So với cả nước Tây Nguyên là vùng dụng thứ máy về diện tích cây cao su

Bởi Pham, T.T., Hoang, T.L., Nguyen, D.T., Dao, T.L.C., Ngo, H.C., Pham, V.H.

Giới thiệu về cuốn sách này

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Bản đồ hành chính vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu [Lào] và Ratanakiri và Mondulkiri [Campuchia]. Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao [chính là Trường Sơn Nam].
 

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu, gồm Bắc Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Kon TumGia Lai, trước là một tỉnh], Trung Tây Nguyên [tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông], Nam Tây Nguyên [tương ứng với tỉnh Lâm Đồng]. Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm. Cây điều và cây cao su cũng đang được phát triển tại đây. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ. Và đang tiến hành khai thác Bô xít. Tây Nguyên cũng là khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu như chưa khai thác và tiềm năng du lịch lớn, Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Tuy nhiên, nạn phá rừng, hủy diệt tài nguyên thiên nhiên và khai thác lâm sản bừa bãi chưa ngăn chận được tại đây có thể dẫn đến nguy cơ làm nghèo kiệt rừng và thay đổi môi trường sinh thái.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
          Địa hình:           - Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:               + Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng. Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với qui mô lớn.               + Địa hình vùng núi.               + Địa hình thung lũng chiếm diện tích không lớn; chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.

           Khí hậu:
  - Chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xích đạo; nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 0C điều hoà quanh năm biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch cao trên 5,5 0C.

          - Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.

          Tài nguyên nước:

          - Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.

  Đất đai:

      - Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.

          - Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá nghiêm trọng [đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%].


Tài nguyên rừng:

          - Tây nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...
 

          - Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi...

Tài nguyên khoáng sản:

          - Chủng loại khoáng sản ít. Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia Lai Kon Tum. Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng.


          - Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc.

  • Tây Nguyên
  • Kon Tum
  • Gia Lai
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Lâm Đồng

Đề xuất

Thứ năm, 31/03/2022 - 08:05 AM

Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP.

Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP đánh giá: Năm 2021 là một năm tiếp tục khó khăn đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam [Tập đoàn] nói chung và các đơn vị cao su tại khu vực Tây Nguyên nói riêng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cao su tại Tây Nguyên phải đối mặt với nhiều áp lực do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài vào đầu mùa cạo…

Trước những thách thức đó, bên cạnh những thuận lợi chủ yếu về lao động ổn định, giá bán mủ cao su chuyển biến tích cực, các đơn vị cao su tại Tây Nguyên đã đạt kết quả sản xuất kinh doanh hết sức khả quan, các chỉ tiêu chính đều hoàn thành và vượt kế hoạch do Tập đoàn giao.

Kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực Tây Nguyên được thể hiện qua một số chỉ tiêu chính như: Tổng diện tích cao su đạt 64.036 ha, trong đó cao su khai thác 38.024 ha; sản lượng khai khác đạt 60.607 tấn, đạt 109% kế hoạch; năng suất bình quân 1,59 tấn/ha/năm.

Tổng doanh thu đạt hơn 3.100 tỷ đồng, đạt 122,2% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 595 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 212 tỷ đồng, đạt 117,4%. Thu nhập bình quân người lao động đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2021, dù đối diện rất nhiều khó khăn nhưng các đơn vị cao su ở Tây Nguyên đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Ảnh: Mai Phương.

Với kết quả đạt được như trên, các đơn vị cao su tại Tây Nguyên đã đóng góp vào sản lượng cao su khai thác của Tập đoàn trên 15%, doanh thu gần 14% và lợi nhuận cao su khoảng 13%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, tạo bước khởi đầu thành công trong kế hoạch phát triển 5 năm giai đoạn năm 2021 - 2025, đặc biệt là tiếp tục ổn định việc làm, thu nhập và chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Bứt lên từ tiến bộ giống, kỹ thuật canh tác

Những năm gần đây, năng suất của các đơn vị ngày càng được nâng lên, một số đơn vị gia nhập câu lạc bộ 2 tấn của Tập đoàn và năng suất ngày càng sát nhau. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa ông?

Những năm trước đây, các đơn vị cao su ở Tây Nguyên có năng suất không đồng đều, cơ bản do vườn cây được thiết lập chu kỳ đầu, chủ yếu ở giai đoạn 1984 - 1995, là giai đoạn kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng ở khu vực Tây Nguyên còn nhiều khăn, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực cây cao su còn nhiều hạn chế.

Theo đó, đã dẫn đến chất lượng vườn cây không đạt như kỳ vọng do giống trồng ở chu kỳ 1 là giống cũ kém thích hợp với điều kiện đặc thù Tây Nguyên [cao trình cao, khô hanh, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, nhiều sương mù], làm cho sinh trưởng của cây cao su chậm lại, kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản.

Các đơn vị cao su ở Tây Nguyên đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, nhất là đồng bào thiểu số. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này việc quản lý cỏ dại và chống cháy, đặc biệt là cỏ tranh trên vườn cây là vấn đề khó khăn mà hầu hết các diện tích trồng cao su phải đối diện, công tác phòng trị bệnh lá còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện và thuốc phòng trị là những nguyên nhân cơ bản làm giảm chất lượng và sự bất đồng đều giữa các đơn vị trong khu vực.

Hiện nay, diện tích cao su kinh doanh hầu hết là vườn cây tái canh chu kỳ 2, các hạn chế cơ bản ở chu kỳ 1 cơ bản đã được khắc phục. Công tác chọn giống thích hợp với từng tiểu vùng trồng tái canh được đặc biệt chú trọng. Nhiều giống cao su mới được Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tạo tuyển đã chứng minh khả năng thích ứng tốt với điều kiện đặc thù Tây Nguyên, sinh trưởng khỏe, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản so với giai đoạn trước và năng suất vườn cây được cải thiện rõ rệt.

Ngoài yếu tố giống, công quản lý chăm sóc, bón phân và bảo vệ thực vườn cây được thực hiện theo quy trình kỹ thuật tiến bộ nhằm hạn chế tác động tiêu cực của môi trường. Quy trình kỹ thuật cây cao su đã được Bộ NN-PTNT ban hành năm 2021...

Năm 2021, đã có 2/12 đơn vị tham gia câu lạc bộ 2 tấn và sẽ có khoảng 6/12 đơn vị tham gia câu lạc bộ 2 tấn trước 2025 ở khu vực Tây Nguyên.

Thay đổi bộ mặt vùng đồng bào thiểu số

Vùng nguyên liệu của các đơn vị cao su tại Tây Nguyên thường ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các công ty cao su tại đây?

Tại khu vực Tây Nguyên, Tập đoàn có 12 đơn vị thành viên đóng chân trên địa bàn 5 tỉnh: Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum; quản lý sử dụng hơn 64.000 ha cao su, trong đó phần lớn diện tích cao su nằm ở vùng sâu, vùng xa và  vùng biên giới.

Ngoài phát triển kinh tế, các đơn vị cao su ở Tây Nguyên còn góp phần đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng ở vùng có cây cao su. Ảnh: NNVN.

Để thấy được chuyển biến bộ mặt làng quê ở những vùng cao su, cần quay lại thập niên 1980, là thời điểm Tập đoàn bắt đầu thực hiện chương trình phát triển cao su ở Tây Nguyên theo Quyết định 5382 của Tổng cục Cao su.

Từ những vùng đất hoang sơ, đất trống đồi trọc, hiện nay đã hình thành các khu thị tứ trù phú như Thị xã Buôn Hồ, Thị trấn Ea Đrăng, Thị trấn Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh, Đak Đoa, Đức Cơ… với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp, các cơ sở giáo dục và y tế được các công ty đầu tư không những phục vụ cho người lao động mà còn cho dân cư trong vùng.

Đặc biệt, các công ty đã tạo công ăn việc làm cho hơn 12.000 lao động, trong đó hơn 50% là người đồng bào, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giúp cải thiện đời sống dân cư và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Qua đó, có thể thấy các công ty cao su ở Tây Nguyên đã thực hiện rất tốt các chủ trương, chính sách, chiến lược của Nhà nước, địa phương và Tập đoàn về các mặt kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, môi trường và nhất là sử dụng người lao động là đồng bào thiểu số, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương có cao su đứng chân và phát triển vốn nhà nước tại Tập đoàn.

Lãnh đạo Công ty Cao su Chư Prông đi kiểm tra vườn cây. Ảnh: NNVN.

"Để tiếp tục duy trì và phát huy vai trò quan trọng của mình, Tập đoàn sẽ tiếp tục chỉ đạo các công ty cao su tại Tây Nguyên triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn dựa trên 3 trụ cột: Phát triển kinh tế - Bảo vệ môi trường - Trách nhiệm xã hội, tiếp tục nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm phát triển sản xuất kết hợp với phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, sử dụng người lao động dân tộc, không ngừng tăng năng suất và thu nhập của người lao động. Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị và an ninh quốc phòng trong phạm vi tổ chức sản xuất".

[Ông Lê Thanh Hưng]

Ứng phó với tăng giá vật tư 

Để các công ty cao su trên địa bàn Tây Nguyên phát triển bền vững cũng như việc sử dụng quỹ đất hiệu quả, thời gian tới các đơn vị tại đây cần tập trung vào các giải pháp nào, thưa ông?

Năm 2022, bên cạnh các thuận lợi cơ bản, vẫn còn đó nhiều thách thức, khó khăn. Để đảm bảo duy trì thành quả đạt được và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động, các công ty cao su Tây Nguyên tập trung vào các giải pháp chủ yếu như sau:

Một là tiếp tục chủ động xây dựng nhiều phương án để thích ứng với dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp. Hai là kiên trì thực hiện chính sách tiết giảm trong đầu tư, chỉ đầu tư những hạng mục thật sự cấp thiết, tiếp dừng, giãn đầu tư những hạng mục chưa thật sự cần thiết.

Công nhân cao su ở Tây Nguyên có thu nhập ổn định và cao so với mặt bằng chung. Ảnh: NNVN.

Thứ ba, quản lý chặt chẽ giá thành ngay từ đầu năm để hạn chế việc tăng giá thành do biến động giá cả phân bón, nguyên liệu và tăng lương tối thiểu. Thứ tư là phải dự báo tình hình thị trường kịp thời để có giải pháp linh hoạt về tiêu thụ, tồn kho, khách hàng, giá bán… nhằm bảo đảm lợi nhuận kế hoạch và dòng tiền của hoạt động kinh doanh.

Năm là đẩy mạnh việc trồng xen, trồng luân canh, hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển cây nguyên liệu gỗ… để tăng hiệu quả sử dụng đất và đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững. Đồng thời, chú trọng ổn định việc làm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Cuối cùng, các đơn vị phải nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vào sản xuất, kinh doanh và quản lý. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất...

Xin cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề