Tại sao buôn lậu vàng

Từ vụ án này, phân tích kỹ sẽ có nhiều câu trả lời cho người quan tâm đến vàng như vì sao vàng trong nước quá đắt, chênh lệch chảy vào túi ai...?

Thực ra, Mười Tường không là "đường dây" mà là một trong nhiều "nhà nhập khẩu… lậu" vàng cho thị trường trong nước. 

Nhiều năm qua Việt Nam không nhập vàng. Thị trường vàng chỉ trông vào nhập lậu, vì thế người mua phải nắm dao đằng lưỡi. Dù truyền thông luôn thông tin diễn biến giá thế giới nhưng chỉ cho vui chứ dân nào mua được vàng theo giá thế giới. 

Giá vàng luôn cao hơn thế giới, như hiện nay là 6-7 triệu đồng/lượng, khoản chênh lệch này rơi vào túi giới buôn lậu và doanh nghiệp bán vàng. Người mua vàng có lời chỉ là may mắn, chủ yếu nhờ giá vàng thế giới tăng đột biến. 

Như vậy, ngoài rủi ro do giá vàng thế giới trồi sụt chẳng ai đoán được, người mua vàng còn chịu thêm rủi ro do phụ thuộc vào buôn lậu. Chống buôn lậu, vàng lậu khó về, bị bắt, mất hàng, tất cả tính vào giá vàng, bất lợi cho người mua vàng.

Nhưng còn có một sự thật khác là buôn lậu vàng đang đánh vào những người thích giữ USD. Những người này thường có "niềm tin" giá USD tăng là do "tiền Việt mất giá". 

Thực ra giá USD tại thị trường tự do "nháo nhào" chủ yếu do giới buôn lậu gom USD để nhập vàng. Hoạt động này kéo dài nhiều năm càng củng cố thói quen mua USD của người dân. 

Mới đây, Công an Cà Mau đã điều tra vụ việc từ chục năm trước khi tiệm vàng nộp thuế khoán dưới 10 triệu đồng/tháng ở thị trấn Đầm Dơi [Cà Mau] nhưng trong ba năm đã bán cho doanh nghiệp ở TP.HCM 680.000 lượng vàng. 

Tiệm vàng này khai vàng mua trong dân. Thực hư thế nào phải chờ kết luận điều tra. Nhưng giới làm vàng đều rõ buôn lậu vàng ở phía tây nam diễn ra nhiều năm, đem lại lợi nhuận kếch xù cho người kinh doanh vàng. 

Hệ lụy là giá vàng và USD nhảy múa gây sốc cho người dân. Chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý sản xuất vàng miếng thương hiệu SJC, chuyện tiệm vàng ở tỉnh bán hàng chục tấn vàng không còn nữa và người dân thành thị cũng bớt "lên ruột" do giá USD tại thị trường tự do không còn nhảy múa.

Muốn xóa chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới, qua đó chống buôn lậu vàng, cách tốt nhất là cho xuất nhập khẩu vàng. 

Giới kinh doanh vàng sẽ hoan nghênh quyết định này. Nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng có lý khi vẫn hạn chế nhập và bán vàng ra thị trường. Vì khi đó hằng năm phải chi vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ USD/năm nếu xả cảng nhập vàng. 

Đâu chỉ vậy, vàng nhập về nhiều, giá giảm thấp hơn thế giới, vàng lại bị gom để xuất ngược qua biên giới. Lúc đó không còn nhập lậu mà là xuất lậu vàng, mất ngoại tệ, chênh lệch lại rơi vào túi dân buôn lậu vàng. 

Trong khi kinh tế Việt Nam thời gian qua ổn định, giá cả không biến động một phần nhờ tích lũy tăng dần của quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Nếu dự trữ ngoại hối mỏng, thiếu ngoại tệ, tỉ giá VND/USD tăng không kiểm soát, giá hàng hóa nhảy múa, lạm phát tăng, người tiêu dùng chịu thiệt.

Về lý, không nên hạn chế xuất nhập khẩu vàng. Nhưng đặt lên bàn cân, chưa cho nhập vàng "hại ít, lợi nhiều", lợi cho nền kinh tế, cho mọi người khi tỉ giá VND/USD ổn định, ngoại tệ từ xuất khẩu nằm trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia hơn là nhập vàng về rồi cất trong két sắt nhà dân hoặc tái xuất lậu qua biên giới. 

Biết rằng còn hạn chế nhập là còn buôn lậu, còn "Mười Tường" khác, nhưng nếu chống buôn lậu quyết liệt như An Giang đã làm, tỉ giá VND/USD ổn định, người giữ vàng không còn có lợi, đất diễn cho những đường dây như Mười Tường không còn nữa.

Bắt bà trùm buôn lậu 'Mười Tường' trong vụ 51kg vàng

THANH TUYỀN

Giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới gần 8 triệu đồng/lượng, vì vậy, tình trạng buôn lậu vàng ngày càng gia tăng, các đối tượng buôn lậu đã dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển trái phép vàng qua biên giới để bán kiếm lời...

Buôn lậu vàng “nóng” vùng biên!

Trong khi giá vàng thế giới liên tục giảm, xu hướng giá vàng trong nước lại được giữ ổn định, dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và trên thế giới liên tục tăng lên. Mức chênh lệch đạt mức gần 8 triệu đồng/lượng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng gia tăng tại vùng biên giới thời gian qua.

Tỉnh An Giang, có hơn 100 km tiếp giáp với Campuchia nên tuyến biên giới thường được xác định là "điểm nóng" vận chuyển hàng lậu, trong đó có mặt hàng vàng. Sau khi vụ buôn lậu 51 kg vàng 9999 qua biên giới An Giang bị các lực lượng chức năng triệt phá vào cuối năm 2020, đồng thời bắt giữ trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh và nhiều đối tượng trong đường dây này, tình trạng buôn lậu vàng qua biên giới An Giang và nhiều tỉnh biên giới tây nam lắng xuống. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này bắt đầu nóng trở lại, cơ quan chức năng liên tục bắt nhiều vụ vận chuyển vàng với số lượng lớn.

Đối tượng Nguyễn Văn Nghiệp cùng tang vật bị thu giữ

Cụ thể, ngày 27/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương [Cục Hải quan An Giang] và Tổ công tác kiểm soát cửa khẩu đường bộ thuộc Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương phối hợp kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, phát hiện Nguyễn Văn Nghiệp [sinh năm 1982, thường trú ấp 5, xã Vĩnh Xương, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang], điều khiển mô tô không biển kiểm soát, phía sau chở 2 giỏ xách chứa hơn 2,2 kg trang sức màu vàng [nghi là vàng], ước trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 9/9, Tổ công tác Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên [Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên] chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên [Cục Hải quan An Giang] kiểm tra, phát hiện một xe ô tô tải, biển kiểm soát 67L - 9350 đi từ hướng cổng nhập số 1 [hướng từ Campuchia về Việt Nam] phát hiện cất giấu hơn 2,8 kg vàng trang sức các loại.

Tương tự, trên tuyến biên giới Tây Nguyên thời gian gần đây cũng đã xuất hiện tình trạng vận chuyển trái phép vàng qua biên giới. Cụ thể, ngày 21/9, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã chủ trì đã phát hiện, bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 0,65kg vàng từ Lào về Việt Nam. Đối tượng Nguyễn Thị Vui [sinh năm 1956, ngụ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum] khai mua số vàng này tại khu vực Mường Cầu, tỉnh Attapeu [Lào] để mang về Việt Nam làm vốn kinh doanh.

Đưa giá vàng về đúng giá trị thực

Bất chấp sự mạo hiểm và vi phạm pháp luật, sức hấp dẫn của vàng lậu đã làm mờ mắt những kẻ gian. Bởi, buôn lậu vàng được coi là siêu lợi nhuận. Các đối tượng xuất lậu vàng nguyên liệu có thể kiếm lời từ chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.

Đưa giá vàng về đúng giá trị thực

Ngoài ra, việc nhập lậu vàng được thực hiện khá dễ dàng vì kích thước nhỏ gọn, trị giá cao. 1 kg vàng chỉ tương đương với 1 chiếc điện thoại di động, nên các đối tượng rất dễ cất giấu. Chế tài xử lý đối với hành vi buôn lậu vàng cũng ở mức rất nhẹ so với khoản tiền lời có thể kiếm được nếu vận chuyển trót lọt. Chính những điều này đã làm gia tăng số vụ buôn lậu vàng ở vùng biên giới Tây Nam.

Ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam cho biết, Hội đồng vàng thế giới đánh giá, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới từ khoảng 2% trở lên là sẽ phát sinh hiện tượng nhập lậu vàng. Trong khi tại Việt Nam, mức chênh lệch này hiện lớn hơn rất nhiều và ngày càng nới rộng. Thậm chí gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 8 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng và gần 3 triệu đồng/lượng đối với vàng trang sức.

Theo lời ông Khánh, mặc dù cơ quan chức năng đã nỗ lực triệt phá một số đường dây, song đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước vẫn chênh lệch cao hơn rất nhiều so với giá thế giới.

Lý giải về mức chênh lệch này, ông Khánh cho biết, thị trường vàng trong nước đã “đóng cửa” suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung – cầu.

Trong khi đó, cả ba nước lân cận với Việt Nam là Lào, Campuchia và Trung Quốc đều mở cửa thị trường vàng. Đặc biệt tại Lào và Campuchia việc mua bán vàng rất dễ dàng, thuận tiện. “Mỗi năm Campuchia nhập khẩu 40-50 tấn vàng, trong khi dân số chỉ khoảng 15 triệu người. Nguồn cung dồi dào, giá lại rẻ nên các đối tượng sẽ tìm mọi cách để vận chuyển vàng về Việt Nam bán kiếm lời” – ông Khánh cho biết.

Quan ngại với việc giá vàng chênh lệch ở mức cao, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giá vàng ở Việt Nam còn ở mức cao và kéo dài bao lâu thì khó ai có thể biết được. Song dù thế nào cuối cùng thị trường vàng cũng phải có sự liên thông, bởi thị trường vàng trong nước cứ tiếp tục duy trì ở mức giá cao như hiện nay, vấn đề nhập lậu vàng rất dễ sẽ xảy ra. Do đó, Ngân hàng Nhà nước trong tương lai cần cho phép thêm nhiều đơn vị nhập khẩu vàng để giữ ổn định cung cầu, tránh khan hiếm vàng nguyên liệu.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, khi Ngân hàng Nhà nước huy động vàng sẽ tạo ra lượng dự trữ vàng quốc gia lớn hơn, đồng thời kiểm soát được lưu thông ngoại tệ trong nước và hỗ trợ tích cực cho điều hành chính sách tỷ giá, góp phần hạn chế tình trạng buôn lậu vàng.

Linh Tuệ

Video liên quan

Chủ Đề