So sánh s song sử thi lớp 10

Recommended

More Related Content

What's hot

What's hot[20]

Similar to So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf

Similar to So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf[20]

More from TieuNgocLy

More from TieuNgocLy[20]

Recently uploaded

Recently uploaded[20]

So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông.pdf

  • 1. GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI ------- HÀ THỊ THU HÀ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC Hà Nội - 2008
  • 2. ....................................................................................................3 CHƢƠNG I: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ .....................................................................................................8 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm sinh hoạt xã hội và văn hoá của ngƣời Êđê .......8 1.2. Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê là ngƣời tù trƣởng hùng mạnh .11 1.3. Những đặc điểm của hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê......13 1.3.1. Ngƣời anh hùng với nguồn gốc kỳ lạ .............................................13 1.3.2. Ngƣời anh hùng có hình thức đẹp đẽ và tính cách phi thƣờng.......15 1.3.3. Ngƣời anh hùng có tài năng vƣợt trội.............................................17 1.3.4. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong mối quan hệ với cộng đồng: ....19 1.3.5. Cái kết của tác phẩm sử thi và số phận của ngƣời tù trƣởng anh hùng:..........................................................................................................25 1.4. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê.....27 1. 4.1. Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu.............28 1.4.2. Nghệ thuật so sánh tạo nên những hình ảnh độc đáo, thú vị :........30 1.4. 3. Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng:...................................................32 1.4.4. Công thức tả- kể mang tính chất lặp đi lặp lại:...............................36 CHƢƠNG II: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI MNÔNG............................................................................................41 2.1. Sơ lƣợc về đời sống ...........................................................................41 2.2. Ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông là nhân vật trung tâm của tác phẩm .............................................................................................43 2.3. Hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận trong các tác phẩm sử thi Mnông.......................................................................................................46 2.3.1. Nguồn gốc của những ngƣời anh hùng chiến trận..........................46 2.3.2. Vẻ đẹp và tài năng xuất chúng của những ngƣời anh hùng chiến trận trong sử thi Mnông ............................................................................47 2.3.3. Nhân vật anh hùng chiến trận trong những mối quan hệ với cộng đồng xã hội................................................................................................49 2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật anh hùng của sử thi Mnông ...................................................................................................................59 2.3.1. Những nhân vật đối lập trong các cuộc giao tranh đều là những ngƣời anh hùng .........................................................................................59 2.3.2. Nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ khoa trƣơng làm nổi lên vẻ đẹp của ngƣời anh hùng...................................................................................61 2.3. 4. Ý nghĩa của sự xuất hiện các yếu tố trùng lặp...............................65 CHƢƠNG III: SO SÁNH HÌNH TƢỢNG NGƢỜI ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ VÀ SỬ THI MNÔNG........................................................69
  • 3. tƣơng đồng của hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi hai dân tộc Êđê và Mnông ........................................................................69 3.2. Những điểm khác nhau của hai hình tƣợng anh hùng.......................70 3.3. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê đạt tới độ hoàn thiện hơn sử thi Mnông..........................................................75 3.4. Nguyên nhân của sự tƣơng đồng và khác biệt giữa hai hình tƣợng nghệ thuật..................................................................................................79 3.4.1. Sự tƣơng đồng về bối cảnh xã hội và văn hoá của hai tộc ngƣời Êđê và Mnông ..................................................................................................79 3.4.2. Sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển văn hoá của hai cộng đồng Êđê và Mnông ...................................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................87
  • 4. do chọn đề tài Vùng văn hóa Tây Nguyên hấp dẫn biết bao nhà nghiên cứu bởi những điều mới lạ, độc đáo. Trong các di sản văn hoá còn tồn tại đến ngày nay, không thể không nhắc tới kho tàng sử thi dân gian của đồng bào nơi đây, với tƣ cách nhƣ một thể loại văn học xuất hiện từ rất sớm. Với quy mô lớn hơn bất cứ một thể loại văn học nào khác cùng thời, sử thi có điều kiện phản ánh một hiện thực rộng lớn của đời sống xã hội. Qua đó, chúng ta hiểu đƣợc một cách chân thực nhất, rõ ràng nhất về lịch sử, xã hội và đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng. Muốn tìm hiểu sâu hơn về nền văn hoá của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên, chúng tôi con đƣờng tìm hiểu qua kho tàng văn học dân gian, trong đó sử thi là một trong những thể loại quan trọng nhất. Thông qua hình tƣợng ngƣời anh hùng thể hiện trong sử thi, nơi tập trung cao nhất những khát vọng, ƣớc mơ của cộng đồng, chúng ta hiểu thêm về đời sống tâm hồn, những sinh hoạt văn hoá, xã hội của con ngƣời nơi đây. Đồng thời, trong mối tƣơng quan so sánh, đối chiếu, chúng ta cũng tìm thấy nhiều nét đặc sắc văn hoá của mỗi tộc ngƣời. Những nét đặc sắc đó làm cho bức tranh văn hoá của cộng ngƣời Tây Nguyên trở nên sinh động, đa dạng hơn rất nhiều. Sẽ là quá tham vọng nếu chỉ với khuôn khổ một luận văn để tìm hiểu toàn bộ các vấn đề của hai tộc ngƣời này. Song với việc chọn đề tài "So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Ê Đê và sử thi Mnông" chúng tôi hy vọng sẽ thu nhận đƣợc thêm nhiều tri thức về vùng văn hoá Tây Nguyên, một vùng văn hoá, không hẳn quá mới, song còn có nhiều điều lý thú đang chờ đợi chúng ta khám phá. 2. Giới thuyết khái niệm sử thi
  • 5. trở về trƣớc, do chƣa có điều kiện nghiên cứu nên ngƣời ta thƣờng dùng một khái niệm trƣờng ca để chỉ những tác phẩm dài ca ngợi cuộc đời vẻ vang lừng lẫy của những dũng sĩ nhƣ Iliat và Ođixê, hay ở Việt Nam là Đam Săn. Theo Từ điển văn hoá dân gian [Vũ Ngọc Khánh, NXB Văn hoá thông tin, 2002]: “ Anh hùng ca là tác phẩm tự sự ca ngợi sự nghiệp anh hùng của dân tộc trong buổi bình minh lịch sử, nhân vật chính là các anh hùng, tráng sĩ, cốt truyện là các biến cố phi thường chủ yếu là những chiến công. Cũng theo Từ điển văn hoá dân gian, khái niệm Sử thi cũng đƣợc hiểu trong nghĩa tƣơng đồng với anh hùng ca. Sử thi theo đó là những tác phẩm: Ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân của một cộng đồng trong buổi bình minh lịch sử. Sử thi miêu tả những anh hùng tráng sĩ có chiến công lừng lẫy và có vẻ đẹp kỳ diệu, khác thường được miêu tả với những màu sắc thần kỳ và thiên về hành động Theo nguồn tƣ liệu từ Website Wikipedia, khái niệm Sử thi đƣợc hiểu nhƣ sau: Đây là một thể loại tự sự dân gian về thời kỳ lịch sử khi loài người bước vào xã hội văn minh, kể về những kỳ tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn. Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mô tương đối lớn, bằng văn vần hay thứ văn xuôi giàu chất thơ. Nội dung bao quát cả đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng. Các nhà nghiên cứu sử thi trong và ngoài nƣớc đều nhất trí chia thể loại sử thi thành hai loại: sử thi cổ sơ và sử thi cổ đại [hay còn gọi là sử thi cổ điển]. Sử thi cổ sơ đƣợc hình thành trong điều kiện xã hội có sự đồng hoá và thâm nhập lẫn nhau giữa các bộ lạc tạo thành liên minh bộ lạc. Sử thi cổ đại đƣợc hình thành trên cơ sở ”quá trình kết hợp các liên minh bộ lạc để trở thành một quốc gia cổ đại”.
  • 6. xét và áp dụng cho sử thi của hai dân tộc Êđê và dân tộc Mnông, chúng ta sẽ nhận thấy cả hai pho sử thi này đều thuộc loại sử thi cổ sơ. Điểm tƣơng đồng lớn nhất của chúng đó chính là sự tƣơng đồng về mặt thể loại. Tất cả những tác phẩm sử thi của cả hai tộc ngƣời này đều hình thành trong giai đoạn xã hội đang có sự thâm nhập giữa các bộ lạc với nhau. Tình trạng giao tranh giữa các bộ lạc xảy ra thƣờng xuyên và chúng đã đƣợc phản ánh rất nhiều thông qua các tác phẩm. Ngoài ra còn rất nhiều nguồn tƣ liệu đánh giá về thể loại sử thi. Tuy vậy, tựu trung lại sử thi đƣợc hiểu một cách ngắn gọn nhất đó là một thể loại tự sự dân gian, kể về những ngƣời anh hùng có công khai sáng, mang một tầm vóc lớn lao. Một đặc điểm nữa của sử thi đó là quy mô tƣơng đối lớn với nội dung bao quát một thời kỳ lịch sử. 3. Lịch sử vấn đề Chỉ tính riêng trong nƣớc ta, việc nghiên cứu sử thi đã đƣợc bắt đầu từ cách đây khá nhiều năm qua những công trình có giá trị tiêu biểu nhƣ: - Luận án PTS “ Về thể loại sử thi anh hùng của các dân tộc Tây Nguyên” [1981]- Võ Quang Nhơn - Phần “ Sử thi anh hùng”- Võ Quang Nhơn [ trong cuốn “ Văn học dân gian Việt Nam”- Đinh Gia Khánh chủ biên, NXBGD 2001, tái bản] - "Những đặc điểm cơ bản của sử thi khan ở Việt Nam”- luận án tiến sĩ [1989]- Phan Đăng Nhật Nghiên cứu sử thi đã và đang là có sức hấp dẫn đối với nhiều ngƣời. Chúng tôi chọn đề tài “ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” với mong muốn bổ sung vào những nghiên cứu phần so sánh về sự tƣơng đồng và khác biệt trong nội dung và nghệ thuật sử thi của đồng bào Êđê và Mnông.
  • 7. dự án “Điều tra, sƣu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” do Viện khoa học xã hội Việt Nam tiến hành đã sƣu tầm và biên soạn hơn sáu trăm tác phẩm sử thi của đồng bào Êđê, Mnông, Bana...Đó là may mắn đối với chúng tôi khi tiến hành đề tài “So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông”. Trong bối cảnh nghiên cứu văn hoá dân gian ở các dân tộc đang đƣợc chú trọng nhƣ hiện nay, mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm là điều cần thiết và hoàn toàn có cơ sở để phát triển hơn nữa. 5. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” chúng tôi vào khảo sát hình tƣợng ngƣời anh hùng chiến trận đƣợc thể hiện trong các tác phẩm sử thi của hai cộng đồng ngƣời Êđê và Mnông trong mối tƣơng quan so sánh với nhau. Trong khuôn khổ có hạn của luận văn này, chúng tôi đã lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu đã đƣợc Viện khoa học xã hội Việt Nam biên soạn, đó là: Đam Săn, Khing Ju, Mdrong Dăm [sử thi Êđê], Lêng nghịch đá thần của Yang, Cướp chiêng cổ bon Tiăng, [sử thi Mnông]…Đây là những tác phẩm thể hiện một cách tập trung nhất hình tƣợng những ngƣời anh hùng chiến trận, kết tinh khát vọng, ý chí của cả cộng đồng. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài “ So sánh hình tượng người anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông” chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu: phƣơng pháp thống kê, phân tích văn bản và so sánh đối chiếu. Đọc và phân tích văn bản là thao tác đầu tiên đối với bất kỳ ai có nhu cầu tìm hiểu văn học. Đồng thời cũng qua thao tác phân tích, sẽ chỉ ra đƣợc nhiều khía cạnh của vấn đề muốn tìm hiểu trong tác phẩm.
  • 8. kê có nhiệm vụ sơ lƣợc thống kê về mặt ngôn từ, tần suất của các yếu tố trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi. Cuối cùng, phƣơng pháp so sánh đối chiếu đƣợc sử dụng để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt của hai mẫu hình ngƣời anh hùng trong sử thi của các dân tộc Êđê và Mnông. Đồng thời phần nào lý giải đƣợc căn nguyên của những điểm tƣơng đồng và khác biệt đó. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, bản luận văn này gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Êđê Chƣơng 2: Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi Mnông Chƣơng 3: So sánh hình tƣợng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi Mnông
  • 9. TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI ÊĐÊ 1.1. Sơ lƣợc về đặc điểm sinh hoạt xã hội và văn hoá của ngƣời Êđê Êđê là cộng đồng có gần 195.000 ngƣời có địa bàn cƣ trú tƣơng đối tập trung ở tỉnh Đắc Lắc và miền tây hai tỉnh Khánh Hoà, Phú Yên. Ngoài ra, còn có các nhóm địa phƣơng nhƣ Kpa, Adham, Bih, Ktul…với những tên gọi khác nhƣ Rađê, Đê, Kpa, Ktul… Ngƣời Êđê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bih làm ruộng nƣớc theo lối cổ xƣa có trâu dẫm đất thay cho việc cày xới. Ngƣời Êđê không đi vào cải tiến những công cụ làm rẫy mà tập trung vào thay đổi các khâu canh tác để giữ gìn cải tạo đất nhƣ luân canh, xen canh…. Khai thác những đặc điểm khác biệt của tiểu khí hậu chẳng hạn nhƣ khi phơi rẫy thì gặp nắng, trỉa lúa thì có mƣa…Ngƣời dân Êđê có rất nhiều hiểu biết về những biến đổi thời tiết hàng năm, về đất đai, cây cỏ, muông thú. Mặc dù đó mới chỉ là những tri thức ở dạng kinh nghiệm dân gian. Mặt khác, ở trình độ phát triển tƣ duy của mình, ngƣời Êđê vẫn quan niệm rằng những thành bại của nghề nƣơng rẫy là do thần linh, hồn lúa. Vì vậy, song song với việc canh tác nƣơng rẫy, ngƣời Êđê còn tiến hành các lễ nghi nông nghiệp, tìm sự trợ giúp của thần linh với ƣớc mong về mùa màng bội thu sung túc. Canh tác nƣơng rẫy theo kiểu luân canh đã hình thành cho ngƣời Êđê một thói quen di chuyển thƣờng xuyên. Cũng nhƣ những dân tộc làm nƣơng rẫy khác, từ xa xƣa ngƣời Êđê cƣ trú nửa năm ở ngoài nƣơng, nửa năm ở trong buôn. Đến khi có thiên tai, đất đai khan hiếm, ngƣời Êđê còn di chuyển cả buôn làng đến một nơi ở mới. Tại đây họ chặt phá cây làm nhà, đốt rừng làm nƣơng. Chính lối canh tác đó đã khiến cho đồng bào Êđê một tập quán sinh hoạt du canh du cƣ, tự do, tạm bợ, tùy tiện.
  • 10. ngƣời Êđê còn làm những việc nhƣ săn bắt, hái lƣợm, đánh cá, dệt... Sống giữa thiên nhiên, núi rừng hoang dã, ngƣời Êđê từ xa xƣa có nghề săn bắn, thuần phục voi. Ngoài ra họ hái lƣợm, săn bắt những thứ rau quả, măng nấm, cá tôm, một số côn trùng ăn đƣợc…Ngoài nhu cầu sinh nhai, đó còn là cách để họ quay về với thế giới thiên nhiên thân thuộc của mình. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế của xã hội, ngƣời Êđê cũng có những thay đổi trong đời sống lao động của mình đó là việc mở rộng những ngành nghề mới. Trồng cà phê hiện đƣợc coi là một nghề quan trọng của đồng bào Êđê. Trong số những dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, Êđê là dân tộc có đời sống tinh thần phong phú. Trong sinh hoạt của ngƣời Êđê vẫn bảo lƣu tàn dƣ của xã hội tiền giai cấp: lấy buôn làng làm đơn vị tổ chức xã hội nhỏ nhất. Đứng đầu buôn là Khoa pin Ea, ngƣời chủ bến nƣớc cũng là chủ buôn. Tuy vậy cùng với sự phát triển của xã hội, quyền lực của các Khoa ngày càng giảm, thƣờng chỉ cúng bến nƣớc và tiến hành một số nghi thức tâm linh khác. Hợp thành buôn là các gia đình, đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Trong xã hội Êđê truyền thống dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng.Trong quan hệ kết hôn, ngƣời Êđê duy trì tập tục nối dây giữa chị em vợ và anh em chồng[chuê nuê], khi ngƣời chồng chết, ngƣời vợ có quyền đòi nhà chồng có một ngƣời em chồng để nối nòi. Cũng theo đó, ngƣời vợ chết ngƣời chồng có thể đòi hỏi một ngƣời em vợ để nối nòi. Trong xã hội Êđê truyền thống, đời sống hiện thực của con ngƣời luôn gắn bó chặt chẽ với tín ngƣỡng, nghi lễ. Các thần linh, những lực lƣợng chi phối đến đời sống hiện thực của con ngƣời. Con ngƣời muốn có đƣợc sự bình yên, sản xuất và chiến đấu với các bộ lạc khác đƣợc thuận lợi phải cầu xin để tìm sự che chở của các đấng siêu nhiên.
  • 11. của xã hội Êđê, các hoạt động lễ nghi tín ngƣỡng chiếm vị trí hết sức quan trọng. Vai trò của những thầy cúng, thầy bói đƣợc đặc biệt đề cao. Ngoài ra, còn phải kể đến những nghệ nhân dân gian gọi là Pôkhan [ngƣời kể Khan], Pô Mtul Ching [ngƣời sửa chiêng]… Môi trƣờng sinh hoạt hội hè vui chơi ở các dân tộc Tây Nguyên, hoà với lời ca tiếng hát, hầu nhƣ không thể thiếu đƣợc tiếng chiêng. Nhạc chiêng chiếm vị trí quan trọng xứng đáng trong sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân Tây Nguyên. Tiéng chiêng gắn với sinh hoạt cộng đồng của buôn làng: mừng năm mới, mừng công việc làm ăn no đủ sau một năm….Tiếng chiêng làm ngƣời ta rạo rực trƣớc cuộc sống, tự hào vì truyền thống oanh liệt mà cha ông đã gây dựng. Tiếng chiêng gắn với bƣớc đi trong cuộc đời mỗi con ngƣời từ lúc sinh thành cho tới khi nằm xuống với các nghi lễ: thổi tai, bỏ mả…Tiếng chiêng bƣớc vào văn học dân gian với những hình ảnh ví von, mỹ lệ: “Nhà Đăm săn dài như một tiếng chiêng ngân” và trở thành một biểu tƣợng văn hoá. Có nhiều khi, chiêng lại là nguyên nhân của các cuộc giao tranh giữa các buôn làng bởi đó là một tài sản lớn, thể hiện sự giàu có, sang trọng. Tiếng chiêng là niềm kiêu hãnh vì sự giàu mạnh của buôn làng. Ngƣời dân tộc xƣa kia không lấy vàng bạc làm thƣớc đo cho sự giàu có mà ƣớc tính bằng chiêng ché, trâu bò. Vì còn phát triển ở trình độ tiền chữ viết, nền văn hoá của ngƣời Êđê về cơ bản vẫn là văn hoá dân gian. Kho tàng văn hoá của đồng bào nơi đây bao gồm khá nhiều thể loại nhƣ truyện thơ, ngụ ngôn và đặc biệt là những tác phẩm sử thi- khan đƣợc truyền miệng từ đời này sang đời khác nhƣ Đam Săn, Đăm Di, Xinh Nhã….Khan của ngƣời Êđê là những tác phẩm văn học dân gian đƣợc các nhà nghiên cứu phát hiện sớm nhất trong số những di sản văn hoá còn lại của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
  • 12. anh hùng trong sử thi Êđê là ngƣời tù trƣởng hùng mạnh Với chủ đề chính mô tả các cuộc chiến tranh liên miên kéo dài giữa các buôn làng, bộ tộc, âm hƣởng chính của sử thi Êđê là âm hƣởng ngợi ca chiến công vang dội của những ngƣời anh hùng- những ngƣời tù trƣởng hùng mạnh giàu có. Có thể kể đến những Đăm Di, Khing Jú, Xing Nhã…những ngƣời tù trƣởng giàu có, đẹp đẽ, là tập trung khát vọng của cả một cộng đồng. Đặc biệt, trong đó, Đam Săn là hình mẫu tiêu biểu nhất, kết tinh những đặc điểm, hình thức, phẩm chất của một ngƣời anh hùng. Ra đời trong bối cảnh xã hội đã tƣơng đối ổn đinh về mặt thiết chế nhƣng trong lòng nó đang nảy sinh những tƣ tƣởng mới đi ngƣợc lại tập tục cũ. Ngƣời tù trƣởng giàu mạnh là ƣớc mơ của cả một cộng đồng. Đại diện cho một lớp ngƣời mới xuất hiện, trỗi dậy trong xã hội- không chịu gò theo tục, khuôn khổ, những nhân vật anh hùng luôn đi ngƣợc lại những sắp đặt của trời của buôn làng. Đối với họ chỉ có ƣớc muốn của bản thân duy nhất một lý tƣởng, một thứ quyền lực mạnh mẽ là động cơ cho mọi hành động, mọi sự lựa chọn. Họ không chịu bất kỳ ai, hay bất cứ điều gì ngăn cản dù đó là ông trời. Họ tự hào vì chính sự giàu mạnh, tài năng của bản thân. Qua hình tƣợng Đăm Săn, tác giả dân gian muốn nói đến một sự thay đổi trong nhận thức của con ngƣời, một khát vọng đƣợc vƣợt ra khỏi lề thói cũ, tập tục cũ. Ngƣời tù trƣởng hùng mạnh giàu có đƣợc thể hiện qua sự trù phú, giàu có của buôn làng. Hình dung về cảnh tƣợng ngôi làng của Đăm Săn: “Dân làng đông như đàn hươu đàn kiến….Bến nước vòi ở dưới dát đồng, ở trên dát vàng. Các chàng trai đi lại ngực chạm ngực, các cô gái đi lại vú sát vú. Buôn làng to lớn giàu có, buôn phía đông, làng phía tây, không có buôn làng nào bằng”
  • 13. khi giành chiến thắng, đánh bại kẻ thù, các tù trƣởng Êđê bắt tay vào chăm lo xây dựng buôn làng giàu có đẹp đẽ. Họ chia đất, làm làng mới. Trong sử thi đã có nhiều đoạn khắc hoạ cảnh buôn làng lao động sôi nổi, tƣơi vui, đạt tới mức độ sinh động: “Họ bắt con voi đuôi ngà dài rộng, những loại voi biết kêu và ngà chạm đất. Con voi đực họ bắc bành hoa, con voi cái thắng bành mây, con voi gái bắc bành tra…Chàng Đăm Di gọi dân làng ra đi. Họ theo đường cong, đường queo, dáo mác như bông lau lách cung nỏ như nhánh cây, ống tên như trái mướp… Người đông như kiến như mối, một trăm người đi trước, một nghìn người đi sau…”. Trên cái nền của cuộc sống lao động, ngƣời anh hùng hiện lên với vai trò trung tâm, đẹp đẽ và gần gũi với bao thế hệ ngƣời nghe. Tình yêu lao động, mơ ƣớc cuộc sống yên ổn, sung túc là khát vọng chính đáng của bất cứ một dân tộc nào trên thế giới này. Khát vọng đó đƣợc gửi gắm qua những bản anh hùng ca, qua hình tƣợng những ngƣời tù trƣởng giàu mạnh, tài giỏi. Tài giỏi trong việc cai quản buôn làng, chỉ bảo cho nhân dân săn bắt, khai phá tự nhiên, ngƣời tù trƣởng càng nổi bật hơn nữa trong các cuộc giao tranh với kẻ thù. Với tinh thần thƣợng võ của ngƣời Tây Nguyên, sức mạnh và tài thao lƣợc chính là một phẩm chất quan trọng nhất khi đánh giá về ngƣời anh hùng. Đó là nơi để thi triển hết sức mạnh, ý chí và cả lòng can đảm của con ngƣời. Đăm Săn bảy lần đi giành lại vợ từ tay các tù trƣởng khác. Hết lần này qua lần khác, chàng luôn chiến thắng thật oanh liệt. Chiến công trong lao động của những ngƣời anh hùng là một phần quan trọng bổ sung vào với chiến công của họ ở chiến trận, làm tròn vẹn hình tƣợng ngƣời anh hùng trong sử thi. Bên cạnh cái hùng tráng của cuộc chiến là sự trù phú, no ấm của cuộc sống núi rừng và con ngƣời Tây Nguyên. Chất hiện thực của cuộc sống lao động xen lẫn với màu sắc huyền ảo của các cuộc chiến, của thần linh làm cho các tác phẩm sử thi vừa linh thiêng vừa gẫn gũi với ngƣời dân Tây Nguyên. Bức
  • 14. sống của đồng bào Tây Nguyên vì thế mà hài hoà hơn rất nhiều. Những nhân vật anh hùng, tù trƣởng tài ba của sử thi Êđê nhƣ Khing Ju, Đăm Di, Mdrong Đăm…đều hiện lên thật đẹp, oai hùng. Trong số đó, Đăm Săn tiêu biểu hơn cả, chàng hiện thân là lý tƣởng cho hình mẫu ngƣời tù trƣởng- ngƣời anh hùng của sử thi Êđê. 1.3. Những đặc điểm của hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê 1.3.1. Ngƣời anh hùng với nguồn gốc kỳ lạ Chúng ta đã từng gặp trong các cổ tích, truyền thuyết của ngƣời Kinh những sự ra đời kỳ lạ của các nhân vật nhƣ Thánh Dóng, Sọ Dừa….tất cả đều mang một màu sắc huyền thoại. Có một mô típ phổ biến đó là một cặp vợ chồng đã già rồi mà vẫn chƣa có con, ngƣời vợ ăn phải dị vật [uống nƣớc trong quả dừa rồi thụ thai- Sọ Dừa] hoặc giẫm phải vết chân [Thánh Dóng], đứa trẻ đƣợc sinh ra cũng khác biệt với những ngƣời khác [ Thánh Gióng ba năm không biết nói biết cƣời, chỉ đến khi nghe sứ giả rao tìm ngƣời tài mới bật tiếng gọi. Câu nói đầu tiên là câu nói muốn đánh giặc]. Còn Sọ Dừa lớn lên trong vỏ bọc xấu xí, dị hợm nhƣ một cục thịt đỏ hỏn, chàng là kết quả của một sự thụ thai kỳ lạ. Mẹ Sọ Dừa trong một buổi đi làm đồng trời nắng, khát nƣớc, nhìn thấy có một quả dừa bên trong đựng đầy nƣớc. Bà uống nƣớc và mang thai. Mặc nhiên, trong trí tƣởng tƣợng của dân gian, những nhân vật anh hùng xuất chúng nhƣ vậy đều không thể đƣợc sinh ra nhƣ những con ngƣời bình thƣờng. Họ phải là con của những thế lực siêu nhiên, kỳ lạ…vv. Cũng chính vì thế, họ sống một cuộc đời khác với những ngƣời phàm trần khác. Sử thi Tây Nguyên cũng kể về những nhân vật anh hùng đều có sự ra đời kỳ lạ, thậm chí không rõ nguồn gốc. Chỉ biết họ là con của thần,
  • 15. thi Tây Nguyên thƣờng cho một dung lƣợng nhất định để kể về thời thơ ấu của các nhân vật chính nhƣ Hơ Nhị, Hơ Bhi. Khing Ju... Trong ba tác phẩm sử thi Êđê mà chúng tôi khảo sát: Đam Săn, Khing Ju và Mdrông Đăm đều có sự tƣơng đồng với nhau về kết cấu của tác phẩm cũng nhƣ sự ra đời kỳ lạ của nhân vật chính. Trong Khing Ju, hai chị em H’ing và H’ Ring đi vào rừng lấy củi, khát nƣớc. Họ đƣợc quạ chỉ cho chỗ uống nƣớc ở hốc cây gạo. Uống xong ngứa khắp ngƣời và tự nhiên có mang. Họ hẹn sẽ gả con cho nhau. Những đứa trẻ mà sau này trở thành các tù trƣởng anh hùng, những cô gái xinh đẹp nhất bon làng là kết quả của sự thụ thai kỳ lạ đó. Sự ra đời của Mdrong Dăm rất kỳ lạ. Mẹ chàng ăn phải trái cây giữa thân, hái hoa rừng trên nguồn thác và mang thai. Kỳ lạ hơn nữa, khi mẹ Hbia Knhi đặt tên đứa bé theo các tù trƣởng giàu mạnh nhất bấy giờ, đứa bé vẫn khóc. Chỉ khi ông Trời đặt tên nó là Mdrong Dăm nó mới nín. Theo tiếng Ê Đê Mdrong Dăm có nghĩa là “chàng trai giàu có, tài giỏi và hùng mạnh”. Qủa thật, khát vọng của cộng đồng đƣợc thể hiện qua tên gọi rất phù hợp với cuộc đời oanh liệt của ngƣời tù trƣởng anh hùng này. Điều đặc biệt là trong các tác phẩm sử thi Êđê tồn tại cho tới ngày nay, chỉ riêng nhân vật Đăm Săn lại không đƣợc nhắc tới thời thơ ấu. Dù nguồn gốc của chàng chắc hẳn cũng đặc biệt không kém gì những nhân vật anh hùng khác nhƣng nó lại không trở thành một nội dung đƣợc kể trong những câu chuyện. Chỉ có những chi tiết nhỏ đƣợc nhắc tới sơ lƣợc thông qua lời kể của Hơ Nhị. Cũng giống nhƣ sử thi Iliat, những nhân vật anh hùng khi bƣớc vào sử thi đã đƣợc chuẩn bị sẵn một lai lịch đầy đủ, họ thƣờng là con của các vị thần linh. Nội dung của sử thi Iliat chỉ gói gọn ở những ngày cuối cùng của cuộc chiến 10 năm thành Tơ roa. Về điểm này, Đăm Săn và sử thi Iliat có điểm tƣơng đồng.
  • 16. đời kỳ lạ của nhân vật anh hùng cũng chính là việc khoác lên nhân vật anh hùng một chiếc áo mang màu sắc huyền ảo của thế giới siêu nhiên. Sự ra đời kỳ lạ là báo trƣớc về một số phận, một cuộc đời phi thƣờng. Điều đó biểu hiện một phần thế giới quan của ngƣời xƣa trong cách nhìn nhận về tự nhiên và về con ngƣời. 1.3.2. Ngƣời anh hùng có hình thức đẹp đẽ và tính cách phi thƣờng Khi xây dựng hình tƣợng những ngƣời anh hùng, tác giả dân gian bao giờ cũng dành cho họ những lời ngợi ca, sự trân trọng nhất. Trong tiềm thức của họ, những ngƣời anh hùng chính là sự kết hợp một cách hoàn hảo nhất sức mạnh, tài trí, lòng dũng cảm và cả hình thức đẹp đẽ nhất. Nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê đƣợc nghệ nhân hƣớng tới sự “hoàn tất” [với ý nghĩa các mặt đều có phẩm giá cao nhất] và toàn vẹn với ý nghĩa nhƣ M. Bakhtin đã nói về nhân vật trung tâm của sử thi Anh hùng “giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không có mảy may sự khác biệt”. Đam Săn là loại nhân vật tiêu biểu nhất [Đỗ Hồng Kỳ, Kho tàng sử thi Tây Nguyên, sử thi Đam Săn]. Đam Săn hiện lên với vẻ đẹp nổi bật của một tù trƣởng giàu có: đầu đội khăn xếp, vai mang túi da. Hình dáng Đam Săn đƣợc miêu tả với vẻ hùng dũng, mạnh mẽ: “Râu mép Đam Săn như mây song bột, râu cằm như mây song đá, râu quai nón mọc từ cằm đến sát tai. Lông chân thì quăn, lông đùi thì rậm, lông mi cong, mặt mũi đỏ hồng như men rượu nồng”. Trang phục của Đăm Săn thật rực rỡ, tƣơng xứng với sự giàu sang và vẻ đẹp oai hùng của chàng: “ Đăm Săn quấn khố dọc đỏ có tua ngang đầu gối, chàng mặc áo dày khuy trông lấp lánh…khăn nhiễu chít trên đầu, khăn đỏ quàng cổ”- trang phục thể hiện sự giàu có, sang trọng, nó tôn lên vẻ đẹp của ngƣời anh hùng. Nó vƣợt qua ngoài ý nghĩa là những
  • 17. thƣờng mà để bao hàm những khía cạnh văn hoá, xã hội nhất định. Vũ khí của ngƣời anh hùng cũng nhƣ một thứ đồ “trang sức” quan trọng mà họ mang theo. Tƣơng xứng với sự phi thƣờng của ngƣời anh hùng, vũ khí cũng mang một kích thƣớc hơn mức bình thƣờng mà những ngƣời khác khó có thể sử dụng đƣợc:“Lưỡi giáo của chàng to bản tựa cột nhà, thanh kiếm dài đặt ở vách, chạm xà dọc” Trong bối cảnh xã hội chƣa có sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt, mọi của cải làm ra là sở hữu chung của buôn làng. Ngƣời tù trƣởng là ngƣời có công to lớn nhất, cai quản công việc làm ăn, trồng trọt, săn bắt làm cho buôn làng thịnh vƣợng. Về một chừng mực nào đó, việc ngƣời tù trƣởng nắm quyền quyết định của buôn làng cũng manh nha xuất hiện sự tƣ hữu. Tuy vậy, quan hệ giữa ngƣời bóc lột và ngƣời bị bóc lột chƣa xuất hiện. Mọi của cải trong làng là sở hữu chung của cộng đồng. Một ngƣời tù trƣởng giàu có cũng đồng nghĩa với việc dân làng có nhiều của cải, chiêng ché, trâu bò. Đó cũng là một tiêu chí quan trọng mà ngƣời xƣa dùng để đánh giá về ngƣời anh hùng. Nó đƣợc đo bằng số lƣợng của cải, chiêng ché, trâu bò…của buôn làng mà ngƣời tù trƣởng cai quản. Tất cả các tù trƣởng anh hùng trong sử thi Êđê đều đƣợc kể là những ngƣời giàu có. Theo tiếng của đồng bào Êđê, Mdrông nghĩa là giàu có. Vậy là ngay từ tên của nhân vật, ƣớc mong và sự ngƣỡng mộ của cả cộng đồng này đã đƣợc gửi gắm. Còn chàng Khing Ju cũng đƣợc nhắc tới là nhân vật “giàu có nhất vùng, tiếng đồn vang khắp nơi”. Sự giàu có của Đăm Săn đƣợc coi nhƣ lý tƣởng trong tiềm thức ngƣời Êđê : “Chàng Đam Săn là người giàu có, hùng mạnh, phi thường, tiếng tăm đã vang đến thần linh, đến tận núi non, vang ra xa ngoài buôn làng vì thế buôn phía đông rất muốn gọi, phía tây rất muốn thưa”. Sở dĩ sự giàu sang của ngƣời anh hùng đƣợc coi là một điều kiện quan trọng để đánh giá mức độ vĩ đại của họ trƣớc hết bởi nó chứng tỏ tài
  • 18. cai quản bộ tộc của mình, biết dạy dân trồng trọt hái lƣợm, săn bắt. Và thêm nữa, sự giàu có của ngƣời tù trƣởng là do trời ủng hộ mới thành. Ngƣời tù trƣởng có đủ phẩm chất tài trí và lòng dũng cảm mới xứng đáng đƣợc trời đất, thần linh cho giàu sang, điều đó cũng là một vinh dự lớn. 1.3.3. Ngƣời anh hùng có tài năng vƣợt trội Đi cùng với vẻ đẹp, sự giàu sang, một phẩm chất quan trọng của ngƣời anh hùng đƣợc nhân dân đề cao đó là tài năng, lòng dũng cảm. Đây mới chính là mảnh đất để thể hiện sự ƣu việt của ngƣời anh hùng trong cả cộng đồng. Tƣơng ứng với hai nội dung đƣợc thể hiện trong tác phẩm sử thi Êđê đó là đời sống của buôn làng với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp tấp nập và những cuộc giao tranh của ngƣời anh hùng với các tù trƣởng để bảo vệ buôn làng. Tài năng của ngƣời anh hùng đƣợc thể hiện ở hai phƣơng diện: trong các cuộc giao tranh và trong quá trình cai quản bộ tộc, săn bắt, sản xuất. Những biểu hiện về tài năng của ngƣời anh hùng bắt đầu từ những trò chơi thƣở thiếu thời: ”Buồn chán chàng lấy con quay ra đánh từ sáng đến tối, từ khi mặt trời lên khỏi đỉnh núi đến khi trời tối. Lũ trai làng đánh quay không thắng nổi chàng. Đi đánh quay ở buôn xa buôn gần không một ai thắng nổi chàng” [Khing Jú]. Mdrong Dam từ bé cũng đã tỏ ra là một đứa bé có tài trí khác thƣờng. Cậu biết dùng lời lẽ thấu tình đạt lý của mình để thuyết phục, giảng hoà cho mọi ngƣời xung quanh. Khi Mtao Hwik chiếm đoạt voi của Mtao Go, Mdrong Dam đã tìm lời giải thích khiến cho dân làng đều đồng thuận, hƣởng ứng. Hai tù trƣởng buộc phải giảng hoà với nhau. Sử thi Êđê tái hiện trƣớc ngƣời nghe một khung cảnh trù phú yên ấm của buôn làng. Trong bức tranh đó, ngƣời anh hùng là trung tâm của mọi hoạt động, là ngƣời chỉ huy tất cả mọi công việc sản xuất, trồng trọt
  • 19. Tài năng của ngƣời tù trƣởng anh hùng đƣợc thể hiện qua những cảnh săn bắn hái lƣợm, những cảnh xây dựng buôn làng giàu mạnh. Lời ca ngợi buôn làng nhiều chiêng ché, trâu bò, dân làng vui chơi ”ăn năm uống tháng”...cũng chính là sự ca ngợi tài năng của ngƣời tù trƣởng anh hùng. Khi nói tới tài năng của ngƣời anh hùng bao giờ ngƣời xƣa cũng gắn liền với sức mạnh và tài quân sự của họ trên các chiến trận. Tinh thần thƣợng võ, khát vọng về sức mạnh, lòng can đảm chính là điểm nổi bật trong cách nghĩ của nhiều dân tộc nói chung và của ngƣời Êđê nói riêng. Đối với ngƣời đàn ông, chiến trận là nơi thi triển tài năng rõ rệt nhất, là nơi để họ bộc lộ phẩm chất anh hùng. Xuất phát từ hiện thực xã hội, những tác phẩm sử thi Êđê, một phần quan trọng đã mô tả các cuộc giao tranh giữa các buôn làng với nhau, trong đó, vai trò của ngƣời tù trƣởng- thủ lĩnh quân sự- là tiêu biểu. Hầu hết các tác phẩm sử thi Êđê đều có chung một môtip về chiến tranh: ngƣời anh hùng cùng nhân dân đi vào rừng, ở nhà vợ chàng bị các tù trƣởng tới bắt cóc, họ đi tìm và đánh thắng kẻ thù để giành lại vợ. Trong các cuộc chiến tranh đó, dù không phải là ác liệt, cam go với cảnh đầu rơi máu chảy, nhƣng đã thể hiện đƣợc sự vững vàng về tinh thần, sức mạnh của ngƣời anh hùng. Mặc dù chiến thắng của họ có sự trợ giúp của thần linh nhƣng sức mạnh, lòng can đảm của con ngƣời mới là thứ đƣợc đề cao. Có thể nói, chiến tranh là nơi để các anh hùng chứng tỏ đƣợc phẩm chất, sự phi thƣờng của mình. Ngƣời đƣợc coi là vĩ đại nhất phải là ngƣời chiến thắng trên chiến trƣờng. Theo nghĩa đó, Đăm Săn chính là nhân vật tiêu biểu nhất cho kiểu mẫu ngƣời tù trƣởng anh hùng, ngƣời thủ lĩnh quân sự trong số các các nhân vật anh hùng của sử thi Êđê. Nếu nhƣ những nhân vật anh hùng khác nhƣ có đôi lúc bị thất bại dƣới tay kẻ thù: Khing Ju bị chết dƣới mũi đao của Mtao Msei, Mdrong Dăm bị mảnh áo sắt của Mtao Msei đâm chết...và phải đợi đến thế hệ thứ hai: những đứa cháu của ngƣời anh hùng
  • 20. bác mình đi tiêu diệt kẻ thù; hay cũng có khi nhân vật phạm phải những sai lầm nghiêm trọng và bị trời phạt: Mdrong Dăm chết vì vô cớ giết nhiều ngƣời trong buôn làng của Mtao Msei và phải đến thế hệ thứ hai, đời cháu của Mdrong Dăm, ông trời lại cho thuốc để cứu ngƣời anh hùng sống dậy. Có thể nói Đăm Săn là nhân vật hoàn hảo nhất trong số các anh hùng của sử thi Ê Đê "toàn vẹn với ý nghĩa nhƣ M. Bakhtin đã nói về nhân vật trung tâm của sử thi anh hùng” giữa bản chất thật của nó và sự biểu hiện bên ngoài của nó không mảy may có sự khác biệt” 1.3.4. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong mối quan hệ với cộng đồng: Trong sử thi dân gian, mỗi tộc ngƣời đều gửi gắm những khát vọng, lý tƣởng vào các nhân vật anh hùng của mình. Bằng tất cả tình cảm và tài nghệ của mình, dân gian xây dựng những nhân vật anh hùng đó trở thành biểu tƣợng cho dân tộc, cho cộng đồng mình. Những gì liên quan đến cuộc đời của các nhân vật anh hùng này đều đƣợc dân gian chắp thêm đôi cánh của tƣởng tƣợng. Trong các mối quan hệ cộng đồng, ngƣời anh hùng luôn nhận đƣợc những tình cảm yêu mến, tán thƣởng. Còn những gì trái ngƣợc với ý chí của họ đều bị mọi ngƣời không đồng tình, chê trách. Hình tƣợng ngƣời anh hùng trong các cuộc chiến tranh Lịch sử phát triển của nhân loại, từ thƣở bình minh đến thời kỳ hiện đại, luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh, tất nhiên, ở các mức độ, quy mô khác nhau. Xét riêng ở một khía cạnh nào đó, trong thời cổ đại, chiến tranh là nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo động lực cho xã hội phát triển đi lên. Văn học phản ánh chiến tranh xƣa nay luôn những thành tựu nổi bật. Đối với riêng thể loại sử thi, chiến tranh đã trở thành một đề tài phổ biến, đề tài trung tâm và các cuộc chiến tranh đều phong phú, sinh động và cuốn hút đến mức độ “ người lớn, trẻ con có thể ngồi bất động,
  • 21. nghe đến thâu đêm suốt sáng”. Các cuộc chiến tranh trong sử thi anh hùng đều nhằm mục đích chống lại mọi kẻ thù đến uy hiếp, phá hoại sự bình yên của buôn làng. Tuy nhiên, tính chất và phạm vi của các cuộc chiến tranh đó lại đƣợc thể hiện ở những dạng thức khác nhau. Và động lực của các cuộc cũng vì thế mà không hoàn toàn giống nhau. Khi thì đó là cuộc chiến tranh để trả thù nhƣ trong các sử thi: Bơ roa Đam, Đăm Thí. Sử thi Đam Săn, chiến tranh là để cƣớp lại ngƣời phụ nữ, nàng Hơ Nhị xinh đẹp. Khúc tráng ca Iliat kể về cuộc chiến thành Tơ roa, giữa một bên là đoàn quân Hy Lạp và một bên là các chiến binh của thành Tơ roa. Qua những lời văn miêu tả cuộc chiến tranh khốc liệt đó, hình tƣợng của các thủ lĩnh quân sự hiện lên sống động với vai trò quan trọng quyết định hầu nhƣ hoàn toàn thành bại của cuộc chiến. Giữa rất nhiều những chiến binh dũng cảm, xuất sắc của cả hai bên chiến tuyến, hình tƣợng Asin hiện lên nhƣ một chiến binh dũng cảm nhất, xuất sắc nhất. Trong cuộc chiến tranh ác liệt ấy, hai bên chiến tuyến đều có những nhân vật đƣợc nể trọng. Không có sự đối lập giữa chính nghĩa và gian tà, giữa thiện và ác ở đây. Phía bên quân Tơ roa, Hécto là nhân vật đƣợc đề cao nhất, đƣợc mô tả với những phẩm cách đáng trọng. Chàng xông xáo vào những chỗ khó khăn nhất, hoặc để cứu vãn tình thế, hoặc để khích lệ cuộc giao tranh, trong những điều kiện bất lợi, chàng biết rút quân vào thành, bảo mẹ tới đền thờ Atênê cầu cứu nữa thần giúp đỡ. Trận chiến cuối cùng, chàng vƣợt qua nƣớc mắt và mọi lời khuyên ngăn của cha mẹ chàng. Dù biết Asin có sức mạnh hơn mình, nhƣng chàng kiên quyết không lẩn tránh, không rút lui trƣớc quân Hy Lạp. Quyết đấu là lý tƣởng lớn nhất của thời đại chàng. Các cuộc chiến tranh cũng luôn là chủ đề quan trọng nhất đƣợc mô tả trong nhiều tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Dù quy mô của các cuộc chiến tranh không phải là những đoàn quân đông đảo hay những cảnh tàn
  • 22. nhƣ trong sử thi của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Nhƣng đó cũng vẫn là mảnh đất để những nhân vật anh hùng bộc lộ rõ nét nhất, có tầm vóc đẹp và kỳ vĩ nhất Sử thi Ê Đê mà tiêu biểu là Đam Săn kể về những cuộc giao tranh của Đam Săn với các kẻ thù, các tù trƣởng của các bộ tộc khác muốn tới chiếm đoạt đất đai, tài sản, ngƣời phụ nữ của chàng. Cuộc giao tranh của Đam Săn và Mtao Mxây đƣợc miêu tả khá sống động: “Thế là Đam Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, như gió lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi, khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng khiên kênh. Khi chàng vừa múa vừa chạy, ba quả núi toác ra, ba đồi tranh bật rễ tung bay. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi mtao Mxây phóng tới nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng. Đến lúc này, Đam Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ, mộng thấy ông trời” Các cuộc giao tranh trong sử thi Êđê là cuộc chiến giữa hai cá nhân, hai tù trƣởng đại diện cho hai bên.Các cuộc chiến tranh đƣợc tái hiện trong sử thi Êđê, chúng ta không nhìn thấy sự khốc liệt, tàn ác hay những cảnh đầu rơi máu chảy. Chúng kết thúc kết thúc ngay khi ngƣời thủ lĩnh giành chiến thắng. Họ sẽ thu phục dân chúng, tôi tớ của bên đối phƣơng theo mình và cầu khẩn ông trời ban phép cho những ngƣời tử trận bên họ sống dậy. Ngƣời tù trƣởng không chỉ nắm quyền tối cao trong việc cai quản buôn làng mà ngay cả trong các cuộc giao tranh, họ cũng chính là những thủ lĩnh quân sự, quyết định thành bại của cuộc chiến. Tuy vậy, nhìn chung, các cuộc chiến tranh trong sử thi Tây Nguyên, dù là đề tài phổ biến nhất xuyên suốt các tác phẩm, là cái nền để thể hiện hình ảnh ngƣời thủ lĩnh tài ba, dũng cảm song chƣa có đƣợc cái không khí hùng tráng, vĩ đại nhƣ các cuộc chiến tranh nhƣ trong sử thi của các dân tộc khác. Sau những trận chiến, không để lại những hậu quả
  • 23. xót, không có cảnh tàn phá dữ dội, thây ngƣời, xác ngựa ngổn ngang. Cách miêu tả nhân vật trong sử thi Tây Nguyên dù còn nhiều ƣớc lệ, tƣợng trƣng và dập khuôn công thức nhƣng đã phần nào làm hiện rõ đƣợc chân dung của những ngƣời anh hùng thật đẹp, oai hùng khác thƣờng. Đặc biệt trong các cuộc giao tranh, hình ảnh ngƣời anh hùng đẹp hơn bao giờ hết. Ở đó sức mạnh, ý chí và lòng dũng cảm là những phẩm chất luôn đƣợc con ngƣời đề cao, là tinh thần thƣợng võ là khát vọng mà cộng đồng ngƣời Tây Nguyên gửi trọn vẹn vào những nhân vật anh hùng của mình. Ngƣời tù trƣởng anh hùng trong mối quan hệ với các nhân vật khác Tổ chức xã hội quy định vai trò của các cá nhân trong cả một cộng đồng. Đối với sử thi Tây Nguyên, khi xem xét hình tƣợng ngƣời anh hùng chúng ta không thể không đặt họ trong mối tƣơng quan với cộng đồng xã hội và với những cá nhân khác trong cộng đồng đó. Ngoài nhân vật Đam Săn, tuyệt đối trong tác phẩm, không có một nhân vật nào có thể sánh đƣợc với chàng về sức mạnh, tài trí và cả sự giàu có, hùng mạnh. Trong buôn làng, ngƣời tù trƣởng là ngƣời đứng đầu cai quản, quyết định mọi vấn đề nên việc chàng là ngƣời giàu có nhất, hùng mạnh nhất cũng là điều dễ hiểu. Ngay cả với các buôn làng khác, cũng không ai mạnh bằng chàng. Tiếng tăm của Đam Săn là ngƣời giàu có, chiêng lắm la nhiều, đã vang khắp nơi, không một tù trƣởng nào sánh bằng. Đam Săn là nhân vật lý tƣởng nhất, trung tâm của cả tác phẩm. Ngƣời tù trƣởng trong sử thi Êđê đóng vai trò trung tâm, quyết định vận mệnh của cả cộng đồng. Sau cái chết của Đam Săn, ngƣời Êđê “phải” nối dài câu chuyện của mình, nối dài tƣơng lai của cộng đồng mình, với việc hồn Đăm Săn biến thành con ruồi bay vào miệng Hơ Âng- chị gái chàng. Đăm Săn cháu ra đời tiếp tục nối nghiệp cậu, về ở với Hơ Nhị và trở thành ngƣời tù trƣởng hùng mạnh. Nhân vật ngƣời anh hùng
  • 24. biến mất mà phải tiếp tục quay trở lại, dù bằng dạng thức nào, để đảm đƣơng vị trí của một tù trƣởng, cai quản cả buôn làng và viết tiếp lịch sử của cộng đồng. Ra đời trong thời kỳ bình minh của nhân loại, khi mà những quan niệm về thế giới của con ngƣời còn rất sơ khai, “sử thi mang trong lồng ngực mình hơi thở của các vị thần” đã phản ánh điều đó. Có quá nhiều điều mà con ngƣời, bằng trình độ nhận thức còn hạn chế, đành phải kiến giải bởi một thế lực siêu nhiên nào đó bất tử và làm đƣợc những chuyện phi thƣờng với quyền năng vô hạn. Thế giới thần linh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần lẫn sinh hoạt xã hội của con ngƣời. Theo cách nghĩ của ngƣời dân Tây Nguyên xƣa kia, và có lẽ là với con ngƣời ở nhiều nơi khác trên khắp thế giới này, dƣờng nhƣ đâu đâu cũng có những vị thần “giám sát” cuộc sống của họ, gieo họa hay ban phúc. Trong đời sống tự nhiên cũng có nhiều vị thần: thần lớn: thần núi, sông, mƣa gió, sấm sét…Bên cạnh đó còn có các thần nhỏ: nhƣ thần cây, một hòn đá…mà ta thƣờng gặp trong các tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Đó là cơ sở xuất phát đồng thời cũng là biểu hiện cụ thể của tín ngưỡng đa thần theo quan niệm vạn vật hữu linh tồn tại phổ biến trong các dân tộc Tây nguyên. Tín ngƣỡng đó dẫn đến các nghi lễ thờ cúng, cũng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày của các dân tộc. Các lễ hội quan trọng; năm mới, mừng sức khoẻ, đâm trâu, bỏ mả….đều là những nghi lễ hết sức quen thuộc đối với ngƣời dân Tây Nguyên. Nó gắn liền với mỗi con ngƣời nơi đây từ lúc sinh ra tới lúc lìa bỏ cõi đời. Các vị thần xuất hiện trong sử thi, cũng nhƣ nhiều thể loại văn học dân gian khác của đổng bào thiểu số, nhƣ những nhân vật tham gia vào nội dung của tác phẩm ở những mức độ khác nhau. Sức ảnh hƣởng, mối quan hệ của các nhân vật thần linh đối với các nhân vật chính, những
  • 25. của sử thi mỗi dân tộc khác nhau lại tồn tại ở những cấp độ khác nhau. Trong Khan Đăm Săn, thần linh mà cụ thể là ông Du, ông Diê [ông trời] đã đích thân can thiệp vào chuyện hôn nhân của chàng Đăm Săn với nàng Hơ Nhị: “Nếu lấy vợ buôn phía tây, buôn phía đông, cháu sẽ thành người chăn trâu, ngựa, voi, kẻ lau cồng chiêng cho nhà giàu, cháu thành kẻ chăn bò, thân có mùi khai, thành kẻ chăn trâu, người cháu có mùi hôi đất bùn, cháu thành kẻ chăn heo, gà cho người giàu có, thành người giữ chiêng cái, dọn phân ngực, voi cho nhà giàu. Nếu cháu lấy Hơ Nhị, Hơ Bhi thì cháu sẽ thành người giàu có. Chân cháu sẽ đi mua con voi, bàn tay sẽ đổi cồng chiêng. Cháu sẽ là người giàu nhất xứ”. Dụ dỗ, đe doạ đến năm lần bảy lƣợt nhƣ vậy, ông trời bị Đăm Săn từ chối. Khiến cho ông Trời phải lấy ống điếu gõ vào đầu làm chàng chết giấc. Sau đó, ông lại làm phép cho chàng sống lại. Lặp đi lặp lại bảy lần, Đam Săn mới chịu lấy chị em Hơ Nhị. Sự giàu sang, địa vị của Đăm Săn cũng chính do ông Trời sắp xếp. Chính ông là ngƣời cho Đăm Săn giống lúa tốt để gieo trồng giúp cho buôn làng ngày một no ấm giàu có. Sau khi đã làm cho Đăm Săn trở thành ngƣời tù tƣởng giàu có, hoàn thành chuyện mối lái cho chàng cô vợ đẹp tuyệt trần, ông Trời vẫn tiếp tục theo sát chàng trong suốt các cuộc giao tranh với kẻ thù- các tù trƣởng của buôn làng khác. Ở các lần giao tranh giữa Đam Săn và kẻ thù, các tù trƣởng Mtao Tuôr, Mtao Mxây, Mtao Grƣ… thần linh chỉ xuất hiện, trợ giúp khi nhân vật thực sự lâm vào tình thế khó khăn. Bất kì lúc nào, khi nhân vật đuối sức khó lòng giành thắng lợi, ông trời lại trợ giúp cho. Ông luôn bày cách để Đăm Săn thắng đƣợc kẻ thù: “ Ơ cháu, tay giáo, tay đao cháu có sắc thì cháu mới thắng được tên nhà giàu hung dữ này. Cháu hãy cầm lấy chày ngắn chày dài ném thử xem. Cháu hãy giắt theo cây cuốc bàn ở hông, vác theo cây cuốc đập trên vai; gọi đông đảo thanh niên trai gái tới, kẻ có dao thì đào lỗ nhỏ, kẻ có cuốc thì đào lỗ lớn, đào chi chít khắp nơi những
  • 26. bằng những bước ngắn, bước dài cháu hãy nhảy cho giỏi cho kịp, kéo lê khố áo của cháu làm cho bụi mù lên như một đám mây đen, cháu ạ”. Tuy vậy, trong Đăm Săn vai trò của thần linh không phải hoàn toàn quyết định. Thần chỉ xuất hiện khi ngƣời anh hùng lâm vào khó khăn, thƣờng là khi nhân vật đã “ mệt nhoài, ngủ say”. Ở các cuộc chiến, vị trí trung tâm, nổi bật vẫn là ngƣời anh hùng. Thần linh, tất nhiên, không tham gia trận đánh với tƣ cách là một nhân vật tham chiến mà chỉ đứng đằng sau trợ giúp trong những trƣờng hợp thực sự cần thiết. Sử thi Êđê chỉ còn thấp thoáng bóng của các thế lực thần linh. Thậm chí, trong Đăm Săn, có đôi lúc, hành động của ngƣời anh hùng thậm chí đƣợc coi nhƣ một khát vọng chế ngự cả thế lực siêu nhiên mà hành động của Đăm Săn khi hỏi nữ thần Mặt trời làm vợ là điển hình. Cái chết của Đăm Săn ngay sau khi lời cầu hôn bị từ chối là bi kịch của một thời đại khi mà khát vọng của con ngƣời mong muốn chế ngự đƣợc mọi thế lực siêu nhiên vẫn còn nằm ngoài khả năng, nhận thức của họ. Đăm Săn, gợi chúng ta nhớ tới Prômêtê- nhân vật đầu tiên trong lịch sử triết học « tuẫn tiết vì loài người », dù biết mình sẽ chết vẫn nhất quyết dấn bƣớc. Đam Săn chết ngay tại ngƣỡng ranh giới giữa cuộc sống của con ngƣời bình thƣờng và những thế lực siêu nhiên, thần thánh. 1.3.5. Cái kết của tác phẩm sử thi và số phận của ngƣời tù trƣởng anh hùng: Bản anh hùng ca vĩ đại Iliat kết thúc với đám tang của Hecto, ngƣời anh hùng của thành Tơ roa. Vinh quang chiến thắng, tang thƣơng của chiến trận đó là những âm hƣởng vang vọng trong tâm trí ngƣời đọc khi những trang cuối của pho sử thi vĩ đại này khép lại. Cái kết thúc của pho sử thi, nhƣ bất kỳ một áng văn chƣơng nào, chứa đựng những tƣ tƣởng, nhận thức, đánh giá của ngƣời nghệ sĩ đối với các vấn đề mà tác
  • 27. Đồng thời cũng qua đó bày tỏ tình cảm, niềm xót thƣơng của cả thời đại với ngƣời anh hùng. Không giống nhƣ cái kết thúc của các tác phẩm khác trong hệ thống sử thi Tây Nguyên nói chung và sử thi Êđê nói riêng, Đăm Săn đã có một cách kết thúc đặc biệt. Ngƣời tù trƣởng anh hùng dù biết trƣớc sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng, nhƣng với bản tính cƣơng quyết, không chịu lùi đã không hề nao núng. Cái chết của Đăm Săn vừa hào hùng, oanh liệt vừa mang màu sắc bi kịch. Bi kịch là mâu thuẫn giữa cái lý tƣởng mà chàng muốn đạt tới với sức mạnh hữu hạn của con ngƣời. Đồng thời trong đó có niềm tự hào, tin tƣởng mãnh liệt vào một thế hệ mới sẽ tiếp tục. Sự đầu thai của Đăm Săn trở lại là một biểu trƣng cho sự sống vẫn tiếp tục. Đăm Săn cháu sẽ lớn và nối tiếp sự nghiệp lừng lẫy của Đăm Săn cậu, trở thành ngƣời tù trƣởng hùng mạnh và giàu có nhất. Tất cả các nghiên cứu từ xƣa tới nay khi nói về Đăm Săn, ngƣời ta đều nói về cái kết thúc đậm chất bi tráng này. Có ngƣời cho rằng cái chết của Đăm Săn là do chàng có ý định lấy nữ thần Mặt trời về làm vợ tức là thay đổi địa vị của Hơ Nhị xuống hàng thứ hai. Chống lại chế độ mẫu hệ, chống lại tục chuê nuê, tức là Đăm Săn vi phạm phải quy định của xã hội. Cái chết của chàng là hậu quả tất yếu. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Hồng Kỳ, cách suy nghĩ trên có phần khiên cƣỡng, áp đặt những tƣ tƣởng, nếp nghĩ của ngƣời hiện đại cho ngƣời xƣa. Theo ông, cái chết của Đăm Săn chỉ đơn giản là hậu quả tất yếu của việc chàng không chịu nghe theo lời dặn nữ thần Mặt Trời. Việc nữ thần Mặt Trời không chịu lấy Đăm Săn cũng chính là do nữ thần sợ sự sống sẽ mất đi trên mặt đất và bầu trời : «Nếu ta đi...chết cả người Ê Đê êga vì không còn nước uống....Cây trong rừng sẽ tuyệt diệt, cây trên rú sẽ chết khô, lau lách ngừng đâm chồi, cây cỏ sẽ tàn lụi, đất đai sẽ nứt nẻ, sông suối sẽ cạn khô ». Cái chết của Đăm Săn đó là vì chàng cố tình không chịu nghe theo lời thần linh, đi quá giới hạn mà thần linh cho phép.
  • 28. quan điểm này, chúng tôi cho rằng, xét trong cả hệ thống các tác phẩm sử thi của ngƣời Ê Đê, cái chết mang đậm chất bi tráng của Đăm Săn mang tầm thời đại của chàng. Đăm Săn không chống tục chuê nuê, nhƣng chàng phản ứng lại những gì là rào cản trên bƣớc đƣờng trở thành ngƣời giàu có và lừng lẫy tiếng tăm của chàng. Cái chết của Đăm Săn không chỉ là kết thúc của một số phận mà đó còn thể hiện những vấn đề đang nảy sinh trong lòng xã hội. Sự mâu thuẫn giữa năng lực và khát vọng chế ngự tự nhiên của con ngƣời, giữa cái mới đang lên trong lòng xã hội và những luật tục cũ. Cái kết thúc của các pho sử thi chính là sự đánh giá về vai trò của ngƣời anh hùng trong cộng đồng. Qua đó thể hiện tình cảm của cộng đồng đối với những ngƣời con dũng cảm, tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí của cả bộ lạc. Trong đó có cả sự yêu mến, kính phục và đôi khi cả sự thƣơng cảm, xót xa trƣớc sự hi sinh của ngƣời anh hùng. Nhƣng trên tất cả, đó là niềm tự hào vì những chiến công oanh liệt mà những ngƣời anh hùng của họ đã lập nên. Âm hƣởng tự hào đó còn vang vọng mãi cho tới ngày nay, trƣờng tồn cùng những pho sử thi quý báu của đồng bào Tây Nguyên. 1.4. Nghệ thuật xây dựng hình tƣợng ngƣời anh hùng của sử thi Êđê Ngƣời anh hùng là nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Xây dựng kiểu mẫu nhân vật anh hùng chính là yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật sử thi. Trong trƣờng ca Iliat, nhân vật trung tâm là Asin. Bên cạnh đó còn nhiều những nhân vật khác, dù ở nhiều mức độ khác nhau : có ngƣời đƣợc miêu tả khá chi tiết, tỉ mỉ, cũng có những nhân vật chỉ xuất hiện trong vài câu nhƣng vẫn in dấu ấn trong lòng ngƣời đọc. Một Asin, « ngƣời con của Pêlê » thật dũng mãnh, anh hùng, trung thực với tính cách mãnh liệt : đau đớn, xót xa, căm hận. Một Uylix cũng dũng mãnh anh hùng nhƣng lại thể hiện trong sự khôn ngoan, thận trọng trong mọi cử
  • 29. tiếng nói. Ở bên kia chiến tuyến, Hecto cũng đƣợc miêu tả nhƣ một ngôi sao sáng chói: cũng dũng cảm, hiên ngang khi đối đầu với kẻ địch, dù đó là Asin vô cùng hùng mạnh. Hàng trăm nhân vật trong sử thi cứ thế hiện lên trong tâm trí ngƣời đọc, ngƣời nghe sinh động, hấp dẫn. Để tạo đƣợc những nhân vật sinh động, hấp dẫn và có sức sống lâu bền dƣờng ấy, ngƣời nghệ nhân dân gian, dù chƣa đặt việc sáng tác thành một phƣơng pháp nhƣ trong văn học thành văn, nhƣng chắc hẳn đã có những ý đồ sáng tạo nghệ thuật thể hiện qua những cách nói, cách kể lôi cuốn ngƣời nghe. Chính những thủ pháp đó đƣợc coi là đặc trƣng của văn học dân gian nói chung, của sử thi nói riêng, đã làm cho những nhân vật, những câu chuyện cứ thế đi vào lòng ngƣời dân biết bao thế hệ. Đọc sử thi Êđê, chúng ta không khỏi thán phục trƣớc những hình ảnh, những câu chuyện lôi cuốn, sinh động. Đặc biệt, hình tƣợng ngƣời tù trƣởng anh hùng đƣợc xây dựng với nhiều nét nghệ thuật đặc trƣng của sử thi, có lúc đạt tới mức tinh tế, điêu luyện, đã tạo nên sức lôi cuốn mãnh liệt đối với ngƣời nghe 1. 4.1. Xây dựng nhân vật anh hùng trong sự đối lập với kẻ xấu Khi xây dựng một nhân vật, tác giả dân gian bao giờ cũng đem đặt bên cạnh nhân vật mình yêu mến trong thế tƣơng phản đối lập với những những nhân vật phản diện. Sự đối lập đƣợc miêu tả từ hình dáng, phong thái đến tính cách càng làm cho chân dung nhân vật thể hiện rõ nét hơn. Trong văn học thành văn, không thiếu những hình tƣợng, những cặp nhân vật, hình ảnh trái chiều nhằm tô đậm thêm sự vật, sự việc cần miêu tả. Đối với văn học thành văn, thủ pháp này đƣợc sử dụng rất nhiều, nhất là văn học trung đại. Tuy nhiên đối với hệ thống sử thi của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta, không phải khi nào nghệ nhân dân gian cũng chú ý tới điều này mặc dù, trong các tác phẩm về đề tài chiến trận luôn có sự xung đột, va chạm giữa các nhân vật với nhau.
  • 30. Nguyên cũng có nhiều cặp nhân vật trái chiều. Các nhân vật này thƣờng đại diện cho hai bên thế lực giao tranh, là kẻ thù không đội trời chung với nhau. Trong những tác phẩm đang khảo sát, cả ở sử thi Mnông và Êđê, phần lớn các nhân vật đều có mâu thuẫn bắt nguồn từ việc tranh chấp, chiếm đoạt của cải, phụ nữ....Tuy vậy sự trái ngƣợc của các nhân vật này lại thể hiện ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau trong sử thi mỗi dân tộc. Cái hay trong việc đặt nhân vật trong sự đối lập với một số nhân vật khác nằm ở chỗ nó làm cho hình ảnh ngƣời anh hùng thêm đậm nét và kẻ thù trở nên càng đáng chê cƣời, coi thƣờng hơn. Hình tƣợng chàng Đam Săn thật mạnh mẽ oai hùng đối lập với vẻ gian trá hiểm độc, thấp hèn của các tù trƣởng. Sự đối lập đó thể hiện trên rất nhiều phƣơng diện nhƣ dáng vẻ, hình thức đến tài năng và đặc biệt là khí chất, phẩm cách con ngƣời. Đam Săn hiện lên với vẻ đẹp uy dũng, hiên ngang của một ngƣời tù trƣởng “đầu đội khăn kép và vai mang túi da" dƣờng nhƣ đối lập với vẻ ngoài hung tợn của Mtao Mxây, một tù trƣởng giàu mạnh: “Lông chân dày như đắp lên một lớp. Lông mày sắc như đá mài. Con mắt sáng người như đã uống hết một chum rượu, đến nỗi con trâu lớn cũng không dám đi qua”- đó là vẻ hung tợn, tàn ác khiến cho mọi ngƣời đều kinh sợ, xa lánh. Ngƣời anh hùng càng uy dũng bao nhiêu kẻ thù dƣờng nhƣ càng hèn nhát đến bấy nhiêu. Đối lập ngay từ trong động cơ của hành động: trong lúc Đăm Săn cùng mọi ngƣời vào rừng lao động thì các tù trƣởng lợi dụng tình thế của chàng. Nếu nhƣ Mtao Msei sợ hãi, e ngại phải đối mặt với Đam Săn, đã dặn tôi tớ: “ơ chim chích một ngàn, chim cu một trăm, đầy tớ bốn trăm, hãy ra cổng xem là ai! Nếu là khách ốm yếu thì cho vào, nếu là khách khoẻ mạnh thì đóng cổng vào cho chắc”. Thì Đăm Săn đƣờng hoàng tìm tới buôn làng của kẻ thù để đòi lại vợ.
  • 31. hình, tính cách của hai nhân vật này cũng đƣợc khắc hoạ với những lời nói, hành động đối lập nhau hoàn toàn, nếu nhƣ Mtao Msei lo sợ bị Đam Săn đâm khi chƣa kịp xuống thang: “khoan khoan, để tao xuống. đừng vội đâm tao trước lúc tao xuống” thì Đam Săn lại vô cùng cao thƣợng, khí khái: “ Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống. Con lợn dưới đất tao không đâm thì mày tao cũng không đâm”. Cũng trong những cuộc giao tranh đó, những tƣơng phản mà ngƣời Ê Đê đã tạo ra có nhiều chỗ rất thú vị, sinh động. Chân dung của Đăm Săn hiện lên thật dũng mãnh, thiện chiến: “Đam Săn vung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt qua một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây..." trong khi đó kẻ thù của chàng lại thật nực cƣời, thảm hại: " Mtao Anur múa bên phải, bên trái làm mọi người phải ngó theo....đôi chân nặng trịch như có ai cột đá, đôi tay rã rời như không cầm nổi khiên, bàn tay run run như không cầm nổi thanh kiếm». Ở đây có một ranh giới hoàn toàn rõ nét giữa ngƣời anh hùng và kẻ thù, giữa ngƣời tốt và kẻ xấu, kẻ ác. Một bên là Đăm Săn đƣờng hoàng, oai phong một bên là kẻ thù hèn nhát. Sự tƣơng phản rõ nét giữa ngƣời anh hùng đăm săn với kẻ thù càng khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ. Cái chính nghĩa, cao đẹp đối lập hoàn toàn với cái ác, cái xấu. Chính vì lẽ đó, khi tiếp nhận sử thi Êđê, cụ thể là khan Đăm Săn, ngƣời nghe dành rất nhiều thiện cảm đối với nhân vật anh hùng. Hình tƣợng Đam Săn có sức sống lâu bền trong đời sống văn hoá của ngƣời Ê Đê nói riêng, ngƣời Việt Nam nói chung là vì vậy. 1.4.2. Nghệ thuật so sánh tạo nên những hình ảnh độc đáo, thú vị : Một phần trong nghệ thuật của sử thi là tạo nên các hình ảnh đẹp dựa trên cơ sở thói quen so sánh. Do đặc điểm tƣ duy của ngƣời xƣa bắt
  • 32. sự vật, hình ảnh trong tự nhiên. Nguyễn Văn Khoả trong cuốn «Anh hùng ca Home » đã nhận định rằng, các ngƣời nghệ sĩ dân gian bao giờ cũng tìm «một sự vật, một hình ảnh tương ứng, gần gụi với hình thể, diện mạo bên ngoài hoặc có thể phản ánh được bản chất bên trong của đối tượng miêu tả, rồi so sánh cho đối tượng miêu tả có sức truyền cảm mạnh hơn, cụ thể hơn». Sử thi Iliat đã để lại trong ngƣời đọc những ấn tƣợng đẹp bởi những hình ảnh rực rỡ. Ngƣời Tây Nguyên có trí tƣởng tƣợng phong phú, óc liên tƣởng khá thú vị. Có rất nhiều hình ảnh đẹp, có sức gợi tả thú vị trở thành độc đáo trong kho tàng văn học không chỉ của đồng bào ngƣời dân tộc mà còn cả của nền văn học việt nam. So sánh đã tạo nên những chi tiết, hình ảnh thú vị, hóm hỉnh khi miêu tả về những kẻ thù của Đăm Săn. Mtao Grự khi thua trận đƣợc miêu tả nhƣ «khập khiễng như gà gẫy cánh lảo đảo như gà gẫy chân ». Mtao Mxây lại đƣợc ví nhƣ «gà làng mới mọc cựa chân, chưa ai giẫm phải mà gẫy mất cánh». Những so sánh này tạo nên vẻ nực cƣời, thảm hại, đáng thƣơng của những tên tù trƣởng này khiến ngƣời đọc ngƣời nghe thấy vui sƣớng, hả hê trƣớc thất bại của cái ác, cái xấu. Đọc sử thi Tây Nguyên, ngƣời ta cũng bắt gặp nếp nhà rông của Đăm Săn “dài hết một tiếng chuông ngân, hiên nhà dài bằng một hơi ngựa chạy » vừa trữ tình, giàu chất thơ vừa có gì đó nguyên sơ, gần gũi với cuộc sống. Bên cạnh đó một không khí cũng rất đỗi hùng tráng, sục sôi của đoàn ngƣời cùng Đăm Săn đi đánh kẻ thù : « Đoàn người ra đi, đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến, như mối » nhƣ đƣợc tái hiện lại trƣớc mắt ngƣời đọc. Đối tƣợng đem để so sánh có khi cụ thể trong thực tại : «bầy thiêu thân», «kiến, mối », có khi không có hình khối cụ thể mà phải bằng cảm nhận : «tiếng chuông ngân», «hơi ngựa chạy». Nghệ thuật so sánh trong sử thi Êđê đã đạt tới mức độ khá nhuần nhuyễn, điêu liệu, tô điểm thêm
  • 33. «viên ngọc quý» nhƣ lời ngƣời ta đã dùng để ca ngợi về khan Đăm Săn. Tất cả những hình ảnh đẹp đẽ đó trƣờng tồn trong văn học nhƣ những hình ảnh nên thơ, kỳ thú nhất, rực rỡ nhất. So sánh là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật kể chuyện của sử thi Tây Nguyên. Xuất phát từ khả năng nhận thức một cách trực quan của ngƣời xƣa. Dù có phần thơ ngây, chất phác trong cách tƣ duy song ngƣời đọc vẫn phải ghi nhận rằng chính nó đã làm nên những giá trị, sức hấp dẫn lâu bền của các pho sử thi đối với đông đảo ngƣời nghe. 1.4. 3. Ngôn ngữ khoa trƣơng, phóng đại, mang tính kịch nâng tầm vóc của ngƣời anh hùng trở nên phi thƣờng: Trên nền cảnh của núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ, những lời kể sử thi nhƣ hoà với khung cảnh thiên nhiên, đƣa ngƣời nghe về với một bầu không khí xa xƣa hùng tráng, sục sôi. Sử thi tạo cho ngƣời nghe một bầu không khí hùng tráng, những khung cảnh vừa mĩ lệ vừa dữ dội của một thời kỳ lịch sử xa xƣa. Khi những cuộc giao tranh giữa các buôn làng, các thành bang liên tục diễn ra. Những gì mà các pho sử thi miêu tả lại có thể và chắc chắn là không có thực hoàn toàn trong đời sống con ngƣời nhƣng ngƣời nghe hoàn toàn cảm thấy thoải mái, thú vị với chúng. Bởi nhƣ Arixtôt đã nói trong cuốn Nghệ thuật thơ ca : « Mặc dầu những con người mà hoạ sĩ Dơxixơ đã vẽ ra đều không thể tồn tại trong thực tế nhưng cần rất coi trọng cái không thể có đó, vì phải vượt qua xa hơn cái mẫu ». Chính cách nói «vượt xa hơn cái mẫu », phóng đại sự vật, lối diễn tả khoa trƣơng làm cho các pho sử thi anh hùng mang một vẻ mạnh mẽ, phi thƣờng. Hình tƣợng nghệ thuật đạt tới một tầm kích lớn lao mang theo cả vẻ hoành tráng, kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Cách kể phóng đại sự vật đó kích thích sức tƣởng tƣợng của ngƣời nghe, ngƣời đọc biết bao thế hệ. Nó là biểu hiện cho óc tƣởng tƣợng phong phú thể hiện qua phong cách sáng tạo lý tƣởng hoá mang đậm chất lãng mạn của con ngƣời
  • 34. anh hùng, nhân vật trung tâm của sử thi đƣợc nâng lên một tầm kích lớn lao, sánh ngang với vũ trụ. Hình tƣợng của ngƣời anh hùng Đăm Săn đƣợc miêu tả qua vẻ ngoài đẹp đẽ tới mức siêu phàm. Những hành động của chàng cũng phi thƣờng không kém với một nhịp điệu đều đặn, nhịp nhàng giàu nhạc tính : « Chàng múa khiên, khiên quay như chong chóng, tạo ra gió bão. Đam Săn lia đao, gió bay ù ù...Đam Săn hướng khiên về bên trái tạo thành bão dập nát chuồng trâu, hướng về bên phải tào thành gió làm đổ sập chuồng dê..hướng vào hàng rào buôn làng Mtao Msei, buối sáng hàng rào bị bay, buổi chiều bị dồn vào sông suối trôi theo dòng nước » - những hành động mang tính chất lý tƣởng, cƣờng điệu hoá rất nhiều song lại tạo nên âm hƣởng và không khí bừng bừng của những tác phẩm sử thi. Một điểm đặc biệt trong ngôn ngữ miêu tả của sử thi Ê Đê đó là sự chi tiết, tỉ mỉ tới từng đƣờng nét. Nhất là trong khi xây dựng hình ảnh ngƣời anh hùng, tác giả dân gian đã đi vào miêu tả những đƣờng nét chạm khắc rất. Khi miêu tả về Đăm Săn, ngƣời Ê Đê đã dụng công tới từng chi tiết: " Tay trái chàng đeo vòng bạc, tay phải đeo vòng vàng. Miệng chàng như gặm nhai hoa săm mluê, đôi môi đỏ như rau dja, mắt long lanh như mắt trâu đực, thân thì trắng, bắp chân như có tạc....". Trong sử thi Ê Đê, đặc biệt là khan Đăm Săn, hình ảnh ngƣời anh hùng, những cô gái đẹp đều đƣợc miêu tả một cách tỉ mỉ. Cách tả đó phần nhiều gợi sự liên tƣởng đối với ngƣời nghe, ngƣời đọc chứ không chỉ đơn thuần phô diễn các chi tiết rồi ghép chúng lại theo những mảng khối nhất định. Sự vật, con ngƣời đƣợc miêu tả vì vậy mà trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn rất nhiều. Ngôn từ đối thoại vốn đƣợc coi là phƣơng tiện nghệ thuật chủ yếu để tái tạo hành vi của con ngƣời và các giao tiếp tinh thần của con ngƣời trong những mối quan hệ. Đối thoại là một trong những đối tƣợng miêu tả quan trọng bậc nhất trong mọi thể loại văn học. Các phát ngôn của nhân
  • 35. tác phẩm tự sự thƣờng tồn tại dƣới dạng phát ngôn đối thoại hoặc phát ngôn độc thoại. Sử thi, với tƣ cách là một loại hình tự sự dân gian, cũng đã sử dụng ngôn từ đối thoại làm đối tƣợng để thể hiện các quan hệ giao tiếp của nhân vật khác nhau. Ngôn từ đối thoại trong sử thi thƣờng đơn giản, ít cầu kỳ hơn ngôn từ đối thoại trong các thể loại tự sự của văn học thành văn. Sử thi Êđê cũng vậy, ngoài những lời để trao đổi, nó cũng đã phần nào bày tỏ đƣợc những suy nghĩ, những quan điểm thậm chí cả một phần cá tính của nhân vật. Lời nói của nhân vật trƣớc tiên thể hiện một phần tâm lý, suy nghĩ của nhân vật. Chẳng hạn, trong Đăm Săn, sau khi chàng chịu lấy Hơ Nhị theo sự dàn xếp của ông Trời, tuy vậy chàng vẫn không khỏi hoài nghi: ”Nhưng ông ơi, có thật lấy Hơ Nhị, Hơ Bhi chân cháu không phải xuống đất mà nô lệ vẫn có, chân cháu không chạy mà voi vẫn có không ông?”. Lời đó khi đối thoại thực hiện chức năng giao tiếp thông thƣờng của nhân vật với các đối tƣợng khác trong tác phẩm và đồng thời cũng thể hiện sự suy nghĩ riêng của nhân vật. Ở một cấp độ cao hơn, ngôn từ đối thoại trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện chức năng thông tin bình thƣờng mà còn phải chứa đựng trong đó những nét tiêu biểu về đặc trƣng tính cách, những cá tính của ngƣời phát ngôn. Khi đó, ngôn từ đối thoại đƣợc mang tính chất cá thể hoá. Ngôn từ đối thoại của nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê bƣớc đầu có những tính cá thể hoá khá rõ rệt. Cái ngang tàng, hùng hồn trong lời nói của Đam Săn càng làm tô đậm thêm tính cách của nhân vật. Lời của Đăm Săn nói với ông Trời khi bị ép buộc phải lấy hai chị Hơ Nhị, Hơbhi: " Có chết cháu cũng không lấy Hơ Nhị, cháu cũng không lấy Hơ bhi", hay khi chàng quyết đi tìm nữ thần Mặt Trời để lấy nàng về làm vợ: ” Tôi đi đây để bắt nữ thần Mặt Trời. Có bắt được nàng tôi mới thực sự trở thành một tù trưởng giàu có, chiêng lắm la nhiều, mới thật sự đâu đâu cũng phải khuất phục tôi....Tôi đi đến đâu, ở đó tre le phải nghiêng mình,
  • 36. phải cúi rạp...Khắp các tù trưởng không một ai sánh tày tôi nữa....Tôi nghe danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi, đông tây đâu đâu cũng nói Nữ thần Mặt Trời là một cô gái xinh đẹp, đôi bắp chân chàng tròn trạnh, váy nàng mặc tuyệt vời là đẹp. Vì vậy, các cô đừng mong đợi tôi làm gì” đã thể hiện quyết tâm của ngƣời anh hùng với khát vọng lớn lao đƣợc vang danh khắp nơi, muốn tất cả phải quy phục mình. Đôi lúc, cái tôi đầy kiêu hãnh của chàng khi nói về sự giàu mạnh của buôn làng, khẳng định vị trí cao nhất, không ai có thể sánh bằng. Những lời nói thoát khỏi khuôn mẫu có sẵn, làm nổi lên suy nghĩ, tính cách của các nhân vật trong tác phẩm Trong các tác phẩm tự sự, vai trò của ngƣời kể chuyện khá quan trọng dẫn dắt mạch phát triển của câu chuyện. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện có khi ẩn giấu cái tôi chủ quan để dẫn dắt mạch truyện phát triển một cách tự nhiên khách quan. Nhiều khi, ngƣời kể chuyện có thể đƣa ra những nhận xét, những bình luận về sự kiện, nhân vật xuất hiện trong tác phẩm để định hƣớng cho ngƣời đọc, ngƣời nghe đi theo một quan điểm nào đó. Thậm chí, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời kể chuyện đóng vai trò là một nhân vật của tác phẩm [trƣờng hợp này không có trong sử thi] Ngoài ngôn từ miêu tả, ngôn từ đối thoại của nhân vật, trong sử thi Tây Nguyên còn có ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện thể hiện qua những lời dẫn, lời kể. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện có khi đơn giản, khách quan cũng có khi kèm theo những sắc thái biểu cảm nhất định. Đó có khi niềm tự hào trƣớc sự giàu mạnh của buôn làng. Đó cũng có khi là âm hƣởng ngợi ca chiến công của ngƣời tù trƣởng. Cũng có khi là sự xót thƣơng trƣớc hi sinh của ngƣời anh hùng mà họ hằng yêu mến. Nhiều khi lại là tiếng cƣời, mỉa mai trƣớc sự thất bại của kẻ thù....Rất nhiều sắc thái biểu cảm đƣợc thể hiện qua ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện càng làm cho các pho sử thi thêm sống động và gần gũi, dễ đi vào lòng ngƣời nghe.
  • 37. thi Đăm Săn, có sự xuất hiện với tần số khá lớn của các lời bình luận, cảm thán của ngƣời kể chuyện. Qua những đoạn miêu tả, ngƣời dẫn chuyện không chỉ làm nhiệm vụ giới thiệu nhân vật mà còn góp phần nói rõ đặc điểm , phẩm chất, tính chất hiện tƣợng, thể hiện quan điểm thẩm mỹ của ngƣời kể. Tả về nhan sắc của Hơ nhị nhƣ sau: " Thân hình nàng càng tuyệt vời là đẹp! Lưng nàng trơn bóng, ngực nàng nõn nà. Ngón tay như lông nhím, đôi bắp chân thì tròn một màu vàng của hoa ring đơng. Váy nàng cứ loang loáng như chớp, anh ánh như sét rọi trong lên xóm làng những tia sáng muôn màu. Mắt nàng ngời sáng như một ngôi sao đẹp nhất ban đêm. Tiếng nói khác nào tiếng chiêng Lào, tiếng cười khác nào tiếng cồng hlong. Thật là một cô gái tuyệt vời xinh đẹp" . Khi nói về sự giàu sang, hùng mạnh của ngƣời tù trƣởng: ” Quả là nhà Đăm Săn rất giàu có” hay lúc miêu tả hình ảnh của ngƣời anh hùng trên chiến trận: "Đăm Săn múa đao rất giỏi, múa khiên rất tài”... Những lời bình luận, cảm thán thể hiện tâm lý ngợi ca, ngƣỡng mộ của ngƣời kể đối với các nhân vật mà mình yêu quý. Qua giọng kể của nghệ nhân Pôkhan, lời của ngƣời kể chuyện vừa đóng vai trò dẫn dắt, lôi cuốn ngƣời đọc theo dõi từng chặng phát triển của câu chuyện, hứng thú với những cuộc giao tranh quyết liệt của ngƣời anh hùng. Đồng thời, nghe trong đó, ta cảm nhận đƣợc sự ngƣỡng mộ, yêu mến và tự hào đối với ngƣời anh hùng của cả một cộng đồng thông qua âm hƣởng ngợi ca trong từng lời cảm thán của ngƣời kể. 1.4.4. Công thức tả- kể mang tính chất lặp đi lặp lại: Khi Bài ca chàng Đam Săn đƣợc xuất bản năm 1959 dựa trên bản tiếng Pháp của L. Sabatier [1933], bản dịch tiếng Việt của Đào Tử Chí, các nhà soạn giả đã lƣợc bỏ đi những đoạn lặp "các lời đều giống nhau và đều lặp lại một cách vô vị". Cốt truyện vì thế mà ngắn gọn hơn rất nhiều.
  • 38. anh hùng Tây Nguyên, Võ Quang Nhơn đã nêu rõ quan điểm của mình đối với việc lƣợc bỏ đó, ông cho rằng khi đó ngƣời làm công tác khảo cứu, sƣu tầm đã đặt dấu ấn chủ quan lên những tác phẩm quá nhiều và nhƣ thế là chƣa thoả đáng trong nghiên cứu khoa học. Từ những pho sử thi lớn của nhân loại nhƣ Iliat và Ođixe chúng ta đều có thể nhận thấy sự có mặt của một số câu thơ, đoạn thơ đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ một công thức. Những đoạn này thƣờng dùng để mô tả các sự việc, dựng nên những hoàn cảnh nhất định: ngƣời anh hùng đƣợc so sánh với « thần linh », khi họ xung trận đƣợc ví nhƣ ”con sƣ tử ”, « con chim ƣng », chiếc khiên sáng bóng đƣợc so với « bức tƣờng thành vững chắc »…Xuất phát từ nhu cầu truyền miệng, ngƣời viết phải làm sao để ngƣời nghe nắm đƣợc nội dung câu chuyện, các tình tiết, diễn biến. Có nhiều khi câu chuyện bị ngắt quãng vì quá dài. Và việc lặp đi lặp lại từ, các hình ảnh cũng xuất từ yêu cầu gây ấn tƣợng với ngƣời đọc mà các đồ vật, con ngƣời, sự việc, hiện tƣợng thƣờng đƣợc mô tả bằng các định ngữ quen thuộc đó. Thực tế, ta phải thừa nhận rằng việc sử dụng các công thức tả kể một cách thƣờng xuyên, có tính chất lặp đi lặp lại là một đặc điểm quan trọng trong nghệ thuật hát kể sử thi nói riêng và của văn học truyền miệng nói chung của ngƣời xƣa. Do đặc thù của môi trƣờng diễn xƣớng, ngƣời nghệ nhân sử dụng các đoạn tả kể mang tính lặp đi lặp lại. Đó nhƣ một công thức đã có sẵn mà ngƣời nghệ nhân chỉ việc lắp ghép vào đó các nhân vật, chi tiết khác nhau cho phù hợp với mỗi câu chuyện. Khảo sát các văn bản sử thi Êđê ta gặp rất nhiều những đoạn nhƣ vậy. Trong việc miêu tả hình tƣợng ngƣời anh hùng, tác giả dân gian cũng sử dụng những đoạn tả kể lặp đi lặp lại. Điều đó đƣợc chấp nhận nhƣ một nét trong nghệ thuật kể sử thi Việc lặp lại đƣợc sử dụng trong sử thi Êđê ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau. Trƣớc hêt. việc lặp đƣợc triển khai trong cả toàn bộ cấu
  • 39. phẩm. Sử thi Đăm Săn lần lƣợt kể về các cuộc giao tranh giữa các tù trƣởng: Mtao Anur, Mtao Grƣ, Mtao Msei, Mtao Kuăt, Mtao Kông, Mtao Yang Êa, Mtao Yang Hruê [thần Mặt Trời]. Tất cả các cuộc giao tranh lần lƣợt đƣợc kể lại có một kiểu kết cấu, nhân vật gần giống với nhau. Ban đầu, nhân vật chính đi vào rừng cùng buôn làng để lao động, ngƣời vợ ở nhà bị kẻ xấu đến lừa làm khách trọ, bắt đi. Ngƣời anh hùng nhận đƣợc tin báo thƣờng là do vợ tìm cách nhắn lại bèn đi tới tìm kẻ thù. Trên đƣờng đi, chàng lƣu lại nhà bà Duôn Sun và cháu gái xinh đẹp của bà nhƣ: Hbia Ring Djao, Hbia Ling Pang.... Ngƣời anh hùng ở lại qua đêm, thăm dò kẻ thù. Hôm sau, chàng tới thẳng buôn làng của kẻ thù và đòi lại vợ. Công thức tả- kể trong sử thi Êđê không chỉ dừng lại ở phạm vi của một tác phẩm mà thậm chí nó đƣợc dùng nhƣ những công thức có sẵn đối với nhiều tác phẩm khác nhau. Đọc Khing Ju chúng ta sẽ bắt gặp cấu trúc quen thuộc nhƣ ở Mdrông Đăm và cũng có nhiều nét tƣơng đồng với Đăm Săn. Việc lặp còn thể hiện cả trong những đoạn mô tả cuộc giao tranh giữa Khing Jú với tù trƣởng Mtao Ak. Khing Ju: “ Hãy xuống đất đi, Mtao Ak, để ta cùng cưỡi ngựa, cùng đua voi!”. Mtao Ak: ”Ta không xuống. Nếu ta xuống cháu đâm ta thì sao?. Khing Ju: Tôi không thèm đâm ông lúc ông đang xuống, nếu đâm thì tôi đã dâm con heo dưới đất này rồi”. Mtao Ak: ”nếu ta nhảy xuống, Khing Ju có đâm ta không?” . Khing Ju: Nếu tôi đâm ông thì tôi đã đâm chết con chó đang nằm dưới sàn nhà này rồi.... Về cấu trúc, ngôn ngữ đầy tính kịch lẫn cả phong thái của các nhân vật đều có nhiều điểm tƣơng đồng với đoạn đối thoại giữa Đăm Săn với các tù trƣởng để giành lại nàng Hơ Nhị. Những đoạn lặp đi lặp lại đó ở mỗi tác phẩm cũng có sự biến đổi đôi chút ở từ ngữ, trật tự, tuy nhiên về cơ bản, chúng vẫn có nhiều điểm tƣơng đồng, liên tục tác động tới tâm trí
  • 40. nhiên, với riêng trƣờng hợp của Đăm Săn, dù yếu tố lặp lại khá nhiều song chúng ta vẫn thấy trong những lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật, tác giả dân gian đã cố gắng dùng những hình ảnh mới, ngôn ngữ mới khác với các sử thi còn lại của Êđê. Bảy lần giao tranh của Đăm Săn với các tù trƣởng đều giống nhau ở trong cấu trúc: Đăm săn chửi mắng -> đối phƣơng không xuống sàn -> Đăm Săn doạ phá nhà -> đối phƣơng chịu xuống nhƣng nói không đƣợc đâm khi đang xuống -> Hai bên đánh nhau -> Đăm Săn mệt mỏi, hỏi ông Trời -> ông Trời bày cho cách đánh -> Đăm Săn nghe theo -> Đam Săn chiến thắng kẻ thù. Tuy cùng một cấu trúc đƣợc định sẵn nhƣng bảy cuộc giao tranh của sử thi Đam Săn vẫn có những nét khác biệt. Nếu nhƣ trong sử thi Mdrong Đăm, nhân vật chính bị mảnh áo sắt của Mtao Msei bay trúng gót chân và bị chết thì sử thi Đam Săn, chàng đã chiến thắng mọi kẻ thù của mình, tất nhiên, có sự trợ giúp nhất định của ông Trời. Vì vậy, có thể nói, trong tất cả các nhân vật anh hùng của sử thi Ê Đê, Đăm Săn là hình tƣợng hoàn hảo nhất, mạnh mẽ, tài năng nhất. Hình anh chàng Đam Săn dù vẫn có những điểm tƣơng đồng với các nhân vật anh hùng khác nhƣ Khing Ju, Đam Di....song sắc nét, nổi trội hơn. Hình tƣợng Đam Săn là tập trung cao nhất, thậm chí ở mức độ lý tƣởng tất cả các phẩm chất của ngƣời anh hùng. Khan Đam Săn vì thế mà vừa đƣợc coi là tác phẩm tiêu biểu nhất lại vừa đƣợc coi là độc đáo nhất trong kho tàng sử thi Êđê nói riêng, sử thi Tây Nguyên nói chung. Nhƣ đã nói ở trên, sử thi Êđê, đặc biệt là Đam Săn, nhiều khi đã thoát ly khỏi cấu trúc lặp kể thông thƣờng để có một hình tƣợng ngƣời anh hùng mang tính chất cá biệt, rõ rệt. Vẻ đẹp của Đam Săn hiện lên vừa mang cái chung của kiểu mẫu ngƣời tù trƣởng anh hùng vừa có nét độc đáo, vƣợt trội hơn bất kỳ nhân vật nào trong cùng hệ thống sử thi Tây Nguyên. Khi tả về Đam Săn ngoài những đoạn mẫu có sẵn để miêu tả hành động của ngƣời anh hùng trong các cuộc giao tranh, tƣơng tự với
  • 41. Đăm, tác giả dân gian đã biến đối một số chi tiết khiến cho tác phẩm bớt đi rất nhiều sự lặp lại một cách đơn điệu và nhàm chán. So sánh với các tác phẩm khác của sử thi Êđê, chúng ta thấy về mặt cốt truyện, Đam Săn cũng có một sự thay đổi nhất định. Nếu nhƣ các tác phẩm kia, ở đoạn đầu tiên, tác giả đã dành một thời lƣợng khá dài để kể về sự ra đời, thời niên thiếu của các nhân vật anh hùng thì Đam Săn bắt đầu ngay với việc hôn nhân của Đam Săn với Hơ Nhị. Cách kết thúc của sử thi Đam Săn với cái chết của Đam Săn trên đƣờng rời khỏi chỗ của nữ thần Mặt trời, sau khi lời cầu hôn của chàng bị khƣớc từ, cũng khác biệt so với các tác phẩm kia. Chƣa kể tới những chi tiết khác biệt trong quá trình xây dựng hình tƣợng nhân vật trung tâm. Đam Săn đƣợc miêu tả kỹ càng hơn, rõ nét hơn với nhiều ngôn từ bóng bẩy, chau chuốt đạt tới kỹ thuật điêu luyện hơn nhiều so với các nhân vật anh hùng khác. Nhân vật trung tâm của sử thi Êđê chính là những ngƣời tù trƣởng anh hùng, những ngƣời thủ lĩnh quân sự tài ba không chỉ trong chiến trận mà còn xứng đáng là ngƣời chăm lo cho sự giàu mạnh của buôn làng. Những nhân vật nhƣ Khing Ju, Xing Nhã, Mdrong Dăm và đặc biệt là Đam Săn, mang lý tƣởng thẩm mỹ, tập trung toàn bộ khát vọng về sức mạnh, tài năng và phẩm chất của cả cộng đồng. Các nhân vật này đã vƣợt qua những khó khăn, nguy hiểm trong các cuộc chiến tranh với kẻ thù. Dù có những nhân vật phải hi sinh tính mạng, nhƣng họ đã để lại một cuộc đời huy hoàng, oanh liệt với những chiến công. Sử thi Êđê, bên cạnh âm hƣởng ngợi ca cuộc sống của cộng đồng còn tập trung đề cao hình tƣợng ngƣời anh hùng bằng những lời lẽ trang trọng nhất, đẹp nhất. Nghệ thuật sử thi của ngƣời Ê Đê cũng đạt tới một trình độ phát triển khá cao với những nhân vật, những hình ảnh đẹp và sinh động khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, thán phục.
  • 42. TƢỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG SỬ THI MNÔNG 2.1. Sơ lƣợc về đời sống Dân tộc Mnông hiện còn khoảng 67.000 ngƣời. Cƣ trú chủ yếu ở tỉnh Đắc Nông và một số vùng thuộc các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Bình Phƣớc. Tiếng nói của ngƣời Mnông thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khơ-me. Do việc cƣ trú phân tán và sự hạn chế giao lƣu giữa các vùng đã phân chia dân cƣ Mnông thành nhiều nhóm địa phƣơng nhƣ Gar, Nông, Chil, Kuênh, Đíp, Bhiêt, Pơ râng, Preh, Rlâm, Si tô, Bu dông. Cộng đồng Mnông có rất nhiều phƣơng ngữ tuy vậy sự khác biệt không đáng kể. Đối với đời sống kinh tế của ngƣời Mnông, nƣơng rẫy chiếm vị trí hàng đầu. Ruộng nƣớc chỉ có quanh những vùng có sông ngòi, ao hồ. Cây lƣơng thực chính của đồng bào Mnông là cây lúa tẻ. Ngoài lúa, ngƣời ta cũng trồng ngô, khoai, sắn làm lƣơng thực phụ. Bầu bí, dƣa, ngô, khoai đƣợc trồng xem canh với lúa rẫy. Hàng năm việc xác định các vùng canh tác là của nhiệm vụ của ngƣời đứng đầu làng và những ngƣời chủ gia đình phối hợp với nhau. Mỗi làng đƣợc phép canh tác trên một phạm vi nhất định, ranh giới đƣợc định dựa vào những đặc điểm tự nhiên nhƣ sông suối ao hồ, bìa rừng, chân núi. Ở một mức độ nào đó, đời sống sinh hoạt văn hoá của ngƣời Mnông ít nhiều có những điểm tƣơng đồng với ngƣời Êđê. Những lễ hội dân gian của ngƣời Mnông gắn liền với thế giới tâm linh, các nghi thức quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp, canh tác nƣơng rẫy. Dù còn sơ khai, song ngƣời Mnông cũng đã hình thành quan niệm về một thế giới có sự phân cấp thành ba thầng: trời, đất và dƣới mặt đất. Mỗi tầng lại có các thần linh cai quản. Thế giới thần linh đã chi phối lên mọi mặt đời sống của con ngƣời nhƣ với sản xuất, với thiên nhiên thậm chí trong cả quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Mọi nghi thức xét xử hay hoà giải đều có sự

Chủ Đề