Sơ yếu lý lịch công chứng là gì

Công chứng sơ yếu lý lịch ở đâu, văn phòng công chứng có công chứng sơ yếu lý lịch không, công chứng sơ yếu lý lịch bao nhiêu tiền, xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu, làm sơ yếu lý lịch, sơ yếu lý lịch có cần công chứng không… cụ thể qua câu hỏi và câu trả lời dưới đây:

Câu hỏi: Xin chào Luật sư! Tôi làm hồ sơ muốn chứng thực sơ yếu lý lịch thì cần chuẩn bị giấy tờ gì và đến đâu để xin chứng thực ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
  • Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Luật sư tư vấn trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hùng Sơn. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:

Trước hết, cần hiểu “Sơ yếu lý lịch” là tài liệu gồm tập hợp các thông tin cơ bản của cá nhân. Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng vào mục đích xin việc làm, tuyển dụng.

Gồm một tập hợp thông tin cá nhân cơ bản nhất, đến thông tin kinh nghiệm làm việc, do đó các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường căn cứ vào sơ yếu lí lịch để nắm bắt thông tin, từ đó làm căn cứ để xem xét ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng không.

Trong thực tế, để tăng tính “xác thực” của sơ yếu lý lịch ứng viên, các tổ chức, doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên cung cấp bản “công chứng sơ yếu lí lịch” hay chính xác hơn là bản chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch.  

Căn cứ Điều 24, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch, cần chuẩn bị giấy tờ gì như sau:

  • Bản chính hoặc bản sao đã chứng thực đối với Giấy tờ chứng thực cá nhân [Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng];
  • Giấy tờ, văn bản [Bản Sơ yếu lý lịch] mà mình sẽ ký và cần chứng thực.

Cần lưu ý về bản chất của thủ tục chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân, người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung mình đã khai trong bản tờ khai lý lịch cá nhân. Bản chất của thủ tục này cơ quan làm nhiệm vụ chứng thực xác nhận chữ ký đó là của người yêu cầu thực hiện thủ tục chứng thực. Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung được kê khai trong Bản sơ yếu lý lịch.

Cũng lưu ý khi chuẩn bị Bản sơ yếu lý lịch, dù bản sơ yếu lý lịch là tự soạn hay được mua sẵn trong những bộ hồ sơ có gồm Bản sơ yếu lý lịch thì cũng đều phải chú ý về nội dung và cách trình bày khi khai thông tin. 

  • Về nội dung, đảm bảo có đầy đủ các trường thông tin cá nhân, thông tin nhân thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập/công tác của bản thân, những nội dung khác: Khen thưởng, ký luật…
  • Về thể thức, cần trình bày sơ yếu lý lịch mạch lạc, bố cục rõ ràng, thống nhất.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định, sơ yếu lý lịch được thực hiện chứng thực ở đâu? Có bắt buộc phải thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nơi người yêu cầu chứng thực có hộ khẩu thường trú?

Là quy định mang tính tiến bộ, tích cực nhằm giảm thiểu sự rườm rà của thủ tục hành chính, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015 của Chính phủ đã quy định:

“5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.”

Như đã đề cập, bản chứng thực sơ yếu lý lịch là sự chứng thực chữ ký trong văn bản là do người yêu cầu chứng thực trực tiếp ký. Nên thủ tục này không phải chứng thực nội dung văn bản mà là chứng thực chữ ký. Do đó, có thể hiểu không bắt buộc phải tới cơ quan nơi có hộ khẩu thường trú mới có thể làm thủ tục này.

Theo quy định chi tiết tại Điều 5, Nghị định 23/2015, những người có nhu cầu chứng thực [chữ ký] sơ yếu lý lịch, có thể đến các cơ quan, tổ chức sau để thực hiện thủ tục:

  • Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh bất kỳ;
  • Ủy ban nhân dân xã, phường, trị trấn bất kỳ;
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự [Cơ quan đại diện] – áp dụng với những trường hợp người Việt Nam đang ở nước ngoài;
  • Phòng công chứng/Văn phòng công chứng bất kỳ.

Như vậy, đối với Sơ yếu lí lịch cá nhân cần lưu ý: Sơ yếu lí lịch không bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng thực. Nhưng nếu cần thiết, phải làm thủ tục theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn chỉ cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và tới một trong các cơ quan/tổ chức như đã đề cập ở trên mà không cần phải về địa phương nơi có hộ khẩu thường trú.

Trên đây là nội dung tư vấn thủ tục công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch. Trường hợp cần tư vấn cụ thể, chi tiết hơn vui lòng liên hệ Luật Hùng Sơn thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6518 để được hỗ trợ kịp thời.

Chứng thực sơ yếu lý lịch cần giấy tờ gì?

PV [theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp]

13:00 18/12/2019

Bà Đỗ thị Hội hỏi: Khi chứng thực sơ yếu lí lịch để xin việc thì cần mang theo các giấy tờ gì?

Bộ Tư pháp trả lời:

Bản chất của việc chứng thực sơ yếu lí lịch chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong sơ yếu lí lịch đó là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Thủ tục chứng thực chữ ký được quy định Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

“1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a] Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b] Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

……………………………………………

4 . Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a] Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b] Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c] Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d] Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản”.

Như vậy, để chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân, bạn cần mang theo các giấy tờ gồm: [1] Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng và [2] Sơ yếu lí lịch cần chứng thực.

Chủ đề: thủ tục tư vấn pháp luật xin việc giấy tờ Chứng thực sơ yếu lí lịch

Video liên quan

Chủ Đề