Soạn văn tổng kết từ vựng tiếp theo lớp 9

Soạn Văn 9: Tổng kết về từ vựng [tiếp theo] được biên soạn ngắn gọn dễ hiểu, giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài. Tài liệu giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm về từ đơn, từ ghép và cách sắp xếp các từ vào bảng phân loại, giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

I. Sự phát triển của từ

Câu 1 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Câu 2 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Dẫn chứng về những cách phát triển của từ vựng:

- Phát triển nghĩa của từ: Mũi [của người]. VD: Mũi thuyền, mũi tàu, ...

- Phát triển số lượng từ:

+ Tạo thêm từ mới: Sách đỏ, tiền khả thi, kinh tế tri thức, ...

+ Mượn từ ngữ nước ngoài: A-xít, ra-đi-ô, ca-me-ra, băng cát-xét, ...

Câu 3 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Không có ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ. Vì bất cứ từ nào cũng phải chứa đựng một nghĩa nhất định, tăng số lượng từ cũng là tăng số lượng nghĩa của từ.

II. Từ mượn

Câu 1 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Nhận định [c] đúng. Vay mượn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các ngôn ngữ, vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

Câu 3 [trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa. Những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn theo hình thức phiên âm.

III. Từ Hán Việt

Câu 1 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

Câu 2 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Câu [b] là quan niệm đúng bởi vì nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

- Thuật ngữ: Từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.

- Biệt ngữ xã hội: Những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người, một tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Vai trò của thuật ngữ hiện nay:

- Đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước.

- Là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.

Câu 3 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:

- Trong nghề y: Chuyên khoa ti vi, chuyên khoa moi tiền, ...

- Trong nghề giáo: Cháy giáo án, chuồn giờ, cúp học, bác sĩ gây mê [thầy cô dạy quá buồn ngủ]...

- Trong buôn bán: Mấy vé, mấy xanh [đô la], cớm [công an]...

- Lứa tuổi học sinh: Trứng ngỗng [điểm 0], cọc trâu [điểm 1], phao [tài liệu chép bài],...

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Các hình thức trau dồi vốn từ

- Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể

- Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ.

Câu 2 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

- Bách khoa toàn thư: Từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: Thảo ra [soạn] để thông qua [động từ], bản thảo đưa ra [danh từ].

- Đại sứ quán: Cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu

- Hậu duệ: Con cháu người đã chết.

- Khẩu khí: Khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: Môi trường sinh sống của sự vật.

Câu 3 [trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1]:

Sửa lỗi dùng từ

  1. - Sai về dùng từ béo bổ, béo bổ là từ dùng để chỉ thức ăn nuôi cơ thể.

- Sửa lại: Dùng từ béo bở thay thế, béo bở mang lại nhiều lợi nhuận.

  1. - Sai về dùng từ đạm bạc – đạm bạc là sự ăn uống đơn giản, đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cơ thể.

- Sửa lại: Thay bằng tệ bạc - tệ bạc là hành động vô ơn không giữ trọng nghĩa tình.

  1. - Sai về cách dùng từ tấp nập – tấp nập là chỉ sự đông người qua lại.

- Sửa lại: Dùng từ tới tấp, tới tấp là liên tiếp, dồn dập.

......................

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 9, Trắc nghiệm Ngữ Văn, Lý thuyết Ngữ Văn được cập nhật liên tục trên VnDoc để học tốt Văn 9 hơn.

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Tổng kết từ vựng [tiếp theo], học sinh tiếp tục sẽ được củng cố những kiến thức về từ vựng trong chương trình Ngữ Văn THCS.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng [tiếp theo]

Tài liệu chi tiết sẽ giúp ích cho các em học sinh lớp 9 khi chuẩn bị bài tập, mời tham khảo sau đây.

Soạn văn 9: Tổng kết từ vựng [tiếp theo]

Soạn bài Tổng kết về từ vựng [tiếp theo] - Mẫu 1

I. Từ tượng thanh và từ tượng hình

1. Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình

- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô tả âm thanh của tự nhiên, con người.

- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

2. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh

Một số tên loài vật là từ tượng thanh: tu hú, tắc kè, con quốc…

3. Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích

Các từ tượng hình là: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ, trắng toát.

II. Một số phép tu từ từ vựng

1. Ôn lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- So sánh: là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt .

- Ẩn dụ: gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi, hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm, nói tránh: một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, ghê sợ hay thiếu tế nhị, lịch sự.

- Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ [hoặc cả một câu] để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.

- Chơi chữ: cách sử dụng từ ngữ độc đáo với ý nghĩa có thể ẩn dụ, nhân hóa, đã kích hay châm biếm sự việc, sự vật.

2. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau [trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du].

a.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ [hoa, cánh: cuộc đời của Thúy Kiều, lá, cây: gia đình Kiều]

- Tác dụng: Mượn hình ảnh trên để nói về việc Kiều bán mình để cứu cha, cứu em.

b.

- Biện pháp tu từ: so sánh [tiếng đàn - tiếng hạc, tiếng suối]

- Tác dụng: diễn tả âm thanh của tiếng đàn.

c.

- Biện pháp tu từ: nói quá kết hợp nhân hóa [hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh].

- Tác dụng: Cho thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến tạo hóa cũng phải đố kỵ.

d.

- Biện pháp tu từ: nói quá

- Tác dụng: khắc họa sự xa cách của Thúy Kiều và Thúc Sinh

e.

- Biện pháp tu từ: chơi chữ [tài, tai]

- Tác dụng: những người tài hoa thường phải chịu nhiều tai họa.

3. Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu [đoạn] sau:

a.

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ [còn] và chơi chữ [say sưa - sử dụng từ đa nghĩa]

- Tác dụng: Lời bày tỏ khéo léo của chàng trai đối với cô gái.

b.

- Biện pháp tu từ: nói quá [đá núi cũng mòn, nước sông phải cạn]

- Tác dụng: Thể hiện ý chí, quyết tâm của con người không có gì ngăn nổi.

  1. - Biện pháp tu từ: so sánh [tiếng suối - tiếng hát] và điệp ngữ [chưa ngủ]

- Tác dụng; khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.

d.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa [trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ]

- Tác dụng: sự giao hòa giữa thiên nhiên và thi sĩ, ánh trăng giống như người bạn tri kỷ.

e.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ [mặt trời của mẹ]

- Tác dụng: đứa con chính cũng giống như mặt trời là nguồn sống, niềm hy vọng của người mẹ.

III. Bài tập ôn luyện

Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau đây:

a.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

[Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận]

b.

Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu, chồng bảo tơ hồng trời cho.

[Ca dao]

c.

Đã ngừng đập một quả tim Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng

[Gửi lòng con đến cùng cha, Thu Bồn]

d.

Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

[Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật]

e.

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim.

[Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật]

g.

Có cá đâu mà anh ngồi câu đó Biết có không mà công khó anh ơi?

h.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai

[Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông]

Gợi ý:

  1. Biện pháp tu từ: so sánh [mặt trời - hòn lửa], nhân hóa [sóng cài then, đêm sập cửa]
  1. Biện pháp tu từ: nói quá [mười tám gánh lông, râu hồng trời cho]
  1. Biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh [đã ngừng đập]
  1. Biện pháp tu từ: điệp ngữ [nhìn]
  1. Biện pháp tu từ: hoán dụ [trái tim - chỉ con người]
  1. Biện pháp tu từ: chơi chữ [dùng cách nói lái: đâu - câu, không - công]
  1. Biện pháp tu từ: ẩn dụ [chuyển đổi cảm giác: ánh nắng chảy đầy vai]

Soạn bài Tổng kết về từ vựng [tiếp theo] - Mẫu 2

Câu 1. Viết một đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh hoặc tượng thanh tượng hình.

Gợi ý:

Con người từ khi sinh ra đã có được tình yêu thương từ những người thân trong gia đình, đó là bố mẹ. Họ là người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, ở bên chúng ta trong hành trình trưởng thành. Họ là người đã đưa tay ra ôm lấy khi chúng ta ngã trong những bước đi chập chững đầu tiên. Bố mẹ cũng là người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con của mình trở về mỗi khi vấp ngã. Nếu được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, con người sẽ cảm thấy ấm áp và bình yên hơn bao giờ hết. Bởi vậy, chúng ta cần biết trân trọng những người thân luôn ở bên yêu thương, chia sẻ với chúng ta.

Chủ Đề