Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu to miêu tả trong văn bản thuyết minh

Bài học giúp các em củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh và miêu tả. Và kết hợp các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh hay hơn.

ADSENSE

 

1. Tóm tắt nội dung

  • Làm cho văn bản thuyết minh được hay hơn, thêm sinh động hơn cần sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn.
  • Yếu tố miêu tả làm cho người đọc dễ hình dung.

2. Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Câu 1. Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau.

  • Thân chuối có hình tròn thẳng đứng và nhẵn thĩn như những chiếc cột nhà bóng loáng.
  • Lá chuối lúc mới ra: cuộn tròn như chiếc hoa loa kèn, lúc đã khôn lớn xanh mướt và rộng như một tấm phản.
  • Lá chuối khô: khi lá chuối đã già chúng rũ xuống bám chặt lấy thân cây chứ không rơi rụng và lìa xa như những lá cây khác. Ban đầu còn vàng tươi sau đó khô dần khô dần thành màu nâu nhạt.
  • Nõn chuối mới ra giống như một bức thư thời xưa được viết trên giấy hoa tiên còn phong kín.
  • Bắp chuối: màu đỏ tươi, hình dáng giống như một búp sen khổng lồ treo ngược.
  • Quả chuối: cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng. 

Câu 2. Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn.

  • Tách là loại uống của Tay, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác, có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.
  • Những yếu tố miêu tra này làm nổi bật hình ảnh loại chén (đối tượng được thuyết minh) và hình ảnh của Bác Hồ. 

Câu 3. Đọc văn bản sau đây và chỉ ra những câu miêu tả sau đó. 

  • Những nhóm quan họ nam và nữ trong trang phục dân tộc đi tìm nhau trong ngày hội, mời nhau xơi trầu và nhận kết nghĩa giữa các làng.
  • Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca, điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng trầm tĩnh.
  • Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân hình có các họa tiết đẹp.
  • Bàn cờ là sân rộng, mỗi phe có 16 người mặc trang phục đỏ hoặc xanh, cầm trên tay hay đeo trước ngực biển kí hiệu quân cờ.
  • Hai ông tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục xưa lộng lẫy, có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.

Để hiểu bài hơn và giải quyết các yêu cầu bài tốt hơn các em nên tham khảo bài giảng Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

3. Hỏi đáp về bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

  • Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

    1. Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả không và sử dụng ở mức độ nào? Những yếu tố miêu tả thường hướng tới mục đích gì và có tác dụng như thế nào?

    Tiếp nối với kiến thức Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh ở trong bài viết trước. Đến với bài viết lần này, HOCMAI sẽ giúp các em học sinh ôn lại và nắm chắc kiến thức qua bài hướng dẫn Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chi tiết Ngữ Văn 9.

     

    Bài viết tham khảo thêm:

    • Soạn bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
    • Soạn bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
    • Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

     

    I. Hướng dẫn chuẩn bị

    Cho đề bài: |Con trâu ở làng quê Việt Nam|.

    Câu 1 | Trang 28 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

    Tìm hiểu đề: Giải thích đề bài và cho biết yêu cầu trình bày vấn đề gì. Theo em, đối với đề văn này, cần phải trình bày những ý gì?

    Gợi ý:

    – Yêu cầu của đề bài: Giới thiệu | Thuyết minh về con trâu ở tại làng quê Việt Nam.

    – Đề bài yêu cầu trình bày: Vị trí và vai trò của con trâu ở trong đời sống của những người nông dân Việt Nam.

    – Với vấn đề này, chúng ta cần trình bày các ý sau:

    • Con trâu chính là sức kéo chủ yếu
    • Con trâu chính là tài sản lớn nhất
    • Con trâu ở trong các lễ hội truyền thống
    • Con trâu trong tuổi thơ
    • Con trâu đối với việc chế biến đồ mỹ nghệ và cung cấp thực phẩm

    – Trong bài văn thuyết minh khoa học, chúng ta có thể sử dụng những tri thức nói tới sức kéo của con trâu.

    Câu 2 | Trang 28 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

    Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu to miêu tả trong văn bản thuyết minh

    Tham khảo văn bản thuyết minh trên đây và cho biết chúng ta có thể sử dụng được những ý gì trong bài thuyết minh.

    Gợi ý:

    Có thể sử dụng được một số ý sau:

    • Khái quát tổng quát về loài trâu | Đoạn 1
    • Nguồn gốc của loài Trâu Việt Nam | Đoạn 2
    • Khả năng sinh sản của loài trâu | Đoạn 3
    • Vai trò, công dụng của loài trâu | Đoạn 4

    Ta có dàn ý của đề bài đã cho:

    I. Mở bài: Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu ở trên đồng ruộng, ở làng quê Việt Nam.

    II. Thân bài:

    a) Nguồn gốc và đặc điểm về loài trâu Việt Nam:

    – Trâu Việt Nam là loài trâu có nguồn gốc từ trâu rừng và được con người thuần hóa, thuộc vào nhóm trâu đầm lầy.

    – Trâu là một loại động vật thuộc lớp thú, có lông màu xám hoặc xám đen; thân hình của trâu vạm vỡ, thấp và ngắn; sừng hình lưỡi liềm; bụng to; bầu vú nhỏ; mông dốc; đuôi dài và thường xuyên phe phẩy,…

    – Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa là một con.

    b) Lợi ích của loài trâu:

    – Trong đời sống vật chất:

    • Trâu được nuôi chủ yếu để kéo cày, kéo bừa giúp người nông dân làm nên hạt lúa, hạt gạo.
    • Trâu là tài sản quý giá của người nông dân.
    • Nuôi trâu còn dùng để cung cấp thịt, cung cấp da và sừng để làm đồ mỹ nghệ.

    – Trong đời sống tinh thần:

    • Con trâu là người bạn thân thiết trong tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn Việt Nam. Đó là buổi đi chăn trâu với những hoạt động như: thổi sáo, thả diều, đọc sách, đánh trận giả khi chăn trâu cùng lũ bạn,…
    • Con trâu trong các lễ hội như Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, lễ hội đâm trâu ở tỉnh Tây Nguyên, biểu tượng Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam,…

    III. Kết bài:

    – Khẳng định lại vai trò của con trâu ở trong đời sống của người nông dân tại làng quê Việt Nam.

    – Tình cảm người viết đối với con trâu.

     

    II. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

    Câu 1 | Trang 28 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

    Hãy vận dụng các yếu tố miêu tả để giới thiệu các ý sau:

    Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu to miêu tả trong văn bản thuyết minh

    Gợi ý:

    – Hình ảnh con trâu tại làng quê Việt Nam rất thân thuộc: Sau một ngày lao động vất vả, khi chiều xuống, con trâu lại đủng đỉnh trên đường về làng trong dáng đi khoan thai và chậm rãi. Vào những ngày mùa, con trâu nằm cạnh bên đống rơm vừa phơi khô, chậm rãi nhai,… Hình ảnh ấy gợi cho ta về sự bình yên, gần gũi của làng quê Việt Nam.

    – Hình ảnh con trâu làm việc trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó, giúp người nông dân Việt Nam trong công việc đồng áng từ ngàn đời. Dáng vẻ quen thuộc với hình ảnh “Con trâu đi trước, cái cày đi theo sau”, trâu lầm lũi, gò lưng để kéo cày, chân thì sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,… Người nông dân đã xem “Con trâu chính là đầu cơ nghiệp”, là một người bạn tốt của họ.

    – Con trâu ở trong một số lễ hội: Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, lễ hội đâm trâu ở tỉnh Tây Nguyên, biểu tượng Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam,…

    – Con trâu trong tuổi thơ ở nông thôn:

    • Hình ảnh con trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên những cánh đồng, trên bãi, ở vùng ven đê, ven các con đường làng.
    • Hình ảnh về chú bé chăn trâu ngồi thổi sáo trên lưng trâu giữa đồng quê thường được xem là biểu tượng cho cuộc sống yên bình của quê hương, làng quê Việt Nam.
    • Những kỉ niệm về tuổi thơ thường gắn liền với những trò chơi của trẻ em lúc chăn trâu như: bắt dế, chơi chọi gà (cỏ), đánh trận giả, thả diều,…

    Câu 2 | Trang 28 SGK Ngữ văn 9 – Tập 1

    Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có sử dụng các yếu tố miêu tả đối với một trong những ý nêu ở trên. Chú ý sử dụng thêm những câu ca dao, tục ngữ về con trâu vào bài cho thích hợp và thêm sinh động.

    Gợi ý:

    Con trâu còn được gắn liền với các lễ hội đình đám của Việt Nam như Lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu sau khoảng thời gian được chăm sóc và luyện tập chu đáo. Con nào con nấy lúc này vạm vỡ, sừng nhọn hoắt cong như hình vòng cung, da bóng loáng, mắt trắng với tròng đỏ chỉ chờ để được vào sân đấu. Trong những hồi trống giục giã, trong tiếng cổ vũ hò reo của mọi người, hai con trâu đã lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài lễ hội ở Hải Phòng ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu tại Tây Nguyên. Đây là một phong tục tập quán của một số dân tộc. Con trâu bị giết sẽ được đem xẻ thịt chia đều cho tất cả các gia đình trong buôn làng để cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

    Đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả về con trâu

    Lễ hội chọi trâu là một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc, lễ hội này thường được tổ chức vào khoảng đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được chọn lựa để chọi thường vào lúc khỏe nhất, có độ tuổi từ 4 – 5 tuổi, có làn da bóng mượt, thân mình nở nang, lực lưỡng, sừng cong và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra con trâu to khỏe và đẹp nhất để tham gia vào cuộc thi. Khi cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi nghe được hiệu lệnh sẽ lao vào chiến đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của tất cả mọi người xung quanh. Con trâu nào khỏe và có kỹ thuật tốt hơn sẽ giành chiến thắng.

    Vậy là bài học hướng dẫn Soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chi tiết do HOCMAI biên soạn đã kết thúc. Các em học sinh thấy bài viết thế nào? Nếu có thắc mắc về nội dung ở bài viết hay còn có vấn đề nào cần giải đáp. Hãy để lại bình luận ở cuối bài viết nhé!