Tài liệu phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.29 MB, 159 trang ]

6

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

TRNG AI HC THU LỢI
---------*---------

PGS.TS.GVCC. Dương Văn Tiển

GIÁO TRÌNH

PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
[Được sửa chữa và bổ sung từ giáo trình xuất bản năm 2006]

Hà Nội, tháng 11 năm 2010


7


8

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

MC LC
DANH MC CC CỤM TỪ VIẾT TẮT.................................................................... 13
Chương 1: KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ................................................................ 14
1.1. KHOA HỌC................................................................................................ 14
1.1.1. Khái niệm về khoa học ......................................................................... 15
1.1.2. Sự phát triển của khoa học................................................................... 17


1.1.3. Phân loại khoa học............................................................................... 18
1.2. CÔNG NGHỆ ............................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm về công nghệ ....................................................................... 20
1.2.2. Chuyển giao công nghệ ........................................................................ 23
1.2.3. So sánh ý nghĩa giữa khoa học và công nghệ ...................................... 25
1.3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...................................................................... 26
1.3.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học ...................................................... 26
1.3.2. Phân loại nghiên cứu khoa học............................................................ 27
1.3.3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học..................................................... 30
1.4. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 32
1.4.1. Bài 1: Luật Khoa học và Công nghệ.................................................... 32
1.4.2. Bài 2: khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI................................... 34
Câu hỏi cuối chương .......................................................................................... 40
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC........................................ 41
2.1. KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............ 41
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? ........................................... 41
2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học ........... 42
2.1.3. Phân lọai phương pháp nghiên cứu khoa học ..................................... 44
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THÔNG DỤNG ... 46
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 46
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................ 55
2.2.3. Các phương pháp toán học trong nghiên cứu khoa học...................... 58
2.3. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 59
2.3.1. Bài 1: Cơ chế và kỹ năng sáng tạo khoa học ....................................... 59


9

2.3.2. Bài 2: Hãy tổ chức tốt trí nhớ của mình............................................... 64
2.3.3. Bài 3: Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong nghiên cứu khoa học...... 65

CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG .............................................................................. 65
Chương 3: LỰA CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................................... 66
3.1. ĐỀ TÀI KHOA HỌC.................................................................................. 66
3.1.1. Khái niệm về đề tài khoa học ............................................................... 66
3.1.2. Các loại đề tài khoa học...................................................................... 67
3.1.3. Xây dựng đề tài khoa học ..................................................................... 69
3.2. ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ......................................................... 69
3.2.1. Các thể loại văn bản khoa học ............................................................. 69
3.2.2. Chuẩn bị luận văn tốt nghiệp ............................................................... 71
3.3. BÀI ĐỌC THÊM ........................................................................................ 74
3.3.1. Bài 1: .................................................................................................... 74
3.3.2. Bài 2: .................................................................................................... 78
3.3.3. Bài 3: .................................................................................................... 81
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG .............................................................................. 93
Chương 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 94
4.1. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ THỐNG KÊ............................................. 94
4.1.1. Bản chất và vai trò của số liệu trong nghiên cứu ................................ 94
4.1.2. Thống kê - một công cụ để nghiên cứu: ............................................... 99
4.2. CHỌN MẪU ............................................................................................. 102
4.2.1. Hai phương pháp lấy mẫu.................................................................. 102
4.2.2. Quyết định về kích thước mẫu:........................................................... 104
4.3. XỬ LÝ CÁC SỐ LIỆU VÀ DIỄN GIẢI .................................................. 107
4.3.1. Xử lý các số liệu: ................................................................................ 107
4.3.2. Diễn giải:............................................................................................ 111
4.4. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH
CÁC SỐ LIỆU ......................................................................................................... 117
4.4.1.Tính tần số, tần suất và các tham số thống kê: ................................... 117
4.4.2. Tương quan và hồi quy....................................................................... 117
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 127



10

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

Chng 5: VIT VN BẢN KHOA HỌC ................................................................ 128
5.1. CÁC SẢN PHẨM KHOA HỌC VÀ ĐỀ TÀI KHOA HỌC.................... 128
5.1.1. Viết tài liệu khoa học.......................................................................... 128
5.1.2. Viết báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học .............................. 132
5.2. VIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ........................... 135
5.2.1. Những vấn đề chung........................................................................... 136
5.2.2. Hướng dẫn viết đề cương luận văn thạc sĩ......................................... 139
5.2.3. Trình bầy luận án và tóm tắt luận án tiến sĩ ...................................... 141
5.3. BÀI ĐỌC THÊM: ..................................................................................... 146
5.3.1. Bài 1: Niên giám đào tạo sau đại học của trường ĐH Thủy lợi [23] 146
5.3.2. Bài 2: Tham khảo các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ tại thư viện.
............................................................................................................................. 146
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 146
Chương 6: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH.................................................................. 147
6.1. BÁO CÁO KHOA HỌC........................................................................... 147
6.1.1. Vấn đề thuyết trình:............................................................................ 148
6.1.2. Luận điểm thuyết trình: ...................................................................... 148
6.1.3. Luận cứ của thuyết trình: ................................................................... 149
6.1.4. Phương pháp thuyết trình: ................................................................. 149
6.2. BẢO VỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP...................................................... 149
6.2.1. Bảo vệ Luận văn thạc sĩ ..................................................................... 149
6.2.2. Bảo vệ Luận án tiến sĩ ........................................................................ 151
6.3. BÀI ĐỌC THÊM ...................................................................................... 154
CÂU HỎI CUỐI CHƯƠNG ............................................................................ 159
BẢN TỰ KHAI CỦA HỌC VIÊN THAM DỰ MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP

LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................................................... 160
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH ..................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 163

LỜI NÓI ĐẦU


11

"Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" là một môn học được quy định trong
chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
"Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" là lý thuyết về PPNCKH, lý thuyết về
con đường nhận thức, khám phá và cải tạo hiện thực. Môn học này là công cụ giúp cho
các nhà khoa học và nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành NCKH
một cách sáng tạo.
Theo đề nghị của các chuyên gia quốc tế [Giáo sư Ahsim Das Gupta và Tiến
sĩ Roger Chenevey] trong Dự án Đan Mạch "Hỗ trợ tăng cường năng lực cho
Trường Đại học Thủy lợi" [WaterSPS Subcomponent 1.3 WRU] khi xem xét các
chương trình đang đào tạo thạc sĩ của Trường Đại học Thủy lợi, ngày 05-5-2005
Hội đồng Khoa học và Đào tạo của trường đã đồng ý sẽ đưa môn học "Phương
pháp luận nghiên cứu khoa học" với thời lượng 60 tiết [50% lý thuyết và 50% thực
hành] là môn học bắt buộc cho tất cả các HVCH và NCS được đào tạo tại Trường
Đại học Thủy lợi. Với hình thức học khơng tập trung [3 năm] thì mơn học này sẽ
được bố trí vào chương trình học tập của học kỳ thứ 4 và thi ở học kỳ thứ 5 [nếu học
tập trung thì ở học kỳ thứ 3].
Để viết giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học", Ban quản lý
Dự án Đan Mạch đã mời GS.TS. Nguyễn Đình Cống [Trường Đại học Xây dựng] viết
đề cương và TS. Nguyễn Thị Ngọc Bích [Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội] phản biện đề cương này.
Ngày 01-7-2005, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi đã giao cho tác

giả viết giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" theo đề cương trên
đây.
Khi bắt tay vào viết giáo trình, tác giả đã đến Trường Đại học Xây dựng nghe
Giáo sư Nguyễn Đình Cống giảng dạy môn học này cho các lớp cao học. Cũng rất may
mắn cho tác giả là lúc này ở nước ta đã xuất bản một loạt giáo trình "Phương pháp
luận nghiên cứu khoa học" của các nhà giáo có tên tuổi như GS.TS. Vũ Cao Đàm,
GS.TS. Nguyễn Văn Lê, PGS.TS. Lưu Xuân Mới v.v... Do đó, để viết phần lý thuyết thì
những cuốn sách trên đây là tài liệu tham khảo rất quý giá và thiết thực cho tác giả khi
viết giáo trình này. Nhiệm vụ chính của tác giả là xây dựng nội dung của phần thực
hành [30 tiết]. Đây là phần rất quan trọng của các giáo trình được viết theo các dự án
đầu tư nước ngồi [cịn gọi là các nghiên cứu điển hình - case study]. Bằng kinh nghiệm
của trên 30 năm giảng dạy [trong đó đã hướng dẫn nhiều ĐATN, LVThS và đặc biệt đã
có 5 NCS bảo vệ thành cơng LATS] và tham gia nhiều đề tài khoa học - công nghệ, ở
phần thực hành này tác giả đã đề xuất 3 bài tập [các nghiên cứu điển hình] để học viên
thực hành và hội thảo. Với 3 bài tập này HVCH sẽ vận dụng gần như tồn bộ nội dung
của mơn học, đồng thời cũng sẽ góp phần thiết thực cho việc chuẩn bị làm luận văn tốt
nghiệp và nghĩ tới những bước đi xa hơn.
Nhân dịp này tác giả xin được bày tỏ lịng biết ơn tới Giáo sư Nguyễn Đình Cống
đã khích lệ bằng cả nhiệt huyết và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình cho người đồng
nghiệp tương lai; xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Roger Chenevey, GVC. Trương Văn


12

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

m, ThS. Nguyn Th Vân và KS. Dương Đức Toàn đã giúp tác giả truyền tải những
thông tin cần thiết trong các tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh của dự án cung cấp; xin
cảm ơn KS. Dương Đức Toàn và Đặng Thị Quyên đã giúp tác giả hoàn thành bản thảo
cùng tất cả đồng nghiệp của Khoa Sau đại học đã động viên và chia sẻ công việc điều

hành trong những ngày vừa qua.
Giáo trình "Phương pháp luận nghiên cứu khoa học" đã hoàn thành và sẽ đến
tay các bạn HVCH và NCS của Trường Đại học Thủy lợi. Cuốn sách được xuất bản
lần đầu nên khơng thể tránh được những sai sót, rất mong bạn đọc cho những ý kiến
đóng góp để tác giả chỉnh sửa khi giảng dạy và tái bản.
Email: duong van Tel: 0913.378.402.
Xin chân thành cám ơn!
Tác giả: PGS.TS.GVCC. Dương Văn Tiển


13

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CĐTS:
CN:
CNN:
CNSH:
CNTT:
CNH, HĐH:
ĐATN:
HVCH:
KH:
KHKT:
KH&CN:
KH-CN:
LVKH:
LVThS:
LATS:
NCKH:
NCS:

PPNC:
PPNCKH:

Chuyên đề tiến sĩ
Công nghệ
Công nghệ nano
Công nghệ sinh học
Công nghệ thông tin
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đồ án tốt nghiệp
Học viên cao học
Khoa học
Khoa học kỹ thuật
Khoa học và công nghệ
Khoa học - công nghệ
Luận văn khoa học
Luận văn thạc sĩ
Luận án tiến sĩ
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu sinh
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học


14

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

Chng 1: KHOA HC VÀ CƠNG NGHỆ
Chỉ có ai khơng sợ mỏi gối chồn chân

mới có thể vươn tới đỉnh cao của khoa học
K. Marx
1.1. KHOA HỌC
Để tồn tại và phát triển lâu dài, con người cần có suy nghĩ và thái độ như thế nào
đối với khoa học? Sự phát triển của khoa học giúp con người nhận thức về vũ trụ đúng
với sự tồn tại vốn có của nó. Chúng ta nên nhìn nhận điều này như là kinh nghiệm để
hình thành nên tính cách và trưởng thành hay cố chấp với những ảo tưởng làm thỏa
mãn lòng kiêu hãnh tự cho rằng con người là lý do để vũ trụ tồn tại? Theo quan điểm
của người viết, dù muốn hay không, con người và khoa học vẫn ln có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Và điều chúng ta nên làm là nhận thức đầy đủ tất cả vẻ đẹp và sức
mạnh của khoa học, khi đó chúng ta sẽ thực sự thấy được những lợi ích to lớn mà
khoa học đem lại cho con người. Tuy nhiên, cùng với tác động tiêu cực của các
phương tiện truyền thông và sự thiếu hiểu biết của chính mình, con người đang trở
thành nạn nhân của mê tín dị đoan và khoa học giả hiệu. Khoa học giả hiệu đôi khi là
trung gian giữa nền tôn giáo cũ và nền khoa học mới. Nó vẫn có thể tồn tại vì nó đánh
vào tâm lý con người và thỏa mãn những nhu cầu về tinh thần của con người.
Khoa học lịch sử dạy rằng, điều ta có thể hy vọng nhiều nhất là sự tiến bộ liên tục
trong hiểu biết của chúng ta, học hỏi từ những sai lầm, một tiệm cận đang tiến sát tới
vũ trụ và vạn vật, nhưng với điều kiện là ta sẽ khơng bao giờ biết được điều gì chắc chắn
hồn tồn.
Khoa học hướng dẫn chúng ta tìm hiểu thế giới là như thế nào, chứ không phải
chúng ta mong muốn nó trở nên như thế nào. Do đó, mỗi khi một trang tạp chí khoa
học được xuất bản thường kèm theo thanh báo lỗi [error bar - có một đoạn bị lỗi] - lời
nhắc nhở rằng khơng có kiến thức nào là hoàn thiện hay hoàn hảo cả. Nó xác định
mức độ tin tưởng của chúng ta vào những gì ta nghĩ, ta biết. Nếu error bar nhỏ, thì
trình độ hiểu biết của ta cao. Nếu error bar lớn chứng tỏ kiến thức của ta kkông chắc
chắn.
Khoa học có thể cho ta biết quỹ đạo mặt trời, vị trí của trái đất, dự đốn được chu
kỳ nhật thực, nguyệt thực... Khoa học cho ta biết cách chữa bệnh thiếu máu ác tính
bằng B12 thay vì đi giải bùa chú, chữa bại liệt cho trẻ em bằng cách tiêm chủng thay

vì cầu nguyện... và rất nhiều ứng dụng khoa học khác. Khoa học thành công là do ứng
dụng của nó.
Sau đây là một vài ví dụ:
- Nhiều người vẫn tin rằng con người có thể có năng lực siêu nhiên. Sự kiện năm
1993 ở Trung Quốc đã có một số người tự nhận rằng mình có khả năng giao tiếp với
người ở cõi âm hay có khả năng chữa khỏi mọi bệnh tật. Những kẻ đó đã bị kết án và
bắt giữ vì đã khiến cho nhiều người chết vì làm theo những phương pháp chữa bệnh
của chúng. Những trò lừa gạt tương tự như vậy vẫn diễn ra và hậu quả tất yếu là


15

những kẻ lừa gạt đã phải lãnh án tù. Để ngăn chặn tình trạng này gia tăng, năm 1994,
Chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một thơng cáo trong đó nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục khoa học cho toàn dân như là một chiến lược
trong cơng cuộc hiện đại hố đất nước, làm cho đất nước giàu có và thịnh vượng.
- Dư luận đặt ra rất nhiều nghi vấn xoay quanh phiến đá có hình giống như khn
mặt người đầy bí ẩn trên Sao Hoả: Phải chăng nó được người ngồi hành tinh tạo ra
khi họ đặt chân đến đây? Phải chăng nó đang chờ đợi con người khám phá? Phải
chăng những người tạo ra nó đã từng đến và kiến tạo cuộc sống trên trái đất?...Cũng
có dư luận cho rằng trung tâm vũ trụ NASA đã nguỵ tạo ra tai nạn của con tàu vũ trụ
làm nhiệm vụ nghiên cứu Sao Hoả để có thể nghiên cứu về phiến đá bí ẩn mà khơng
phải đăng tải những hình ảnh về phiến đá cho công chúng biết đến. Ngày 14 tháng 9
năm 1993, trên trang nhất của tờ Weekly World News đăng tải dịng tít Bức ảnh mới
của trung tâm NASA cho thấy con người đã từng sống trên Sao Hoả. Tờ báo cho biết
theo một nhà khoa học [mà thực chất người này khơng tồn tại] thì bức ảnh này do phi
hành đoàn nghiên cứu Sao Hoả chụp được [thực chất thì con tàu nghiên cứu Sao Hoả
đã khơng thể bay vào quỹ đạo của nó] và nó cho thấy người Sao Hoả đã xâm lược trái
đất 200.000 năm trước đây nhưng nó đã bị tịch thu để tránh gây ra sự hoảng loạn cho
nhân loại.

Khoa học giả hiệu vẫn đang tồn tại ở khắp nơi trên toàn thế giới. Rất nhiều người,
trong đó có cả những người giàu có và có quyền lực, những nhà trí thức vẫn tin tưởng
và tìm kiếm lời khun của những người có năng lực siêu nhiên.
Thế giới cịn biết bao điều bí ẩn mà con người chưa thể khám phá. Theo các học
thuyết của Đac-uyn về sự chọn lọc tự nhiên, một số loài có thể tồn tại và phát triển
trong một thời gian rất dài, nhưng một số lồi lại nhanh chóng biến mất khỏi trái đất.
Lịch sử cũng đã cho thấy những con người tưởng chừng như tầm thường nhất lại có
thể là những con người có khả năng thay đổi thế giới này [1] [Carl Sagan, 1997].
1.1.1. Khái niệm về khoa học
Thuật ngữ Khoa học là một khái niệm rất phức tạp ở nhiều mức độ khác nhau
của q trình tích cực nhận thức hiện thực khách quan và tư duy trừu tượng.
Trong lịch sử phát triển của khoa học đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khoa
học, tổng hợp và khái quát lại có thể đưa ra định nghĩa về khoa học như sau:
Khoa học là hệ thống những tri thức được hệ thống hoá, khái quát hoá từ thực
tiễn kiểm nghiệm. Khoa học phản ánh dưới dạng lôgic, trừu tượng và khái quát những
thuộc tính, những cấu trúc, những mối liên hệ bản chất, những quy luật tự nhiên, xã
hội và tư duy. Đồng thời, khoa học còn bao gồm hệ thống tri thức về những biện pháp
tác động có kế hoạch đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và làm biến đổi thế
giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.
1. Khoa học là hệ thống những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và
tư duy được tích luỹ trong lịch sử.


16

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

Khoa hc cú ngun gốc sâu xa từ trong thực tiễn lao động sản xuất, những hiểu
biết [tri thức] ban đầu thường được tồn tại dưới dạng kinh nghiệm.
- Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên

trong đời sống hàng ngày, nhờ đó con người hình dung được sự vật, biết cách phản
ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong quan hệ xã hội. Tuy chưa đi sâu vào bản chất sự
vật, song những tri thức kinh nghiệm làm cơ sở cho sự hình thành các tri thức khoa
học.
- Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống và được
khái quát nhờ hoạt động NCKH. Nó khơng phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh
nghiệm mà là sự khái qt hố các q trình ngẫu nhiên, rời rạc thành hệ thống các tri
thức phản ánh bản chất về sự vật, hiện tượng. Các tri thức khoa học được tổ chức
trong khuôn khổ bộ môn khoa học.
Như vậy, khoa học ra đời từ thực tiễn và vận động, phát triển cùng với sự vận
động, phát triển của thực tiễn. Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, thậm chí nó vựơt lên trước hiện thực hiện có. Vai trị của khoa học ngày càng gia
tăng và đang trở thành động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khoa học là một q trình nhận thức: tìm tịi, phát hiện các quy luật của sự
vật, hiện tượng và vận dụng các quy luật để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác
động vào các sự vật hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học chỉ tìm
thấy chân lý khi áp dụng được các lý thuyết của mình vào thực tiễn một cách có hiệu
quả.
3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội: là một bộ phận hợp thành của ý
thức xã hội. Nó tồn tại mang tính chất độc lập tương đối và phân biệt với các hình thái
ý thức xã hội khác ở đối tượng, hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội
riêng biệt. Nhưng nó có mối quan hệ đa dạng và phức tạp với các hình thái ý thức xã
hội khác, tác động mạnh mẽ đến chúng. Ngược lại, các hình thái ý thức xã hội khác
cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học, đặc biệt đối với sự truyền bá, ứng
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.
4. Khoa học là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp xã hội đặc thù: là
hoạt động sản xuất mang tinh thần mà sản phẩm của nó ngày càng tham gia mạnh mẽ
và đầy đủ vào mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất vật chất thông qua sự
đổi mới hình thức, nội dung, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ và làm thay đổi chính cả bản
thân con người trong sản xuất. Xuất phát từ đó, xã hội yêu cầu phải tạo ra một đội ngũ

những người hoạt động chuyên nghiệp có trình độ chun mơn nhất định, có phương
pháp làm việc theo yêu cầu của từng lĩnh vực khoa học [17] [Lưu Xn Mới, 2003].
Tóm lại, tìm hiểu khoa học và dấn thân vào con đường khoa học vì những ý
nghĩa lớn lao của khoa học:
a]. Khoa học thúc đẩy kinh tế quốc gia và dân sự hố tồn cầu. Ngăn cản khoa học
là con đường tìm về với nghèo nàn và lạc hậu.
b] Khoa học cung cấp những hệ thống cảnh báo sớm cần thiết về các mối đe doạ
như ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước biển tăng


17

c] Khoa học mang lại cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, giống loài, sự
sống, hành tinh, vũ trụ.
d] Giá trị của khoa học và giá trị của dân chủ là hồ hợp, trong vài trường hợp
khơng thể phân biệt được [2] [Merrilee H. Salmon, John Earman, Clark Glymour,
James Lennox, Wesley C. Salmon, Kenneth F. Schaffner, James G. Lennox, Peter
Machamer, J. E. McGuire, John D. Norton, 1995].
1.1.2. Sự phát triển của khoa học
Quá trình phát triển của khoa học có hai xu hướng ngược chiều nhau nhưng
khơng loại trừ nhau mà thống nhất với nhau:
- Xu hướng thứ nhất là sự tích hợp những tri thức khoa học thành hệ thống
chung.
- Xu hướng thứ hai là sự phân chia các tri thức khoa học thành những ngành
khoa học khác nhau.
Trong giai đoạn phát triển của lịch sử, tuỳ theo những yêu cầu phát triển của xã
hội mà xu hướng này hay xu hướng khác nổi lên chiếm ưu thế.
1. Thời Cổ đại: xã hội lồi người cịn sơ khai, lao động sản xuất còn đơn giản,
những tri thức mà con người tích luỹ được chủ yếu là kinh nghiệm. Thời kỳ này, triết
học là khoa học duy nhất tích hợp những tri thức của khoa học khác nhau như: hình

học, cơ học, thiên văn học v.v
2. Thời Trung cổ: kéo dài hàng nghìn năm, là thời kỳ thống trị của quan hệ sản
xuất phong kiến và cùng với nó là sự thống trị của giáo hội và nhà thờ [chủ nghĩa duy
tâm thống trị xã hội]. Thời kỳ này khoa học bị giáo hội bóp nghẹt nên chậm phát triển,
vai trò của khoa học đối với xã hội rất hạn chế và nó trở thành tơi tớ của thần học.
3. Thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa [thế kỷ XV XVIII - thời kỳ Phục Hưng]: là thời
kỳ tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và cũng là thời kỳ mà giai cấp tư sản từng
bước xác lập vị trí của mình trên vũ đài lịch sử. Sự phát triển của sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học, khoa học từng bước thoát ly khỏi thần
học, sự phân lập các tri thức khoa học càng rõ ràng, nhiều ngành khoa học xuất hiện.
PPNCKH chủ yếu được sử dụng trong thời kỳ này là phương pháp tư duy siêu hình cơ sở triết học để giải thích các hiện tượng xã hội.
4. Thời kỳ Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất [từ giữa thế kỷ XVIII đến
thế kỷ XIX - còn gọi là thời kỳ phát triển tư bản công nghiệp]: đây là thời kỳ có nhiều
phát minh khoa học lớn [định luật bảo tồn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá...]
và xuất hiện nhiều phương tiện NCKH. Sự phát triển của khoa học đã phá vỡ tư duy siêu
hình và thay vào đó là tư duy biện chứng; khoa học có sự thâm nhập lẫn nhau để hình
thành những mơn khoa học mới như: tốn - lý, hóa - sinh, sinh - địa, hố - lý, tốn kinh
tế, xã hội học chính trị...
5. Thời kỳ Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại [từ đầu thế kỷ XX đến nay]:
Thời kỳ này khoa học và kỹ thuật phát triển theo hai phương hướng:


18

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

a] Tip tc hon thiện và nâng cao nhận thức của con người trong nghiên cứu các
cấu trúc khác nhau của vật chất, khoa học đi sâu vào tìm hiểu thế giới vi mơ, hồn
thiện các lý thuyết về ngun tử, về điện, sóng, từ trường... và nghiên cứu sự tiến hoá
của vũ trụ.

b] Chuyển kết quả NCKH vào sản xuất một cách nhanh chóng, đồng thời ứng
dụng chúng một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Đặc điểm nổi bật cuả thời kỳ này là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, trở thành tiền đề, điểm xuất phát cho nhiều ngành sản xuất vật chất mới.
Song cũng chính sự phát triển nhanh chóng của khoa học lại làm nảy sinh những vấn
đề mới như: ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài ngun... Vì vậy, cần có sự
quan tâm đầy đủ đến mối quan hệ giữa khai thác và tái tạo tự nhiên, bảo vệ môi
trường, làm cho khoa học gắn bó hài hồ với mơi trường sinh sống của con người.
Tóm lại: Khoa học là hệ thống những tri thức về các quy luật của tự nhiên, xã hội
và tư duy, về những biện pháp tác động đến thế giới xung quanh, đến sự nhận thức và
làm biến đổi thế giới đó phục vụ cho lợi ích của con người.
Các tiêu chí nhận biết một khoa học [bộ mơn khoa học]:
- Có một đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là bản thân sự vật hoặc
hiện tượng được đặt trong phạm vi quan tâm của mơn khoa học.
- Có hệ thống lý thuyết: Lý thuyết là hệ thống tri thức khoa học bao gồm những
khái niệm, phạm trù, quy luật, định luật, định lý, quy tắc... Hệ thống lý thuyết của một
bộ môn khoa học thường gồm hai bộ phận: bộ phận kế thừa từ các khoa học khác và
bộ phận mang nét đặc trưng riêng cho bộ mơn khoa học đó.
- Có một hệ thống phương pháp luận: Phương pháp luận của bộ môn khoa học
bao gồm hai bộ phận là phương pháp luận riêng và phương pháp luận thâm nhập từ
các bộ môn khoa học khác.
- Có mục đích ứng dụng: Do khoảng cách giữa khoa học và đời sống ngày càng
rút ngắn mà người ta dành nhiều mối quan tâm tới mục đích ứng dụng. Tuy nhiên,
trong nhiều trường hợp, người nghiên cứu chưa biết trước được mục đích ứng dụng
[chẳng hạn nghiên cứu cơ bản thuần t]. Vì vậy, khơng nên vận dụng một cách máy
móc tiêu chí này [17] [Lưu Xuân Mới 2003].
1.1.3. Phân loại khoa học
Phân loại khoa học là chỉ ra mối liên hệ tương hỗ giữa các ngành khoa học trên cơ
sở những nguyên tắc xác định; là sự phân chia các bộ môn khoa học thành những
nhóm bộ mơn khoa học theo cùng một tiêu thức nào đó để nhận dạng cấu trúc của hệ

thống tri thức, xác định vị trí mỗi bộ mơn khoa học để xác định con đường đi đến khoa
học; là ngôn ngữ quan trọng cho các cuộc đối thoại về NCKH, thông tin, tư liệu, phân
ngành đào tạo, tổ chức và quản lý khoa học, hoạch định chính sách khoa học v.v...
Phân loại khoa học cần tuân theo một số nguyên tắc:
- Nguyên tắc khách quan quy định việc phân loại khoa học phải dựa vào đặc điểm
của đối tượng nghiên cứu của từng bộ mơn khoa học và qu trình vận động, phát triển


19

của từng bộ mơn khoa học đó gắn với những yêu cầu của thực tiễn, không được tách
rời khoa học với đời sống.
- Nguyên tắc phụ thuộc đòi hỏi phân loại khoa học phải theo tiến trình phát triển của
đối tượng nhận thức của khoa học và mối liên hệ biện chứng chuyển tiếp lẫn nhau giữa
chúng.
Tuỳ theo mục đích nhận thức hoặc mục đích sử dụng mà có nhiều cách phân loại
khoa học. Mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có ý nghĩa ứng dụng nhất định.
Trong lịch sử phát triển của khoa học có nhiều cách phân loại khác nhau:
1] Cách phân loại của Aristốt [384 - 322 trước công nguyên - thời Hy Lạp cổ
đại] theo mục đích ứng dụng của khoa học, có 3 loại:
- Khoa học lý thuyết gồm: siêu hình học, vật lý học, tốn học... với mục đích tìm
hiểu khám phá tự nhiên.
- Khoa học sáng tạo gồm: tu từ học, thư pháp, biện chứng pháp... với mục
đích sáng tạo tác phẩm.
- Khoa học thực hành gồm: đạo đức học, kinh tế học, chính trị học, sử học... với
mục đích hướng dẫn đời sống.
2] Cách phân loại của K. Marx có 2 loại:
- Khoa học tự nhiên: có đối tượng là các dạng vật chất và các hình thức vận động
của các dạng vật chất đó được thể hiện trong giới tự nhiên cùng những mối liên hệ và
quy luật giữa chúng như cơ học, toán học, sinh vật học,...

- Khoa học xã hội hay khoa học về con người: có đối tượng là những sinh hoạt
của con người cùng những quy luật, những động lực phát triển của xã hội như sử học,
kinh tế học, triết học, đạo đức học...
3] Cách phân loại của B.M. Kêdrôv [trong ''Triết học bách khoa toàn thư'' Nhà
xuất bản ''Bách khoa toàn thư Liên Xơ'', Matxcơva, 1964] có các loại:
- Khoa học triết học: Biện chứng pháp, lơgic học...
- Khoa học tốn học: lơgic toán học và toán học thực hành [toán học bao gồm cả
điều khiển học].
- Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật:
+ Cơ học và cơ thực nghiệm ;
+ Thiên văn học và vũ trụ học;
+ Vật lý thiên văn;
+ Vật lý học;
+ Hoá lý;
+ Hoá lý và lý kỹ thuật;
+ Hố học và khoa học quy trình hố kỹ thuật với luyện kim;
+ Hoá địa chất;
+ Địa chất học và cơng nghiệp mỏ;
+ Địa lý học;
+ Hố sinh học;


20

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

+ Sinh hc v khoa học nông nghiệp;
+ Sinh lý học người và y học;
+ Nhân loại học.
- Khoa học xã hội gồm: lịch sử, khảo cổ học, nhân chủng học, địa lý kinh tế, thống kê

kinh tế xã hội...
- Khoa học về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, gồm:
+ Kinh tế chính trị học ;
+ Khoa học về nhà nước pháp quyền ;
+ Lịch sử nghệ thuật và giảng dạy nghệ thuật ;
+ Ngôn ngữ học ;
+ Tâm lý học và khoa học sư phạm ;
+ Các khoa học khác....
4] UNESCO phân loại theo đối tượng nghiên cứu của khoa học có 5 nhóm:
- Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác ;
- Nhóm các khoa học kỹ thuật và cơng nghệ ;
- Nhóm các khoa học về sức khoẻ [y học] ;
- Nhóm các khoa học nơng nghiệp ;
- Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn.
5] Phân loại theo cơ cấu của hệ thống tri thức hoặc chương trình đào tạo có:
- Khoa học cơ bản ;
- Khoa học cơ sở của chuyên ngành ;
- Khoa học chun ngành [chun mơn].
Ngồi các cách phân loại kể trên, cịn có những cách tiếp cận phân loại theo
nguồn gốc hình thành khoa học; phân loại theo mức độ khái quát của khoa học; phân
loại theo tính tương tác giữa các khoa học...
Mỗi cách phân loại khoa học dựa trên một tiêu thức riêng có ý nghĩa ứng dụng
nhất định, nhưng đều chỉ ra được mối liên hệ giữa các khoa học, là cơ sở để nhận dạng
cấu trúc của hệ thống tri thức khoa học. Sự phát triển của khoa học luôn dẫn đến sự
phá vỡ ranh giới cứng nhắc trong phân loại khoa học, do đó mọi cách phân loại cần
được xem như hệ thống mở, phải luôn luôn được bổ sung và phát triển.
1.2. CƠNG NGHỆ
1.2.1. Khái niệm về cơng nghệ
1. Kỹ thuật:
Trong những ngày đầu cơng nghiệp hóa, người ta sử dụng rất phổ biến thuật ngữ

kỹ thuật [Engineering] với ý nghĩa là các giải pháp thực hiện một loại công việc hay
công cụ được sử dụng trong sản xuất để làm tăng hiệu quả sản xuất.
Thí dụ: Kỹ thuật bơi trơn chống ăn mòn kim loại trong các chi tiết máy.
Ngày nay, thuật ngữ "Kỹ thuật'' hầu như chỉ còn giữ lại một ý nghĩa hẹp như
định nghĩa sau:
''Kỹ thuật là bất kỳ kiến thức kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống
hoặc thực tiễn được sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm hoặc để áp dụng vào các quá


21

trình sản xuất, quản lý hoặc thương mại, cơng nghiệp hoặc trong các lĩnh vực khác
nhau cuả đời sống xã hội''.
Thuật ngữ kỹ thuật mang một ý nghĩa hẹp hơn: nó chỉ những yếu tố vật chất và
vật thể, chẳng hạn như máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận hành của con người.
Khi xuất hiện thuật ngữ công nghệ sản xuất, lúc đầu nó được hiểu là quy trình kỹ
thuật dùng trong dây chuyền sản xuất, về sau khái niệm công nghệ sản xuất được hiểu
theo nghĩa rộng hơn và dần ổn định như ngày nay.
2. Công nghệ
Theo quan điểm của ESCAP [Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái
Bình Dương], thì cơng nghệ sản xuất là tất cả những gì liên quan đến việc biến đổi tài
nguyên ở đầu vào thành hàng hoá ở đầu ra của quy trình sản xuất. Hệ thống cơng nghệ
sản xuất bao gồm 4 phần:
a] Phần kỹ thuật [Technoware]: Hệ thống máy móc, thiết bị đồng bộ của các dây
chuyền sản xuất.
b] Phần thông tin [Infoware]: Thông tin về quy trình sản xuất hay các bí quyết kỹ
thuật cho một hệ sản xuất.
c] Phần con người [Humanware]: Trình độ tay nghề, kỹ năng của người lao động
trực tiếp.
d] Phần tổ chức [Orgaware]: Trình độ tổ chức quản lí, điều hành sản xuất của các

nhà máy, xí nghiệp, cơng ty
Cơng nghệ [Technology] là thuật ngữ gọi tắt của công nghệ sản xuất bao gồm hai
phần: phần kỹ thuật và phần thông tin. Phần kỹ thuật của công nghệ gọi là phần cứng
[Hardware]. Phần thông tin của công nghệ gọi là phần mềm [Software].
Như vậy, công nghệ là hệ thống thiết bị kỹ thuật và thơng tin về quy trình sản
xuất được áp dụng trong quá trình chế biến tài nguyên thành sản phẩm hàng hố và
dịch vụ.
Về bản chất, cơng nghệ là kết quả của quá trình áp dụng các thành tựu khoa học
vào sản xuất. Công nghệ là sản phẩm của lao động trí tuệ sáng tạo của con người trong
lĩnh vực sản xuất. Công nghệ là tổ hợp nhiều cơng đoạn của quy trình ứng dụng kiến
thức khoa học vào sản xuất và phương tiện để chế biến tài ngun vật chất thành sản
phẩm hàng hố.
Khái niệm cơng nghệ được sử dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
con người. Công nghệ được dùng không chỉ trong sản xuất vật chất mà còn trong các hoạt
động xã hội. Thí dụ: cơng nghệ sinh học, cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ quản lí, cơng
nghệ giáo dục
Tuy nhiên, công nghệ luôn gắn chặt với công nghiệp. Công nghiệp và công nghệ
là hai mặt của một thực thể thống nhất. Công nghệ là nền tảng của công nghiệp, cịn
cơng nghiệp là phương thức chuyển tải cơng nghệ vào cuộc sống.
Hiện đại hố gắn chặt với cơng nghiệp hố nền sản xuất, vì nịng cốt của hiện đại
hố là cơng nghiệp hố. Cơng nghiệp hố phải dựa vào cơng nghệ tiên tiến ở trình độ


22

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

cao. Cụng nghip hin đại với công nghệ cao mà hệ trung tâm là máy tính điện tử, tạo
khả năng tự động hố hồn toàn trong các dây chuyền sản xuất, đem lại năng suất và
hiệu quả sản xuất rất lớn.

Trong nền công nghiệp hiện đại một phần lao động sức lực và trí tuệ giao cho
máy móc đảm nhiệm. Rơbốt thơng minh thay vị trí con người trong những lao động
chính xác nặng nhọc và độc hại. Những dây chuyền cơ điện tử [Mechatronic] điều
khiển bằng máy tính, hồn tồn tự động từ khâu tính tốn, thiết kế đến khâu nhập vật
liệu, gia công, lắp ráp, kiểm tra thành phẩm nhập kho. Con người đứng bên cạnh dây
chuyền làm nhiệm vụ chỉ huy, điều chỉnh và kiểm tra chúng, từ đó xuất hiện thuật ngữ
công nghệ cao.
Công nghệ cao là một khái niệm nói về nền sản xuất ở trình độ tinh xảo nhất với
những đặc điểm sau đây:
+ Hệ thống thiết bị được thiết kế tự động hồn tồn, máy móc có kết cấu phức
tạp nhưng vận hành đơn giản.
+ Quy trình kỹ thuật sản xuất hết sức tinh vi [các bí quyết cơng nghệ].
+ Máy móc, thiết bị sản xuất tiêu thụ rất ít năng lượng, nguyên vật liệu sản xuất
được sử dụng rất tiết kiệm và nguyên liệu tái tạo được sử dụng nhiều nhất.
+ Năng xuất lao động rất cao, sản phẩm hàng hố có chất lượng tốt.
+ Nhà máy được thiết kế khép kín, phế thải được tinh lọc, không gây ô nhiễm môi
trường.
Nền sản xuất với công nghệ hiện đại có hàm lượng trí tuệ cao. Nếu trước đây
hiệu quả kinh tế dựa chủ yếu vào vốn đầu tư và sức lao động đơn giản, nặng nhọc
chiếm tới 60% đến 70% cơ cấu giá thành, thì ngày nay trong sản phẩm công nghệ cao
chất xám chiếm 70 đến 75% cơ cấu ấy. Có những mặt hàng như: điện tử, tin học, dược
phẩm nguyên liệu chiếm 1-3% giá thành, sức lao động 12%, còn lại dành cho đầu tư
kiến thức mua bí quyết cơng nghệ, thực hành thí nghiệm, sản xuất thử.
Hiện tại các nước phát triển đang chú trọng vào những mũi nhọn sau đây:
- Công nghệ điện tử, tin học, viễn thơng, trong đó có cơng nghệ thơng tin, tự động
hố;
- Cơng nghệ sản xuất vật liệu mới như: chất dẻo, kim loại mới, gốm và vật liệu tổ hợp
[Compozit];
- Công nghệ sinh học bao gồm: kỹ thuật vi sinh, sinh học phân tử và công nghệ
gen;

- Công nghệ sản xuất năng lượng mới như: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt
trời, năng lượng sức gió;
- Công nghệ hàng không vũ trụ bao gồm: sản xuất các phương tiện vận chuyển
trong và ngồi khí quyển, nghiên cứu sử dụng tài ngun ngồi trái đất.
- Cơng nghệ bảo vệ môi trường
Mục tiêu lâu dài của Việt Nam là CNH, HĐH đất nước nhằm cải biến nước ta
thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế
hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ sản xuất, mức sống vật chất và


23

tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc [Nghị quyết TW 7]. Vì vậy chúng ta
phải thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm:
- Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất vật chất và hoạt
động xã hội.
- Phát triển khả năng, điều kiện tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao của các
nước tiên tiến.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý và bảo vệ môi trường sống của con
người.
- Xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, tạo thành năng lực nội sinh,
tiếp thu công nghệ mới và ra quyết định chính xác trong quản lý xã hội.
- Tăng cường chất lượng sản xuất hàng hoá.
- Đưa khoa học và kỹ thuật hỗ trợ miền núi, vùng dân tộc ít người.
Các nhà khoa học dự báo hướng đi của công nghệ Việt Nam trong những năm đầu
của thế kỉ XXI sẽ là:
- Phát triển các công nghệ phục vụ cho sự phát triển ngành công nghiệp và dịch
vụ điện tử, tin học, viễn thông, công nghệ thông tin vi điện tử và tự động hố;
- Phát triển cơng nghệ vi sinh, tế bào, gen phục vụ cho ngành nông nghiệp lai
tạo giống mới, ngành công nghiệp bảo quản và chế biến thực phẩm;

- Phát triển công nghệ dịch vụ khai thác, chế biến tài nguyên quý, hiếm như: dầu
mỏ, khoáng sản quý và chế tạo vật liệu mới;
- Công nghệ bảo vệ môi trường [21] [Phạm Viết Vượng, 2004].
1.2.2. Chuyển giao công nghệ
Cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt thế giới. Thang
giá trị xã hội được đo bằng trí tuệ. Trí tuệ đã trở thành sản phẩm cao cấp có giá trị và
giá trị sử dụng. Sản phẩm trí tuệ đã có mối giao lưu trên thị trường hiện đại và bản
thân nó cũng tạo ra thị trường có sức cạnh tranh mạnh mẽ. Các nhà tương lai học
khẳng định: Tương lai sẽ thuộc về dân tộc nào có tiềm lực trí tuệ cao, chứ khơng thuộc
về những nước giàu có tài ngun, bởi vì trí tuệ con người là cơ sở thật sự cho mọi sự
phát triển khoa học và kinh tế - xã hội.
Việc ứng dụng các thành tựu khoa học đã làm rút ngắn thời gian đổi mới công nghệ.
Khả năng thay đổi công nghệ được dự tính trước. Máy móc có tính mềm dẻo, linh hoạt,
phụ kiện dễ thay thế, đảm bảo không bị lạc hậu so với công nghệ mới. Việc đổi mới công
nghệ diễn ra nhanh chóng kể cả số lượng và tốc độ trên phạm vi tồn thế giới từ đó tạo nên
q trình chuyển giao cơng nghệ. Chuyển giao cơng nghệ là nơi gặp gỡ giữa khoa học và
thị trường.
Về bản chất, chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, thơng
qua dịch vụ thương mại có tổ chức.
Chuyển giao công nghệ theo khái niệm của UNESCO bao hàm: chuyển giao
thiết kế kỹ thuật, chuyển giao kiến thức về quy trình sản xuất, chuyển giao kinh
nghiệm tổ chức quản lý và hoạt động tư vấn trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên,


24

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

chuyn giao cụng ngh chú trọng hai phần một cách đồng bộ: phần kỹ thuật và phần
thông tin.

Phần kỹ thuật được chuyển giao bằng dịch vụ thương mại thông thường, phần
thông tin được chuyển giao bằng những thoả thuận của hai bên chuyển giao và tiếp
nhận.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện bởi hai nguồn:
+ Nguồn thứ nhất, chuyển giao từ nơi phát minh đến các xí nghiệp ứng dụng sản
xuất gọi là chuyển giao dọc. Nội dung công nghệ theo con đường chuyển giao dọc
hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất. Đây là con đường ngắn nhất của
chu trình nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, con đường này chứa những yếu tố mạo
hiểm vì cơng nghệ mới chưa được thử thách.
+ Nguồn thứ hai, chuyển giao từ cơ sở sản xuất có trình độ cơng nghệ cao đến cơ
sở sản xuất còn yếu kém, gọi là chuyển giao ngang. Nguồn chuyển giao này ít mạo
hiểm hơn vì cơng nghệ được thực tiễn thử thách, nhưng bên mua công nghệ thường bị
thua thiệt, bởi vì trong thị trường cạnh tranh khơng một xí nghiệp nào lại bán bí quyết
cơng nghệ mới nhất cho đối thủ cạnh tranh.
Cho nên trong quá trình chuyển giao cơng nghệ ở nước ta, đặc biệt là q trình
nhập ngoại cơng nghệ phải thận trọng và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước,
thể hiện trong các nguyên tắc dưới đây:
- Công nghệ nhập ngoại phải là cơng nghệ tiên tiến, nếu đạt tới trình độ tiên tiến
nhất thì đó là điều lý tưởng;
- Cơng nghệ nhập ngoại phải giúp ta tận dụng hết các nguồn lực sản xuất trong
nước;
- Công nghệ nhập ngoại phải thúc đẩy sự phát triển công nghệ quốc gia;
- Công nghệ nhập ngoại phải phù hợp với trình độ sản xuất của công nhân Việt
Nam và đem lại hiệu quả cao;
- Công nghệ nhập ngoại không gây ô nhiễm môi trường.
Chuyển giao công nghệ được thực hiện cả ở trong nước và quốc tế. Chuyển giao
cơng nghệ có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với từng quốc gia và với cả thế giới.
Với ý nghĩa văn hoá - khoa học, chuyển giao cơng nghệ vừa kích thích q trình
lao động sáng tạo của các nhà khoa học, nó vừa thúc đẩy quá trình sản xuất bằng việc
ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học. Chuyển giao cơng nghệ đảm bảo tính

pháp lý của các chủ thể sáng tạo và quyền sử dụng hợp pháp các thành quả khoa học ở
các cơ sở sản xuất.
Với ý nghĩa kinh tế - thương mại, nó giúp mở rộng sự hợp tác giao lưu kinh tế khoa học - kỹ thuật giữa các khu vực trong nước và quốc tế, từ đó làm rút ngắn
khoảng cách sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - khoa học - kỹ thuật
giữa các khu vực và tạo điều kiện để các quốc gia cùng phát triển.
Ở thập niên này, Châu Á - Thái Bình Dương là nơi hội tụ giao lưu của các làn
sóng chuyển giao cơng nghệ làm cho khu vực này có triển vọng trở thành nơi có nhịp


25

độ phát triển kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới. Việt Nam chúng ta ở
trong khu vực phát triển đó.
Để thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước, một trong những con đường quan
trọng của chúng ta là phải nhập công nghệ tiên tiến, với chiến lược chung là: Bước đầu
thích nghi với cơng nghệ nước ngồi để áp dụng có kết quả vào sản xuất, dần dần cải
tiến cơng nghệ nhập ngoại để có sản phẩm tốt hơn, khi năng lực KH&CN đủ mạnh thì
vươn lên sáng tạo cơng nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh với cơng nghệ thế giới.
Q trình chuyển giao công nghệ thành công ở Nhật Bản và các nước Đông Nam
Á được thực hiện trong khoảng 30 năm. Với kinh nghiệm cuả thế giới và tiềm lực của
bản thân, chúng ta có thể thực hiện q trình đó nhanh hơn.
Chuyển giao cơng nghệ là hoạt động phức tạp có các mức độ, chiều sâu khác
nhau, đó là: trao kiến thức, trao phương tiện kỹ thuật, trao chìa khố sau khi xây dựng
nhà máy, trao chìa khố sau khi đã sản xuất ra sản phẩm, trao thị trường truyền thống
tiêu thụ sản phẩm, mức sâu nhất là đầu tư tư bản.
Chúng ta đang tranh thủ tối đa mọi khả năng của chuyển giao cơng nghệ để nhanh
chóng phát triển kinh tế, tiến kịp trình độ các nước trong khu vực
1.2.3. So sánh ý nghĩa giữa khoa học và công nghệ
Các nhà xã hội học xem xét công nghệ như một thiết chế xã hội quy định sự phân
công lao động xã hội, cơ cấu cơng nghệ và cơng nghiệp.

Có thể so sánh về mặt ý nghĩa KH&CN: công nghệ đã được xác nhận qua thử
nghiệm đã được kiểm chứng, là khơng cịn rủi ro về mặt kỹ thuật thực hiện - nghĩa là
đã qua giai đoạn nghiên cứu để bước vào giai đoạn vận hành ổn định, đủ điều kiện khả
thi về mặt kỹ thuật để chuyển giao cho người sử dụng. So sánh các đặc điểm khoa học
và công nghệ [15] [Vũ Cao Đàm, 2005]:
Bảng 1.1: So sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệ
T Khoa học
Công nghệ
T
1
Lao động linh hoạt và tính Lao động bị định khuôn theo quy định.
sáng tạo cao
2
Hoạt động khoa học luôn Hoạt động công nghệ được lặp lại theo chu
đổi mới, khơng lặp lại
kỳ.
3
NCKH mang tính xác suất. Điều hành cơng nghệ mang tính xác định.
4
Có thể mang mục đích tự Có thể khơng mang tính tự thân.
thân
5
Phát minh khoa học tồn tại Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và bị tiêu
mãi mãi với thời gian.
vong theo lịch sử tiến bộ kỹ thuật
6
Sản phẩm khó được định Sản phẩm định hình theo thiết kế.
hình trước.
7
Sản phẩm mang đặc trưng Đặc trưng của sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào.

thông tin.


26

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

Cng cn nhn mnh thêm rằng:
- Khoa học ln hướng tới tìm tịi tri thức mới;
- Cơng nghệ hướng tới tìm tịi quy trình tối ưu;
Đấy cũng là đích đi tới của NCKH.
1.3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NCKH là một quá trình nhận thức chân lý khoa học, là một hoạt động trí tuệ đặc
thù; nó tuân theo những quy luật chung nhất của sự nhận thức, tuân theo những quy
luật sáng tạo khoa học và tuân theo những quy luật chung, phổ biến của lơgic nghiên
cứu một đề tài khoa học nói riêng. Đồng thời NCKH cũng chịu sự chi phối của những
quy luật đặc thù của việc nghiên cứu đối tượng, chịu sự chi phối của tính chất riêng
của đối tượng nghiên cứu.
Thành tựu của NCKH là do các cơng trình nghiên cứu cụ thể vun đắp nên. Hiệu
quả của một cơng trình lý thuyết hay thực nghiệm phụ thuộc vào việc tổ chức, điều
khiển và điều chỉnh tối ưu lôgic của công trình NCKH đó.
HVCH làm LVThS, NCS viết các chun đề và LATS v.v... đều được xem là một
cơng trình khoa học. Q trình làm những cơng việc này cũng được gọi là NCKH [15]
[Vũ Cao Đàm, 2005].
1.3.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù
bằng những PPNC nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích
những điều mà con người chưa biết đến [hoặc biết chưa đầy đủ], tức là tạo ra sản
phẩm mới dưới dạng tri thức mới, có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.
NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất

sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và
phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con
người.
NCKH là loại hoạt động đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ đó là cơng việc tìm kiếm những
điều chưa biết và người nghiên cứu hồn tồn khơng thể hình dung được, hoặc khơng thể
hình dung thật chính xác kết quả dự kiến. Điều này khác biệt hoàn toàn với hàng loạt hoạt
động khác trong đời sống xã hội, chẳng hạn, khi xây dựng một toà nhà thì người kỹ sư xây
dựng đã hình dung rất rõ cơng trình của mình, từ địa điểm xây dựng, hướng nhà, diện tích
xây dựng, phong cách kiến trúc, kết cấu, bố trí nội thất, bố trí ngoại thất và chi phí xây
dựng.
Có thể nói, NCKH là sự tìm tịi, khám phá trong một thế giới hoàn toàn chưa
được biết đến và kết quả tìm kiếm ra sao cũng khơng thể dự kiến trước một cách chi
tiết.
Chính vì vậy, mà trong NCKH, mỗi người nghiên cứu cần đưa ra một hoặc một
số nhận định sơ bộ về kết quả nghiên cứu cuối cùng, gọi đó là giả thuyết nghiên cứu
hoặc giả thuyết khoa học.


27

Giả thuyết nghiên cứu hoặc giả thuyết khoa học là một phán đoán về bản chất
đối tượng nghiên cứu. Theo phán đốn này, người nghiên cứu tiếp tục đi tìm kiếm các
luận cứ để chứng minh. Rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ xác nhận giả thuyết khoa học
đặt ra ban đầu là đúng. Khi đó, người nghiên cứu khẳng định được luận điểm khoa
học của mình. Nhưng rất có thể kết quả nghiên cứu sẽ phủ định hồn tồn phán đốn
ban đầu, tức giả thuyết khoa học, khi đó, người ta nói, giả thuyết khoa học bị bác bỏ.
Rốt cuộc, tồn bộ q trình NCKH chẳng qua là quá trình tìm kiếm các luận cứ để
chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học, tức luận điểm khoa học của tác giả.
Như vậy, trong quá trình tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề khoa học, mỗi
người có thể đưa ra những cách giải thích khác nhau. Kết thúc của quá trình nghiên

cứu sẽ xác nhận một giả thuyết được chứng minh là đúng, một số giả thuyết khác được
chứng minh là sai. Trong NCKH, một giả thuyết bị bác bỏ cũng là một kết quả nghiên
cứu. Một giả thuyết bị chứng minh là sai có nghĩa rằng, người nghiên cứu đã chứng
minh không tồn tại bản chất đó trong khoa học. Như vậy, chứng minh giả thuyết
khoa học, thường khi cũng nói chứng minh luận điểm khoa học luôn là một nhiệm
vụ của người nghiên cứu, là nội dung cơ bản, xuyên suốt quá trình NCKH, là cơng
việc nhất thiết phải thực hiện trong q trình NCKH.
Cuối cùng, một luận điểm khoa học phải được công bố trước cộng đồng khoa
học. Mỗi người nghiên cứu phải biết trình bày luận điểm khoa học của mình.
Quá trình NCKH được thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu;
Bước 2: Xây dựng luận điểm khoa học;
Bước 3: Chứng minh luận điểm khoa học;
Bước 4: Trình bày luận điểm khoa học.
1.3.2. Phân loại nghiên cứu khoa học
Có nhiều cách phân loại NCKH. Trong phần này sẽ đề cập hai cách phân loại:
theo chức năng nghiên cứu và theo các giai đoạn nghiên cứu .
1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả là nghiên cứu nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng
sự vật, giúp phân biệt được sự khác nhau về bản chất giữa sự vật này với sự vật khác.
Nội dung mơ tả có thể bao gồm mơ tả hình thái, động thái, tương tác; mơ tả định tính
tức các đặc trưng về chất của sự vật; mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về
lượng của sự vật.
Nghiên cứu giải thích là những nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Nội dung của giải thích
có thể bao gồm giải thích nguồn gốc; động thái; cấu trúc; tương tác; hậu quả; quy
luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật.
Nghiên cứu giải pháp là loại nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng
tồn tại. Khoa học không bao giờ dừng lại ở mô tả và giải thích mà ln hướng vào sự
sáng tạo các giải pháp làm biến đổi thế giới.



28

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

Nghiờn cu d bỏo là những nghiên cứu nhằm nhận dạng trạng thái của sự vật
trong tương lai. Mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch, kể cả trong nghiên
cứu tự nhiên và xã hội. Sự sai lệch trong các kết qủa dự báo có thể do nhiều nguyên
nhân: sai lệch khách quan trong kết quả quan sát; sai lệch do luận cứ bị biến dạng
trong sự tác động của các sự vật khác; mơi trường cũng ln có thể biến động, v.v...
2. Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu
Theo các giai đoạn của nghiên cứu, người ta phân chia thành nghiên cứu cơ bản;
nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Nghiên cứu cơ bản [fundamental research, cũng gọi là basic research] là những
nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội
bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật này với các sự vật khác. Sản phẩm nghiên cứu cơ bản
có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý
thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. Ví dụ:
Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ, Marx phát hiện quy luật giá trị thặng dư
Nghiên cứu cơ bản được phân chia thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần tuý và nghiên
cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản thuần tuý hoặc nghiên cứu thuần tuý [pure fundamental
resarch hoặc pure research] được gọi là nghiên cứu cơ bản tự do, hoặc nghiên cứu cơ
bản không định hướng, là những nghiên cứu về bản chất sự vật để nâng cao nhận thức,
chưa có hoặc chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng [oriented fundamental research], là những nghiên
cứu cơ bản đã dự kiến trước mục đích ứng dụng. Các hoạt động điều tra cơ bản tài
nguyên, kinh tế, xã hội, v.v đều có thể xem là nghiên cứu cơ bản định hướng.
Nghiên cứu cơ bản định hướng được chia thành nghiên cứu nền tảng [background

research] và nghiên cứu chuyên đề [thematic research].
Nghiên cứu nền tảng là những nghiên cứu về quy luật tổng thể của một hệ thống sự
vật. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và các điều kiện thiên nhiên như địa chất, đại
dương, khí quyển, khí tượng; điều tra cơ bản kinh tế, xã hội đều thuộc loại nghiên cứu nền
tảng.
Nghiên cứu chuyên đề là nghiên cứu về một hiện tượng đặc biệt của sự vật, ví dụ
trạng thái plasma của vật chất, bức xạ vũ trụ, gen di truyền. Nghiên cứu chuyên đề vừa
dẫn đến hình thành những cơ sở lý thuyết, mà cịn dẫn đến những ứng dụng có ý nghĩa
thực tiễn.
Nghiên cứu ứng dụng [applied research] là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ
nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật; tạo ra những nguyên lý mới về các giải
pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo một nghĩa
rộng nhất của thuật ngữ này; có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ
chức và quản lý. Một số giải pháp cơng nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lưu ý
rằng, kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chưa ứng dụng được. Để có thể đưa kết quả
nghiên cứu ứng dụng vào sử dụng thì cịn phải tiến hành một loại hình nghiên cứu
khác, có tên gọi là triển khai.


29

Triển khai [cũng gọi là technological experimental development, cũng gọi là
experimental development, nói tắt là development], cịn gọi là triển khai thực nghiệm,
là sự vận dụng các lý thuyết để đưa ra các hình mẫu [prototype] với những tham số
khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn:
Tạo vật mẫu [prototype], là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra được sản phẩm,
chưa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mơ áp dụng.
Tạo cơng nghệ còn gọi là giai đoạn làm pilot, là giai đoạn tìm kiếm và thử
nghiệm cơng nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu [prototype] vừa thành công trong
giai đoạn thứ nhất.

Sản xuất thử loạt nhỏ, còn gọi là sản xuất Serie 0 [Loạt 0]. Đây là giai đoạn
kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thường gọi là quy mơ sản xuất
bán đại trà, cịn được gọi là quy mơ bán cơng nghiệp. Tồn bộ các loại hình nghiên
cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ trên Hình
1.1.
Nghiờn cứu
cơ bản thuần tuý
Nghiờn cứu
cơ bản

Nghiờn cứu
nền tảng

Nghiên cứu
cơ bản định hướng
Nghiờn cứu
chuyờn đề

Nghiên cứu
ứng dụng
Làm ra vật mẫu
[Prototype]
Triển khai
Chế tạo cụng nghệ
để chế tạo prototype

Sản xuất loạt nhỏ
theo prototype

Hình 1.1: Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu

Khái niệm triển khai được áp dụng cả trong nghiên cứu công nghệ và nghiên
cứu xã hội: chế tạo mẫu công nghệ mới hoặc sản phẩm mới; thử nghiệm một
phương pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mơ hình quản lý
mới tại một cơ sở được lựa chọn.
Sự phân chia loại hình nghiên cứu như trên đây được thống nhất sử dụng phổ biến
trên thế giới. Phân chia là để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ


30

phơng pháp luận nghiên cứu khoa học

s lp k hoch nghiên cứu, cụ thể hoá các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa
các đối tác.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một đề tài có thể chỉ tồn tại một loại nghiên cứu,
song cũng có thể tồn tại cả ba lọai nghiên cứu, giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ,
hoặc tồn tại hai trong ba loại hình nghiên cứu.
1.3.3. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học
1. Đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu khoa học
Trong mọi trường hợp, sản phẩm của nghiên cứu khoa học là thông tin, bất kể đó
là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hay khoa học công nghệ.
Xét về cơ sở lôgic, sản phẩm của NCKH bao gồm:
- Các luận điểm của tác giả đã được chứng minh hoặc bị bác bỏ. Luận điểm khoa
học biểu hiện thơng qua những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc khoa học. Có thể là
những định lý trong toán học [Định lý Thales, Định lý Ferma]; những định luật trong
vật lý học [Định luật Newton]; những quy luật trong các nghiên cứu xã hội [Quy luật
giá trị thặng dư của Marx, Quy luật bàn tay vô hình của Adam Smith]; những nguyên
lý trong kỹ thuật [nguyên lý máy phát điện, nguyên lý động cơ phản lực], v.v
- Các luận cứ để chứng minh hoặc bác bỏ luận điểm. Luận cứ là những sự kiện
khoa học đã được kiểm nghiệm là đúng hoặc sai với luận điểm trong thực tế.

Luận điểm hay luận cứ đều là những sản phẩm nghiên cứu [7] [E. Bright Wilson, Jr.,
1991].
2. Vật mang thông tin
Sản phẩm khoa học là thông tin. Tuy nhiên, chúng ta không thể tiếp xúc trực tiếp
với thông tin, mà chỉ có thể tiếp xúc với thơng tin qua các phương tiện trung gian là
vật mang thông tin. Mọi hoạt động liên quan đến việc xem xét hoặc đánh giá sản phẩm
của NCKH đều được thực hiện thông qua các vật mang thông tin.
Vật mang thông tin về các kết quả NCKH có thể bao gồm:
Vật mang vật lý: sách báo, băng âm, băng hình. Chúng ta tiếp nhận được thông tin
nhờ đọc, xem, nghe, v.v thông qua những vật mang này.
Vật mang công nghệ: một vật dụng được sản xuất ra cho chúng ta hiểu được
những thông tin về ngun lý vận hành của nó, cơng nghệ và vật liệu được sử dụng để
chế tạo ra nó, v.v Chúng ta không thể đọc được, không thể nghe hoặc xem được
những thơng tin, mà chỉ có thể cảm nhận và hiểu được tất cả những thông tin liên quan
đến vật phẩm này. Một cách quy ước, gọi đó là nhưng vật mang công nghệ.
Vật mang xã hội: một người hoặc một nhóm người cùng nhau chia sẻ một quan
điểm khoa học, cùng đi theo một trường phái khoa học, cùng nuôi dưỡng một ý tưởng
khoa học hoặc một bí quyết cơng nghệ. Chúng ta có thể hoặc khơng thể khai thác
được những thông tin từ họ. Đương nhiên, đây là loại vật mang rất đặc biệt, khác hẳn
loại vật mang vật lý và vật mang công nghệ.
3. Một số sản phẩm đặc biệt của nghiên cứu khoa học


Video liên quan

Chủ Đề