Tài nguyên sinh vật và khoáng sản của nước ta như thế nào

Kết quả công tác điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến nay cho thấy nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau; có một số loại khoáng sản quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lược và là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Mỏ titan tại Việt Nam

Điều 53 Hiến pháp năm 2013 khẳng định, tài nguyên khoáng sản là “tài sản công” thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Trung bình mỗi năm ngành công nghiệp khai khoáng nước ta cung cấp cho nền kinh tế khoảng 90 triệu tấn đá vôi xi măng, khoảng 70 triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông thường [VLXDTT], gần 100 triệu m3 cát xây dựng, cát san lấp, trên 45 triệu tấn than, trên 3 triệu tấn quặng sắt v.v...; giá trị sản lượng ngành khai khoáng [không kể dầu khí] chiếm khoảng 4-5% tổng GDP hàng năm; đóng góp trực tiếp cho ngân sách từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường [không kể dầu khí] từ năm 2014 đến nay trung bình mỗi năm từ 16-20.000 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên từ 10.000 - 11.000 tỷ đồng. Có thể nói, tài nguyên khoáng sản thật sự đã trở thành một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ.

Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng tiềm năng tài nguyên, trữ lượng quặng titan ở Việt Nam đạt khoảng 663,15 triệu tấn khoáng vật nặng có ích.

Quặng bauxit: Quặng bauxit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc [Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang] và ở Tây Nguyên [Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum] và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit trầm tích ở các tỉnh phía Bắc khoảng 88,5 triệu tấn. Đối với quặng bauxit laterit đã xác định được tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng bauxit-laterit đạt khoảng 3.500 triệu tấn quặng tinh.

Đất hiếm: Quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao [Lai Châu], Mường Hum [Lao Cai], Yên Phú [Yên Bái]. Theo thống kê, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt Nam đạt khoảng 19,96tấn Tr2O3.

Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Hầu hết các mỏ apatit đều có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng apatit tính đến độ sâu - 900m là2.373,97 triệu tấn.

Cát trắng: Cát trắng phân bố trên 09 tỉnh ven bờ biển Bắc Bộ và Trung Bộ với tiềm năng rất lớn song mức độ điều tra, đánh giá còn hạn chế. Tổng trữ lượng 13 mỏ đã thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 03 tỉ tấn.

Đá vôi chất lượng cao [trừ đá hoa trắng]: Đá vôi có đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp, xô đa có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ. Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau với tổng trữ lượng đạt khoảng 08tỷ tấn.

Đá hoa trắng: Phân bố ở 11 tỉnh miền Bắc, nhưng tập trung ở tỉnh Nghệ An và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đã, đang thăm dò khai thác. Đã xác định khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và 1,2 tỷ tấn đủ chất lượng sản xuất bột carbonat calxi.

Nước khoáng - nước nóng: Hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có nguồn nước khoáng - nước nóng. Cho đến nay đã điều tra đánh giá, ghi nhận được 400 nguồn nước khoáng - nước nóng. 

Quặng Urani: Kết quả nghiên cứu địa chất, tìm kiếm khoáng sản đã phát hiện khoáng hoá urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn [Quảng Nam]. Đến nay, đã có 06 mỏ urani được đánh giá, thăm dò với tổng tài nguyên dự báo khoảng 218.000 tấn U3O8, trong đó vùng Nông Sơn khoảng 100.000 tấn U3O8.

 Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng. Ngoài trữ lượng than đã khai thác tính, nếu không tính than thuộc bể Sông Hồng, trữ lượng và tài nguyên còn lại là không lớn [khoảng 05 tỉ tấn kể cả tài nguyên dự báo].

Về bể than Sông Hồng, hiện nay đang điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng than phần đất liền. Kết quả bước đầu cho thấy, tiềm năng than tại phần đất liền bể Sông Hồng là rất lớn, mật độ chứa than cao ở chiều sâu từ -330 đến -1200m. Diện phân bố kéo dải từ Khoái Châu Hưng Yên đến Tiền Hải, Thái Bình - Hải Hậu Nam định. Kết quả bước đầu đã xác định than có chất lượng tốt cho việc sử dụng làm than năng lượng.

Ngoài ra, nước ta còn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng, quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v... đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, nhưng tài nguyên các loại khoáng sản này không lớn, phân bố rải rác.

Văn phòng Tổng cục./.

Nguồn: www.monre.gov.vn.

Đề bài

Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.

- Bảo vệ môi trường sinh thái.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật nước ta:

- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.

+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...

+ Tài nguyên động vật cung cấp nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.

+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...

- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn,

+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...

+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...

Loigiaihay.com

Biển đảo

Khai thác tài nguyên sinh vật và khoáng sản biển:

Khai thác tài nguyên sinh vật: Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh quá mức khai thác nguồn lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi. Việc khai thác đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.

Thực trạng khai thác tài nguyên sinh vật:

Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản: là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5-4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5-1,67 triệu tấn, đồng thời có diện tích nuôi lớn, khoảng 76 vạn ha. Trong 10 năm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, sản lượng thuỷ sản tăng 7,7%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 5%/năm. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Hệ thống hậu cần nghề cá đã có những chuyển đáng kể, đặc biệt là hệ thống các cảng cá được xây dựng suốt dọc bờ biển. Đã triển khai các hoạt động nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản như cấp giấy phép khai thác thuỷ sản; kiểm tra theo dõi giám sát các hoạt động nghề cá trên biển; kiểm tra giám sát an toàn cho người và phương tiện nghề cá trên biển. Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt [sản lượng nuôi trồng đã tăng 16%/năm]. Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cớ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998. Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998.

Khai thác tài nguyên khoáng sản:

Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao. Công tác thăm dò và khai thác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng biển thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài. Việc khai thác các mỏ khí tự nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón và sản xuất điện. Trong tương lai, các nhà máy lọc dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí. Một vấn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố về môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản:


Nghề làm Muối: Bờ biển dài 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng diện tích 15.000 ha và trên 80 ngàn lao động nghề muối. Đã sản xuất được bình quân 800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tấn/năm]. Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sách cho tiêu dùng.

Công nghiệp Dầu khí:


Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biển, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ m3 dầu và 2100 - 2800 tỷ m3 khí. Năm 2003 đã thác 17,6 triệu tấn dầu thô và 2,17 tỷ m3 khí; xuất khẩu dầu thô đạt 17,143 triệu tấn. Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ m3 khí/năm đã hoàn thành vào cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ. Trong giai đoạn 2003 - 2004 sẽ cung cấp 2,1 - 2,7 tỷ m3 khí/năm cho các nhà máy điện Phú Mỹ. Đang triển khai xây dựng đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Thành phố Hồ Chí Minh với công suất khoảng 2 tỷ m3 khí/năm, sẽ hoàn thành vào năm 2004 nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ khí ở miền Đông Nam Bộ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành như: dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ dung dịch khoan, vật tư, hoá phẩm cho khoan, dịch vụ phân tích các loại mẫu, gia công chế tạo, lắp ráp các khối chân đế giàn khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công trình biển, xây lắp các đường ống dẫn dầu khí; bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng.

Đội Đảo Phú Quốc
Thứ tư, 23/05/2012

Video liên quan

Chủ Đề