Quy trình xây dựng kế hoạch trong kinh doanh nhà hàng có bao nhiêu bước

Thị trường kinh doanh ẩm thực ngày nay có mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, chỉ một bước “sảy chân” cũng có thể khiến chủ nhà hàng phải trả giá đắt. Vì vậy, một bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng bài bản ngay từ đầu chính là “bệ phóng” giúp cho thương hiệu có khởi đầu thuận lợi và nhanh chóng tăng tốc phát triển. Bài viết dưới đây, iPOS.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả để bạn nắm chắc thành công trong tay.

1. Chuẩn bị nguồn tài chính 

Nội dung quan trọng đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là xác định chính xác nguồn vốn. Mở nhà hàng cần số tiền vốn bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô nhà hàng bạn đang hướng tới. 

Trước hết, bạn cần lập một bản kế hoạch dự toán chi phí mở nhà hàng. Bản kế hoạch sẽ bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho mục đích mặt bằng, thiết kế nhà hàng, trang thiết bị, thủ tục pháp lý,…; chi phí dự phòng dành cho các khoản phát sinh ngoài dự kiến; khoản tài chính dự trữ để đảm bảo duy trì hoạt động của nhà hàng nếu phải chịu lỗ trong thời gian đầu.

Hãy tính toán kỹ lưỡng khi lên kế hoạch tài chính

Bạn có thể vay ngân hàng hoặc xin hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài nếu hiện tại không có đủ số vốn để thực hiện những ý tưởng kinh doanh của mình. Để xin được hỗ trợ đầu tư, bạn cần một kế hoạch kinh doanh nhà hàng thật sự thuyết phục.

2. Nghiên cứu thị trường

Rất nhiều người kinh doanh mở nhà hàng theo trào lưu, dẫn đến hệ quả là không ít nhà hàng mới mở đã kinh doanh ế ẩm chỉ vì thấy “người ta mở gì, mình mở đó”. Để tránh trường hợp này, bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro khi đưa ra quyết định, là dữ liệu hỗ trợ để tìm ra thị trường phù hợp và tiềm năng cho chủ nhà hàng.

2.1. Nghiên cứu tổng quan thị trường

Trước khi mở nhà hàng, bạn cần có cái nhìn toàn diện về thị trường F&B [Food & Beverage]. Nghiên cứu tổng quan sẽ giúp bạn xác định được mô hình nhà hàng đang được yêu thích, món ăn đang được ưa chuộng, xu hướng ăn uống của khách hàng trong tương lai,… Đây cũng chính là những thông tin quan trọng để bạn thực hiện những bước sau trong bản kế hoạch kinh doanh dễ dàng hơn.

Bạn có thể lựa chọn những phương pháp phổ biến như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm, khảo sát online, phân tích dữ liệu hành vi trên Internet,… hoặc thuê đơn vị chuyên sâu về nghiên cứu thị trường để có kết quả chính xác.

Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

2.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” vẫn luôn đúng trong kinh doanh, kể cả ngành nhà hàng, quán ăn. Đối thủ của bạn là ai? Điểm yếu, điểm mạnh của họ là gì? Họ có gì khác biệt so với những đối thủ khác? Tìm hiểu về đối thủ để học hỏi kinh nghiệm của họ và tìm được hướng đi khác biệt cho thương hiệu của mình là việc chắc chắn phải làm nếu bạn muốn thành công trong ngành cạnh tranh khắc nghiệt này. 

Nếu bạn đang hướng đến phân khúc lẩu nướng Hàn Quốc, bạn sẽ cần tìm hiểu những đối thủ như King BBQ, GoGi House,… Còn nói đến phân khúc lẩu dành cho học sinh, sinh viên thì Lẩu Phan, Lẩu Wang,.. là đối thủ bạn không thể bỏ qua. 

3. Xác định khách hàng mục tiêu

Trên thực tế, không có nhà hàng nào có thể thu hút tất cả mọi người. Vì thế, muốn thành công khi kinh doanh nhà hàng, hãy chỉ nhắm vào một phần thị trường và phục vụ họ thật tốt. Bạn có thể phân loại thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích,… Sau khi đã tìm ra nhóm khách hàng mục tiêu của mình, bạn hãy tìm hiểu đặc điểm của từng nhóm để lựa chọn ý tưởng kinh doanh để phục vụ đối tượng khách hàng đó.

Ví dụ phân loại theo độ tuổi:

  • Thế hệ Baby Boomers [1946 – 1964]: có kinh tế, thích sự sang trọng nhưng kín đáo,..
  • Thế hệ X [1965 – 1977]: có sự nghiệp ổn định, quan tâm tới chất lượng,..
  • Thế hệ Y [1980 – 1996]: người trẻ trưởng thành, độc lập, muốn khẳng định bản thân,..
  • Thế hệ Z [1997 – sau]: thích cái mới, dễ bị cuốn vào trào lưu,…

Xem thêm: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu cho nhà hàng

4. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Việc tiếp theo bạn cần làm khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là lựa chọn mô hình kinh doanh. Bạn muốn nhà hàng của mình theo phong cách nào? Truyền thống hay hiện đại? Cao cấp hay bình dân? Trên cơ sở mô hình kinh doanh, bạn mới có thể lên ý tưởng về địa điểm, phong cách thiết kế và quy trình vận hành phù hợp. 

Có rất nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng tiềm năng hiện nay

Một số mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Restaurant: Nhà hàng đem đến cho khách hàng trải nghiệm toàn diện từ không gian, món ăn, dịch vụ,… Trong mô hình này được chia làm ba loại: phân khúc bình dân, phân khúc tầm trung và phân khúc cao cấp.
  • Fastfood: Mô hình bán đồ ăn nhanh với không gian đơn giản, hướng đến sự tiện lợi để khách hàng có thể ăn tại chỗ hoặc mang về.
  • Buffet: Mô hình nhà hàng mà thực khác trả một số tiền trọn gói và ăn thoải mái không giới hạn.

Bạn cần quyết định mô hình kinh doanh dựa trên xu hướng của thị trường tổng quan và hành vi của khách hàng mục tiêu. Hãy lưu ý cân nhắc thật kỹ việc này bởi mô hình kinh doanh sẽ quyết định thành công bước đầu của nhà hàng.

5. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Vị trí và diện tích là hai yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng:

Về vị trí, nhà hàng của bạn nên được đặt ở nơi tập trung đông khách hàng mục tiêu. Ví dụ như cửa hàng bán đồ ăn nhanh thì nên đặt ở mặt đường lớn, gần nhiều trường học và khu văn phòng; còn nhà hàng buffet, lẩu nướng thì nên đặt ở trung tâm thương mại, khu dân cư đông đúc,… 

Vị trí mặt bằng nên được đặt ở nơi có mật độ dân cư tập trung và di chuyển cao

Về diện tích mặt bằng, tùy vào quy mô nhà hàng bạn đã lựa chọn để tìm một diện tích phù hợp. Mặt bằng nhà hàng phải đảm bảo không gian khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, các khu vực bếp, khu vực kho thuận tiện, chỗ để xe phù hợp với lượng khách dự kiến,… Ngoài ra, chi phí cũng là yếu tố bạn nên cân nhắc khi lựa chọn mặt bằng. Tất nhiên những vị trí “đắc địa” sẽ có giá cao, nhưng sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân đối các loại chi phí sao cho phù hợp với nguồn vốn sẵn có.

6. Thiết kế không gian nhà hàng

Khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cũng cần xác định phong cách thiết kế không gian. Ngày nay, khi đến một nhà hàng, người ta không chỉ cần ăn ngon nữa, mà còn cần một không gian ẩm thực “mãn nhãn” để chụp ảnh check-in. Phong cách trang trí còn phụ thuộc vào mô hình nhà hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Phong cách thiết kế nhà hàng ấn tượng giúp thu hút khách hàng hơn 

Bạn nên thuê những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để tất cả không gian từ trang trí tường, đèn trang trí, màu sắc ánh sáng, bàn ghế,… tuân theo một chủ đề hài hòa, thống nhất. Một lưu ý nhỏ là thiết kế và nội thất nên có sự liên kết với những món ăn chủ đạo của nhà hàng đó. Ví dụ như nhà hàng chuyên món ăn Nhật Bản nên có không gian được trang trí theo phong cách của đất nước này để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

7. Thiết kế menu nhà hàng

Thiết kế thực đơn [menu] cũng là một bước đặc biệt cần chú trọng khi lập kế hoạch kinh doanh cho nhà hàng. Suy cho cùng, những món ăn ngon vẫn là “linh hồn” của một thương hiệu nhà hàng để thu hút và giữ chân khách hàng. Khi xây dựng menu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cân đối giá bán và giá thực phẩm: Giá món ăn nên dựa trên giá thực phẩm đầu vào để định giá. Tùy vào quy mô nhà hàng bình dân hay cao cấp để lựa chọn giá sao cho nhà hàng vẫn có lãi mà vẫn làm hài lòng khách hàng.

Cân đối định lượng: Mỗi món ăn nên có định lượng rõ ràng và hợp lý để quản lý thực phẩm dễ dàng hơn.

Cân bằng thực đơn: Món ăn nên phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu. Hãy đa dạng món ăn để khách hàng có sự lựa chọn, nhưng vẫn có các món ăn chủ đạo, mang dấu ấn đặc trưng của nhà hàng.

Chú trọng thiết kế thực đơn: Menu của nhà hàng cần có những hình ảnh ngon mắt, sắp xếp nội dung logic và dễ hiểu. Một menu đẹp chắc chắn sẽ giúp đẩy mạnh doanh thu cho nhà hàng.

Hãy cân nhắc các yếu tố danh sách món, giá cả, hình ảnh,… khi thiết kế menu nhà hàng 

8. Lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu

Sau khi đã thiết kế xong nhà hàng, bước tiếp theo bạn cần làm chính là lên danh sách mua trang thiết bị và nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình vận hành và kinh doanh.

Về trang thiết bị, bạn nên lên danh sách và liên hệ các nhà cung cấp uy tín để mua hàng. Hãy đầu tư những sản phẩm có chất lượng tốt ngay từ đầu. Đừng chỉ vì ham rẻ mà tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa, thay thế sau này. Một số thiết bị cơ bản cần thiết trong nhà hàng phải có:

  • Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc chế biến như bếp, lò nướng, máy chế biến, nồi, chảo, dao, thớt,..
  • Thiết bị, dụng cụ pha chế tại quầy bar như máy xay, máy pha chế, các loại cốc, ly,..
  • Thiết bị phục vụ bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, quầy kệ lưu trữ thực phẩm,…
  • Thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, máy POS, máy in hóa đơn, két đựng tiền,…
Tất cả thiết bị cần thiết trong gian bếp nhà hàng

Về nguyên vật liệu, bạn nên có kế hoạch nhập hàng rõ ràng, lựa chọn đối tác cung cấp thường xuyên uy tín, có phương án theo dõi lượng tồn chính xác và phương án mua hàng kịp thời cho mùa cao điểm. Kế hoạch mua hàng giúp bạn tránh thất thoát, lãng phí thực phẩm mà vẫn đủ để phục vụ khách hàng.

9. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Nhân viên – những người thực hiện nhiệm vụ trực tiếp trong quá trình vận hành nhà hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Một số vị trí nhân viên không thể thiếu trong nhà hàng là người quản lý, bếp trưởng và đầu bếp, thu ngân và nhân viên phục vụ. Mỗi người sẽ có chức năng riêng, nhưng tất cả đều đòi hỏi nhân sự phải làm việc chuyên nghiệp và thuần thục nghiệp vụ của mình. 

Nhân viên trong nhà hàng phải được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản

Trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng, bạn cần xác định được số lượng nhân sự cần thiết cho mỗi vị trí, mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí, quy định về thời gian làm việc,…  Bên cạnh đó, quy trình tuyển dụng, đào tạo rõ ràng cũng là nội dung quan trọng để bạn xây dựng được bộ máy nhân sự chuyên nghiệp về sau.

Bên cạnh đó, bạn nên xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo rõ ràng, các chế độ về lương thưởng, kỷ luật cũng cần cụ thể vừa có thể kiểm soát được công việc của nhân viên, tránh các trường hợp gian lận, thất thoát, vừa tạo động lực làm việc cho họ.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi đào tạo nhân viên phục vụ nhà hàng

10. Lên phương án quản lý nhà hàng

Khi nhà hàng bắt đầu đi vào hoạt động, rất nhiều người chủ kinh doanh gặp khó khăn trong việc quản lý điều hành nhà hàng. Đó là lý do bạn nên có phương án quản lý trong bản kế hoạch kinh doanh.

Quản lý nhà hàng bằng những cách truyền thống như giấy tờ sổ sách ghi tay hay nhập liệu thủ công rất dễ dẫn đến sai sót, thất thoát trong việc kiểm soát số lượng món bán, doanh thu và nguyên vật liệu,… Vì vậy, sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng là một giải pháp đắc lực hỗ trợ cho việc điều hành của chủ nhà hàng trở nên dễ dàng hơn.

Một trong những phần mềm được nhiều nhà hàng tin dùng nhất hiện nay là phần mềm quản lý nhà hàng FABi. Thông qua FABi, bạn sẽ dễ dàng theo dõi chi tiết thông tin bán hàng, đồng thời dễ dàng quản lý nhân viên và khách hàng thông qua hệ thống báo cáo trực quan, được xây dựng riêng cho ngành kinh doanh ăn uống. 

Phần mềm quản lý nhà hàng FABi sở hữu rất nhiều tính năng ưu việt 

Hơn nữa, phần mềm FABi còn hỗ trợ chủ nhà hàng quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu để hạn chế thất thoát, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý kho. Một ưu điểm nổi bật đáng kể của FABi là giúp nhà hàng chăm sóc khách hàng thân thiết qua hệ thống tự động và quản lý đơn hàng online đa kênh hiệu quả, từ đó doanh thu của nhà hàng sẽ tăng trưởng đáng kể. Ngoài ra, FABi là giải pháp tiết kiệm chi phí cho nhà hàng vừa và nhỏ khi sở hữu đầy đủ nghiệp vụ bán hàng và kế toán.  

Là người chủ nhà hàng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có mặt tại nhà hàng để giám sát mọi hoạt động kinh doanh. Qua ứng dụng FABi Manager, bạn có thể quản lý từ xa, theo dõi tình hình kinh doanh theo thời gian thực mọi lúc mọi nơi ngay trên thiết bị di động, từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời. 

11. Lập chiến lược marketing

Nội dung cuối cùng cần có trong bản kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là xây dựng chiến lược marketing. Trong thời gian đầu, khi nhà hàng của bạn còn rất ít người biết tới thì marketing chính là công cụ mạnh mẽ để giúp thương hiệu của bạn tiếp cận nhanh chóng với đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Nhiều nhà hàng, quán ăn khi mở ra gặp thua lỗ, không phải do chất lượng sản phẩm mà cũng một phần do chiến lược truyền thông không hiệu quả. Họ cho rằng việc quảng bá không thực sự cần thiết bởi nếu sản phẩm của họ chất lượng thì thực khách sẽ biết đến. Điều này hoàn toàn sai, chính chiến lược quảng bá lại là cách giúp đưa hình ảnh nhà hàng lên cao hơn và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Hình ảnh món ăn đẹp mắt rất quan trọng khi marketing nhà hàng

Trước hết, bạn cần phác họa chân dung khách hàng mục tiêu của nhà hàng. Khách hàng của chúng ta là ai? Họ có hành vi như thế nào? Họ đang quan tâm điều gì? Cuối cùng, bạn nên tìm hiểu xem họ đang ở đâu để chọn kênh truyền thông cho phù hợp. 

Một số chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả bạn nên cân nhắc áp dụng là chạy quảng cáo Facebook, Google với hình ảnh món ăn bắt mắt, ngon miệng; chạy chương trình ưu đãi như voucher giảm giá, mua 1 tặng 1, tặng món,…; thu hút khách hàng trong từng khung giờ như “đi 4 tính tiền 3” từ 9h-13h, thuê KOLs tới nhà hàng và đăng video review trên trang cá nhân của họ hay phương thức truyền thống như banner, tờ rơi, standee vẫn rất hiệu quả nếu nhà hàng của bạn có vị trí mặt bằng tốt. 

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện nay rất nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít thách thức. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng dễ dàng hơn và có một khởi đầu suôn sẻ với “đứa con tinh thần” của mình. Chúc bạn kinh doanh thành công! 

Bạn hãy tham khảo một số phần mềm sau để vận hành nhà hàng thật trơn tru hơn nhé!

Top 6 Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Tại sao nên sử dụng menu điện tử trong nhà hàng, quán cafe?

Chủ Đề