Chí ra biện pháp so sánh trong bài thơ Cảnh khuya

1. Bài thơ Cảnh khuya

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

a. Hoàn cảnh sáng tác Cảnh khuya

Bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc

b. Giá trị nội dung Cảnh khuya

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

c. Giá trị nghệ thuật Cảnh khuya

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ…

2. Cảm nghĩ bài thơ Cảnh khuya

Trong tất cả những bài thơ của Bác Hồ giai đoạn kháng chiến thì em thích nhất là bài “Cảnh khuya”. Mặc dù bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu thơ, nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có rừng cây, có trăng sáng, có tiếng suối, và đặc biệt có một người đang ở đó thao thức không ngủ được vì lo lắng cho sự an nguy của nước nhà.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi như ở quê nhà. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.

Trăng “lồng” cổ thụ, bóng “lồng” hoa

Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Không phải một lời biện minh, nhưng hai câu thơ này Bác như đang tự trả lời cho câu hỏi: “Vì sao người chưa ngủ”. Giữa đêm khuya thanh vắng, chỉ còn văng vẳng tiếng suối, có ánh trăng sáng soi, có bóng cây, có “hoa”, nhưng chỉ khi “người chưa ngủ” mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp đầy huyền bí ở nơi rừng núi như thế này được. Bác bộc bạch: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do.

Con người chiến sĩ hòa quyện với tâm hồn thi sĩ tạo nên một tác phẩm “bất hủ” mà hầu như ai cũng thuộc lòng từng câu từng chữ.

Cảnh khuya không chỉ đẹp vì cảnh, mà nó còn đẹp vì tình, là tình yêu thương mà Bác Hồ dành cho hàng triệu trái tim người dân Việt Nam, là tình yêu dân tộc, yêu quê hương hết thảy. Thiết nghĩ, không biết chỉ một đêm hay biết bao nhiêu đêm Bác thao thức “vì lo nỗi nước nhà”? Càng đọc bài thơ này, em lại càng yêu mến và khâm phục trước tinh thần, nghị lực của Bác Hồ kính yêu.

Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong các câu Tiếng suối trong như tiếng hát xa bằng việc liên hệ so sánh với câu thơ sau:

Bài văn mẫu 1 – Cảm nhận bài thơ Cảnh khuya

Năm 1946, Pháp bội ước, quay trở lại xâm lược nhân dân ta. Trước tình hình ấy, Người cùng các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận,… chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc. Đây là thời kì mà Người sáng tác thơ nhiều hơn cả, thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, bày tỏ thái độ, tinh thần, trách nhiệm cao cả của người lãnh đạo đang dẫn đưa nhân dân ta đứng lên kháng chiến để chờ ngày toàn thắng. Bài thơ “Cảnh Khuya” được Người sáng tác năm 1947 đã thể hiện đầy đủ và toàn vẹn những điều ấy. Qua bài thơ, ta thấy toát lên vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần của người chiến sĩ- thi sĩ: Hồ Chí Minh

Hai câu thơ đầu tiên là hai câu thơ tả cảnh. Khung cảnh thiên nhiên được mở ra đầy cổ kính, huyền ảo, mang đậm đặc vẻ đẹp của thiên nhiên dưới ngòi bút các thi nhân thời trung đại:

Hình ảnh tiếng suối gợi ta nhớ đến lời thơ của Nguyễn Trãi trong bài “Côn Sơn Ca”:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Nếu như Nguyễn Trãi ví tiếng suối như một cung đàn cầm đầy giai điệu trầm bổng thì ngay câu thơ mở đầu, Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa, là tiếng hát văng vẳng vang vọng lại, tạo nên sự huyền bí, hấp dẫn, là âm thanh trong trẻo, tinh khôi đến vô ngần. Nếu như Nguyễn Trãi thấy màu suối trong thì Người lại nghe tiếng suối trong. Dường như Hồ Chí Minh đang đắm mình trong một không gian thiên nhiên thực tĩnh lặng và yên tĩnh, yên tình đến mức ta nghe được một lời hát vọng lại từ xa, yên tĩnh đến mức ta nghe ra tiếng róc rách của một con suối với dòng chảy trong trẻo, thanh khiết. Người cảm nhận âm thanh mà lại toát lên được cái hình, cái hần, cái hồn của ngoại cảnh. Phép so sánh kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật vô cùng độc đáo, họa lên một bức tranh mà “thi trung hữu nhạc” nhưng cũng thực “thi trung hữu họa”.

Đến câu thơ thứ hai lại là một tuyệt tác của thiên nhiên, của phong cảnh. Câu thơ như lồng ghép hết thảy các khung hình, khung màu vào với nhau, tuy nhiều mà không lộn xộn, ngược lại còn tăng thêm phần hài hòa giữa chúng. Trăng soi những sợi sánh sáng xuyên qua vòm cây, kẽ lá. Bóng cây, bóng lá, bóng trăng,…. Từ tán lá, trăng len mình xuống để ôm ấp những cánh hoa dưới mặt đất. Một tầng ánh sáng vàng, một tầng khung màu của thiên nhiên, cây cối, một lớp đen trắng của bóng cây và mặt đất. Đặt cạnh nhau, chúng như dung hòa hết thảy, chúng như tan vào nhau, cùng họa nên một đêm trăng trong trẻo đến ngần nào.

Khung cảnh thiên không chỉ hài hòa mà còn tô đậm hơn vẻ đẹp của con người. Lúc này, chủ thể trữ tình mới xuất hiện. Đêm đã khuya và trăng đã lên cao, cớ gì Bác còn thao thức mà chưa ngủ? Cảnh khuya như đang họa lên hình ảnh của Bác. Bóng Người như lồng vào thiên nhiên, dường như vầng trăng cũng thao thức cùng Bác. Trăng thức để soi tỏ vạn vật, còn Bác “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” Bác chưa ngủ vì còn thao thức nỗi niềm lớn, nỗi lo cho đất nước, nhân dân, lo cho những người chiến sĩ nơi tiền phương khói đạn, lo cho các cụ già và các đàn em nhỏ, lo nơi hậu phương, lo cho cuộc kháng chiến,… Đó thực là nỗi thao thức đầy cao cả. Người là người chèo đưa con thuyền kháng chiến của nhân dân, bởi vậy việc “chưa ngủ” cũng thực là dễ hiểu.

Bài thơ “Cảnh Khuya” không chỉ được viết lên bởi một thi nhân mà còn được viết lên bởi 1 chiến sĩ. Trong bài thơ, Người thể hiện một phong thái ung dung, một tinh thần lạc quan, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước. Trong Hồ Chí Minh là sự hài hòa giữa người chiến sĩ-thi sĩ, nhờ vậy mà bài thơ vừa mang đậm chất thơ, vừa đượm tinh thần người chiến sĩ Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề