Forwarder logistics là gì

Khi bạn làm trong ngành xuất nhập khẩu hoặc logistics thì luôn được biết cái thuật ngữ ” Forwarder ” như vậy Forwarder là gì nó có vai trò như thế nào trong ngành xuất nhập khẩu ? Bài dưới đây chúng tôi sẽ nêu ra chi tiết để các bạn hiểu rỏ hơn về khái niệm này mời các bạn cùng xem nhé.

Forwarder là gì?

Trước tiên từ forwarder là từ viết ngắn gọn của Freight Forwarder nó là thuật ngữ thường sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dùng để chỉ những người hoặc công ty chuyên làm việc giao nhận vận tải.

Forwarder hay Freight Forwarder là Đại lý giao nhận còn gọi là Nhà khai thác vận tải [3PL]. Do cá nhân hoặc công ty cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các cá nhân hoặc cty khác. Để xuất hàng hóa từ nhà sản xuất – nhận hàng hóa đến một thị trường đến điểm cuối cùng. [Theo hợp đồng vận tải].

Hay nói cách khác đơn giản hơn, nghĩa của từ forwarder chỉ người/đơn vị đứng ra làm trung gian để tiếp nhận hàng hóa của chủ hàng, hoặc thu gom hàng hóa từ nhiều lô hàng nhỏ [Consolidation] rồi tập trung lại thành lô hàng đủ lớn. Sau đó, họ sẽ thuê đơn vị phù hợp [hãng tàu, hãng hàng không,…] để chuyển các lô hàng này tới điểm đích theo yêu cầu của khách.

Vậy vì sao phải cần Forwarder?

Vì sao lại cần các dịch vụ Forwarder? Có thể thấy được một số lý do chính sau:

  • Quá trình xuất nhập hàng tại các cảng đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều thủ tục, theo các quy trình khá phức tạp mà chủ hàng khó có thể tự mình thực hiện suôn sẻ. Forwarder với kinh nghiệm trong ngành sẽ nắm rõ các bước cần làm, giúp xử lý nhanh chóng, vận chuyển lô hàng luôn kịp tiến độ. 
  • Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
  • Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép [consolidate] và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.

Dịch vụ forwarder làm những gì?

Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.

Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu.

Chuẩn bị bộ chứng từ chẳng hạn như:  vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép xuất nhập khẩu, Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng.

Cũng có thể thay mặt doanh nghiệp đứng tên đàm phán ký kết hợp đồng ủy thác cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh tư vấn thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt [và miễn phí] cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

Làm sao lựa chọn một forwarder tốt ?

Một vài tiêu chí giúp chọn được nhà forwarder tốt như sau:

  1. Nếu bạn có người quen đã từng làm việc với các forwarder thì thật tuyệt vời. Hãy nhờ họ tư vấn và giới thiệu cho bạn một vài forwarder mà họ cho là ổn nhất. Sự “review” thực tế từ những người bạn quen sẽ đáng tin tưởng hơn rất nhiều so với những lời quảng cáo có cánh.
  2. Tìm kiếm danh bạ các công ty forwarder trên internet, các trang vàng, hiệp hội forwarder Việt Nam, Hiệp hội giao nhận VIFFAS, tham khảo ý kiếm trong các forum hoặc nhóm facebook liên quan lĩnh vực logistics.
  3. Thông qua các cách trên, bạn lập ra danh sách các forwarder tiềm năng nhất và đánh giá lại một lần nữa:
    • Kinh nghiệm và loại hình dịch vụ: Xem xét thử họ có vận chuyển loại hàng tương tự như nhu cầu của bạn hay không. Ví dụ, bạn cần chuyển hàng đông lạnh sang Úc, thì tìm hiểu thử họ đã có vận chuyển hàng đông lạnh chưa? Họ đã từng chuyển hàng tới Úc chưa,…
    • Chi phí: Báo giá forwarder là bao nhiêu? Nhớ làm rõ tất cả các chi phí, hạn chế có phát sinh sau này. Bạn so sánh giữa bên để chọn nơi đưa ra mức tốt nhất. Cũng cần cân nhắc xem chi phí này đã thực sự tối ưu lợi nhuận cho bạn chưa nhé!
    • Thái độ và sự chuyên nghiệp: Đừng quên xem xét về phong cách tư vấn của họ. Một công ty forwarder tốt sẽ nhiệt tình tư vấn, giải thích các thắc mắc cho bạn cặn kẽ.

Như vậy một số chi tiết trên cũng sẽ giúp cho các bạn hiểu rỏ hơn phần nào về khái niệm forwarder mong rằng sẽ giúp được cho các bạn kiến thức.

Nhiều người hay hỏi tôi "freight forwarder là gì vậy?" khi biết tôi làm nghề gì đó liên quan đến công việc này.

Với những người không liên quan đến lĩnh vực này, và khả năng giải thích cũng khó hiểu ngay, tôi chỉ nói đó là nghề giao nhận vận tải hay giao nhận kho vận, đại loại là thu xếp dịch vụ vận tải cho chủ hàng xuất nhập khẩu.

Nhiều khi, họ hỏi kỹ hơn, tôi lại giải thích tỉ mỉ hơn một chút.

Freight Forwarder, hay còn gọi tắt là Forwarder… là thuật ngữ chỉ người [hoặc công ty] làm nghề giao nhận vận tải [forwarding].

Về cơ bản, đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ [consolidation] thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải [hãng tàu, hãng hàng không] vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm đích.

Lấy ví dụ, một công ty ở Hưng Yên muốn xuất khẩu 1 container 40' hàng thiết bị sang Felixstow, Anh. Công ty tôi sẽ thu xếp ký hợp đồng vận tải nhận chuyển lô hàng này với công ty kia. Sau đó, chúng tôi sẽ tìm hãng tàu nào phù hợp [chẳng hạn China Shipping] để thuê vận chuyển container này tới cảng đích.

Ngoài các tuyến quốc tế, cũng có thể dịch vụ forwarding chỉ diễn ra trên tuyến nội địa. Hàng hóa được đóng trong container rồi vận chuyển nội địa từ phía Bắc qua cảng Hải Phòng, đưa vào phía Nam qua cảng Sài Gòn, hoặc theo chiều ngược lại.

Thực tế, các forwarder chủ yếu làm hàng đóng trong container, mặc dù những loại hàng không đóng container vẫn có thể thực hiện được nhưng ít thấy hơn.

Về mặt dịch vụ, cũng có người nói hơi quá rằng freight forwarder thực ra cũng chỉ là một dạng “cò”, “buôn nước bọt”, nghĩa là chẳng bỏ ra gì mấy, chỉ đứng giữa ăn chênh lệch. Điều này thực tế cũng phản ánh được ít nhiều thực trạng các công ty forwarding ở Việt Nam. Những công ty này có quy mô nhỏ, dễ thành lập và cũng dễ giải thể, có khi được lập ra phục vụ một vài mối hàng nào đó…

Thực ra, nói như vậy không phải là tất cả các forwarder đều nhỏ bé. Việt Nam hiên cũng có nhiều công ty kinh doanh khá thành công trong lĩnh vực này. Những tên tuổi như Vinatrans, Sotrans, Vinalink, Vitranimex… cũng là những công ty uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.

Rộng hơn trên tầm thế giới, những thương hiệu như Panalpina, K+N, Schenker, Expeditors … cũng làm dịch forwarding [và logistics], nhưng quy mô rất lớn, với hàng chục nghìn nhân viên và doanh thu hàng năm lên đến vài chục tỉ đô la Mỹ.

Tại sao cần forwarder?

Vậy thực sự các công ty giao nhận vận tải như công ty tôi đóng góp giá trị gì, vai tròlà gì, hay đơn giản, tại sao lại cần forwarder chúng tôi? Có thể thấy được một số lý do chính sau:

  • Khách hàng nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
  • Sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép [consolidate] và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
  • Ở Việt Nam, một số công ty giao nhận là "sân sau" của những người có vị trí tại các hãng vận tải, cảng, chủ hàng...; là nơi giải quyết "nhu cầu" của các bên. Đây là một thực trạng nhức nhối nhưng vẫn đang tồn tại khá phổ biến.

Những dịch vụ khác của forwarder

Ngoài việc thu xếp việc vận chuyển, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác, giúp khách hàng tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của mình. Dưới đây là một số dịch vụ phổ biến.

  • Thông quan - Forwarder có thể thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu
  • Những vấn đề liên quan đến chứng từ - chẳng hạn như vận đơn [B/L], giấy chứng nhận xuất xứ [C/O], giấy phép xuất nhập khẩu
  • Quản lý hàng tồn kho, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng

Ngoài ra, các forwarder cũng là kênh thông tin hữu ích về thương mại quốc tế. Những forwarder dày dạn kinh nghiệm sẽ là những nhà tư vấn tốt [và miễn phí] cho những khách hàng mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.

>> Xem Quy trình làm hàng nhập của forwarder

Chọn forwarder như thế nào?

Nếu bạn là nhà xuất nhập khẩu, hay các công ty sản xuất, thương mại cần vận chuyển hàng hóa, thì việc lựa chọn công ty forwarding phù hợp cũng rất đáng lưu tâm.

Trước hết, việc đầu tiên là phải tìm được những công ty tiềm năng. Thông tin về các công ty này có thể tìm trên internet, tại các danh bạ công ty, các trang vàng, các hiệp hội giao nhận [chẳng hạn ở Việt Nam là VIFFAS], hoặc qua quan hệ cá nhân, giới thiệu của bạn bè đồng nghiệp.

Khi đã có một danh sách các forwarder để lựa chọn, bạn phải chọn được forwarder phù hợp nhất. Một số tiêu chí để lựa chọn như sau:

  • Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng đông lạnh sang châu Âu, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm với hàng lạnh trên tuyến này không.
  • Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên giao nhận tính cho bạn.
  • Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không. Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu.
  • Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng của bạn.

Các forwarder hàng đầu thế giới

  • Kuehne+Nagel
  • DHL
  • DB Schenker
  • Panalpina
  • CEVA
  • Geodis ...

Xem chi tiết về 25 freight forwarder hàng đầu thế giới tại đây.

Nghề forwarder

Với các bạn trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học thuộc khối kinh tế, ngoại thương, hay hàng hải, thì nghề forwarding cũng là một trong những lựa chọn đáng được xem xét.

Tại các công ty giao nhận vận tải, bạn có thể được làm những công việc đặc trưng như sau:

  • Bán hàng [sales]. Nghề này khá "hot" và được trao đổi nhiều trên các diễn đàn liên quan đến giao nhận vận tải.
  • Chăm sóc khách hàng [customer service]
  • Chứng từ [documentation]
  • Khai thác [operation]
  • Thông quan [customs clerance]
  • Quản lý vận tải bộ [trucking operation]

Những công việc nêu trên đều có những yêu cầu chuyên biệt riêng. mặc dù vậy, những người làm nghề giao nhận vận tải đều cần tìm hiểu một số lĩnh như:

  • Các bên liên quan: hãng tàu [hàng không], cảng, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot...
  • Các chứng từ vận tải, ngoại thương: Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C...
  • Các điều khoản thương mại quốc tế [Incoterms], nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU...

Freight forwarding & dịch vụ logistics

Nhiều người hiện nay vẫn dùng 2 cụm từ trên như nhau, và quả thật có sự không thống nhất trong cách hiểu 2 loại hình dịch vụ này. Thường thì, một công ty làm về forwarding [giao nhận] tự nhận mình đang làm logistics, hay nói đầy đủ phải là logistics bên thứ ba [3PL], còn gọi là logistics thuê ngoài. [Xem thêm về Dịch vụ logistics]

Liệu logistics có phải chỉ là một cách gọi bóng bẩy của dịch vụ giao nhận vận tải hay còn thực sự cung cấp những dịch vụ gì khác mà các công ty forwarder truyền thống không có? Nên phân biệt 2 thuật ngữ như thế nào?

Như trên tôi đã nêu, về cơ bản freight forwarding [hay giao nhận vận tải] là dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ một điểm này đến một địa điểm khác [bằng một hay nhiều phương thức vận tải]. Trong khi đó, logistics bên thứ ba [3PL] bao gồm vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn... và có thể cung cấp cả dịch vụ forwarding theo cách hiểu truyền thống trước đây nữa.

Điều dễ gây nhầm lẫn là ở chỗ dịch vụ logistics bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ khác nhau, nhưng không nhất thiết phải là tất cả các các dịch vụ này. Vì thế, nếu một công ty nhỏ chỉ làm một hoặc một vài các dịch vụ đơn lẻ như lưu kho, đóng gói, khai thuê hải quan, vận tải bộ ... tức là đang làm một phần của dịch vụ logisitics tổng thể/tích hợp [integrated logistics], thì cũng có nghĩa công ty này đang làm dịch vụ logistics.

Như vậy thì, các công ty forwarding cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển [seafreight], đường hàng không [airfreight], hay vận tải bộ [trucking] đều rất phù hợp với cách lập luận trên, và công ty này thừa nhận rằng đang làm logistics. Theo cách này, hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều công ty lớn nhỏ có chữ logistics trong tên gọi của mình, kiểu như XYZ Logistics Company.

Chuyển từ Freight Forwarder về Trang chủ

Nhiều người nói freight forwarder chỉ là buôn nước bọt, làm trung gian kiếm lợi nhuận.

Bạn thấy nghề forwarder thế nào, có thực sự đóng góp giá trị gia tăng cho xã hội không?

Ý kiến của những người khác

Nhấp chuột vào link dưới đây để xem những người khác đã viết gì.

Hãy thử đi 
Mỗi ngành nghề đều cho bạn những kinh nghiệm khác nhau, nếu bạn còn trẻ chưa phải lo lắng về cơm gạo nhiều thì hãy cứ thử. Như mình nè, bỏ làm ở một …

Rat thu vi 
Toi Dang o Y, Co cang bien Trieste, khi doc bai nay thay hieu biet hon mot chut ve cong viec nay. Hy vong toi co dip duoc lam trong nganh nay.

Học Hỏi Kinh Nghiệm  
Chào các Bạn! Mình học bên Quốc tế học. Mình ra trường và vừa trúng tuyển vào 1 công ty bên Freight Forwarder. Có thể nói các kiến thức mình tích lũy …

Chuyên ngành logistics 
Mình đang học về logistics tại Đại học giao thông vận tải Tp.HCM. Liệu mình đã chọn đùng nghề chưa? Nghe mấy diễn đàn nói ngành này làm lương bọt bèo …

Nhiều thử thách đối với người mới!!! 
Với 1 người mới ra trường như mình, được tuyển vào 1 cty Forwarder là 1 điều vui mừng, nhưng khi dc chỉ định vào vị trí sales thì quả thật là 1 thử thách. …

Khó nhưng kiếm được  
Mình đang làm cho một cty may mặc, nên phải liên hệ với rất nhiều Forwader để book tàu. Hầu hết các Forwarder này đều do khách hàng chỉ định. Đọc xong …

Chứng từ hàng xuất 
Bạn nào đã từng làm hàng xuất ở cty forwarding thì chỉ giáo cho mình biết công việc cụ thể ở đó như thế nào? Nếu có kinh nghiệm càng tốt. Mình không thể …

Lam sales 
Truoc minh lam Docs, gio lai chuyen sang sale, hy vong cong viec tien trien tot.

Tất nhiên Not rated yet
FF chuyên biệt trong hoạt động của mình, là cầu nối. Miệng thiên hạ thì ... K tránh đc :]

Là một nghề muốn tìm hiểu  Not rated yet
Em mới là sv năm 4, chuyên ngành Hải quan, đã từng nhìn thấy khá nhiều tấm gương các anh chị khóa trên làm việc trong lĩnh vực này. Thực tình lúc mới …

nghe nhieu thu thach va thu vi Not rated yet
nghe nhieu thu thach va thu vi

Nghe nhieu thu thach va thu vi Not rated yet
Nghề nhiều thử thách và thú vị.

Rất thú vị  Not rated yet
Tuy mình là nữ nhưng mình rất thích nghề này. Mình mới ra trường cũng đang muốn xin vào một cty Logistic đây :]

Học hỏi kinh nghiệm Not rated yet
Mình vừa vào thực tạp lĩnh này nên cần chia sẽ kinh nghiệm, các bạn giúp mình nhé, mail: - SDT: 01697443639

Forwarder Not rated yet
Cậu mình làm nghề này! Mình thấy cậu đi hơi nhiều, làm hơi mệt, nhưng bù lại thì tiền kiếm được cũng rất nhiều. hihi!

Đáng để đầu tư Not rated yet
Em đang học ngành kinh tế biển và qua được học và tìm hiểu thì em thấy freight forwarder là một nghề rất thú vị, rất có tiềm năng để kiếm tiền, mặc dù …

Fowarder - cũng thú vị mà!!! Not rated yet
Mình nghĩ các hãng tàu có thể giữ tàu được hay không cũng nhờ phần lớn ở forwarder, còn khách hàng có thể tìm được hãng tàu tin cậy hay không cũng nhờ …

Click here to write your own.

Tham gia nhóm Facebook:

  1. Hỗ trợ thủ tục hải quan
  2. Check cước biển quốc tế

Nhận email chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về Logistics, Xuất nhập khẩu, và Thủ tục hải quan

và download tài liệu hữu ích: Danh sách Hãng tàu tại Hải Phòng, Tp. HCM, biểu thuế XNK mới nhất...

Vui lòng nhập địa chỉ email, và tick vào các ô xác nhận, sau đó nhấn nút Subscribe.

[Lưu ý: Bạn cần nhập chính xác và xác nhận qua email trước khi nhận file]

Enjoy this page? Please pay it forward. Here's how...

Would you prefer to share this page with others by linking to it?

  1. Click on the HTML link code below.
  2. Copy and paste it, adding a note of your own, into your blog, a Web page, forums, a blog comment, your Facebook account, or anywhere that someone would find this page valuable.

Video liên quan

Chủ Đề