Sách bình luận các vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự

Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế trân trọng giới thiệu đến quý đọc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước cuốn Sách Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015 [Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2021]

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm 510 điều, được bố cục thành 9 phần, 36 chương, trong đó, bổ sung mới 176 điều, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều. Đây là Bộ luật quan trọng liên quan trực tiếp đến công cuộc đấu tranh chống tội phạm, đến các quyền cơ bản nhất của con người, của công dân, do đó yêu cầu đặt ra được quán triệt trong suốt quá trình soạn thảo là phải thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Hiến pháp năm 2013, phải thực sự công tâm, khách quan, vì cuộc sống bình yên của nhân dân, vì những giá trị văn minh, tiến bộ của nền tư pháp. Có thể nói, việc ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là một bước phát triển mới cao hơn về tư tưởng và kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự ở nước ta. Trên cơ sở tổng kết quá trình thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xây dựng đã thể hiện tính khoa học, tiến bộ và khả thi cao; là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi tội phạm, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được hiến định. Qua một thời gian thi hành, ngày 12/11/2021, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương [CPTPP] của Việt Nam và để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Những quy định mới được sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/12/2021.

Ban hành được một Bộ luật lớn, quan trọng như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là một việc khó, nhưng để đảm bảo cho những quy định của Bộ luật đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh thì còn khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, xây dựng pháp luật và bảo đảm việc thực hiện pháp luật là hai mặt của một vấn đề. Việt Nam đang đẩy mạnh việc cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh đó đòi hỏi nền tư pháp hình sự của nước ta phải trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật có vai trò hết sức quan trọng.

Để Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đi vào cuộc sống, cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi các quy định của Bộ luật này; cung cấp tài liệu tham khảo cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nói riêng và cán bộ làm việc tại các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung; đồng thời phục vụ trực tiếp cho những người tham gia tố tụng và mọi công dân có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đáp ứng yêu cầu đó, Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế phối hợp với Nhà xuất bản Thế Giới xuất bản cuốn Sách: "Bình Luận Khoa Học Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015 [Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2021]"

. Với cơ sở lý luận khoa học, nội dung phong phú và sâu sắc, hy vọng cuốn sách này có giá trị tham khảo hữu ích đối với tất cả các đối tượng độc giả quan tâm đến lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự. Sách có độ dày hơn 400 trang, khổ 20x28cm, Giá bìa: 450.000đ. Xuất bản quý I/2022      Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý đọc giả và các Cơ quan, đơn vị trên cả nước. Mọi chi tiết xin vui lòng lên hệ Trung Tâm Sách Pháp Luật- Kinh Tế Điện thoại + Zalo: 0988.304852 – 0903.219739 – 028.39875351

Website: sachphapluat.net   ;  Email:

Chi tiết sản phẩm

Loại phiên bản

Nhập khẩu/ trong nước

Nhà Phát Hành

ThS. Quách Dương [Chủ biên]

Thương hiệu

Giải đáp vướng mắc trong xét xử về Dân sự, Hình sự, Tố tụng dân sự Hành chính, Kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2016 - 2021 và các Án lệ được công bố năm 2020 - 2021 Nhà xuất bản: Thanh Niên Tác giả: ThS. Quách Dương [Chủ biên] Phát hành: 6.2021 Sách khổ: 19x27cm Số trang: 436. Giá bìa: 380.000đ LỜI GIỚI THIỆU: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.Qua đó, đem lại lẽ phải, sự công bằng cho xã hội, tạo được niềm tin của người dân vào công lý, vào nền tư pháp. Trong đó, mỗi bản án phải là những án văn mẫu mực thể hiện tập trung, rõ nét nhất quyền tư pháp của tòa án. Mỗi bản án phải là những chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội có tác dụng giáo dục pháp luật, định hướng hành vi của người dân và của cả xã hội, qua đó khuất phục tội phạm, thuyết phục người dân và xã hội đồng thuận, tuân thủ. Để làm được điều này, hoạt động tòa án phải thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật, tăng cường tính công khai, minh bạch, vô tư, độc lập trong việc ra phán quyết.Bảo đảm quyền con người, quyền công dân, oan, sai mới được loại trừ, vi phạm mới được khắc phục và tòa án mới thực sự giữ vị trí là trung tâm của hệ thống tư pháp. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu đó, Nhà xuất bản Thanh niên cho xuất bản cuốn “Giải đáp vướng mắc trong xét xử về Dân sự, Hình sự, Tố tụng dân sự Hành chính, Kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2016 - 2021 và các Án lệ được công bố năm 2020 - 2021”. Nội dung cuốn sách gồm 02 phần: Phần thứ nhất: Giải đáp vướng mắc trong xét xử về Dân sự, Hình sự, Tố tụng dân sự, Hành chính, Kinh doanh thương mại của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2016 - 2021. Phần thứ hai: Các Án lệ được công bố năm 2018 - 2021. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! #giảiđápnghiệpvụ #giamdoctham, #giámđốcthẩm, #anle, #ánlệ, #nghịquyết #sachluatvn #sachluatvnvn #luatluatsu #luatsu #binhluan #chidan #hinhsu #dansu, #sachluatvn #sachluat #Chỉdẫnhànhchính #Chidanhanhchinh #Chidantracuuapdung #Chỉdẫntracứuápdụngbộluậthànhchính #Chidanapdungboluatdansu #Chỉdẫnápdụngbộluậtdânsự #Binhluanboluathanhchinh #Bìnhluậnbộluậthànhchính #Hành #chính #Luathanhchinh #Luathinhsu #Boluattotunghinhsu #Binhluan

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Sách Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 do tập thể tác giả gồm PGS.TS. Trần Văn Luyện, TS. Lê Văn Thư, LS. Phạm Thị Thu, TS. Nguyễn Mai Bộ, TS. Nguyễn Ngọc Hà, LS. ThS. Phạm Thanh Bình và LS. ThS. Nguyễn Cao Hùng biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015

Tác giả: PGS.TS. Trần Văn Luyện

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 [BLTTHS 2015] với 510 Điều gồm 9 phần, 36 chương. So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã bổ sung mới 176 Điều, sửa đổi 317 Điều, giữ nguyên 17 Điều, bãi bỏ 26 Điều. Là đạo luật quan trọng về tố tụng, BLTTHS 2015 đã kế thừa và phát triển một bước pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta, thể chế hóa đầy đủ, toàn diện chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong các văn kiện Đại hội lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược và xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý công minh, chính xác, kịp thời, chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Do đó, việc hiểu và áp dụng các quy định của BLTTHS 2015 về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết các nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân và vấn đề hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự là những vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

Để góp phần thực hiện Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về việc thi hành BLTTHS, kế hoạch triển khai thi hành BLTTHS 2015 ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 9/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự 2015" do nhóm tác giả gồm những nhà khoa học, những chuyên gia làm công tác thực tiễn, chuyên gia tham gia Tổ biên tập xây dựng dự thảo các BLTTHS năm 1988 [sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1992, năm 2000], năm 2003 và năm 2015 có kinh nghiệm, trình độ trong các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng, thi hành và áp dụng pháp luật về tố tụng hình sự, giải thích, bình luận.

Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc tương ướng chương mục của Bộ luật tố tụng hình sự. Cụ thể gồm các chương sau:

Chương 1. Phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ, hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự

Chương 2. Những nguyên tắc cơ bản

Chương 3. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có quyền tiến hành tố tụng

Chương 4. Người tham gia tố tụng

Chương 5. Bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Chương 6. Chứng minh và chứng cứ

Chương 7. Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

Chương 8. Hồ sơ vụ án, văn bản tố tụng, thời hạn và chi phí tố tụng

Chương 9. Khởi tố vụ án hình sự

Chương 10. Những quy định chung về điều tra vụ án hình sự

Chương 11. Khởi tố bị can và hỏi cung bị can

Chương 12. Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất và nhận dạng

Chương 13. Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật

Chương 14. Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra

Chương 15. Giám định và định giá tài sản

Chương 16. Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt

Chương 17. Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra

Chương 18. Những quy định chung về truy tố

Chương 19. Quyết định việc truy tố bị can

Chương 20. Những quy định chung về xét xử vụ án hình sự

Chương 21. Xét xử sơ thẩm

Chương 22. Xét xử phúc thẩm

Chương 23. Bản án, quyết định được thi hành ngay và thẩm quyền ra quyết định thi hành án

Chương 24. Một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích

Chương 25. Thủ tục giám đốc thẩm

Chương 26. Thủ tục tái thẩm

Chương 27. Thủ tục xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Chương 28. Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi

Chương 29. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân

Chương 30. Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Chương 31. Thủ tục rút gọn

Chương 32. Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự

Chương 33. Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự

Chương 34. Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác

Chương 35. Những quy định chung về hợp tác quốc tế

Chương 36. Một số hoạt động hợp tác quốc tế

Dưới đây là trích đoạn nội dung bình luận Điều 86 BLTTHS 2015 được trình bày trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Điều 86. Chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Bình luận:

1. Chứng cứ là những gì có thật, tức là phải tồn tại trong thực tế khách quan. Vụ phạm tội xảy ra là hoạt động vật chất, để lại thông tin dấu vết làm biến đổi môi trường xung quanh và chính cả người phạm tội, nên tồn tại khách quan. Quá trình phát hiện các thông tin dấu vết, vật chứng về tội phạm và vụ án là quá trình thu thập thông tin chứng cứ chứng minh tội phạm, là quá trình hoạt động vật chất nên tồn tại khách quan. Vì vậy, chứng cứ lịch sử dụng làm căn cứ để xác định tội phạm, người phạm tội và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, Phải tồn tại trong thực tế khách quan, nói cách khác chứng cứ phải có tính khách quan.

Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của những người tiến hành tố tụng. Điều này đòi hỏi những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nhận thức đúng về chúng. Nếu nhận thức không đúng, chủ quan, suy diễn về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, thì những tài liệu phản ánh nhận thức của họ không khách quan, không được công nhận là chứng cứ.

2. Chứng cứ được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, vì vậy chứng cứ phải có tính liên quan tới vụ án đang điều tra thụ lý. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể thu thập được nhiều tài liệu khác nhau, nhưng chỉ những tài liệu nào có liên quan có khả năng làm rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án, mới có thể được coi là chứng cứ.

3. Để được xác nhận là chứng cứ, ngoài việc thỏa mãn tính khách quan và tính có liên quan, còn phải thỏa mãn tính hợp pháp, tức là chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Nếu như tính khách quan và tính liên quan của chứng cứ thể hiện phương diện khách quan, thì tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện phương diện pháp lý. Đây là ba thuộc tính của chứng cứ, không thể thiếu thuộc tính nào, thể hiện nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.

4. Bộ luật tố tụng hình sự quy định có 07nguồn chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng rút ra thông tin gọi là chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

5. Những điểm mới của điều luật so với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003

- Điều luật được tách làm hai, quy định nguồn chứng cứ thì một điều luật riêng.

- Bỏ cụm từ "mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và tòa án", thay bằng từ "được".

- Thay từ "cần thiết" bằng cụm từ "có ý nghĩa"; bỏ từ "đúng đắn".

4. Đánh giá bạn đọc

Dựa vào các quy định trong BLTTHS 2015, so sánh với các quy định tương ứng trong BLTTHS 2003, đối chiếu với thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự, nhóm tác giả đã giải thích, bình luận một cách khoa học 510 Điều luật cụ thể, từ đó làm rõ 11 nội dung lớn đã được sửa đổi, bổ sung theo chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp 2013.

Với nội dung, cấu trúc và cách thức tiếp cận vấn đề khoa học, khách quan và toàn diện, cuốn sáchlà bộ tài liệu tham khảo có giá trị, cung cấp những thông tin mới, kiến thức cụ thể, thiết thực về thi hành và áp dụng pháp luật tố tụng hình sự cho cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang, học viên, sinh viên và nhân dân, nhất là đối với những người làm công tác thực tiễn, trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình triển khai thực hiện BLTTHS 2015, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu BLTTHS 2015 của giảng viên, học sinh, sinh viên chuyên ngành luật và nhân dân trong phạm vi cả nước.

5. Kết luận

Cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015" do PGS.TS Trần Văn Luyện và nhóm tác giả biên soạn không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý mà có có ý nghĩa thực tiễn đối với bạn đọc, góp phần vào việc triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trên thực tế.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề