Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng trường trung học cơ sở

  • Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT thì:

    Trưởng phòng giáo dục và đào tạo [đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS] ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

    Tuy nhiên, tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lại quy định:

    Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo tham gia phối hợp với Trưởng phòng Nội vụ thực hiện quy trình, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, công nhận, không công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; quyết định công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Như vậy, ta thấy có sự chồng chéo giữa hai quy định trên về thẩm quyền bổ nhiệm hiệu phó trường THCS, một bên là Trưởng phòng giáo dục & đào tạo, một bên là Chủ tịch UBND huyện.

    Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì:

    - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

    - Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

    Cũng theo quy định tại Khoản 2, Điều 172 Luật này, Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.

    Do vậy, giữa hai văn bản quy định về thẩm quyền đề cập trên đây, theo quan điểm của chúng tôi, việc áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV là hợp lý. Điều đó có nghĩa là thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó trường THCS công lập sẽ thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện.

    Trân trọng!

  • 11:24, 19/11/2020

    Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Theo đó, quy định liên quan đến bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thay đổi đáng kể.

    Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT: Quy định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học [Ảnh minh họa]

    1. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học từ 01/11/2020

    Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải đạt các tiêu chuẩn như sau:

    - Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:

    • Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học. Cụ thể, giáo viên trường trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.

    • Dạy học ít nhất 05 năm [hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn] ở cấp học đó.

    - Đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    Trước đây, tại Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT quy định chuẩn hiệu trưởng này được áp dụng đối với hiệu trưởng, còn vị trí phó hiệu trưởng chỉ cần đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

    Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được quy định gồm 18 tiêu chí chia thành 05 nhóm tiêu chuẩn chính tại Chương II Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT bao gồm:

    - Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp; Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

    - Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; Quản trị nhân sự nhà trường; Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường; Quản trị tài chính nhà trường; Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường; Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

    - Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng văn hóa nhà trường; Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường; Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

    - Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.

    - Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Sử dụng ngoại ngữ; Ứng dụng công nghệ thông tin.

    2. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học

    Nhiệm kỳ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được viên chức, nhân viên, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.

    Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bổ nhiệm hoặc công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền sau:

    - Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS.

    Đây là một trong những thay đổi đáng chú ý tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT khi thẩm quyền này đã được chuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyện thay vì thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo như trước kia tại Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT.

    - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT.

    Hoa Hồng

    Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

    Cán bộ quản lý trường học [hiệu trưởng, phó hiệu trưởng] ở trường phổ thông có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường.

    Người lãnh đạo trường học, ngoài các năng lực, phẩm chất của một nhà giáo, còn cần phải có tố chất của nhà lãnh đạo và nhà quản lý.

    Thực tế đã chứng minh rằng phần lớn những nhà giáo giỏi, tâm huyết với nghề, quyết đoán nếu được bổ nhiệm làm nhiệm vụ quản lý trường học sẽ thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường đi lên, xây dựng được mối quan hệ hài hòa trong đơn vị.

    Ngược lại, những người được bổ nhiệm không dựa vào năng lực bản thân mà nhờ vào các mối quan hệ thì rất khó thực hiện tốt vai trò của mình.

    Một số địa phương đã tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường học. [Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ, nguồn: Quangninh.gov.vn]

    Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học

    Để được bổ nhiệm vào làm cán bộ quản lý trường học, ở mỗi cấp học có các tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên thường thì phải đạt các tiêu chuẩn như:

    - Về trình độ đào tạo: Những người được bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cần phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học để đảm bảo về vấn đề chuyên môn trong công tác lãnh đạo, quản lý.

    - Về thời gian công tác: Để được bổ nhiệm vào vị trí hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều phải là người đã tham gia dạy học ít nhất 5 năm hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn ở cấp học đó.

    - Đáp ứng các tiêu chuẩn về chuẩn nghề nghiệp ban hành theo thông tư của từng cấp bậc học: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

    Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện [đối với trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở] hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [đối với trường trung học phổ thông, trung học cơ sở & trung học phổ thông] bổ nhiệm hoặc công nhận.

    Nhiều giáo viên giỏi, uy tín với đồng nghiệp không được quan tâm

    Hiện nay việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc do các cấp có thẩm quyền đề xuất.

    Việc tổ chức thi tuyển được tiến hành công khai, minh bạch sẽ góp phần hạn chế được nạn chạy chức, song cũng phụ thuộc không nhỏ vào ý kiến chủ quan của người chủ trì cuộc thi tuyển.

    Hình thức bổ nhiệm do các cấp có thẩm quyền đề xuất với quy trình tưởng như rất chặt chẽ nhưng trong quá trình thực hiện do có nhiều tác động từ nhiều phía nên không ít trường hợp nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn, sự tín nhiệm cao từ đồng nghiệp đã không được ghi nhận.


    Thi tuyển hiệu trưởng minh bạch, sẽ tránh được tệ nạn “con cháu các cụ cả”

    Thầy giáo Nguyễn Hải Nam [nhân vật đã đề nghị người viết đổi tên do tính "nhạy cảm" của vấn đề và không muốn gặp phiền phức] công tác tại 1 trường trung học cơ sở tâm sự rằng thầy cũng là một người từng được đơn vị đưa vào diện quy hoạch, sau đó được phòng giáo dục lấy phiếu tín nhiệm cùng với nhiều giáo viên khác trong đơn vị để bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng.

    Sau khi lấy phiếu xong, phiếu không được công bố mà đưa về phòng giáo dục và vị trưởng phòng cũng tuyên bố phiếu này chỉ mang tính chất tham khảo.

    Sau đó phòng giáo dục thông tin tất cả các ứng viên đều không đạt theo tỉ lệ quy định nhưng không nêu rõ từng người.

    Cuối cùng, lãnh đạo ngành đã chọn một giáo viên mới chuyển về trường khoảng năm tháng là cháu ruột của ông trưởng phòng nội vụ để bổ sung quy hoạch và làm quy trình bổ nhiệm.

    Năm học trước, trường tôi tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với chức danh phó hiệu trưởng. Hai giáo viên được đề cử để lấy phiếu tín nhiệm là cô Trần Hồng L. [tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn] và thầy Vũ Như Ph. [giáo viên].

    Sau hai lần bỏ phiếu, số phiếu cô L. luôn cao hơn thầy Ph. nhưng không hiểu vì lý do gì phòng giáo dục lại tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm. Điều này làm cho giáo viên, nhân viên nhà trường vô cùng mệt mỏi. Đến lần thứ tư, kết quả số phiếu của thầy Ph. cao hơn cô L. năm phiếu, lúc đó mới chính thức bổ nhiệm thầy Ph. làm phó hiệu trưởng.

    Có không ít trường hợp cán bộ quản lý giáo dục được bổ nhiệm vượt bậc từ giáo viên lên hiệu trưởng hoặc từ phó hiệu trưởng lên phó phòng giáo dục… Lý giải về điều này, nhiều người cho rằng có thể những người này có năng lực thực sự nên được lãnh đạo quan tâm. Chưa bàn đến năng lực nhưng nếu bổ nhiệm theo kiểu này thì chắc chắn sẽ có dư luận không tốt.

    Vài kiến nghị trong công tác bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

    Những năm gần đây, một số địa phương như Đà Nẵng, Tuyên Quang đã tiến hành thi tuyển chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Qua thực tiễn cho thấy những người trúng tuyển đã phát huy được năng lực, sở trường trong công tác và mang lại kết quả cao cho đơn vị. Tuy nhiên hình thức này hiện vẫn còn mới, các địa phương chưa mạnh dạn triển khai.

    Trong khi việc thi tuyển chưa được thực hiện đại trà, chúng tôi đề xuất các cấp quản lý giáo dục khi xây dựng quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

    Thứ nhất, cần quan tâm đến những giáo viên có nhiều năm đăng ký và đạt các danh hiệu thi đua bậc cao. Danh hiệu thi đua hàng năm là một trong những minh chứng ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của cá nhân đối với quá trình công tác. Có thể công tác thi đua ở một đơn vị nào đó lâu nay chưa thực sự công bằng nhưng có thể khẳng định một giáo viên đạt nhiều danh hiệu thi đua trong công tác là người có năng lực, tâm huyết và sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

    Thứ hai, mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm nên công khai trước toàn đơn vị. Việc này tránh tình trạng khuất tất trong công tác cán bộ. Những ai đạt được số phiếu từ 50% trở lên thì có thể bổ nhiệm. Tránh việc lấy phiếu tín nhiệm nhiều lần, gây tư tưởng không tốt đối với giáo viên, nhân viên trong đơn vị.

    Thứ ba, khi khuyết một chức danh thì chậm nhất trong vòng ba tháng các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức phải tiến hành hoàn thiện việc bổ nhiệm. Nếu việc bổ nhiệm chậm, không đúng thời gian nên truy cứu trách nhiệm của người có thẩm quyền bổ nhiệm. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp bổ nhiệm chậm trễ, dẫn đến những tiêu cực trong công tác bổ nhiệm.

    [*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

    Đỗ Hùng

    Video liên quan

    Chủ Đề