Quyền lực nhân dân là gì

Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.

Dân chủ trực tiếp là việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là nhân dân thể hiện một cách trực tiếp ý chí của mình [với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước] về một vấn đề nào đó mà không cần thông qua cá nhân hay tổ chức thay mặt mình và ý chí đó có ý nghĩa bắt buộc phải thi hành.

Hình thức biểu hiện cụ thể của dân chủ trực tiếp như ứng cử, bầu cử Quốc hội, HĐND, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, trưng cầu dân ý... Các cuộc đối thoại trực tiếp của nhân dân với cơ quan Nhà nước hiện nay cũng là hình thức biểu hiện của dân chủ trực tiếp.

Ưu điểm của hình thức dân chủ trực tiếp là nhân dân trực tiếp quyết định, phản ảnh đúng ý chí, nguyện vọng của mình nhưng hạn chế của hình thức này là những vấn đề mà nhân dân trực tiếp quyết định không nhiều vì điều kiện không cho phép.

Cử tri thôn 9, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô kiến nghị tại Hội nghị TXCT của HĐND 2 cấp. Ảnh: Ngọc Hạnh

Đối với tỉnh Kon Tum, quyền ứng cử và bầu cử [quyền chính trị cơ bản] của người dân trong tỉnh luôn được đảm bảo. Trong Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,85% là minh chứng người dân thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền công dân của mình.

Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum tăng cường hoạt động tham vấn, lấy ý kiến của nhân dân trước các vấn đề quan trọng, hay khi triển khai các dự án có tác động đến đời sống của người dân để làm cơ sở quyết định. Như tháng 4/2020, tổ chức lấy ý kiến góp ý rộng rãi dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI [nhiệm kỳ 2020-2025].

Hay gần đây nhất, tháng 2/2022, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư để đánh giá, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trước khi triển khai dự án thủy điện tại làng du lịch Kon K’tu.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng đi vào nền nếp, đạt nhiều kết quả. Trong đó, thủ trưởng các cơ quan đơn vị đã thực hiện công khai dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị bằng nhiều hình thức, luôn quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và các ý kiến phản ánh, góp ý của cán bộ, công chức, viên chức để xem xét giải quyết. Niêm yết công khai các thủ tục liên quan để công dân, cơ quan, tổ chức biết; bố trí nơi tiếp dân, thực hiện nghiêm việc tiếp dân và tổ chức hòm thư góp ý.

UBND cấp xã đã công khai đầy đủ các nội dung về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của nhân dân và địa phương theo quy định. Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ được nâng lên; các tổ chức trong hệ thống chính trị đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Duy trì chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa chủ tịch UBND tỉnh, bí thư các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đã triển khai quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương và các giải pháp phòng, chống tham nhũng; trong đó tập trung phát hiện, xử lý tình trạng “tham nhũng vặt”; rà soát, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng ở địa phương.

Dân chủ đại diện là hình thức nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy quyền để thực hiện ý chí của mình. Đây cũng là phương thức chủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân.

Dân chủ đại diện có ưu điểm là với hình thức này chúng ta quản lý được mọi mặt đời sống xã hội, nhưng có hạn chế là ý chí, nguyện vọng của người dân phải qua trung gian của người đại diện...

Đối với tỉnh Kon Tum, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình thông qua các cơ quan nhà nước, các cá nhân được nhân dân ủy quyền như đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận.

Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đánh giá, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp được nâng lên, nhất là trong việc quyết định và giám sát việc triển khai những vấn đề quan trọng của địa phương. Công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND từng bước được đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả thiết thực. Chất lượng các kỳ họp HĐND từng bước được nâng lên. Công tác giám sát của HĐND các cấp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Trong đó, đã tiến hành lồng ghép các cuộc giám sát của HĐND, các ban của HĐND tỉnh tại cùng một thời điểm, trên cùng địa bàn.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia vào tổ chức đoàn, hội; nội dung, phương thức, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động được nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng và ngày càng phát huy hiệu quả.

Dù còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, nhưng với những kết quả đã đạt được trong việc thực thi quyền lực nhà nước ở tỉnh ta thời gian qua, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng rằng, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tỉnh ta sẽ thực hiện thành công mục tiêu đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Quyền làm chủ nhân dân là gì?

“Quyền làm chủ của nhân dân” là một khái niệm rất cụ thể, nội hàm rất rõ ràng, quyền làm chủ là làm chủ chính quyền nhà nước, quyền tham gia vào các công việc của nhà nước, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, nhân dân làm chủ vận mệnh của bản thân, làm chủ vận mệnh của đất nước.

Ai là người có quyền lực nhất Việt Nam?

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị tại Việt Nam.

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào?

Điều 6 Hiến pháp 2013 ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước". Dân chủ trực tiếp là việc Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.

Quyền lực nhà nước gồm những gì?

Có thể nói ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là quan trọng và chủ yếu nhất của quyền lực nhà nước mà ở bất kỳ nhà nước nào cũng phải nói tới liên quan đến ba mảng công việc quan trọng của nhà nước là ban hành pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và xét xử giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm.

Chủ Đề