Screening CV là gì

Sàng lọc là giai đoạn không thể thiếu, có vai trò quyết định đến thành bại của cả một kỳ tuyển dụng. Một khi đảm nhận công tác tuyển dụng, ai ai cũng biết đến giai đoạn này nhưng nội dung chi tiết “Sàng lọc ứng viên là gì? Sàng lọc CV là gì?” thì không phải ai cũng nắm rõ. Sự nhập nhằng 2 bước công việc này trong giai đoạn sàng lọc dễ làm giảm hiệu quả tuyển dụng. Là công ty tư vấn nhân sự chuyên nghiệp, TalentBold hiểu được thực tế này và bài viết dưới đây sẽ đi sâu, làm rõ nội dung từng bước.

I. Sàng lọc ứng viên

1. Khái niệm

Sàng lọc ứng viên là quá trình xem xét đánh giá Cover Letter [thư xin việc] của ứng viên.

Ngay khi tiến hành giai đoạn sàng lọc hồ sơ thì Cover Letter là tài liệu mà nhà tuyển dụng sẽ xem xét đầu tiên. Với những nét sơ lược về :

  • Thông tin cá nhân

  • Bằng cấp, chứng chỉ

  • Kinh nghiệm làm việc thực tế

  • Kỹ năng quan trọng cần có

Kết hợp cùng cách hành văn và bố cục trình bày Cover Letter, người phụ trách sàng lọc sơ bộ ứng viên, loại nhanh những ứng viên không phù hợp, chuẩn bị cho bước sàng lọc CV tiếp theo.

2. Các bước sàng lọc ứng viên chất lượng

Người phụ trách sàng lọc ứng viên phải thuộc lòng những tiêu chí tuyển dụng mà doanh nghiệp đặt ra cho từng vị trí cụ thể. Thông qua đó, tốc độ đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên thông qua Cover Letter được nâng cao, đảm bảo tiến độ quy trình tuyển dụng.

Dưới đây là 3 bước không thể thiếu cho quy trình sàng lọc ứng viên :

Bước 1: Đánh dấu các yêu cầu cơ bản hoặc bắt buộc phải có

Dùng bút chì hoặc tô màu đậm trực tiếp trên bản Cover Letter trên máy tính những yêu cầu cơ bản hoặc bắt buộc, ví dụ: quốc tịch,giới tính, độ tuổi, nơi ở hiện tại…

Bước 2: Đánh giá trình độ chuyên môn phù hợp

Tiếp đến là đánh giá trình độ chuyên môn thông qua bằng cấp mà ứng viên giới thiệu, gồm:

  • Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành nào?

  • Những chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cần thiết

  • Những tín chỉ nghiệp vụ bổ sung phù hợp với công việc ứng tuyển…

Bước 3 : Độ tương thích với yêu cầu công việc thực tế

Cover Letter sẽ được ứng viên cung cấp sơ lược về

  • Kinh nghiệm làm việc

  • Chức vụ đã đảm nhận

  • Thành tích trong công việc…

Bằng kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp, người sàng lọc sẽ nhanh chóng lựa chọn những hồ sơ có mức độ tương thích trên 50%.


>>>> Xem thêm: Các tiêu chí sàng lọc ứng viên chuẩn xác nhất

II. Sàng lọc CV là gì?

1. Khái niệm

Sàng lọc CV là quá trình sàng lọc sơ yếu lý lịch – nơi thể hiện chi tiết những thông tin liên quan đến ứng viên ở cả chuyên môn, bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng.

Bước sàng lọc CV tiến hành với danh sách ứng viên đã chắt lọc sau bước sàng lọc ứng viên. Bước này đòi hỏi sự tỉ mỉ và nhẫn nại của người sàng lọc nhiều hơn bước sàng lọc ứng viên. Do vậy, sẽ tốn nhiều thời gian xử lý hơn, nhất là những kỳ tuyển dụng có đến hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ.

Để hỗ trợ bộ phận tuyển dụng, những phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp đã tích hợp chức năng tiếp nhận CV một cách thông minh theo từng chuyên mục nội dung, đồng thời trang bị hệ thống sàng lọc theo tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí tùy chọn. Nhờ vậy, công tác sàng lọc CV được tự động hóa nhanh hơn, ít bỏ sót ứng viên hơn, chất lượng sàng lọc nâng cao đáng kể.

2. Các bước sàng lọc CV thông qua phần mềm quản lý tuyển dụng

Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ theo trường dữ liệu

Thay vì để mỗi ứng viên soạn CV theo một thứ tự khác nhau, nhà tuyển dụng sẽ soạn sẵn một mẫu CV với cá trường dữ liệu tương thích.

Ứng viên sẽ tự điền nội dung tương thích đúng từng mục nội dung và gửi đến nhà tuyển dụng thông qua hệ thống phần mềm quản lý tuyển dụng chuyên nghiệp.

Lập trình thông minh của phần mềm sẽ tự động tiếp nhận và lưu trữ dữ liệu theo từng trường thông tin một cách tự động.

Bước 2 : Trích lọc danh sách ứng viên phù hợp

Nhân sự phụ trách bước sàng lọc ứng viên sẽ nhấp chọn :

  • Những ứng viên tiềm năng vào mục dữ liệu sàng lọc CV

  • Những ứng viên chưa phù hợp vào mục dữ liệu tham khảo, phòng khi cần dùng sau này.

Nhờ vậy, người phụ trách sàng lọc CV chỉ cần một cái nhấp chuột là có ngay danh sách ứng viên tiềm năng, nhanh gọn và chuẩn xác. Nhờ sự gắn kết trực tuyến thông minh, người phụ trách sàng lọc ứng viên và sàng lọc CV có thể là 2 người khác nhau, ở 2 nơi cách xa nhau nhưng vẫn cùng nhau phối hợp ăn ý.

Bước 3 : Sàng lọc CV theo tiêu chí

Các tiêu chí đánh giá được thiết lập ngay trong mẫu CV mà ứng viên đã điền khi nộp hồ sơ. Nhân viên sàng lọc CV chỉ cần nhấp chọn tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí quan trọng, trong tích tắc, hệ thống sẽ trích lọc ngay danh sách ứng viên phù hợp nhất.

Bước 4 : Cân đối số lượng ứng viên tiềm năng

Số lượng ứng viên trong danh sách cuối cùng của bước sàng lọc CV cần đảm bảo gấp khoảng 12 lần so với số lượng ứng viên cần tuyển dụng. Vì theo thống kê của TalentBold, cứ 12 ứng viên được mời phỏng vấn thì chỉ 2 ứng viên được chọn và xác suất sẽ có 1 ứng viên nhận việc.

Nếu danh sách sàng lọc CV vượt quá số lượng kỳ vọng thì người phụ trách có thể:

  • Nâng cao chất lượng tiêu chí lựa chọn để lọc danh sách thêm một lần nữa.

  • Thông qua nền tảng phần mềm, chuyển danh sách đến trưởng phòng chuyên môn [nơi đang cần bổ sung nhân lực] để trưởng phòng trực tiếp cân nhắc, giảm bớt hoặc giữ nguyên số lượng ứng viên tiềm năng.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Các kỹ thuật sàng lọc ứng viên

Nắm rõ cách sàng lọc ứng viên và sàng lọc CV, đồng thời kết hợp thuần thục 2 bước này trong giai đoạn sàng lọc sẽ nâng cao hiệu quả lựa chọn ứng viên tiềm năng. Chọn đúng người, bố trí đúng vị trí chính là bước khởi đầu cho mọi thành công của doanh nghiệp. Hiệu ứng dây chuyền này cho thấy rõ vai trò quan trọng của giai đoạn sàng lọc mà TalentBold đề cập trong bài viết hôm nay. 

Xem thêm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.

 
Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail:  Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

Nguồn ảnh: internet


Sàng lọc CV xin việc

Đọc ngay bài viết này để đảm bảo công việc tuyển dụng của bạn đang được thực hiện theo quy trình chuẩn ngay từ những bước đi đầu tiên nhé - sàng lọc CV xin việc.

1. Bước 1 - Lập bảng các tiêu chí đánh giá ứng viên

Sau khi đã tiếp nhận CV xin việc được gửi tới từ nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng cần đi vào bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng. Đó là sàng lọc hồ sơ. Và để bắt đầu sàng lọc, bạn cũng có cái gọi là bước đầu tiên để thực hiện. 

Nếu như sàng lọc CV là bước khởi động quy trình tuyển dụng thì việc lập bảng tiêu chí đánh giá ứng viên là sự khởi đầu của việc sàng lọc. Nhà tuyển dụng nên thực hiện công tác này như thế nào? 

Lúc này, bạn cần lấy doanh nghiệp làm gốc để biết doanh nghiệp cần gì, đưa ra những yêu cầu cho đội ngũ nhân sự sẽ tuyển mới bao gồm những yếu tố nào cụ thể? Thâu tóm toàn bộ những điều kiện, mong muốn đó trong một bảng thống kê và “dân trong ngành” sẽ gọi nó với cái tên “Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên”.

Lập bảng các tiêu chí đánh giá ứng viên để sàng lọc CV xin việc 

Những tiêu chí đưa ra sẽ bám sát đặc thù của công việc bên cạnh sự mong đợi của ông chủ. Đó có thể sẽ là tiêu chí về mặt trình độ chuyên môn, tiêu chí kinh nghiệm việc làm trong CV hay trình độ học vấn trong CV, các kỹ năng trong CV, bằng cấp, chứng chỉ trong CV. Thậm chí có những công việc còn đòi hỏi cả về một số thông tin thêm trong CV như tính cách trong CV hay yếu tố ngoại hình thì bạn cũng sẽ cần đưa chúng vào trong bảng tiêu chí đánh giá để đảm bảo không bỏ sót những điều kiện chấm điểm cho ứng viên.

>> Xem thêm: Các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc

Bạn hình dung ngay tới công việc cắt tỉa lá của người thợ bonsai sẽ biết được bước tiếp theo này quan trọng như thế nào đối với nhà tuyển dụng trong quá trình sàng lọc CV ứng viên.  Trên mỗi một thân cây sẽ có những lá non xanh, cũng có lá già úa còn bám lại. Để đảm bảo giữ lại những điều có giá trị nhất của mỗi cây thì người thợ chăm sóc sẽ phải tỉa những lá sâu, lá úa đi. Chỉ cần nhìn bằng mắt sẽ biết được những lá nào cần loại bỏ.

Việc sàng lọc CV ở bước thứ hai này cũng diễn ra tương tự như vậy. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhanh mỗi bản CV xin việc để nhận ra đâu là những bản CV mắc những lỗi cơ bản nhất ví dụ như các lỗi chính tả trong CV, lỗi phông chữ trong CV, cỡ chữ trong CV, CV dài dòng, thiếu thông tin như số điện thoại trong CV và địa chỉ email để liên lạc chẳng hạn, viết tên email gửi CV sai, viết sai vị trí ứng tuyển, trình bày, sắp xếp thông tin trong CV rối mắt,... 

Loại bỏ CV không đáp ứng tiêu chuẩn

Toàn bộ những CV không đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu cơ bản về cả nội dung lẫn hình thức đều sẽ bị nhanh chóng loại bỏ ra khỏi vòng xét duyệt. Đây là cách giúp họ tiến hành công tác sàng lọc CV xin việc nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian nhiều hơn nên đặc biệt có ích đối với doanh nghiệp lớn, hàng ngày phải nhận rất nhiều CV ứng viên.

Trong đó, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt lưu ý tới yếu tố chính tả. Dù là chi tiết nhỏ nhưng trong công tác tuyển dụng, đối với một người quản trị nhân lực thì chính là lại là tiêu chuẩn quan trọng giúp họ đánh giá sâu bên trong một con người. 

Chưa nói tới chuyện xin việc, một người làm ở bất cứ vị trí nào, lĩnh vực ngành nghề ra sao cũng đều phải chú trọng từ yếu tố nhỏ nhất là chính tả khi tạo lập một văn bản phục vụ công việc hay học tập, huống chi đối với một công cụ quan trọng như CV xin việc thì những quy định liên quan đến việc đảm bảo không mắc lỗi chính tả càng phải được bản thân người thực hiện kiểm soát thật cẩn thận và nghiêm chỉnh. 

Các bước sàng lọc CV xin việc 

Với một bản CV mắc lỗi chính tả, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ngay lập tức một cá nhân thiếu chuyên nghiệp, có tính cách không cẩn thận trong khi độ dài của mỗi bản CV lại không hề dài, chỉ cần vỏn vẹn 1 trang giấy và mỗi người hoàn toàn có nhiều thời gian để đọc đi đọc lại nhiều lần để kiểm soát được lỗi nhỏ này. Từ một lỗi nhỏ nhưng lại rất cơ bản như thế, nhà tuyển dụng có quyền nhận định một ứng viên thiếu sự cẩn trọng, chỉn chu đối với quá trình làm việc và chắc chắn rồi, họ sẽ chẳng thể giao vị trí tuyển dụng vào tay một người như thế, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp. 

Ngược với những sự “cẩu thả”, xuề xòa kia là một bản CV chỉn chu từng câu từ, ngắn gọn súc tích. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy ngay đó là sản phẩm được tạo ra từ một con người đáng tin cậy vì sự chỉn chu. 

Nói chung, những gì bên trong của CV, bao gồm cả vấn đề về chính tả, chính là hình ảnh phản chiếu của một người ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ hình dung, nhìn nhận và đánh giá ứng viên để loại bỏ dần từ bước thứ 2 này. 

>> Xem thêm: Có nên thổi phồng CV ?

3. Bước 3 - Lưu giữ những CV đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cơ bản

Có loại bỏ điều không phù hợp thì sẽ có sự lưu giữ những giá trị “ăn khớp”. Sau khi đã loại ra được các CV xin việc không đáp ứng tiêu chí được liệt kê trong Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đến với bước thứ , rà soát lại để đảm bảo có được một danh sách CV chất lượng. Sự chất lượng ở đây cũng được đánh giá ở giai đoạn đầu, có nghĩa là CV có thể tiệm cận, đến gần nhất với các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đã đưa ra. 

Nhóm CV xin việc có vẻ “khả quan” hơn này tiếp tục được nhà tuyển dụng phân chia ra thành hai mức độ sàng lọc đó là khả năng đáp ứng đủ và khả năng đáp ứng gần đủ. Việc này sẽ tạo ra sự tiện lợi cho việc theo dõi, cân nhắc ứng viên để mời đến tham dự buổi phỏng vấn. 

Lưu giữ CV đạt tiêu chuẩn

Ví dụ như công ty bạn đang cần tuyển dụng vị trí Phó phòng Kinh doanh. Yêu cầu đặt ra trong Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên đã xây dựng ở bước 1 có một tiêu chí đó là ưu tiên tuyển chọn các ứng viên có bằng cấp tốt nghiệp trình thạc sĩ. Vậy thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể xếp những CV có bằng cấp cao đẳng hay thậm chí là đại học vào cấp độ ưu tiên loại 2 khi họ đã thấy rất nhiều CV thỏa mãn tiêu chí ưu tiên của mình. 

Mẫu sơ yếu lý lịch

4. Bước 4 - Lập một danh sách gồm những CV ứng viên “ưu tú” nhất

Sau 3 bước trên, nhà tuyển dụng đã có được những ứng viên ở diện tiệm cận gần nhất với những tiêu chuẩn đưa ra. Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đi vào quá trình được cho là quan trọng nhất của quy trình sàng lọc CV xin việc, đó là phân tích để thẩm định các yếu tố thuộc về ứng viên có liên quan đến vị trí tuyển dụng như thế nào.

Lập danh sách ứng viên ưu tú

Thông thường, trong tư cách của người quản trị nhân sự, bạn sẽ phải thẩm định dựa cốt yếu vào yếu tố kinh nghiệm việc làm để đánh giá. Qua hạng mục này, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các nhiệm vụ việc làm, vị trí công việc ở quá khứ của ứng viên. Cách họ hoàn thành công việc như thế nào, xuất sắc, bình thường hay thất bại sẽ cho nhà tuyển dụng những thông tin quan trọng phục vụ cho việc đánh giá sát khả năng và sự phù hợp của họ với công việc và doanh nghiệp của bạn.

Nhìn vào kinh nghiệm bạn dễ biết một ứng viên có mức độ gắn bó với doanh nghiệp như thế nào. Những ứng viên có mức độ nhảy việc nhiều thì sẽ cần cân nhắc kỹ vì đa phần ở họ đều bộc lộ nét tính cách thiếu ý chí, thiếu sự kiên định và trong tương lai cũng sẽ khó lòng có thể cùng công ty bạn phát triển lâu dài.

Sàng lọc hồ sơ hiệu quả

Ngược lại, nếu kinh nghiệm của ứng viên không có quá nhiều đầu việc được thay đổi và hơn thế lại sở hữu được nhiều kỹ năng, có một bảng thành tích đáng mơ ước và mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển chung của công ty thì chắc chắn không ai khác, bạn cần book ngay một cuộc hẹn phỏng vấn với họ rồi.

>> Xem thêm: Những con số biết nói ở trong bản CV xin việc

5. Bước 5 - Gọi điện cho ứng viên ưu tú 

Đối với những người ứng viên mà bạn kỳ vọng nhiều thì chắc chắn sẽ có những cuộc điện thoại liên hệ được thực hiện. Bạn có thể gọi cho họ khi bạn cảm thấy có một vài thông tin nào đó còn khá khúc mắc, băn khoăn, chưa rõ ràng. Chính bằng cách trao đổi trực tiếp qua điện thoại này sẽ là bước chốt hạ cuối cùng để bạn tự tin đưa ra được quyết định có gửi đến cho ứng viên đó một email thư mời phỏng vấn hay không. 

Qua cuộc gọi, nhà tuyển dụng dễ dàng trao đổi thông tin, khai thác thêm được nhiều yếu tố ở ứng viên để đánh giá mức độ phù hợp của họ tới đâu so với vị trí tuyển dụng và với công ty. 

Gọi điện phỏng vấn ứng viên

Nhìn chung, việc sàng lọc CV xin việc là một thao tác, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi một nhà quản trị nhân lực. Doanh nghiệp có chiêu mộ được nhân tài hay không chính là nhờ vào sự mở đầu này. 

Tuyển dụng

Hơn thế, sàng lọc CV xin việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có được rất nhiều lợi ích, từ tiết kiệm chi phí, ngân sách đầu tư vào công tác tuyển dụng cho đến tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng. Trong tư cách, vai trò của một nhà tuyển dụng thì nhất định bạn hãy nắm bắt để hiểu và đi đến thực hiện đầy đủ, có hiệu quả 5 bước sàng lọc CV xin việc này nhé. Chắc chắn bạn sẽ giúp doanh nghiệp tiến bước xa hơn nhờ có được những nhân tài thực sự.

Bí quyết sàng lọc hồ sơ chuẩn chỉnh

Sàng lọc hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định rõ ràng một ứng viên có đủ điều kiện, tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp hay không. Việc sàng lọc hồ sơ xin việc là bức vô cùng quan trọng giúp đơn vị xây dựng được một đội ngũ hiền tài. Vậy nên hãy học cách sàng lọc hồ sơ hiệu quả nhé.

Sàng lọc hồ sơ

Video liên quan

Chủ Đề