So sánh quy trình tín dụng của các ngân hàng

Mục lục bài viết

  • 1. Rủi ro trong hoạt động tín dụng
  • 1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
  • 1.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro trong tín dụng bao gồm
  • 1.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
  • 1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng
  • 1.2.3 Nguyên nhân khác
  • 2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
  • 2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng
  • 2.2 Sử dụng các bảo đảm tín dụng
  • 2.3 Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng
  • 2.4 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng
  • 3. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro
  • 4. Các giải pháp phát triển tín dụng tại Việt Nam
  • 4.1 Tăng cường công tác quảng bá cho khách hàng
  • 4.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng
  • 4.3 Tăng cường thiết lập quan hệ đối tác
  • 4.4 Thành lập bộ phận bảo hiểm tín dụng riêng

1. Rủi ro trong hoạt động tín dụng

1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Là rủi ro do một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được nợ cho Ngân hàng. Trong kinh doanh Ngân hàng rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản Ngân hàng.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi:1900.6162

1.2 Nguyên dân dẫn đến rủi ro trong tín dụng bao gồm

1.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

>> Xem thêm: Danh sách các văn bản pháp luật, án lệ về hợp đồng cho vay trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng

­ Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay còn sơ hở để khách hàng lợi dụng chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Do cán bộ Ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ chính xác khách hàng trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời cán bộ Ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.

­ Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn nên việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà vẫn cho vay.Cán bộ Ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng.

­ Ngân hàng đôi khi quá chú trọng về lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi nhuân cao hơn những khoản vay lành mạnh. Do áp lực cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ Ngân hàng.

1.2.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

­Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho Ngân hàng. Do trình độ kinh doanh yếu kếm, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo còn hạn chế.Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động và cố định. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm...dẫn tới sản phẩm sản xuất ra thiếu sự cạnh tranh, bị ứ đọng trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có khả năng thu hồi vốn trả nợ cho Ngân hàng.

­Do bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt, chiếm dụng vốn của ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi, không đủ năng lực pháp nhân.

1.2.3 Nguyên nhân khác

Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền kinh tế không ổn định khiến cho cả Ngân hàng và khách hàng không thể ứng phó kịp. Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Do sự biến động về chính trị ­ xã hội trong và ngoài nước gây khó khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn cũng như công nghệ Ngân hàng. Do sự biến động của kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như Ngân hàng. Sự bất bình đẳng trong đối sử của Nhà nước dành cho các NHTM khác nhau. Chính sách Nhà nước chậm thay đổi hoặc chưa phù hợp với tình hình phát triển đất nước.

2. Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng luôn là một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

>> Xem thêm: Phân tích các yêu cầu, định hướng và nguyên tắc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho vay ?

2.1 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng

Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thông tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan. Thu thập thông tin về các khách hàng cần kịp thời và chính xác:

Đối với khách hàng cá nhân: Cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình

sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ….Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp. Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro

2.2 Sử dụng các bảo đảm tín dụng

Ngân hàng cần quan tâm tới khâu định giá tài sản một cách chuẩn xác và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của những tài sản này. Với tài sản thế chấp, ngân hàng cũng cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý, đúng như cam kết hay không. Với các đảm bảo bằng bảo lãnh, những nội dung giám sát người bảo lãnh cũng giống như đối với khách hàng đi vay [ tuy nhiên phần lớn là giám sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được ].

2.3 Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng

Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro. Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng một cách chính xác.

2.4 Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng

>> Xem thêm: Thu hồi nợ theo hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm như thế nào ?

Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định.

Hiện nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng, bao gồm: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, Phân tích tín dụng, Ra quyết định tín dụng, Giải ngân, Giám sát và thu hồi nợ, Thanh lý hợp đồng tín dụng

3. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng.

Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác. Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có.

4. Các giải pháp phát triển tín dụng tại Việt Nam

4.1 Tăng cường công tác quảng bá cho khách hàng

Nghiên cứu thực tiễn ở một số nước cho thấy, nhận thức của các thành phần kinh tế đối với việc sử dụng sản phẩm bảo hiểm tín dụng là một yếu tố mang tính chất quyết định đến sự thành bại của việc phát triển bảo hiểm tín dụng. Mặc dù thị trường bảo hiểm tín dụng là vô cùng tiềm năng nhưng hầu hết các khách hàng đều thờ ơ với việc tham gia mọi hình thức bảo hiểm chứ không riêng gì bảo hiểm tín dụng. Để tăng cường công tác quảng bá cho khách hàng cần thực hiện các giải pháp sau:

Khai thác những khách hàng đang có khoản vay tín dụng đối với các loại tài sản thế chấp và điều kiện về thời gian thanh toán là trả tiền sau. Nhân viên có thể tư vấn cho họ về những thiệt hại có thể xảy ra. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về bảo hiểm tín dụng, mời các các khách hàng đến tham gia, đây là một dịch vụ mới, các công ty bảo hiểm cần phải giúp các khách hàng hiểu rõ về lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Và cập nhật các thông tin về công ty bảo hiểm.

Gửi thư trực tiếp đến khách hàng, theo phương thức này, công ty bảo hiểm có thể dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng; và tham gia các hội chợ thương mại,từ đó nhân viên khai thác bảo hiểm có thể tiếp cận, tư vấn về sản phẩm bảo hiểm mà công ty mình đang triển khai.

>> Xem thêm: Tiêu chí đánh giá chất lượng pháp luật về hợp đồng cho vay là gì ?

4.2 Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng

Các công ty bảo hiểm cần phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng. Thông qua sự hợp tác này, công ty bảo hiểm có thể tiếp cận hệ thống khách hàng đó. Với những khách hàng vay vốn tại ngân hàng để mua sắm tài sản có giá trị lớn thì ngân hàng có thể chấp nhận hợp đồng bảo hiểm tín dụng là tài sản thế chấp.

4.3 Tăng cường thiết lập quan hệ đối tác

Gia tăng tìm kiếm sự hợp tác với các công ty bảo hiểm tín dụng quốc tế hàng đầu là cần thiết đối với hệ thống các công ty bảo hiểm trong nước để từ đó học hỏi kinh nghiệm, thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp. Ngoài ra, Các công ty bảo hiểm cần tăng cường mối quan hệ với các công ty môi giới bảo hiểm. Những nhà môi giới này có lợi thế là có nhiều mối quan hệ thân thiết với các nhà lãnh đạo hay những nhân viên tài chính ­kế toán… có ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm bảo hiểm hay không. Ngoài sự hiểu biết về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, họ cũng là những người rất am hiểu về tài chính, đầu tư, diễn biến kinh tế, tỷ giá, thanh toán quốc tế… nên hoàn toàn có thể tư vấn khách hàng mà nhà bảo hiểm không phải mất nhiều chi phí đào tạo.

4.4 Thành lập bộ phận bảo hiểm tín dụng riêng

Bảo hiểm tín dụng có những đặc thù riêng so với các loại hình bảo hiểm khác. Nó thuộc loại sản phẩm bảo hiểm tài chính. Khi mới bắt đầu triển khai, số lượng khách hàng chưa nhiều, công ty bảo hiểm có thể gộp chung bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, khi lượng khách hàng tăng lên thì công ty bảo hiểm phải đầu tư thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên triển khai về bảo hiểm tín dụng để thẩm định, đánh giá rủi ro và nhận chuyển giao kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài, từ đó dần dần có thể triển khai độc lập.

Như vậy, có nghĩa là, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những dấu hiệu khởi sắc tích cực: GDP tăng trưởng cao, thu hút đầu tư lớn, lạm phát thấp, thị trường tài chính ổn định, thị trường bảo hiểm cũng đã duy trì được mức tăng trưởng cao và phát triển ổn định. Với những nỗ lực không ngừng của cơ quan quản lý trong việc điều chỉnh cơ chế chính sách bắt kịp những biến động của thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc không ngừng hoàn thiện phát triển hoạt động kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, thị trường bảo hiểm đang ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế ­ xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm qua, thị trường bảo hiểm vẫn còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

>> Xem thêm: Quy định mới về giao kết và thực hiện và hợp đồng cho vay

Video liên quan

Chủ Đề