Saản lượng xăng dầu trung bình 1 năm năm 2024

Trong sáng nay ngày 2/1, giá xăng dầu thế giới đã nhích tăng nhẹ khi thị trường quay trở lại giao dịch sau dịp nghỉ lễ dài.

Cụ thể, vào lúc 7h30, giá dầu thô Brent đạt 77,04 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 71,88 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI lần lượt giảm 0,14% và 0,17%. Tính chung cả năm 2023, giá dầu thô thế giới đã giảm 10%.

Saản lượng xăng dầu trung bình 1 năm năm 2024
Xu hướng giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI trong 30 ngày gần đây. (Nguồn: Oil Price)

Theo khảo sát mới đây của hãng tin Reuters đối với các nhà kinh tế học và chuyên gia phân tích, giá dầu thô Brent trong năm 2024 sẽ đạt trung bình 82,56 USD/thùng, giảm so với mức trung bình 84,43 USD/thùng được dự báo hồi tháng 11/2023.

Tập đoàn Goldnan Sachs hiện dự báo giá dầu thô Brent trong năm 2024 dao động từ 70 - 90 USD/thùng, giảm 10 USD/thùng so với dự báo gần nhất của tập đoàn này. Theo tập đoàn tài chính này, giá dầu thô Brent dự kiến sẽ đạt mức 85 USD/thùng vào mùa hè năm 2024.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, phụ trách lĩnh vực năng lượng, nhận định giá dầu thô Brent sẽ ở mức trung bình từ 80 đến 85 USD/thùng trong năm 2024.

Ông Alexander Novak cũng khẳng định Nga đã phá vỡ thành công các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với lĩnh vực năng lượng và chuyển hướng dòng chảy từ châu Âu sang Trung Quốc và Ấn Độ. Qua đó, giúp Nga duy trì vững vàng vị thế là nhà khai thác dầu lớn thứ ba thế giới (sau Mỹ và Saudi Arabia) và là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới.

Trung Quốc chiếm khoảng 45% -50% tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga trong năm 2023; trong khi thị phần của Ấn Độ tăng vọt lên khoảng 40% so với mức gần 0% trong hai năm trước, Phó Thủ tướng Nga cho biết.

Nga hiện đang duy trì sản lượng khai thác ở mức 10,6 triệu thùng/ngày sau khi đã hạn chế khai thác khoảng 500.000 thùng/ngày theo cam kết với liên minh OPEC+. Con số này cao hơn một chút so với mức sản lượng khai thác trước khi nổ ra xung đột quân sự với Ukraine.

Ông Alexander Novak cũng cho biết, mức giá trần 60 USD/thùng mà phương Tây áp đặt đối với dầu thô xuất khẩu của Nga không có tác dụng khi người mua đều sẵn sàng trả giá cao hơn đáng kể cho Nga. Theo S&P Global, trung bình, người mua dầu trả mức giá thấp hơn từ 4-6 USD/thùng so với giá dầu thô Brent được giao dịch trên thị trường.

S&P Global cũng nhận định Nga đã điều hành đội tàu chở dầu đến các khách hàng trên toàn cầu một cách thành công bất chấp việc các nước phương Tây hạn chế dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm.

Theo dõi giá xăng dầu hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Giá xăng dầu hôm nay 02/01 tại thị trường trong nước

Vào ngày 28/12/2023, giá xăng dầu trong nước đã được điều chỉnh theo diễn biến của thị trường thế giới.

Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định: Trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với dầu maduzt, không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu diesel và dầu hỏa; không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Theo đó, giá xăng dầu các loại trên thị trường như sau:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.186 đồng/lít (giảm 13 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 962 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.148 đồng/lít (tăng 3 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 19.788 đồng/lít (tăng 264 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu hỏa: không cao hơn 20.457 đồng/lít (giảm 37 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành);

- Dầu maduzt 180CST 3.5S: không cao hơn 15.685 đồng/kg (tăng 420 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

BNEWS Lưu lượng giao thông của Mỹ gần như đã trở lại mức trước đại dịch, khiến hoạt động tiêu thụ xăng trở nên bình thường hóa khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại.

Lưu lượng giao thông của Mỹ gần như đã trở lại mức trước đại dịch, khiến hoạt động tiêu thụ xăng trở nên bình thường hóa khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, các chuyến du lịch giải trí trong nước được triển khai và nhân viên quay trở lại văn phòng. Theo báo cáo về “Xu hướng lưu lượng giao thông” của Cơ quan Quản lý Đường bộ Liên bang Mỹ, lưu lượng giao thông trên tất cả các con đường của nước này trong tháng 3/2021 chỉ giảm chưa đến 4% so với cùng kỳ năm 2019. Mật độ giao thông tại Mỹ trong tháng 4/2020, đỉnh điểm của đợt bùng phát đầu tiên đại dịch COVID-19, đã giảm 41% vào so với cùng kỳ năm 2019 và xu hướng này vẫn giảm 11% vào tháng 12/2020, đợt bùng phát dịch lần thứ hai. Hoạt động sử dụng ô tô tại Mỹ tăng cao hơn trong tháng Tư và tháng 5/2021, khi các hạn chế về giãn cách xã hội được nới lỏng và nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ và các văn phòng hoạt động trở lại. Điều này cũng có nghĩa là lượng tiêu thụ nhiên liệu cũng sẽ nhiều hơn. Lượng xăng cung cấp cho thị trường nội địa, một số liệu đánh giá hoạt động tiêu thụ nhiên liệu, chỉ giảm 4% ở mức 8,9 triệu thùng/ngày trong 4 tuần tính đến ngày 14/5, so với mức trung bình 5 năm trước đại dịch là 9,3 triệu thùng/ngày. . Giới phân tích cho rằng, đà sụt giảm này có khả năng được "san lấp" trong quý III tới, khi ngày càng có nhiều nhân viên quay trở lại các văn phòng làm việc và lĩnh vực du lịch trong nước phục hồi. Việc hoạt động tiêu thụ xăng nhanh chóng bình thường hóa đã khuyến khích việc sản xuất nhiên liệu đẩy mạnh trở lại, hiện đã gần đạt công suất như trước đại dịch. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng xăng của các nhà máy lọc dầu nước này trong tháng 3/2021 chỉ giảm 3% so với mức trung bình 5 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Sản lượng xăng của Mỹ nhiều khả năng sẽ về mức trước đại dịch trong mùa Hè này. Phần dư thừa nhiên liệu “khổng lồ” tích tụ trong đợt bùng phát đầu tiên của đại dịch đã được tiêu thụ. Hiện lượng nhiên liệu tồn kho của Mỹ đã trở lại mức trung bình 5 năm trước đại dịch. Tuy vậy, mức tiêu thụ nhiên liệu máy bay vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các quy định hạn chế đi lại toàn cầu./.