Tại sao bé bú hay bị sặc

Thực tế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Rất nhiều trường hợp trẻ đã tử vong khi cha mẹ không biết cách xử lý đúng đắn. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé và khá phổ biến nên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ. 

Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu sặc sữa

Cấu tạo của mũi thông với cổ họng nên khi sữa vào cổ họng chưa kịp nuốt thì sữa có thể bị đẩy lên mũi và gây ra hiện tượng sặc. Nếu không được xử lý sớm thì sữa sẽ tràn lên mũi và làm cho bé bị ngộp thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó chúng ta không thể bỏ qua những nguyên nhân như sau:

  • Do cơ thể của bé chưa phát triển đầy đủ nên các van đóng mở ở cổ họng thông lên mũi hoạt động còn kém hiệu quả. Việc vừa thở vừa bú thực hiện cùng một lúc dễ làm cho sữa bị trào ngược lên phần mũi.
  • Lượng sữa mà trẻ được cung cấp quá nhiều làm cho trẻ nuốt không kịp.
  • Trẻ đói quá lâu nên khi bú sẽ có phản xạ bú nhanh.
  • Trẻ không tập trung khi bú, bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc…

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy mà có thể bạn không thể lường trước được. Nếu sữa tràn lên mũi quá nhiều sẽ làm cho việc thở gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nếu sữa lên mũi quá nhiều sẽ gây kích ứng ở mũi, đặc biệt là với trẻ có cơ địa nhạy cảm. Lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể cũng gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nếu kéo dài trong quá nhiều ngày.

Tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, cha mẹ nên thực hiện ngay các bước mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

  • Cho bé ngồi thẳng dậy để đẩy phần sữa từ mũi ra ngoài. Chú ý lau sạch sữa để sữa không bám lên miệng mũi… cũng như các bộ phận khác trên cơ thể của bé.
  • Dùng miệng để hút sữa từ mũi và miệng của bé. Bước này được thực hiện khi bé vẫn cảm thấy khó thở và da có dấu hiệu tím tái.
  • Khi trẻ vẫn tiếp tục có dấu hiệu tím tái, khó thở thì cha mẹ hãy dốc ngược bé lên. Tức là lúc này đặt bé nằm úp trên cánh tay còn tay thì vỗ nhẹ nhàng sau lưng. Cách này giúp bé ọc được sữa ra ngoài và hít thở và bình thường.
  • Nếu các bước trên vẫn không có kết quả thì nên tiến hành ấn ngực. Lúc này bạn đặt bé nằm ngửa, dùng 1 tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ và ngực để giúp bé hít thở.
  • Đưa bé đi cấp cứu nếu các bước trên không có kết quả khả quan.

Cho bé bú đúng cách chính là biện pháp chống sặc sữa lên mũi mà bạn không nên bỏ qua. Cụ thể, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

Cho trẻ bú đúng cách để phòng tránh hiện tượng sặc sữa

Lượng sữa quá nhiều có thể làm tràn lên mũi và gây khó thở. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần biết cách để kiểm soát lượng sữa tiết ra.

Trong trường hợp sữa tuôn ra quá nhiều thì có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú.

Lựa chọn đầu vú thật sự phù hợp với miệng của trẻ. Vì nếu đầu vú quá nhỏ thì sẽ làm trẻ phải gắng sức, không thoải mái khi bú. Còn núm vú quá to thì cũng làm cho sữa xuống quá nhiều, trẻ nuốt không kịp cũng dễ gây sặc và ói sữa.

Tuyệt đối không được để bình sữa trong tư thế nằm ngang dễ làm cho không khí vào lúc bú và dễ làm cho trẻ cảm thấy ngợp khi bú.

Thời điểm bú rất quan trọng nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách lựa chọn thời điểm bú phù hợp cho con. Bạn nên chú ý một vài điều như sau:

  • Tập thói quen cho bé bú đúng giờ, nên bú sau khi ngủ dậy.
  • Tuyệt đối không được để trẻ vừa bú vừa ngủ vì có thể ngủ quên và gây sặc sữa.
  • Chia thời gian hợp lý giữa những lần bú để trẻ không bị đói quá lâu. Vì khi đói trẻ thường hay bú nhanh và vồ vập rất dễ gây sặc sữa.

Nhiều mẹ không quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng trên thực tế thì việc cho bú không đúng tư thế cũng dễ làm bé bị sặc sữa. Thông thường tư thế hay được áp dụng nhất là bế bé cao đầu thoải mái. Chú ý không để gập cổ hoặc ngửa cổ làm cho việc bú trở nên khó khăn và dễ làm cho bé bị sặc sữa lên mũi.

Mẹ nên từ từ và nhẹ nhàng để không gây ra sự khó khăn trong suốt quá trình cho bé bú sữa.

Đừng quá lo lắng khi trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi vì tình trạng này có thể khắc phục và phòng tránh được. Tuy nhiên cũng đừng quá chủ quan vì cơ thể của trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện mà bạn không thể biết trước. Chính vì vậy việc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa có vai trò hết sức quan trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bé bị sặc sữa khi bú mẹ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc sữa, nếu mẹ không biết cách xử lý, sữa dễ lọt vào đường thở, khiến trẻ ngừng thở, co giật, tím tái người.

Khi trẻ không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bé nhà bạn hay gặp phải tình trạng này, hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc? để từ đó biết cách khắc phục, xử trí tốt nhất nhé.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc, nguyên nhân tại sao?

Tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc? Theo các Chuyên gia y tế, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc là do cả 2 yếu tố bên trong lẫn bên ngoài:

Yếu tố bên trong:

  • Không như người lớn, do khả năng kiểm soát các van đóng, mở ở cổ họng thông lên mũi của trẻ sơ sinh còn yếu nên không thể vừa thở vừa nuốt thức ăn cùng lúc nên khi thực hiện đồng thời 2 việc, sữa rất dễ bị trào lên mũi, gây ra hiện tượng sặc;

  • Trẻ mới sinh có vấn đề bệnh lý liên quan đến tim, phổi khiến bé phải thở nhanh, thở gấp nên rất dễ bị sặc sữa;

  • Trẻ sơ sinh có dị tật ở các cơ quan liên quan đến mút & nuốt như sứt môi, hở hàm ếch, điểm nối giữa thực quản và hệ hô hấp có vấn đề;

  • Nếu trẻ không may mắc các bệnh động kinh, co giật hoặc phát triển chậm cũng có nguy cơ hay bị sặc sữa.

Yếu tố bên ngoài:

  • Lượng sữa mẹ quá nhiều, khi bú sữa chảy ra ồ ạt mà con không nuốt kịp cũng gây sặc sữa;

  • Mẹ cho bú trong tình trạng con trẻ đang mơ màng, chuyển dần từ thức sang ngủ trong khi sữa vẫn chảy ra nhưng con không có phản xạ nuốt, sữa bị hít lên đường thở ở mũi dẫn tới bị sặc;

  • Mẹ cho bé bú sai cách, không đúng tư thế khiến trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa;

  • Bé bị đầy hơi hoặc mẹ kéo núm vú ra khỏi miệng đột ngột trong khi con vẫn đang mút dễ khiến trẻ bị sặc;

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị nghẹn vì quá đói nên bú nhanh, mút nhiều không kịp nuốt hoặc đã no nhưng vẫn bú cũng gây sặc, trớ sữa. Do đó, mách mẹ các dấu hiệu đói ở trẻ: quay về phía vú khi được ôm, bế; bắt chước chuyển động bú mút; đưa “nmm” tay, ngón tay vào miệng; hoặc có dấu hiệu muốn bú kèm những cơn phấn khích đột ngột. Số lần nên cho bé bú sữa mẹ là từ 8 - 12 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 30 - 40 phút...

Cách cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không bị sặc

Mẹ có thể hạn chế tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách:

  • Tư thế cho trẻ bú mẹ là không để cổ trẻ ngửa hoặc gập cổ, mẹ bế con nằm với tư thế thoải mái, đầu ngẩng cao, nghiêng một chút;

  • Khi cho trẻ bú, mẹ không nên cười đùa với trẻ;

  • Khi cho bú, nếu thấy trẻ ho hoặc khóc, cười, mẹ nên ngừng ngay;

  • Tuyệt đối không cho bé vừa bú vừa ngủ mà nên để trẻ ngủ đủ giấc, khi nào thức dậy mới cho bú sữa;

  • Cho trẻ bú từ từ, không nên bú vội vàng, nhất là với trẻ sơ sinh ít tháng.

Lưu ý: Sau khi cho bú xong mẹ tuyệt đối không được cho bé ngủ ngay, tránh nhiều trường hợp không tốt có thể xảy ra.

Mẹ đã tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bú mẹ hay bị sặc thông qua những kiến thức hữu ích trên. Tình trạng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị sặc là rất thường xuyên do dạ dày bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Mẹ chỉ cần hiểu được điều đó và nhớ những kỹ năng cần thiết đã có thể an tâm cho con bú rồi. Mến chúc các mẹ nuôi nấng, chăm sóc con an toàn, khỏe mạnh mỗi ngày nhé!

Bé Yêu - trợ lý dành cho mẹ chăm sóc bé ngay từ khi mang thai đến nuôi bé dưới 5 tuổi.

Đăng kýTẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề