường bộ; kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa với chiến đấu dài ngày. Chiến dịch kéo dài gần 2 tháng, bắt đầu từ ngày 28-5 đến ngày 20-7-1965, được chia làm 3 đợt:

Đợt 1, từ 28-5 đến 07-6-1965, bằng cách đánh điểm để kéo viện, ta đã tiêu diệt gọn tiểu đoàn 1/Trung đoàn 51 quân ngụy

Theo kế hoạch đề ra, đêm 28-5, ta tập kích địch ở Duyên Phước, nhưng do địch di chuyển nên ta không đánh được, phải chuyển sang phương án khác.

Ngay trong đêm 28-5, ta dùng 1 trung đội bộ binh tập kích 2 trung đội dân vệ ở Phước Lộc.

Trước nguy cơ thất thủ, 10 giờ ngàv 29-5 địch đưa tiểu đoàn l/e51 ra giải tỏa Phước Lộc.

Bằng nghệ thuật nghi binh, lừa dịch và tổ chức trận địa, phục kích táo bạo, nên sau 30 phút chiến đấu trung đoàn 1 đã diệt gọn tiểu đoàn 1/Trung đoàn 51 trên đường từ Núi Tròn đến Ba Gia. Đây là trận then chốt đầu tiên của chiến dịch.

Trên hướng thứ yếu, tiểu đoàn 83 tiến công địch ở quận lỵ Nghĩa Bình.

Thấy tiểu đoàn 1/Trung đoàn 51 bị tiêu diệt, địch tiếp tục huy động lực lượng mạnh ra cứu viện, chúng tổ chức 1 chiến đoàn gồm: tiểu đoàn 39 biệt động quân, tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến và tiểu đoàn 2/Trung đoàn 51 cùng 1 chi đoàn thiết giáp đi giải tỏa cho Phước Lộc theo đường Sơn Tịnh – Ba Gia.

8 giờ ngày 30-5, địch đánh phá dọn đường. 9 giờ 30 đoàn xe chở quân của địch xuất phát từ thị xã Quảng Ngãi chia làm 2 mũi: mũi chủ yếu theo đường Sơn Tịnh - Ba Gia, mũi thứ hai đi ở phía bắc cách đường từ 6 đến 8km.

Nắm bắt tình hình đó, Bộ tư lệnh chiến dịch hạ quyết tâm: tập trung lực lượng, đánh trận then chốt trong khu vực dự kiến. Nhờ lập thế trận vững chắc, giữ được bí mật, bất ngờ, tiến công liên tục nên sau 15 giờ chiến đấu ta đã tiêu diệt gọn chiến đoàn địch.

Ngày 7-6 ta chủ động kết thúc đợt 1.

Trên hướng thứ yếu, ta tiến công địch ở thị trấn sông Vệ, hỗ trợ cho nhân dân phá áp chiến lược.

Đợt 2, từ ngày 10 đến ngày 25-6-1965, ta thực hiện đánh nhỏ, đánh vừa, hỗ trợ cho phong trào nổi dậy của nhân dân phá ấp chiến lược.

Bị thất bại nặng, địch chưa có khả năng đưa lực lượng lớn đến giải tỏa. Bộ tư lệnh chiến dịch tổ chức các trận đánh quy mô tiểu đoàn, tiến công địch ở sát các quận lỵ Bình Sơn, Sơn Tịnh, ven thị xã Quảng Ngãi... hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy diệt ác, phá kìm, giải phóng nhiều ấp, xã.

Đợt 3, từ ngày 04 đến ngày 20-7-1965, ta tiến công đồn Ba Gia, chuẩn bị đánh viện, củng cố mở rộng vùng giải phóng.

1giờ 45 ngày 05-7, các tiểu đoàn bộ binh 40, 45 tiến công đồn Ba Gia. Sau 45 phút chiến đấu ta tiêu diệt gọn tiểu đoàn 1/Trung đoàn 51 quân ngụy [vừa mới được khôi phục].

Từ ngày 6 đến ngày 19-7, các đơn vị tổ chức những trận đánh nhỏ để mở mảng, mở vùng. Ngày 20-7-1965, ta chủ động kết thúc chiến dịch.

Kết thúc chiến dịch, ta giành được thắng lợi quan trọng, tiêu diệt được 4 tiểu đoàn, đánh thiệt hại 2 tiểu đoàn; loại khỏi chiến đấu 2.200 tên; phá 15 xe quân sự, bắn rơi 18 máy bay, thu 973 súng; hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng ở 29 xã thuộc 6 huyện của tỉnh Quảng Ngãi; giải phóng 167.600 dân thoát khỏi sự kìm kẹp của địch.

Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển của phong trào cách mạng ở Quân khu 5 nói riêng và toàn miền Nam nói chung.

Thắng lợi đó đã khẳng định sự phá sản tất yếu chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Việt Nam cộng hòa. Điều quan trọng là ta đã đánh bại biện pháp ứng cứu giải tỏa bằng lực lượng lớn nhất của địch ở miền Trung [năm 1965].

Cùng với chiến dịch Bình Giã, chiến dịch Ba Gia đã đi vào lịch sử, đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật chiến dịch trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là nghệ thuật tạo thế, khơi ngòi, điều khiển địch, đồng thời ta đã đưa cách đánh vận động lên quy mô chiến dịch. Không chỉ có vậy, ta còn thành công ở nghệ thuật tổ chức chỉ huy và điều hành chiến dịch. Đánh giá thắng lợi của chiến dịch Ba Gia, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhận xét: “Chiến thắng Ba Gia cuối tháng 5 năm 1965 tại Quảng Ngãi là một trận tiêu diệt chiến tuyệt đẹp của quân ta. Lần đầu tiên ta tiêu diệt 4 tiểu đoàn chủ lực khá tinh nhuệ của địch... Chỉ trong vòng 2 đến 3 ngày trên một hướng tác chiến, lần đầu tiên trong trận ngày 30 và 31 tháng 5, quân ta diệt gọn một chiến đoàn của địch gồm 3 tiểu đoàn..., lần đầu tiên trên một địa hình không thuận lợi và đặc biệt địch chiếm ưu thế về binh lực, hỏa lực so với ta thế mà ta không những dám đánh mà còn tiểu diệt gọn toàn bộ quân địch, bắt nhiều tù binh, thu được nhiều vũ khí; còn bên ta thương vong ít”.

NGUYỄN NGỌC TOÁN, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề