So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về pháp luật thuế thu nhập cá nhân
  • 2. Phân biệt thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp
  • 3. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân

1. Khái quát về pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Ở nước ta trước đây, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, do nguồn thu nhập của dân cư trong xã hội mang tính chất thuần nhất nên Nhà nước ta không thu thuế đối với thu nhập của cá nhân không kinh doanh. Sau khi thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lí từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường hình thành phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện. Bền cạnh đó, sự phân hoá thu nhập và phân cực giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội diễn ra rất nhanh. Để động viên một phần thu nhập của một bộ phân dân cư có thu nhập cao hơn so với mức thu nhập chung của cộng đồng vào ngân sách nhà nước và thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, ngày 27/12/1990, Hội đồng nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh này được áp dụng trên thực tế kể từ ngày 01/4/1991. Qua quá trình tổ chức thực hiện, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào các năm 1992, 1993, 1994, 1997, 2001, 2004. Ngày 21/11/2007, Quốc hội đã ban hàng Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.

Qua 3 năm thực hiện, Luật thuế thu nhập cá nhân về cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra khi ban hành Luật:

Thử nhất, đã bao quát và mở rộng được đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, theo đó, số người nộp thuế đã tăng lên qua các năm, các loại thu nhập mới phát sinh trong nền kinh tế đã dần bao quát được.

Thứ hai, đảm bảo động viên hợp lí thu nhập của dân cư, góp phần đảm bảo công bằng xã hội: Thống nhất các quy định về thuế áp dụng đối với cá nhân có thu nhập, không phân biệt cá nhân người nước ngoài với người Việt Nam.

Thứ ba, góp phần đàm bào nguồn thu ngân sách nhà nước, số thu thuế thu nhập cá nhân có sự tăng trưởng nhanh số thu năm 2009 đạt 3,4% tổng số thu ngân sách nhà nước, năm 2010 đạt 4,7% tổng thu ngân sách nhà nước, năm 2011 sổ thu bằng đạt 5,5% tổng thu ngân sách nhà nước.

Thứ tư, từng bước góp phần thực hiện kiểm soát thu nhập của dân cư. Tính đến hết năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành việc cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân. Thông qua cá nhân, cơ quan chi trả được cấp mã số thuế, ngành thuê nắm được số người nộp thuế, số người chưa phải nộp thuế đôi với thu nhập từ tiền lương tiền công và từ thu nhập khác, số thuế thu được từ các loại thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại nguồn và theo phương thức kê khai, nộp thuế.

Bên cạnh những kết quà đạt được, do sự biến động nhanh của nền kinh tế nên một số quy định trong Luật thuế thu nhập cá nhân đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, không còn phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

- Mức giảm trừ gia cảnh không còn phù hợp;

- Về phạm vi, đối tượng tính thuế chưa bao quát hết hoặc đã lạc hậu do phát sinh những nội dung mới theo quy định của pháp luật liên quan;

- Một số quy định về kì tính thuế, thủ tục kê khai, quyết toán thuế chưa phù hợp với thực tiễn, còn phức tạp, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế, công tác quản lí thuế cũng như hiện đại hoá quản lí thuế.

Vì vậy, để kịp thời khắc phục những bất cập của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đảm bảo đơn giản hoá chính sách, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác quản lí thuế thì việc sửa đổi Luật là cần thiết nhằm:

- Một là, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lí thu nhập dân cư, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của người nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.

- Hai là, sửa đổi, bổ sung những nội dung bất cập so với thực tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định; việc sửa đổi đảo bảo không làm ảnh hưởng lớri đến số thu ngân sách nhà nước.

- Ba là, bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hoá công tác quản lí thuế.

- Bốn là, góp phần tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực, các nước có điều kiện tưorng đồng với nước ta, phù họp với xu thế cải cách thuế và thông lệ quốc tế.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

2. Phân biệt thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp

Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt thuế thu nhập cá nhân với thuế thu nhập doanh nghiệp là:

Thứ nhất, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh. Còn đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phải là tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.

Thứ hai, thu nhập chịu thuế trong thuế thu nhập cá nhân là các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân còn thu nhập chịu thuế ttong thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh.

về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do đó, việc áp dụng chế độ thuế thu nhập cá nhân tạo khả năng để Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

3. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân

Quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các cá nhân có thu nhập chịu thuế được các quy phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh.

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thu nhập cá nhân gồm:

- Cơ quan thuế là một chủ thể trong quan hệ tham gia với tư cách nhân danh Nhà nước thực hiện quyền thu thuế đối với đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế.

- Các cá nhân có thu nhập chịu thuế là chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày ttở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng kí thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.

Luật Minh KHuê (sưu tầm & biên tập)

Nhằm mục đích phân phối thu nhập đảm bảo công bằng xã hội và điều tiết, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội, pháp luật đã quy định các sắc thuế thu nhập. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định thuế thu nhập gồm hai loại đó là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy, giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có gì giống và khác nhau. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc so sánh, mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp?

So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tìm hiểu về thuế:

Ta hiểu về thuế như sau:

Thuế được hiểu cơ bản chính là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các loại thuế.

Thuế cũng được hiểu là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho các chủ thể là những người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau.

Trên thực tế, ta nhận thấy, thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế – xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế cũng gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.

Khái niệm thuế là gì cũng được pháp luật Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thuế có nhiều loại cụ thể như:

– Thứ nhất: Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Xem thêm: Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai: Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân hiện nay không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, cũng chính vì thế mà thực tế khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Quan hệ pháp luật thuế thu nhập cá nhân thực chất chính là quan hệ thu, nộp thuế phát sinh giữa Nhà nước với các cá nhân có thu nhập chịu thuế được các quy phạm pháp luật thuế thu nhập cá nhân điều chỉnh.

Thuế thu nhập cá nhân hiện nay có vai trò quan trọng không chỉ với ngân sách nhà nước mà loại thuế này còn góp phần thực hiện công bằng xã hội.

– Thuế sử dụng đất.

– Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Thuế giá trị gia tăng.

Xem thêm: Cách tính số tiền được hoàn và thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng hiện hành thì khái niệm về thuế giá trị gia tăng được hiểu như sau: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn của toàn bộ quá trình bắt đầu từ sản xuất sang lưu thông và đến tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ đó. Thuế giá trị gia tăng không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ hay sản phẩm mà chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ hoặc sản phẩm đó mà thôi.

– Thuế tài nguyên.

Thuế được điều chỉnh, quản lý dựa theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2020, quản lý các nội dung cơ bản được quy định như sau:

– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

– Quản lý thông tin người nộp thuế.

– Quản lý hóa đơn, chứng từ.

Xem thêm: Thu nhập từ tiền lãi cho vay có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

– Hợp tác quốc tế về thuế.

– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế..

2. So sánh thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp được hiểu cơ bản chính là loại thuế trực thu, thu vào phần thu nhập của các tổ chức kinh doanh nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát phát triển. Thuế thu nhập cá nhân được hiểu chính là loại thuế trực thu, thu vào một số khoản thu nhập cao chính đáng của cá nhân nhằm mục đích chính đó là để thực hiện việc điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, thuế thu nhập cá nhân đã góp phần thực hiện công bằng xã hội về thu nhập và góp phần tằng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều là thuế trực thu, đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh doanh và các cá nhân có thu nhập phát sinh từng lần hoặc trong một khoảng thời gian xác định từ một số nguồn nhất định;

– Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đều có đối tượng đánh thuế là thu nhập;

– Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp có tính phức tạp, có tính ổn định không cao, việc quản lý thuế, thu thuế của cơ quan Nhà nước tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác.

– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 2014.

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế thu nhập cá nhân 2012.

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế 2014.

Đối tượng chịu thuế là tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh. Đối tượng chịu thuế là cá nhân kinh doanh và không kinh doanh có thu nhập chịu thuế phát sinh.
Các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập khác của tổ chức kinh doanh bao gồm các khoản thu nhập sau:

– Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập khác bao gồm các loại thu nhập cụ thể sau đây: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Các khoản thu nhập phát sinh từ kinh doanh, từ lao động và các khoản thu nhập khác không từ kinh doanh của các cá nhân, bao gồm các khoản thu nhập sau, cụ thể:

– Thu nhập từ kinh doanh bao gồm các loại thu nhập sau đây: thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng háo, dịch vụ; từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng trên năm trở lên là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: Tiền lãi cho vay; lợi tức cổ phần;… là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ bản quyền là thu nhập chịu thuế.

– Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và các tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng là thu nhập chịu thuế.

Thuế như đã phân tích cụ thể nêu trên thực chất chính là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp và cá nhân và thuế ra đời cũng đã thể hiện trách nhiệm xã hội. Việc các chủ thể có thể hiểu biết về thuế là điều cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý và kê khai thuế trong một doanh nghiệp là rất quan trọng và đòi hỏi thường cập nhật các luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chính mình.

Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về “So sánh, mối quan hệ giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp?” theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về nội dung liên quan khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với lương tháng 13 và thưởng tết