So sánh thơ phạm hổ và võ quãng năm 2024

*** Nội dung** Ông chủ yêu viết cho lứa tuổi mẫu giáo và đầu tiểu học. Đó là những bài thơ xinh xăn, nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

  • Thế giới tiên nhiên sinh động, mới lạ và hấp dẫn.
  • Những cảnh vật thiên nhiên Vườn thơ của ông có những bức tranh lộng lẫy của cảnh vật thiên nhiên. Dường như bón mùa xuân, hạ, thu, đông đều được ông thâu tóm những nét điển hình nhất để đưa vào thơ. Một thoáng đổi thay của đất trời khi “ mùa xuân” chợt đến qua sự thức tỉnh kì diệu của chồi biếc: Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lât phất mưa phùn. ( Mầm non) Rồi cả đất trời xôn xao, chim muông ríu rít, khe suối rì rào, mầm non cùng bật dậy trong không khí tràn đầy sức sống, hoà thêm một sắc màu với xuân: ... Vội bật chiếc vỏ rơi Nó đứng dậy giữa trời Khoác áo màu xanh biếc... “ Mùa hạ” được gợi tả qua nét vẽ cảnh hồ sen:

Hoa sen sáng rực rõ Như ngọn lửa hồng Một chú bồ nông Mải mê đứng ngắm

Nước xanh thăm thẳm Lồng lộng mây trời Một cánh sen rơi Rung rinh mặt nước ( Có một chỗ chơi )

Bài thơ mang phong cách cổ điển : Vẽ mây lẩy trăng, lấy động tả tĩnh Không chỉ miêu tả cảnh đẹp, mà tác giả còn như muốn giới tiệu với các em địa điểm chơi thật thú vị. Đó cũng chính là ấn tượng sâu sắc, là kỉ niệm dịu êm của chính tác giả về quê hương của mình.

Trong mắt của tác giả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông không có mùa nào xấu, mỗi mùa đều có đặc trưng, những nét đẹp riêng và Võ Quảng đã dí dỏm gọi bốn mùa như bốn người chăm chỉ, đầy trách nhiệm và giữ gìn cho đất nước luôn mới mẻ: Thay ca đổi kíp Đổi mới non sông Xuân, Hạ, Thu, Đông Mõi người một vẻ... ( Bốn người )

  • Thế giới loài vật và cây cỏ
  • Vườn thơ của Võ Quảng khá giàu về các loài chim cây cỏ
  • Với một xã hội chim, thú rất đông vui và sinh động.
  • Gần gũi nhất với người là mèo, gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn...
  • Xa lạ hơn là những con chim trời như chào mào, chim khuyên, cò, vạc, quạ, vàng anh, bói cá,...
  • Có cả nhưng con vật ở rừng như thỏ, nai, cáo, voi,...
  • Và cả những con vật dướ nước như bồ nông, ếch nhái, chẫu chàng...

Bên cạnh những bài thơ về loài vật và cây cối hồn thơ dạt dào cảm xúc của Võ Quảng thì đó cũng chính là món ăn tinh thần quý giá mà nhà thơ đã trân trọng đem tới, bồi dưỡng tâm hồn thêm phong phú và giáo dục các em tình yêu thiên nhiên đát nước. * Những bài học đầu tiên về cuộc sống. Ông quan niệm: “ Văn học cho thiếu nhi còn đặt ra vấn đề chính yếu thứ hai, đó là vấn đề giáo đục: Giáo dục những cái hay, cái đẹp cho thiếu nhi. Người viết cho thiếu nhi là một nhà văn những đồng thời là một nhà giáo muốn các em trở nên tốt đẹp. Quan điểm sư phạm và văn học thiếu nhi là hai anh em sinh đôi”. Hay “ Võ Quảng quan niệm rằng không thể nói với các em những lời răn dạy, công thức khô khan mà văn học thiếu nhi cần mang tính chất vui tươi, hồn nhiên dí dỏm” Với quan niệm trên ông đã sáng tác ra những bài thơ không chỉ giúp các em phát hiện ra những cái đẹp xung quanh mà còn giúp các em hiểu sở dĩ có được cái đẹp ấy chính là nhờ bàn tay lao động và công sức của con người. Vườn em trở đẹp Đẹp vào độ tết Đẹp chẳng nào ngờ? Có phải đẹp nhờ Mẹ em vun xới?... ( Ai cho em biết) (Không phảo bỗng dưng mà nhà em có được mảnh vườn xinh đẹp, đủ hương thơm sắc màu ) Ông là người có trách nhiệm cao với bạn đọc nhỏ tuổi. Luôn luôn có dụng ý rất rõ là mỗi bài thơ phải giáo dục cho các em điều gì. Ai dậy sớm Bước ra nhà Cau ra hoa

Đang chờ đón! Ai dậy sớm Đi ra đồng, Cả vừng đông Đang chờ đón! Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón! ( Ai dật sớm) Phần thưởng của người dậy sớm, của em bé dậy sớm là hương hoa, là lá cành, là cả đất trời mênh mông buổi sáng chờ đợi, chào đón em thật thú vị biết bao! Võ Quảng cứ thủ thỉ tâm tình, thủ thỉ trò chuyện, từng bước dẫn dắt các em vào cuộc sống, hướng các em tới những tình cảm yêu thương tốt đẹp, những rung động thẩm mĩ trong sáng của niềm vui lao động và cống hiến: Làm xong mọi việc tốt Đến lúc nghỉ xả hơi Nắng sớm vào ngồi chơi Giữa nụ cười quả đỏ... Lồng trong chất thơ vui tươi, ngộ nghĩnh ấy, Võ Quảng luôn mang đén cho người đọc được thưởng thức cái vui của lao động của nảy nở, sinh sôi. “Anh đom đóm” dù chỉ là một đốm sáng, một sinh thể phát sáng nhỏ nhoi cũng cống hiến hết mình: Đêm đêm chuyên cần Lên đèn đi gác Và anh đã đi suốt đên, cho đến khi gà háy sán, mới:

  • Thơ Võ Quảng luôn có vần. Vần là khuôn âm tiết được lặp lại một cách không hoàn toàn, có tác dụng kết dính câu thơ và các dòng thơ, tạo nên nhạc điệu toàn bài. Võ Quảng có thế mạnh trong việc sử dụng vần trắc. Vần trắc khiến những bài thơ có nhạc điệu khỏe khoắn, khẩn trương, sôi động.  Thơ Võ Quảng luôn có vần. Vần là khuôn âm tiết được lặp lại một cách không hoàn toàn, có tác dụng kết dính câu thơ và các dòng thơ, tạo nên nhạc điệu toàn bài. Võ Quảng có thế mạnh trong việc sử dụng vần trắc. Vần trắc khiến những bài thơ có nhạc điệu khỏe khoắn, khẩn trương, sôi động.
  • Võ Quảng cũng có những bài thơ thật hay miêu tả cảnh sắc thiên nhiên. Tết đến, xuân về đem lại một vẻ đẹp kỳ lạ, tinh khôi cho cảnh vật.  Những hình ảnh hết sức giản dị, thân thương nhưng tạo ra những rung động về vẻ đẹp thanh bình, trong sáng của làng quê Việt Nam bao đời. Câu 2. Đặc điểm thơ viết cho thiếu nhi của Võ Quảng thể hiện trong tập Gà mái hoa****.

Bài làm Là nhà văn gắn bó sâu đậm với thế giới tuổi thơ từ những ngày đầu của sự nghiệp sáng tác văn học thiếu nhi, Võ Quảng đã dành hết tài năng, tâm hồn và tình yêu thường trực đối với trẻ thơ trên những trang viết của mình. Nhà thơ đã từng bộc bạch: “Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời.”. Điều này thể hiện sự sáng tạo, lối viết thơ văn gần gũi với các em thiếu nhi, phong phú, đa dạng của nhà văn thông qua nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật. Đây cũng chính là đặc trưng thơ viết cho thiếu nhi của nhà văn Võ Quảng. Một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà văn Võ Quảng trong nền Văn học trẻ em đó chính là tập thơ “ Gà mái hoa”. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng là Gà mái hoa (1957), khi ấy nhà thơ đã ở tuổi 37, là một trí thức chững chạc và từng trải. Ông đã sống qua thử thách sinh tử của chiến tranh cách mạng, vượt qua mọi trăn trở danh lợi của cõi đời để đắm say một cõi riêng: Cõi thơ cho trẻ em. Với ý chí cao Võ Quảng không rơi vào bị kịch “lực bất tòng tâm”, ông có tâm và lại có tài để thể hiện tâm tình của mình.

Nhà văn Tô Hoài đã nhận xét khi đọc thơ Võ Quảng: “Tôi không còn tuổi nhỏ đọc thơ anh. Nhưng trong tôi nguyên vẹn cái háo hức trẻ thơ. Tôi không phải ngỡ mình là em bé để vào thơ anh mà tôi được tỏa hết sức vào thơ - câu thơ, chữ thơ, ý thơ...” Trong Gà mái hoa , nhà thơ Võ Quảng đã tạo dựng một bức tranh sống động về vẻ đẹp của tình bạn. Nhiều sự việc mới lạ, nhiều tình tiết dồn dập, gay cấn gây hứng thú, tạo hồi hộp cho trẻ em. Một buổi sớm mai Trời chưa bừng sáng Con gà trống xám Đập cánh ó, o! Nghe tiếng gọi to Mái hoa bừng mắt Kêu một tiếng "oắc"! Nhảy phắt khỏi chuồng Chúng hẹn nhau ngoài vườn Chia nhau hạt ngô hạt thóc Chúng dạo quanh nhà bếp Chia nhau mẩu sắn mẩu khoai Bên bờ ao Trống xám uống một ngụm nước Bóng hai con gà Đáy nước rung rinh Từ việc trống xám đập cánh, gáy ò ó o báo hiệu một ngày mới, mái hoa bừng mắt đi kiếm mồi, rồi bỗng đổi tính, đổi nết nháo nhác tìm ổ đến việc mái hoa đẻ trứng cục, cục, cục, tác. Trống xám, ngan, vịt và cả Tí đều mừng rỡ khi mái hoa đẻ được một quả trứng hồng. Những bài thơ nho nhỏ của Võ Quảng luôn chứa đựng trong đó ý nghĩa triết lý sâu sắc, những bài học giáo dục nhẹ nhàng. Võ Quảng khéo léo đưa vào thơ những chi tiết dí dỏm, hài hước khiến bài học giáo dục trở nên dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm. Nếu trong thơ Phạm Hổ, ta

thanh, ngữ điệu... Nhiều bài thơ của Võ Quảng có nhịp điệu khẩn trương, sôi nổi. Với nhịp điệu này ông đã vẽ lên những bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, những động tác khỏe khoắn, dứt khoát của các nhân vật. Bên cạnh đó, thơ Võ Quảng có những bài nhịp chậm, êm ái, nhẹ nhàng tạo nên những dư âm thiết tha, lắng đọng trong tâm hồn người đọc, người nghe. Phạm Hổ từng phát biểu, nhạc điệu là yếu tố quan trọng trong thơ viết cho thiếu nhi. “Nhiều khi các em chủ yếu nhớ được thơ là nhờ nhạc điệu”. Võ Quảng không phát biểu trực tiếp nhưng bằng các sáng tác của mình ông cũng đã một lần nữa khẳng định vai trò của nhạc điệu trong thơ viết cho các em. Những bài thơ viết theo thể thơ 3 tiếng của Võ Quảng thường có nhịp 1/2 hoặc 3. Nhịp trong thơ Võ Quảng cũng rất linh hoạt, ông luôn để cảm xúc được phát triển tự nhiên không gò ép một cách cứng nhắc. Vì vậy, trong một bài, nhịp có thể thay đổi, biến hóa lúc dài, lúc ngắn nhịp nhàng. Thơ Võ Quảng luôn có vần. Vần là khuôn âm tiết được lặp lại một cách không hoàn toàn, có tác dụng kết dính câu thơ và các dòng thơ, tạo nên nhạc điệu toàn bài. Võ Quảng có thế mạnh trong việc sử dụng vần trắc. Vần trắc khiến những bài thơ có nhạc điệu khỏe khoắn, khẩn trương, sôi động. Nếu Phạm Hổ có thế mạnh trong việc sử dụng cấu trúc hỏi đáp thì thơ võ Quảng lại gây ấn tượng với bạn đọc bởi nghệ thuật dùng vần trắc, các từ láy. Hệ thống các từ tượng thanh, động từ được sử dụng đậm đặc trong thơ Võ Quảng. Vì vậy một thế giới căng đầy sự sống trào dâng qua mỗi dòng thơ. Có những loài vật được tác giả quan sát kỹ lưỡng, miêu tả tinh tế sự thay đổi tiếng kêu của chúng. Bình minh thức dậy, trống xám đập cánh gáy ó o. Mái hoa kêu oắc như giật mình tỉnh giấc, lao đi kiếm mồi. Rồi cơn đau chợt đến, mái hoa nghếch ngếch cái đầu, cái cổ thon thót, kêu Tót! Tót! Tót!. Sau những phút giây thiêng liêng và đau đớn đẻ được quả trứng hồng, mái hoa tự hào kêu lên cục, cục, cục, tác. Và muôn loài như cùng hòa reo với niềm vui khai hoa của mái hoa. Vịt gắp, gắp , lợn ịt ịt , ngỗng cạc cạc , trống xám cũng cục, cục, cục, tác và Tí thì nhảy nhót xoắn xa, xoắn xít. Tất cả tạo nên một bản giao hưởng sôi động, tưng bừng. Tiếng kêu của loài vật từ bao đời nay chỉ là những âm thanh bản năng nhưng qua cách lắng nghe, tưởng tượng của Võ Quảng đã trở thành tiếng nói, lời trò chuyện, tâm tình

của muôn loài với nhiều cung bậc. Bằng cách sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh kết hợp với các động từ, Võ Quảng diễn tả thành công một xã hội vui nhộn với tiếng kêu, tiếng vỗ cánh, giống như cái xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi, những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát trẻ thơ. Thơ Võ Quảng thường sử dụng những điệp từ, điệp ngữ làm ý thơ thêm sâu sắc, nhạc thơ thêm ngân vang, ngân xa. Nói đến thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi không thể không nhắc tới nghệ thuật miêu tả trong thơ của ông. Võ Quảng như một họa sĩ tài ba đã quan sát và chắt lọc những nét tiêu biểu của con vật, cây trái, con người... để dâng tặng các em. Bằng con mắt xanh non của con trẻ, nhà thơ mang đến cho các em những rung cảm tinh tế, nhẹ nhàng. Không chỉ thành công trong việc tả ngoại hình, Võ Quảng còn miêu tả sinh động tính cách các con vật. Như vậy, qua những trang viết mộc mạc, dễ thương dành cho tuổi thơ, các tác giả thơ thiếu nhi đã tái hiện lại một cách sinh động bức tranh thiên nhiên bốn mùa đặc trưng cùng một thế giới động vật, cỏ cây phong phú, đa dạng. Thơ viết cho thiếu nhi không cầu kì, ngôn từ giản dị, mang hơi thở của cuộc sống thật và tình yêu thật của các nhà thơ dành cho tuổi thơ; giúp mở rộng nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm, tâm hồn cho con trẻ. Tất cả điều này đã tạo nên sức hấp dẫn, mới lạ, một tiếng nói riêng cho mảng thơ thiếu nhi Việt Nam thời kỳ hiện đại trong mạch nguồn văn học dân tộc. Câu 3. Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật và chức năng giáo dục trong bài thơ Ai dậy sớm của Võ Quảng.

Bài làm

Câu 4. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hai tập truyện Quê nội và Tảng sáng của nhà văn Võ Quảng. Nêu giá trị tiêu biểu của hai tập truyện trên.

*** Hiểu biết về tập truyện Quê nội và Tảng sáng**

Nhân vật chính ở Quê nội, rồi đi suốt Tảng sáng, tham gia vào tất cả các sự cố, gắn nối với các mảng khối hành động – đó là hai cậu bé có tên Cục và Cù Lao. Cả hai dường như có hao hao hình bóng tác giả.

Trong hình ảnh Cục và Cù Lao xem ra có sự hiện diện, sự hóa thân, sự sống động trở lại của tất cả tuổi thơ chúng ta, mỗi người có thể có một khuôn mặt riêng không giống nhau, nhưng ai lại chẳng có ít nhiều cái ngộ nghĩnh ấy, cái tinh nghịch ấy, cái ham say chơi đùa ấy, cái khôn ranh hoặc vụng dại ấy... Ai trong chúng ta lại chẳng có một tuổi thơ tuy thiếu nghèo hoặc no đủ về vật chất và tinh thần có khác nhau, nhưng đều có cùng một khao khát muốn làm việc tốt, muốn được khẳng định về nhân cách, muốn vươn lên những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn, muốn được giao những việc quan trọng... ở Cục và Cù Lao, quả Võ Quảng đã phát hiện được một cái gì thật nghiêm trang và hệ trọng, và cũng thật là điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ, trong cái vẻ riêng, ngộ nghĩnh, không lặp lại của nó.

Ở Việt Nam, Võ Quảng được công nhận là một trong những nhà văn ưu tú viết cho thiếu nhi. Mặc dù thời đó, sự khan hiếm về giấy đã hạn chế gay gắt số lượng bản in nhưng các tác phẩm của ông vẫn được tái bản nhiều lần và tiêu thụ một cách nhanh chóng. Bản dịch bằng tiếng Pháp của “Quê nội” khá đáng tiếc là chưa thể truyền đạt hết cái hay mà ngôn ngữ địa phương được tác giả sử dụng rất có tình cảm. Điều đó cho thấy sự may mắn của bạn đọc Việt khi có thể cảm nhận, thấm nhuần được những thông điệp tốt đẹp trong tác phẩm. Đó là một niềm tin về ngày mai tươi sáng của dân tộc, là vẻ đẹp bình dị tự nhiên của mảnh đất Quảng Nam đầy nắng gió với những con người bình dị, chân chất và hơn cả trong họ là tình yêu quê hương chân thành, tha thiết mà tác giả gửi gắm trọn vẹn vào từng câu chữ. Đọc “Quê nội” để cùng lắng đọng những cảm xúc, những dư vị ngọt ngào.

*** Giá trị tiêu biểu của hai tập truyện**

Văn xuôi Võ Quảng cũng có những trang miêu tả thiên nhiên thật tài hoa và sâu sắc. Trong Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng đã vẽ lên cảnh quê thật lộng lẫy và

xinh đẹp. Đó là một vùng “đất trời rực rỡ như dệt bằng những tơ vàng”. Ông nặng tình, nặng nghĩa với mảnh đất ấy, chính bởi vậy mà ông miêu tả thiên nhiên không chỉ bằng chữ nghĩa mà bằng cả trái tim, bằng kỉ niệm bồi hồi và nỗi nhớ không nguôi.

Đây là hình ảnh con sông Thu Bồn hiện lên trong sương mù của hoài niệm:

“Ánh sáng trong veo cho đến tháng chín. Núi Trường Định, hòn Gà Táng vẫn xanh rời rợi. Đến thu có vài hạt mưa bay. Đến tháng mười có gió heo may, có mây mù. Mưa lại đổ. Con sông Thu Bồn lại phểnh ra, đổi màu xanh ra vàng. Nhưng chỉ hơn một tháng con sông trở nên xanh leo lẻo. Vạn Hòa Phước trở lại trong veo thấy được hòn sỏi ở dưới đáy nước. Thuyền qua lại đông hơn.”

Và cũng vẫn con sông Thu Bồn ấy được miêu tả ở vùng thượng lưu:

“Nó vùng vẩy, nhảy nhót, chốc chốc, chơi trò nhào lộn. Những con sóng lực lưỡng quất thẳng vào vách đá. Chúng nhảy chồm lên, tung bọt gào rống, rồi keo nhau vụt chạy.”

(Tảng sáng)

Cách miêu tả trong văn Võ Quảng rất gọn, động và gần với thơ, như đoạn ông miêu tả các con thuyền chen chúc trên sông: “Thuyền nào ở đằng mũi cũng có hai cái sừng giống đối sừng trâu. Đằng trước mũi có chạm hai con mắt. Mỗi thuyền buồm thường kèm theo một vài xuồng con. Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như bầy con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ. Đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí. Thuyền lớn khi nằm ở bến trông có vẻ nặng nề, uể oải. Khi rời bến, bỗng hoá nhẹ nhàng. Cánh buồm giương cao toả rộng lướt trên sóng xanh, bay đến chỗ chân trời, vẫn sáng quắc như những thanh gươm mỏng và nhọn”. (Quê nội) Hoặc là đoạn miêu tả một thoáng mùa hè ở miền Trung: “Mùa hè, bãi dầu chuyển màu xanh đậm. Nắng to. Đất nứt, đỗ nẻ, vùng nổ. Đến tháng chín trời bỗng âm u, rồi những cơn mưa tới đất. Gió heo may đẩy mây về phía núi....”

“Ở lớp học, chúng tôi thi nhau rống lên như ễnh ương: Sao ta cứ dã man quen thói Khom thân nó mà luồn cúi dưới cường quyền? Thầy Lê Hảo bày tiếp:

Hú hồn các chú thiếu niên...

Chợt thấy vùng dậy kêu thất thanh:

  • Uý thôi rồi! Các trò ơi! Con heo của tôi nhảy chuồng! Nghe tiếng gọi hốt hoảng, chúng tôi bật lò xo, vứt sách vở phóc ra sân. Thằng Cù Lao phóng ra trước. Tiếng kêu la ầm ĩ tưởng có hùm vừa xông cũi. Đứa nào cũng sẵn sàng hi sinh tính mạng bắt cho kì được con lợn của thầy.

Con lợn đang ung dung bước đến chỗ hàng rào. Thầy chưới:

  • Mẹ cha mày! Phen ni phải mời cho được lão bán thịt. Khôn vong thì quay về, không tao xuyt chó cắn chết!

Con lợn quay lại nheo mắt nhìn như muốn xem học trò có bao nhiêu đứa, và có đứa nào chạy giỏi không? Nhìn xong, nó ung dung ngoắt đuôi rúc rào chui sang vườn bên cạnh.

Chúng tôi gọi nhau chạy vòng ra phía trước. Con lợn như đoán được ý đồ của chúng tôi, liền chui một mạch ra bãi dầu. Chúng tôi vừa hét vừa rượt theo. Con lợn cứ chạy loanh quanh trên bãi cát. Có lúc nó đổi hướng bất ngờ làm nhiều đứa ngã uych. Chạy được một lúc, đứa nào nghe cũng đuối sức. Có đứa mệt quá đã nằm dài. Chân tay duỗi thẳng, mồm thở hồng hộc. Thằng Cù Lao cứ phóng lên đón đầu. Chợt nó nhào về phía trước. Con lợn đã dính chặt trong tay nó, đang vùng vẫy la thét. Thằng Cù Lao hô to:

  • Mau mau, nắm chân trước!...”

(Quê nội) Tất cả những chi tiết dí dỏm, hài hước đều góp phần tạo nên những tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Tất nhiên là cười để vui, để hiểu nhau và sống tốt hơn chứ không phải là cười để mỉa mai, chế giễu.