Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ 14 tình hình kinh tế

Bài 16 phần 1. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

I. Tình hình kinh tế- xã hội

1. Tình hình kinh tế

Cuối TK XIV, kinh tế nhà Trần suy giảm:

- Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp.

- Lụt lội, vỡ đê liên tiếp.

- Mất mùa, đói ké thường xuyên.

- Ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, thuế má nặng nề [mỗi năm dân nghèo vẫn phải nộp ba quan tiền thuế đinh]

=> Đời sống nhân dân cực khổ.

2. Tình hình xã hội.

- Trong nước:

+ Vua quan sa đọa, nịnh thần lộng hành.

+ Nhà Trần suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết [1369] và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền [1369 – 1370]

+ Nhân dân cực khổ trăm bề => Mâu thuẫn giữa nông dân, nô tì với giai cấp thống trị ngày càng gay gắt.

Ý nghĩa: các cuộc khởi nghĩa dù thất bại nhưng làm nhà Trần suy yếu đến tận gốc rễ.

- Bên ngoài: nhà Minh yêu sách, Champa xâm lược.

Xem tiếp: Lý thuyết sử 7 Bài 16 phần 2. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Lịch Sử 7 Bài 17 phần 1: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

Trả lời:

– Tình hình kinh tế:

     + Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, đại chủ giàu có, biến thành nô tì.

     + Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.

     + Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống bấp bênh, cực khổ.

– Nguyên nhân: Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa, bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi mà chỉ biết hưởng thụ, ăn chơi.

end

Trả lời:

Nhận xét về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV:

– Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi sa đọa.

– Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.

=> Triều đình thối nát, làm tình hình đất nước bất ổn đời sống nhân dân cực khổi. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã diễn ra.

end

Trả lời:

Tên Thời gian Địa bàn hoạt động
Khởi nghĩa của Ngô Bệ 1334 – 1460 Hải Dương
Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ 1379 Thanh Hóa
Khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn 1390 Hà Tây [Hà Nội]
Khởi nghĩa của Nguyễn Như Cái 1399 – 1400 Sơn Tây [Hà Nội], Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

end

Trả lời:

– Tình hình kinh tế:

     + Nông nghiệp nhiều năm bị mất mùa, đói kém. Nhiều nông dân phải bán ruộng đất, vợ, con cho các quý tộc, đại chủ giàu có, biến thành nô tì.

     + Vương hầu, quý tộc nắm trong tay rất nhiều ruộng đất, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp.

     + Ruộng đất cày cấy của nông dân càng ngày càng ít, đời sống bấp bênh, cực khổ.

– Tình hình xã hội:

     + Vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước mà chỉ biết ăn chơi sa đọa.

     + Trong triều xuất hiện nhiều kẻ tham quan, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước.

     + Đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.

=> Mâu thuẫn xã hội trở nền ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra.

end

Trả lời:

– Vào nửa cuối thế kỉ XIV, vua, quan, quý tộc Trần không còn quan tâm đến vấn đề đất nước mà chỉ biết ăn chơi, sa đọa, hưởng lạc.

– Triều đình rối ren, kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra, xã hội bất ổn.

– Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đẩy mâu thuẫn xã hội lên cao. Do đó các phong trào đấu tranh của nhân dân liên tiếp nổ ra chống lại triều đình phong kiến thối nát.

⇒ Nhà Trần đã suy yếu, không còn đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của đất nước, tất yếu sẽ bị sụp đổ.

end

Trả lời:

– Vào nửa sau thế kỉ XIV, hàng loạt phong trào khởi nghĩa của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp mọi nơi trên đất nước, nói lên tình trạng đất nước rối ren, xã hội bất ổn định, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc.

– Nguyên nhân là do vua, quan, quý tộc Trần không quan tâm đến tình hình đất nước chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc. Nhân dân ngày càng cực khổ phải vùng lên đấu tranh

end

Nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo tu sửa đê điều. Trong khi đó, các quan lại, vương hầu đều thả sức ăn chơi, xa hoa. Khiến cho nhà Trần ngày càng suy sụp và dẫn đến kết quả cuối cùng là sụp đổ và thay vào đó nhà Hồ lên ngôi. Cụ thể sự việc diễn ra như thế nào, bài học dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

I. Tình hình kinh tế - xã hội

1. Tình hình kinh tế

  • Nửa cuối thế kỉ XIV kinh tế suy sụp.
    • Nhiều năm bị mất mùa đói kém.
    • Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
    • Ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm.
  • Nguyên nhân:
    • Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
    • Vương hầu quí tộc..... chiếm ruộng đất của nông dân.
    • Thuế khóa nặng nề .
  • Hậu quả: Đời sống nhân dân cực khổ.

2. Tình hình xã hội:

  • Vua quan ăn chơi sa đọa.
  • Kỉ cương phép nước rối loạn, triều chính bị lũng đoạn.
  • 1369 Trần Dụ Tông mất,Dương Nhật Lễ lên thay nhà Trần càng suy sụp.
  • Nhà Trần bất lực trước sự tấn công của các thế lực bên ngoài: Cham – pa, nhà Minh.
  • Hậu quả: nhân dân nổi dậy đấu tranh.

II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Qúy Ly

1. Nhà Hồ thành lập.

  • Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
  • Năm1400, viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều là Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần và lên làm vua lập ra nhà Hồ.
  • Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.

2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly.

  • Chính trị:
    • Thay thế các võ quan, tôn thất nhà Trần bằng những người họ khác thân cận với Hồ Quý Ly
    • Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền.
  • Kinh tế - tài chính: Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng.
  • Xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, năm đói kém bắt nhà giàu bán thóc cho dân,…
  • Văn hóa – giáo dục: Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch chữ Hán sang chữ Nôm yêu cầu mọi người phải học.
  • Quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

3. Ý nghĩa và tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly.

  • Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
  • Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
  • Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.
  • Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.

* Hạn chế:

  • Một số chính sách chưa triệt để [gia nô và nô tì chưa được giải phóng], chưa phù hợp với thực tế.
  • Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Trang 74 sgk Lịch sử 7 [Phần I]

Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trạng đó?

Trang 75 sgk Lịch sử 7 [Phần I]

Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thể kỉ XIV?

Trang 76 sgk Lịch sử 7 [Phần 1]

Em hãy nêu tên, thời gian, địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa ở nửa cuối thế kỉ XIV?

Trang 79 sgk lịch sử 7 [Phần II]

Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Qúy Ly?

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 77 sgk Lịch sử 7 [Phần I]

Em hãy trình bày tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội nước ta ở nửa sau thế kỉ XIV.

Câu 2: Trang 77 sgk Lịch sử  7 [Phần I]

Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?

Câu 3: trang 77 sgk Lịch sử  7 [Phần I]

Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?

Câu 1: Trang 80 sgk Lịch sử 7  [Phần II]

Em hãy trình bày tóm tắt cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

Câu 2: Trang 80 sgk Lịch sử 7 [Phần II]

Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.

Câu 3: Trang 80 sgk Lịch sử 7 [Phần II]

Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly ?

=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề