Sách súng vi trùng và thép review

Súng vi trùng và thép của tác giả Jared Diamond là một tác phẩm đã đạt giải Pulitzer. Nội dung của sách Súng, Vi Trùng Và Thép là về lịch sử phát triển 13000 năm của các hình thái xã hội loài người. Nam Hải sở hữu quyển tái bản năm 2020. Có một vài phần bổ sung mới nhất của tác giả.

Nội dung

  • 1 Sách kinh điển về lịch sử xã hội loài người.
  • 2 Câu chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi mang đậm tính tương phản giữa các xã hội
  • 3 Một vài trích đoạn hấp dẫn của Súng, Vi trùng và thép:

Súng, vi trùng và thép (Gun, Germs and steel) là một trong số các tác phẩm nổi tiếng của giáo sư Jared Diamond. Tác giả vốn là giáo sư địa lý học tại đại học Los Angeles, Mỹ. Ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý và sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Sụp đổ; Súng, vi trùng và thép; Thế giới cho đến ngày hôm qua; Loài tinh tinh thứ ba; Tại sao tình dục lại thú vị?; Upheaval – Turning points for nations in crisis (Sự biến động – Bước ngoặt cuaer các quốc gia đang gặp khủng hoảng). Các cuấn khác của cùng tác giả mình chưa có thời gian đọc. Quyển này thuộc dạng sách nghiên cứu lịch sử về loài người, có tính học thuật cao. Nhưng là cuốn sách rất thú vị! Bạn nên đọc. Tại sao?

Trước tiên, danh sách các quyển đạt giải Pulitzer không nhiều. Mà sách giải quyết những câu hỏi đau đầu nhiều thế hệ con người trên thế giới… rất hiếm. Trong số sách đạt giải có thêm Những Ông trùm tài chính của LiaQuat Ahamed; The Prize: Dầu mỏ, tiền bạc và quyền lực của Daniel Yergin…. Là Nam Hải rất muốn đọc.

Thứ hai, vấn đề mà Súng Vi Trùng Và Thép chứng minh rất thú vị. Lịch sử 13000 năm của loài người vèo qua hơn 600 trang.

Từ cuộc chiến tranh này tới cuộc chiến tranh khác. Dân tộc nào đã tồn tại và bị tàn sát? Tại sao người châu phi là cái nôi của loài người hiện đại nhưng lại chưa có nên khoa học kỹ thuật tân tiến? Phải chăng người châu ấu đi chinh phục châu mỹ không chỉ bằng súng, mà còn bằng… vi trùng?

Cánh nhà báo thường vẫn yêu cầu tác giả tóm tắt cuốn sách của mình trong một câu. Với cuấn sách này thì tóm tắt đó là đây: “Diễn trình lịch sử của mỗi dân tốc một khác, đấy là do những khác biệt về môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải là do những khác biệt về sinh học giữa bản thân của các dân tộc đó.”

Đương nhiên, ý tưởng rằng môi trường địa lý và địa sinh học ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội là một ý tưởng chẳng có gì mới. Tuy nhiên, ngày nay, quan điểm này  không còn được giới sử học coi trọng; Người ta cho rằng nó sai hoặc quá đơn giản hóa, hoặc châm biếm, coi là thuyết quyết định luận môi trường rồi thì lờ đi, nếu không thì các nỗ lực hòng thấu hiểu những khác biệt ở quy mô toàn cầu lại bị người ta cho là quá khó khăn và đem xếp xó. Thế nhưng địa lý đúng là có tắc động đến lịch sử; câu hỏi ở đây là tắc động đến đâu, và liệu địa lý có thể giải thích cho mẫu hình lớn của lịch sử hay không.

Cuối cùng, như lời tác giả: “Qua đó có thể làm lợi cho xã hội của chúng ta ngày nay bằng cách dạy cho chúng ta biết cái gì đã nhào nặn nên thế giới hiện đại, cái gì có thể sẽ nhào nặn nên tương lai của chúng ta”.

Câu chuyện bắt đầu bằng một câu hỏi mang đậm tính tương phản giữa các xã hội

Câu chuyện bắt đầu bằng câu hỏi của nhà chính trị địa phương Yali người New Guinea dành cho nhà sinh vật học đang nghiên cứu chim Jared Diamond: “Thế thì tại sao người da trắng các ông lại chế ra nhiều hàng như vậy rồi đem sang New Guinea, còn người da đen chúng tôi lại có ít hàng của chính mình đến vậy?”. Sau 25 năm nghiên cứu thì ông ấy mới trả lời được. Vì Jared Diamond nhận thấy câu hỏi dù chỉ liên quan tới sự tương phản về lối sống giữa người New Guinea với người da trắng châu âu, song cũng mở rộng ra với nhiều cặp tương phản khác trong thế giới hiện đại. Trong đó: Dân tốc Âu – A hiện đang thống trị thế giới về của cải và quyền lực. Các dân tộc khác, trong đó có hầu hết người châu phi, dù đã dành được độc lập nhưng vẫn tụt hậu ở rất xa. Thậm chí một số còn bị diệt chủng bởi người châu âu thực dân.

Vậy rốt cuộc ta có thể đặt câu hỏi về những sự bất quân bình của thế giới hiện đại như thế này: Tại sao sự phát triển của loài người đã diễn ra trên những lục địa khác nhau với những tốc độ khác nhau đến vậy? Những tốc độ phát triển khác nhau đó chính là mẫu hình lớn nhất của lịch sử và là chủ đề cuấn sách của tôi. Trong Súng, Vi Trùng và Thép có rất nhiều câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc với Nam Hải. Lược qua một vài chuyện thì như thế này:

Như ở Chương 2, thí nghiệm tự nhiên về các xã hội Moriori và Maori ở New ZeaLand. Bạn đã học lịch sử nước ta. Có phải là cả một chặng đường dài 2000 năm chiến tranh!? Thật may mắn chúng ta ở ven biển chứ không phải ở ngoài đảo.

Ở Phần II, Từ chương 4 tới chương 10 thì đề cập tới sự phát sinh và bành trướng của sản xuất lương thực. Thêm một may mắn nữa, Việt Nam có rất nhiều loại rau xanh và cây ăn quả. Nhưng bạn có nhận ra là chúng ta đang chủ yếu có thịt lợn, bò, trâu, gà, ngan, ngỗng và một vài loài cá, hải sản ở chợ. Chúng ít tới mức đáng ngạc nhiên. Liệt kê ra cùng lắm được 100 – 200 loại thịt gia súc gia cầm chủ đạo. Có phải đôi khi bạn ra chợ và chán gấy vì “Chẳng có thực phẩm gì mới!?”. Còn các loài khác thì sao? Chúng ta không thuần hóa được để làm lương thực hay vì chúng đã tuyệt chủng?

Từ việc sản xuất lương thực dư thừa, dẫn tới hình thành xã hội phân tầng. Có thêm nhiều thời gian rảnh, qua nghiên cứu, chúng ta mới có chữ viết, lễ hội, tập quán văn hóa… Kể từ cuộc đại nhẩy vọt (Sử dụng âm thanh, hình thành ngôn ngữ và tiếng nói), chắn chắn chữ viết là phát minh tiếp theo thay đổi bản chất của loài người nhất. Bây giờ thì chúng ta nói về cách mạng công nghiệp 4.0, hôm trước Nam Hải có đọc một quyển sách về AI (Trí tuệ nhân tạo), cảnh báo rằng sau này sẽ… blah blah… hôm nào Nam Hải sẽ viết sâu hơn về quyển đó. Nó ở thời tương lai quá. Nhưng hãy tưởng tượng, nếu không có chữ viết, có khi bây giờ chúng ta vẫn là những chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ và cùng rung sợ trước sức mạnh của tinh tinh (Cơ bắp của nó thường khỏe gấp 4 lần người bình thường).

Các chương sau tác giả Jared Diamond đi sâu vào câu chuyện của từng lục địa, từng quốc gia. Có thể bạn không nhớ, nhưng Trung Quốc tới vài trăm năm trước vẫn là nên văn minh lớn nhất của nhân loại. Châu âu lúc đó vẫn nghèo nàn, trải qua nhiều dịch bệnh, chưa có nhiều phát minh  và chưa phát triển như hiện tại. Điều gì đã xảy ra? Có một trích đoạn ở khoảng cuối sách, tầm trang 659, nhằm trả lời cho câu hỏi: “Tại sao là châu âu chứ không phải là Trung Quốc?” bạn có thể nghiên ngâm.

Năm nay là 2020, Chúng ta đang sống trong một cuộc khủng hoảng về y tế, kinh tế và niềm tin. Một thập niên tới chúng ta sẽ còn chứng kiến sự ảnh hưởng của Covid. Kinh tế hàng loạt quốc gia rơi vào suy thoái. Chủ nghĩa bảo hộ ở khắp nơi. Chiến tranh lan rộng ở trung đông… Nếu bạn biết trong lịch sử dịch bệnh đã tàn sát nhiều đế chế, chiến tranh đã hủy hoại nhiều nền văn minh… có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên đến vậy.

Khi không kinh ngạc với súng (Chiến tranh), vi trùng (dịch bệnh) và thép (Các sản phẩm của nền công nghiệp mới) bạn sẽ có những phản ứng phù hợp hơn với những thay đổi tiếp theo của thế giới. Nam Hải nhớ đâu đó câu này: “Hãy nhìn lại lịch sử để hiểu tương lai. Để chuẩn bị cho những gì sắp tới!”

Súng, Vi trùng và thép có giá tương đương 1kg thịt bò. Thích hợp cho các bậc sinh thành mua làm quà sinh nhật cho những thiếu niên hiếu kỳ với thế giới. Các nhà nghiên cứu và sinh viên hay tò mò về thế giới.

Một vài trích đoạn hấp dẫn của Súng, Vi trùng và thép:

Trang 110: Việc Pizarro bắt sống Atahualpa minh họa cho chuỗi nhân tố trực tiếp dẫn đến việc người châu âu thực dân hóa Tân Thế Giới thay vì người châu Mỹ bản địa thực dân hóa châu Âu. Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thành công của Pizarro là kỹ thuật quân sự dựa trên súng ống, vũ khí bằng thép và ngựa, những bệnh truyền nhiễm xuất xứ từ Âu – Á, kỹ thuật hằng hải của châu âu, tổ chức chính trị tập trung hóa của các nước châu Âu và chữ viết. Nhan đề của cuốn sách này sẽ đóng vài trò tóm lược cấc nhân tố trực tiếp này, vốn cũng là những nhân tố cho phép người châu Âu hiện đại chinh phục các dân tộc khác trên những lục địa khác.

Trang 159: Trên thực tế, không phải người ta khám phá ra sản xuất lương thực, cũng chẳng phải người ta phát minh ra sản xuất lương thực như có thể ban đầu ta nghĩ. Thậm chí người ta thường không lựa chọn một cách có ý thức giữa sản xuất lương thực với săn bắn hái lượm. Đặc biệt, ở từng khu vực trên thế giới, những người đầu tiên chuyển sang sản xuất lương thực rõ ràng là đã không làm việc đó như một lựa chọn có ý thực hoặc cố gắng vươn tới việc trồng trọt như một mục đích có ý thức, bởi họ đã thấy ai làm nông nghiệp bao giờ đâu, nên làm sao họ biết làm nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào. Thay vì thế, như ta thấy, sản xuất lương thực đã tiến hóa như một sản phẩm phụ của những quyết định người ta đưa ra mà không biết đến hậu quả.

Trang 221: Trẻ em trên các vùng cao của New Guinea bị bụng ỏng, nét đặc trưng cho chế độ ăn uống nhiều về số lượng nhưng thiếu protein. Người già người trẻ ở New Guinea thường xuyên ăn chuột, nhện, ếch và các con vật nhỏ khác, những thứ mà những dân tộc ở các vùng khác có khả năng chăn nuôi gia súc lơn hoặc săn được con mồi lớn chẳng bao giờ động đến. Thiếu protein có lẽ cũng là lý do tối hậu khiến tại sao tục ăn thịt người lại phổ biến ở các xã hội vùng cao nguyên truyền thống tại New Guinea.

Trang 310: Tầm quan trọng lịch sử của các bệnh có nguần gốc từ loài vật còn đi xa hơn nhiều chứ không chỉ bó hẹp trong sự xung đột giữa cựu thế giới và tân thế giới. Các vi trùng Âu – Á đóng một vài trò then chốt trong việc giết chết gần hết các dân tộc bản địa ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới trong đó có các dân hải đảo Thái Bình Dương, người châu Úc bản địa và cấc dân tộc Khoisan (Hottentot và Bushmen) ở phía nam châu phi. Tử suất của các dân tộc chưa từng tiếp xúc với vi trùng Âu – Á đó xê dịch từ 50% tới 100%. Chẳng hạn, dân số người Anh Điên ở Hispaniola giảm từ khoảng 8 triệu người khi Columbus đặt chân đến vào năm 1492 xuống còn 0 người vào năm 1535. Bệnh sởi đổ bộ vào Fiji theo một tù trưởng vừa đến thăm Australia trở về vào năm 1875 và cứ thế giết chết khoảng một phần tư người Fiji còn sống vào lúc đó. Bệnh lậu, lao và cúm đi theo thuyền trưởng Cook đến Hawaii vào năm 1779, theo sau là một trận dịch sốt phát ban vào năm 1804 và nhiều trận dịch nhỏ khác, đã khiến dân số quần đảo từ khoảng nửa triệu người vào năm 1779 xuống còn 84000 người vào năm 1853, năm mà bệnh đậu mùa rốt cuộc cũng đến Hawaii và giết chết 10.000 người trong số những người sống sót. 

Trang 353: Tất cả các phát minh hiện đại mà người ta có đầy đủ tư liệu cũng đều trải qua một quá trình lịch sử như thế. Người hùng mà người ta vẫn coi là nhà phá minh kia thật ra chỉ theo chân các nhà phát minh tiền bối, các tiền bối ấy cũng có mục đích tương tự và từng tạo ra những bản thiết kế tương tự, những mẫu thí nghiệm tương tự và từng tạo ra những bản thiết kế tương tự…

Dành cho các độc giả ham thích thể loại sách lịch sử xã hội, các bạn có thểm tìm đọc thêm các cuốn sách tương tự như Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6 (The Sixth extinction) của tác giả Elizabeth Kolbert. Hoặc cuốn Sapiens Lược Sử Loài Người của tác giả Yuval Noah Harari…

Nam Hải