So sánh pháp luật hình sự và pháp luật dân sự

Lỗi trong dân sự và hình sự là hai quy định khác nhau tại hai bộ luật nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích sự giống và khách nhau giữa lỗi trong dân sự và lỗi trong bộ luật hình sự như sau:

1. Giống nhau:

Lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ở Bộ luật hình sự lỗi được qui định ở điều 9 và điều 10, trong bộ luật dân sự lỗi được định nghĩa cũng như qui định tại điều 308 Bộ luật dân sự. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khác nhau:

Trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng tầm quan trọng của việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý không quan trọng bằng trong pháp luật hình sự. Điều 604 bộ luật dân sự năm 2005 qui định:

“ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

Theo điều luật này thì dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại như nhau. Có trường hợp người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên trong hình sự thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp người phạm tội không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc định tội danh và khung hình phạt cho người phạm tội. Chẳng hạn như cùng có hậu quả chết người xảy ra nhưng nếu lỗi của người phạm tội là lỗi

cố ý giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 93, Bộ luật hình sự năm 1999 mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 98, Bộ luật hình sự 1999 mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là mười năm. Như vậy lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự quyết định trực tiếp tới tội danh cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Do đó khi xét xử ngành tòa án rất quan tâm tới vấn đề này để xét xử đúng người đúng tội.

Không những thế lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chỉ phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nhưng trong hình sự thì khác hình sự chia ra thành lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong hình sự mặt chủ quan của người phạm tội trong đó có lỗi rất quan trọng nó thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm vì thế cần có sự phân chia thật rõ ràng, cụ thể các mức độ lỗi khác nhau để áp dụng đúng khung hình phạt với mức độ nguy hiểm do người phạm tội gây ra.

Có thể nói lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng có nhiều điểm khác biệt điều đó phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành luật.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sưtư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật - Luật Minh Khuê biên tập

By

admin

– 04/01/2014Posted in: Kiến thức, Luật dân sự, Luật hình sự

  1. Luật dân sự được gọi là “luật tư” vì nó điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan giữa các cá nhân với nhau. Nhưng thật ra luật dân sự vẫn điều chỉnh không ít các vấn đề liên quan đến nhà nước [VD: Chỉ có toà án mới có quyền tuyên bố việc mọt người mất tích]
  2. Luật dân sự cũng được coi là luật cơ bản, nền tảng trong lĩnh vực luật tư, tòa án chỉ giải quyết khi có đơn yêu cầu của đương sự. đối với hành vi vi phạm luật hình sự, dù không có đơn yêu cầu của bị hại, cơ quan điều tra, viện kiểm soát vẫn phải tiến hành khởi tố và đem ra xét xử
  3. Luật dân sự còn quy định những thủ tục, những quy trình quản lý nhà nước buộc các cá nhân, tổ chức khi tham gia các quan hệ xa hội với nhau [VD: quan hệ giao dịch, quan hệ mua bán hàng hoá; quan hệ gia đình…] phải thực hiện, nếu không các quan hệ đó sẽ không được thừa nhận và nhà nước sẽ không đảm bảo quyền lợi hợp pháp [VD: thuê nhà trên 6 tháng phải có hợp đồng công chứng]
  4. Luật hình sự mang tính chất luật công, thực hiện biện pháp cưỡng chế. Khi một cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm [tội] được điều chỉnh trong luật hình sự thì nhà nước buộc phải thực thi các biện pháp hoặc là hình phạt hoặc là các biện pháp tư pháp…
  5. Luật dân sự quy định nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá, tập quán; các yếu tố thuộc nhân văn, tình cảm , đạo đức xã hội có tính chất tự nguyện và bình đẳng [VD: thuận mua vừa bán; con nào cũng là con…] Những hệ quả gây gây ra mang tính vô ý khách quan [VD: vô ý nhặt được rồi lấy luôn của rơi chứ không phải cố tình trộm cướp]
  6. Luật hình sự điều chỉnh các hành vi mang nhiều yếu tố chủ quan, cố tình thực hiện của cá nhân hay tổ chức [VD: Cố tình mua bán ma tuý dù biết đó là hàng cấm]
  7. Khi xử lý hành vi vi phạm luật dân sự thì nhà nước thường trả nó về hiện trạng ban đầu [VD mua bán nhà mà không chứng thực thì buộc phải chứng thực rồi mới thực hiện các bước tiếp theo ; Khi xử lý hành vi vi phạm luật hình sự thì cá nhân tổ chức ngoài việc khắc phục trả lại hiện trang ban đầu [nếu còn được] còn phải chịu hình thức phạt tù hoặc biện pháp tư pháp [VD: nếu lái xe gây hậu quả nghiêm trọng thì phải bồi hoàn thiệt hại, chữa trị người bị tai nạn và chịu thêm án tù]
  8. Một điểm quan trọng nữa, nếu một hành vi nào đó cần phải thi hành hoặc giải quyết tranh chấp mà không có một luật cụ thể nào điều chỉnh, thì hành vi đó sẽ được viện dẫn luật dân sự để giải quyết.

Lỗi trong dân sự và hình sự là hai quy định khác nhau tại hai bộ luật nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Trong bài viết này AZLAW chúng tôi sẽ phân tích sự giống và khách nhau giữa lỗi trong dân sự và lỗi trong bộ luật hình sự như sau:

1. Giống nhau:
Lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Ở Bộ luật hình sự lỗi được qui định ở điều 9 và điều 10, trong bộ luật dân sự lỗi được định nghĩa cũng như qui định tại điều 308 Bộ luật dân sự. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khác nhau:
Trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng tầm quan trọng của việc phân biệt lỗi cố ý hoặc vô ý không quan trọng bằng trong pháp luật hình sự.

Điều 604 bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “ Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ich hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Tuy nhiên trong Bộ luật dân sự 2015 giải thích rõ hơn về vấn đề này

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sựLỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Theo điều luật này thì dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại như nhau. Có trường hợp người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Tuy nhiên trong hình sự thì lỗi là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp người phạm tội không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc định tội danh và khung hình phạt cho người phạm tội. Chẳng hạn như cùng có hậu quả chết người xảy ra nhưng nếu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 [sửa đổi bổ sung năm 2017] mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình. Còn nếu lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo điều 128, Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi bổ sung năm 2017] mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là mười năm. Như vậy lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự quyết định trực tiếp tới tội danh cũng như hình phạt đối với người phạm tội. Do đó khi xét xử ngành tòa án rất quan tâm tới vấn đề này để xét xử đúng người đúng tội.

Không những thế lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng chỉ phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Nhưng trong hình sự thì khác hình sự chia ra thành lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong hình sự mặt chủ quan của người phạm tội trong đó có lỗi rất quan trọng nó thể hiện mức độ nguy hiểm của tội phạm vì thế cần có sự phân chia thật rõ ràng, cụ thể các mức độ lỗi khác nhau để áp dụng đúng khung hình phạt với mức độ nguy hiểm do người phạm tội gây ra.

Có thể nói lỗi trong dân sự nói chung và trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng có nhiều điểm khác biệt điều đó phù hợp với đặc trưng riêng của từng ngành luật.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề