Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ

Có lẽ với nhiều người, khái niệm “kiểm toán nội bộ” – internal audit (còn gọi là kiểm soát nội bộ) và “kiểm toán độc lập” – external audit – còn hơi khó hiểu và dễ lẫn vào nhau. Dưới đây là một vài điểm khác biệt của hai khái niệm, xét từ góc nhìn của một người đã từng đảm đương cả hai công việc, để giúp bạn dễ phân biệt.

1. Mục đích của audit là gì?

  • Kiểm soát nội bộ xem xét việc liệu các quy trình trong doanh nghiệp có đang giúp cho doanh nghiệp quản trị được các rủi ro và đạt đến các mục tiêu chiến lược của mình hay không. Kiểm soát nội bộ có thể tính đến cả quy trình hoạt động cũng như các khía cạnh tài chính.
  • Kiểm toán độc lập xem xét việc liệu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp có cho một cái nhìn “true and fair” hay không, và có được lập trên cơ sở tuân thủ các quy định về luật hay không.

2. Ai là người kiểm toán?

  • Kiểm toán viên nội bộ có thể là nhân viên trong doanh nghiệp hoặc người được thuê ngoài. Trong khi thường thì họ sẽ có kiến thức về kế toán, đôi khi họ cũng có thể có các nền tảng kiến thức khác.
  • Các kiểm toán viên độc lập thường đến từ các công ty bên ngoài có chức năng kiểm toán.

3. Lịch kiểm toán được xác định như thế nào?

  • Lịch kiểm soát nội bộ được xác lập trong nội bộ doanh nghiệp với mục đích tìm kiếm và đánh giá rủi ro và mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Còn đối với kiểm toán độc lập, công ty kiểm toán sẽ lên chương trình làm việc trên cơ sở đánh giá của họ về rủi ro của các báo cáo được lập không phù hợp.

4. Kiểm toán viên báo cáo cho ai?

  • Các kiểm toán viên nội bộ báo cáo trong nội bộ công ty. Các nhà quản lý có liên quan thường sẽ nhận được một bản báo cáo bởi trong đó sẽ có các khuyến nghị để cùng bàn thảo và các nhà quản lý sẽ cần có hành động từ đó. Cấp báo cáo cao nhất của kiểm toán viên nội bộ là báo cáo cho uỷ ban kiểm soát (nếu có) hoặc Ban giám đốc.
  • Các kiểm toán viên độc lập báo cáo trước tiên cho các cổ đông hoặc các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp (xem thêm mục 5 về Management letter).

5. Họ sẽ nhận được những báo cáo gì?

  • Các kiểm toán viên nội bộ cung cấp các báo cáo cụ thể về việc các rủi ro và mục tiêu (của mảng hoạt động được kiểm soát) đang được quản trị như thế nào. Trọng tâm của báo cáo là giúp cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển, vì vậy trong báo cáo thường sẽ có các khuyến nghị cải tiến.
  • Báo cáo chính của các kiểm toán viên độc lập tuân theo mẫu được yêu cầu bởi Auditing Standards và tập trung vào việc các tài khoản của doanh nghiệp có được báo cáo một cách “true and fair” và có tuân thủ các quy định về luật hay không. Nếu các kiểm toán viên độc lập tìm thấy các vấn đề khác mà họ cho rằng nên được khách hàng chú ý, họ sẽ báo cáo riêng đến Ban giám đốc dưới hình thức Management letter.

6. Tiếp theo cuộc kiểm toán thì thế nào?

  • Việc theo dõi tiếp theo của kiểm toán viên nội bộ sẽ được đồng ý trên từng vụ việc. Nó có thể bao gồm việc giám sát triển khai các khuyến nghị và/hoặc hỗ trợ tư vấn để hướng dẫn triển khai các khuyến nghị.
  • Đối với kiểm toán độc lập thì không có theo dõi tiếp theo, cho đến kỳ lên kế hoạch kiểm toán của năm tiếp theo, khi mà các vấn đề cũ có thể được xem xét.

7. Báo cáo kiểm toán có được công bố công khai không?

  • Thường thì báo cáo kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp tư nhân không được công bố công khai.
  • Với kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán chính được công bố công khai, còn Management letter thì không.

Theo LinkedIn

Kiểm toán độc lập là gì?

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ

Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp.

Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.

Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.

Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán. Ngoài ra, tùy từng thời kỳ kinh tế và yêu cầu cụ thể của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn thực hiện các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và đặc biệt là kiểm toán các quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị vốn góp.

Hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, vì thế hoạt động kiểm toán nói chung thường được coi là hoạt động kiểm toán độc lập.

Trong hoạt động kiểm toán độc lập thì kiểm toán báo cáo tài chính là chủ yếu, theo đó đề cập về kiểm toán độc lập tức là kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 610 thì kiểm toán nội bộ “Là bộ phận kiểm soát trong đơn vị, thực hiện kiểm tra vì lợi ích của đơn vị này. Trong số các công việc thực hiện, chủ yếu gồm kiểm tra, đánh giá và kiểm soát tính thích đáng và hiệu quả của các hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm kiểm tra, xác nhận và đánh giá. Nội dung kiểm toán có thể một số hoặc các nội dung như kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Trên thực tế phạm vi của kiểm toán nội bộ thay đổi và tùy thuộc vào qui mô, cơ cấu của đơn vị cũng như yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có một cách phân loại kiểm toán khác là phân loại theo chức năng, theo cách phân loại này thì sẽ có 3 loại kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chình, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.

Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ có mối quan hệ như thế nào? 

Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát có trách nhiệm đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập có thể sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ trong việc tìm hiểu môi trường kiểm soát để đánh giá rủi ro dẫn đến sai sót trong báo cáo cũng như xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán độc lập của mình.

Ngược lại, các doanh nghiệp có thể có được đảm bảo về một số hoạt động nhất định thuộc phạm vi của kiểm toán nội bộ từ kết quả của kiểm toán độc lập.

Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì việc duy trì trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp cũng cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả, cụ thể như đảm bảo tối ưu hóa phạm vi kiểm toán và giảm thiểu sự trùng lặp công việc kiểm toán dẫn đến lãng phí nguồn lực.

1. So sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập là hai quy trình song song và có liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù công tác Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập bổ sung cho nhau và có thể cần phối hợp chặt chẽ với nhau, nhưng mục đích và lĩnh vực trọng tâm của chúng lại khác nhau.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập có nhiều sự khác nhau

Công tác Kiểm toán nội bộ được tiến hành dựa trên cái nhìn tổng thể về hệ thống quản trị, rủi ro và kiểm soát của doanh nghiệp, trong khi kiểm toán viên độc lập lại quan tâm đến tính chính xác và minh bạch trong biến động vốn và các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Kiểm toán độc lập quan tâm nhiều hơn đến điều kiện tài chính của doanh nghiệp và sự tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp đó trong các hoạt động kinh doanh.

1.1. Mục đích của công tác kiểm toán

1.1.1. Mục đích của công tác Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ nhằm mục đích phân tích, cải thiện các biện pháp kiểm soát và hiệu suất của doanh nghiệp. Bên cạnh chức năng chính là kiểm soát tài chính và tuân thủ, Kiểm toán nội bộ được thực hiện để đánh giá toàn bộ những rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Việc quản lý và kiểm soát rủi ro có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến lược kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản nhất, Kiểm toán nội bộ xác định các rủi ro có thể khiến doanh nghiệp không đạt được các mục tiêu của mình, cảnh báo các nhà lãnh đạo về những rủi ro này và chủ động đề xuất các cải tiến để giúp giảm thiểu rủi ro.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ phân tích tài chính và rủi ro của doanh nghiệp

Công tác kiểm toán nội bộ luôn luôn đi theo định hướng cải tiến và hướng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ có thể xem như là một cơ sở để từ đó doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp cho câu hỏi: Làm thế nào để các quy trình quản trị và quản lý rủi ro của doanh nghiệp đạt được độ hiệu quả hơn trong việc quản lý rủi ro và hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh?

1.1.2. Mục đích của công tác Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập đánh giá, kết luận về tình trạng tài chính của doanh nghiệp và đánh giá những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải được tổng kết trong báo cáo tài chính. Kiểm toán độc lập cũng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp song song với việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Kiểm toán độc lập không có trách nhiệm đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đề xuất các cải tiến. Nhiệm vụ chính của kiểm toán độc lập là báo cáo các vấn đề về kiểm soát nội bộ hoặc xác định các phương án hành động cần thiết để giải quyết các vấn đề về việc doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Kiểm toán nội bộ đặt trọng tâm nâng cao và bảo vệ giá trị của doanh nghiệp. Trong khi đó Kiểm toán độc lập chú trọng đến việc trình bày hợp lý các báo cáo tài chính hoặc là xác minh việc doanh nghiệp có tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh hay không.

Kiểm toán viên nội bộ đánh giá tổng thể tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định xem các hoạt động kinh doanh có đang hỗ trợ các mục tiêu chiến lược hay không và xác định xem các rủi ro có thể tác động đến các mục tiêu đó như thế nào.

Ở một khía cạnh khác, kiểm toán viên độc lập tập trung vào việc liệu các tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp có phản ánh chính xác và công bằng kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp hay không. Kiểm toán viên từ Chính phủ hoặc cơ quan quản lý tìm kiếm bất kỳ thiếu sót hoặc sự vi phạm pháp luật nào từ doanh nghiệp.

Nhìn chung công tác kiểm toán nội bộ mang tính chủ động, trong khi đó kiểm toán độc lập lại chủ yếu xem xét những hồ sơ đã được lưu trữ trước đây hoặc kiểm tra tính minh bạch và hợp pháp trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán độc lập đặt trọng tâm vào xác định tính công khai và minh bạch

Kiểm toán nội bộ được tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp và chủ yếu liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập lại làm việc trên hồ sơ tài chính hoặc yêu cầu về việc tuân thủ luật pháp của doanh nghiệp.

Chức năng kiểm toán nội bộ mang tính phòng ngừa và liên tục, cung cấp thông tin chi tiết và đề xuất cho Ban Giám đốc về tất cả các quy trình quản trị, rủi ro có thể gặp phải và kiểm soát rủi ro ấy. Trong khi đó, kiểm toán tài chính độc lập có xu hướng diễn ra hàng năm hoặc ít nhất 5 năm một lần, với phạm vi giới hạn trong báo cáo tài chính. Đối với hoạt động đánh giá việc doanh nghiệp có tuân thủ các quy định của pháp luật hay không, phạm vi đánh giá được xác định bởi cơ quan quản lý tiến hành đánh giá.

1.4. Đối tượng chính của kiểm toán

Kiểm toán nội bộ: Hội đồng quản trị, quản lý điều hành.

Kiểm toán độc lập: Nhà đầu tư, khách hàng, lợi ích công cộng hoặc cơ quan quản lý.

Kiểm toán viên nội bộ sẽ báo cáo trực tiếp cho quản lý cấp cao, hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán và đôi khi cũng có trách nhiệm báo cáo lên các nhóm khác trong hệ thống quản trị riêng của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ được tiến hành trong nội bộ doanh nghiệp

Kiểm toán viên độc lập, vốn là một phần của bên thứ ba hoàn toàn độc lập, sẽ báo cáo cho một đối tượng khác, có thể bao gồm các thành viên công ty, cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng hoặc cơ quan quản lý không thuộc cơ cấu quản trị nội bộ của doanh nghiệp.

Tóm lại, Kiểm toán nội bộ là một hoạt động kiểm toán thường xuyên được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp. Kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm tra và đánh giá của một cơ quan độc lập đối với các tài khoản hàng năm của một đơn vị để đưa ra ý kiến ​​về việc kiểm toán đó. Kiểm toán nội bộ là hoạt động có tính chất không bắt buộc đối với doanh nghiệp, nhưng kiểm toán độc lập lại là bắt buộc.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Mối quan hệ tương hỗ giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập không hề đối lập nhau. Trên thực tế, hai quy trình này còn bổ sung cho nhau. Kiểm toán viên độc lập có thể sử dụng thành quả công việc của kiểm toán viên nội bộ nếu anh ta cho rằng kết quả đó phù hợp. Tuy vậy, điều đó không phải là một phương pháp làm giảm trách nhiệm của Kiểm toán viên độc lập.

Sự khác biệt giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
Mối quan hệ tương hỗ giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ có thể được coi như như một cuộc kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp và hỗ trợ cho doanh nghiệp trên con đường phát triển bằng cách tư vấn về các vấn đề khác nhau để các hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả như mong đợi.

Bài viết đã đưa ra sự so sánh Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập qua các khía cạnh mục đích, trọng tâm, phạm vi và đối tượng. Bên cạnh đó, cũng cung cấp cho bạn đọc những thông tin về hoạt động của hai hình thức kiểm toán này. Tin rằng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có được góc độ tiếp cận gần hơn với hai hình thức kiểm toán trên.