Sao y và công chứng khác nhau như thế nào

Phân biệt công chứng và sao y bản chính

By

– 02/03/2012Posted in: Hỏi/đáp Pháp luật, Kiến thức

“Công chứng và chứng thực, sao y bản chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
– Công chứng là việc người thứ 3″công chứng viên của các văn phòng công chứng tư nhân [được thành lập theo quy định của luật công chứng] chứng kiến các giao dịch dân sự giưa các bên như việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ủy quyền, thế chấp tặng cho, di chúc….
– Chứng thực hay sao y bản chính là việc các cơ quan nhà nước chứng nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các văn bằng giấy tờ do các cơ quan đơn vị thực hiện như sao y bản chính :chứng minh nhận dân, hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng tốt nghiệp, quyết định của cơ quan nhà nước như bản án, quyết định phân nhà…[các giấy tờ này thường là do các ủy ban nhân dân phường thực hiên, nếu có phần tiéng nước ngoài hoặc liên quan tới yếu tố nước ngoài thì do các ủy ban nhân dân quận thực hiện].

Nguyen Minh Ha

Tags: cong chung. sao y ban chinh, phan biet

Bản sao y là gì?

Bản sao y [hay tên gọi đầy đủ là bản sao y công chứng] là bản sao đầy đủ nội dung, thể thức của bản gốc và được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bản sao y này theo quy định của pháp luật phải được sao y từ bản chính/ bản gốc.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2Nghị định 23/2015/NĐ-CP những cơ quan được phép thực hiện sao y để xác thực bản sao đúng với bản chính bao gồm:

✅ Phòng Tư pháp cấp huyện [bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

✅ UBND cấp xã [bao gồm xã, phường, thị trấn];

✅ Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [Cơ quan đại diện];

✅ Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng được Nhà nước cấp phép hoạt động hợp pháp.

    * Lưu ý: Ngoài những cơ quan, cá nhân được cấp phép hoạt động sao y công chứng như trên, cá nhân, doanh nghiệp thông thường không có thẩm quyền sao y bản chính.
    * Trường hợp cá nhân, công ty tự ý dùng con dấu để đóng lên bản sao giấy tờ thì mặc nhiên không có giá trị pháp lý để sử dụng như bản gốc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sao y bản chính là gì?

Sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.

Bản sao y chứng thực từ bản chính cần được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống y hệt bản chính.

Bản gốc là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.

Bản chính là là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.

Như vậy có thể thấy những văn bản được sao chép y hệt về hình thức nội dung từ bản gốc hoặc bản chính được xác định là sao y bản chính.

Sao y công chứng

  • Trang chủ
  • Kế toán trọn gói
    • Dịch vụ hoàn thiện sổ sách kế toán
    • Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại TpHCM
    • Tax and Accounting services in Ho Chi Minh city, Vietnam
  • Dịch vụ thành lập
    • Dịch vụ kê khai thuế ban đầu
    • Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Tp.HCM
  • Thay đổi GPKD
  • Mã ngành nghề kinh doanh
  • Liên hệ

Đăng ký tư vấn

Menu

Phân biệt công chứng, chứng thực


Công chứng - chứng thực là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm tưởng công chứng và chứng thực là một. Dưới đây là những tiêu chí cơ bản giúp mọi người phân biệt hai khái niệm trên:


Tiêu chí

Công chứng

Chứng thực

Khái niệm

Công chứnglà việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp củahợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

CSPL: Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

- Có 4 hoạt động chứng thực sau:

+ Cấp bản sao từ sổ gốc

+ Chứng thực bản sao từ bản chính

+ Chứng thực chữ ký

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch

Hình thức

Hình thức của văn bản công chứng là những hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận.

CSPL: Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng

Hình thức của văn bản chứng thực là những giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

CSPL: Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Đặc điểm

- Công chứng là hành vi của Công chứng viên.

- Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch [đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác].

- Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện [vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp].

- Được nhà nước thực hiện quản lý.

- Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật.

- Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.

- Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người.

- Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế.

- Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý.

- Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.

Thẩm quyền

- Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

- Phòng Tư pháp cấp huyện.

- Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

- Công chứng viên.

Giá trị pháp lý

- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham giahợp đồng, giao dịch cóthỏa thuậnkhác.

- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện tronghợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

CSPL: Điều 5 Luật Công chứng

- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

CSPL: Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP


Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Khách quan, trung thực [không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba].

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.

- Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Thu Linh

40516

Từ khóa: công chứng | chứng thực | phân biệt | Luật Công chứng | Nghị định 23/2015/NĐ-CP |

Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Video liên quan

Chủ Đề