So sánh giáo dục vn và mỹ

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam để thấy sự khác biệt

Mỹ luôn được đánh giá là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển bậc nhất thế giới và xứng đáng là tấm gương để các nước khác học tập theo. Hôm nay Định cư AZ sẽ đề cập đến những yếu tố quan trọng để thấy được sự so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam, bạn hãy cùng xem nhé!

1. Hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ dân chủ và tiên tiến bậc nhất trên thế giới

Một điều hết sức bình thường ở Mỹ là giáo sư vui vẻ cảm ơn mỗi khi sinh viên chỉ ra điểm sai trong bài giảng. Tôi thậm chí có lần còn được cộng điểm vì chỉ ra được những lỗi như thế. Thế mới hiểu tại sao sinh viên Mỹ có phong cách rất tự tin, vì họ nhận được sự khuyến khích thực sự từ các thầy cô mỗi khi phát biểu, ngay cả việc yêu cầu giáo sư nhắc lại câu vừa mới nói.

Ngoài giờ học chính thức, các giáo sư thường dành khoảng 2- 4 tiếng mỗi tuần để sinh viên có thể dễ dàng tới trao đổi hay giải đáp thắc mắc ở văn phòng riêng của họ. Sinh viên du học cũng có thể học qua gia sư của từng môn học. Đây là những bạn học sinh giỏi của các lớp trước được nhà trường thuê và trả lương khoảng $9/giờ, 10 giờ một tuần.

Bạn đang xem: So sánh hệ thống giáo dục mỹ và việt nam

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam qua 5 yếu tố

2. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam – Chương trình du học ở đại học Mỹ linh hoạt hơn ở ta

Sinh viên được chọn môn, chọn thầy, và chọn giờ học theo ý mình. Mặc dù du học sinh phải đăng ký ngành học ngay từ khi vào trường, nhưng sinh viên du học có thể thay đổi ngành học trong hai năm đầu mà hầu như không ảnh hưởng đến thời gian tốt nghiệp. Sinh viên du học chọn ngành Văn học vẫn có thể chuyển sang ngành Kiểm toán chẳng hạn. Trong 2 năm đầu tiên, hầu hết chương trình của các ngành đều giống nhau.

Tất cả sinh viên bất kể chuyên ngành nào, dù Kiểm toán hay Văn học, đều phải hoàn tất chương trình cơ bản trong hai năm đầu với nhiều môn trên nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên [Toán, Lý, Hóa, Sinh], khoa học xã hội [Lịch sử, Xã hội học, Chính trị], Tiếng Anh [học lối viết trong nghiên cứu], đến các lớp như Âm nhạc hay Sân khấu.

Chương trình đại học được thiết kế trong vòng 4 năm, nhưng vì học theo tín chỉ nên sinh viên có thể học nhiều lớp trong hai kỳ chính cũng như có thể học cả ba kỳ hè để rút ngắn thời gian học.

3. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về phương pháp giảng dạy

Về cách dạy ở trường đại học Mỹ, không bao giờ có tình trạng thầy đọc trò chép. Thầy cô trình chiếu bài giảng hoặc phát bài rồi nói về những vấn đề đó. Những điều cần giải thích thêm thầy cô mới ghi lên bảng.

Sinh viên có thể lên website của thầy cô xem lại bài trình chiếu để bổ trợ trong quá trình tự học. Thời khóa biểu được phát đầu kỳ, và các bài giảng cứ thế răm rắp tuân thủ theo từ tuần đầu tiên đến tuần cuối cùng. Và đặc biệt các giáo sư rất đúng giờ, hầu như họ đều vào lớp trước giờ học, khó có thể tìm được buổi học nào mà thầy cô lên lớp muộn, dù là chỉ một phút.

So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về phương pháp giảng dạy

4. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về cách đánh giá sinh viên

Điều khác biệt nữa là cách thức đánh giá sinh viên. Ở Mỹ trong một kỳ, một sinh viên thông thường học 5 môn. Mỗi môn có từ 3 đến 6 bài kiểm tra, với phần trăm điểm được phân bố. Còn ở Việt Nam, nếu như không có kiểm tra giữa kỳ thì chỉ có duy nhất một bài kiểm tra cuối kỳ.

Như vậy là sinh viên ở Mỹ phải học liên tục, chứ không như ở Việt Nam, lịch thi tạo điều kiện cho sinh viên có thể thong dong đầu kỳ rồi cuối kỳ học gấp rút trong vài ba ngày cho bài thi cuối kỳ rồi cũng xong. Và tất nhiên, kiến thức được xây dựng từ bài cơ bản đến bài nâng cao như mưa dầm thấm đất, sinh viên sẽ nắm được vấn đề một cách chắc chắn.

Xem thêm: Bộ Đề Kiểm Tra 1 Tiết Hóa 10 Chương 2 Có Đáp Án, Đề Kiểm Tra 1 Tiết Hóa 10 Chương 2

5. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam về các hoạt động ngoại khoá

Ở Mỹ mỗi trường đại học có cả hàng chục đến cả trăm hội sinh viên chứ không phải mỗi trường chỉ có một vài hội sinh viên như ở Việt Nam. Nếu sinh viên muốn tham gia tình nguyện thì có thể tham gia chương trình tình nguyện của rất nhiều câu lạc bộ sinh viên.

Có câu lạc bộ về chuyên nghành [như Tài chính, Kiểm toán, Kinh tế học, Hóa học, Công nghệ thông tin], về văn hóa [hội sinh viên các quốc gia và vùng lãnh thổ], hay về giải trí [Nhiếp ảnh, Bóng bàn, Cờ vua]. Bên cạnh đó có rất nhiều lớp học ngoại khóa [Yoga, nhảy Latin].

Những so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam trên sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng thể về ưu và nhược điểm của nền giáo dục nước ta và Mỹ. Nếu như yêu thích cách giáo dục của Mỹ bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho việc du học Mỹ của mình để tiếp nhận nền giáo dục hiện đại. Chúc các bạn thành công!

Coi thêm tại : So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam qua 5 yếu tố

Là cường quốc đứng đầu về kinh tế, chính trị vì vậy không có gì lạ khi triết lý giáo dục của Mỹ lại là một trong những nền giáo dục tốt bậc nhất trên thế giới, là ước mơ của không biết bao nhiêu học sinh, sinh viên. Hôm nay chúng mình sẽ cùng đi tìm hiểu xem nền giáo dục của nước Mỹ có gì đặc biệt và triết lý giáo dục của Mỹ nhé.

Triết lý giáo dục của Mỹ và tổng quan về nền giáo dục của nước Mỹ

Triết lý giáo dục của Mỹ là gì ?

Có thể nói triết lý giáo dục của Mỹ gắn liến với hai chữ “tự chủ” và “tự do”. Tổng thống John Adam đã từng nói “Trẻ em nên được giáo dục dựa theo nguyên tắc tự do” và đúng như vậy trong suốt hơn 200 năm qua nền giáo dục của nước Mỹ luôn gắn liền với triết lý đó.

Trẻ em ngay từ bé đã được tự do phát triển theo hướng của riêng mình tạo nên những cái tôi cá nhân có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống đang biên đổi từng ngày chứ không bị bó buộc trong những quyển sách giáo khoa. Chính vì điều đó mà nền giáo dục của nước Mỹ luôn đề cao tình trải nghiệm để trẻ em có thể tiếp xúc sớm và tìm ra con đường của riêng mình.

Triết lý giáo dục của Mỹ

Trong triết lý giáo dục của Người Mỹ luôn đề cao việc dạy cho con em mình cách tự đưa ra lựa chọn và bảo vệ ý kiến của chính mình không bị gò bó bởi những thứ có sẵn miễn là có thể chứng minh được những gì mình đưa ra là đúng.

Tuy nhiên trẻ em của Mỹ cũng được dậy cách tôn trọng ý kiến của những người khác và chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Điều này làm cân bằng giữa cái tôi cá nhân và nghĩa vụ chung với cộng đồng. Trẻ nhỏ luôn được khuyến khích nói ra những suy nghĩ, lập luận của mình và học cách có trách nhiệm với những lựa chọn đó.

Tính “tự chủ ” được đề cao trong các trường ở Mỹ điều này thể hiện bằng việc Mỹ không hề có các trường quốc gia mà chuyển giao trách nhiệm này cho chính quyền từng bang và từng địa phương để người dân có thể chủ động trong việc tạo các tiền đề cho việc học tập của con em mình.

Tổng quan giáo dục Mỹ

Nhìn chung nền giáo dục Mỹ cũng khá tương đồng với nền giáo dục Việt Nam khi có tất cả 12 năm học bậc tiểu học và bậc trung học [bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông]. Sau đó trẻ em có quyền tự chọn lựa học tiếp lên cao hơn hoặc bắt đầu đi làm.

Nền giáo dục Mỹ

Trong nền giáo dục Mỹ thì cấp bậc tiểu học và trung học ở Mỹ mang tính bắt buộc và độ tuổi đi học cũng thay đổi theo chính sách của từng vùng.

Tỷ lệ biết chữ cao đến 98% tuy nhiên mức độ am hiểu về khoa học lại thấp hơn so với các nước phát triển. Tỷ lệ người lao động có bằng đại học thấp hơn so với tỷ lệ lao động theo học giáo dục thường xuyên.

Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ khi áp dụng triết lý giáo dục của Mỹ

Các cấp học trong hệ thống giáo dục ở Mỹ

Như đã nói ở trên, khi so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Vietj Nam ta sẽ thấy được điểm tương đồng. Dịch vụ visa GVS xin gửi đến các bạn về hệ thống giáo dục ở Mỹ:

  • Nhà trẻ và mẫu giáo
  • Tiểu học [5 năm]
  • Trung học [bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông] [8 năm]
  • Cao đẳng và đại học [thay đổi theo trương trình học]
  • Sau đại học [thay đổi theo trương trình học

Trong đó cấp bậc tiểu học và trung học là bắt buộc. Trẻ em sẽ bắt đầu đi học vào khoảng từ 5-6 tuổi tùy theo quy định của từng vùng. Sau khi học hết 12 năm học, học sinh có quyền lựa chọn học đại học hoặc tham gia học các trường trình giáo dục thường xuyên [nghề] và đi làm. Các cấp học từ đại học trở lên được gọi là chương trình học bậc cao.

Các cấp học trong nền giáo dục của Mỹ

Ngoài ra sau khi học xong đại học các sinh viên có thể tiếp tục tham gia trường trình sau đại học để lấy bằng thạc si và sau nữa là tham gia nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ.

Hệ thống điểm trong giáo dục Hoa Kỳ

Hệ thống giáo dục Mỹ trong điểm cũng có tính phân biệt rõ ràng . Tuy có cùng số điểm trung bình tuy nhiên học sinh, sinh viên ở các trường nổi tiếng hơn với nhiều áp lực trong học tập hơn sẽ được đánh giá cao hơn so với học sinh, sinh viên ở các trường kém danh tiếng hơn.

Chính vì vậy mà việc lựa chọn trường phù hợp với học lực và mục tiêu của bản thân cũng là một điều cần phải được lưu ý.

Lịch học của Mỹ

Lịch học trong giáo dục Mỹ cũng thay đổi theo từng vùng có thể là hai hoặc ba kỳ trong một năm.Thậm chí có những trường có tới bốn kỳ bao gồm cả kỳ mùa hè không bắt buộc.

Vì sao nền giáo dục Mỹ đứng top thế giới

Những yếu tố khiến cho nền giáo dục của Mỹ phát triển có thể kể đến như sau:

Phương trâm tự do: gắn liền với triết lý giáo dục của nước Mỹ đó là phát triển các nhân thích nghi tốt với sự biến đổi hàng ngày. Tạo ra những con người có khả năng tự đưa ra quyết định cũng như chịu trách nghiệm trên những quyết định của mình.

Cơ sở vật chất và công nghệ: Là nước có nền kinh tế phát triển bậc nhất vì vậy hệ thống cơ sở vật chất ở đây vô cùng đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết cho sự phát triển và nghiên cứu.

Nền giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới

Hệ thống giáo dục Mỹ kiểm định nghiêm ngặt: Đây cũng chính là một trong những lý do mà nền giáo dục Hoa Kỳ được đánh giá cao đảm bảo chất lượng đầu ra với các quy trình đầy đủ, thực tế và được cập nhật thường xuyên.

Các trường đại học hàng đầu với bằng cấp có giá trị khắp thế giới: Các trường đại học ở Mỹ luôn có được vị trí cao trên các bảng xếp hạng về trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới vì vậy những tấm bằng từ các trường đại học của Mỹ luôn thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên trên khắp thế giới.

So sánh giáo dục Mỹ và Việt Nam

Nếu so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam, trước tiên chúng ta hoàn toàn có thể thấy được một điều chắc chắn đó là hệ thống giáo dục của Mỹ hiện nay đang vượt xa so với chúng ta. Điều đó có thể là do những nét khác biệt trong nền giáo dục của hai nước mà có thẻ kể đến như sau:

Ở Mỹ ngay từ cấp bậc mẫu giáo người Mỹ đã luôn khuyến khích trẻ em nói lên những suy nghĩ của mình và thậm chí còn bắt trẻ em tự chịu trách nghiệm cho những lời nói đó ở mức hợp lý và cho phép. Tuy nhiên trái ngược lại với điều đó ở Việt Nam chúng ta thường được dậy theo những tiêu chuẩn có sẵn thứ đã được cho là đúng từ ngàn đời nay. Và càng lên các cấp bậc cao hơn thì việc phát triển bạn thân cho học sinh ở Mxy càng được đề cao hơn.

So sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Mỹ

Điểm thứ 2 có thể kể trong nền giáo dục của Mỹ là họ chú trọng phát triển khả năng theo tưng người ai có năng khiếu về cái gì thì có thể chọn lựa các môn học đó. Tuy nhiên ở việt Nam vẫn còn thực hiện hệ thống giáo dục toàn diện và dàn trải khi ở các cấp dưới thì học sinh phải học tận 12 môn khác nhau và đại học thì số lượng môn đại cương cũng không hề nhỏ.

Điểm thứ 3 mà mình muốn đề cập chính là do chính những áp lực mà gia đình và nhà trường tạo ra nên học sinh ở Việt Nam có thể nói là luôn học về điểm số và thành tích có thể là vì mình mà cũng có thể là vì bố mẹ , thầy cô. Trong khi đó mọi học sinh ở Mỹ đều được chọn lựa con đường của riêng mình mà không chịu sự áp lực từ ai.

Tuy nhiên chính vì quá tự do nên nhược điểm của nền giáo dục Mỹ đó chính là đôi khi khiến cho nhiều học sinh, sinh viên đi sai hướng

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ được triết lý giáo dục của Mỹ và tại sao mà nền giáo dục Hoa Kỳ luôn đứng trong top những nền giáo dục tốt nhất thế giới, từ đó có được những cơ sở để quyết định việc đi du học của mình. Nếu bạn có nhu cầu du học Mỹ liên hệ ngay Làm visa nước ngoài để được tư vấn về thủ tục làm visa Mỹ cũng như những điều cần lưu ý khi du học Mỹ nhé. Truy cập trang chủ để có thêm những thông tin mới nhất về du học, du lịch cũng như xuất khẩu lao động sang Mỹ

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề