Bài soạn về dạy học tích hợp liên môn

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn

Ngày cập nhật : 16/09/2019

Luồng gió mới dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THPT hiện nay là cơ hội và thách thức cho GV và cả HS. Người dạy được tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, còn người học được học theo định hướng phát triển năng lực thay vì được truyền thụ kiến thức một chiều thụ động như cách học truyền thống. 

Thách thức đặt ra cho cả người dạy và người học đó chính là năng lực tiếp cận cái mới. Chủ đề tích hợp liên môn thường được coi là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến 2 hay nhiều môn học thể hiện ở sự ứng dụng chúng trong cùng một hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội. 

Trong giảng dạy có 3 loại chủ đề tích hợp liên môn, bao gồm: Chủ đề được đề cập trong nhiều môn học; Chủ đề trong thực tiễn liên quan tới kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học; Chủ đề trong 1 môn học kết hợp với các môn học khác theo nghĩa công cụ. Căn cứ vào đó chúng ta có các phương pháp xác định chủ đề liên môn trên bình diện: chương trình, môn học, môn học công cụ.

Ảnh minh hoạ/internet

- Trên bình diện chương trình có 4 bước: Rà soát chương trình các môn học có liên quan, xác định các chủ đề trùng nhau, liệt kê danh sách các chủ đề, chia sẻ, thảo luận và thống nhất các chủ đề trong phạm vi chương trình.

- Trên bình diện môn học có 6 bước: Xuất phát từ nội dung, kết nối nội dung với các sự vật hiện tượng thực tiễn; phân tích sự vật, hiện tượng thực tiễn; chỉ ra các kiến thức, kỹ năng có trong các môn học liên quan; liệt kê danh sách chủ đề; thảo luận và thống nhất các chủ đề.

- Trên bình diện môn học công cụ có 2 bước: Lựa chọn chủ đề trong môn học, sử dụng các môn học công cụ tích hợp dạy học chủ đề. 

Ví dụ tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn “Cảm hứng yêu nước trong Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ X-XV” [Chương trình Ngữ văn 10], chúng tôi xác định mục tiêu, chủ đề bài học theo kiến thức, kỹ năng, thái độ tình cảm đối với bài học. Đó là hiểu biết về khái niệm và biểu hiện “cảm hứng yêu nước” để người học nắm đặc trưng cơ bản của các thể loại, biết được đặc điểm một số nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử phản ánh trong dòng văn học cảm hứng yêu nước, từ đó hiểu được trách nhiệm công dân trong việc phát triển truyền thống yêu nước. 

Biết cách sử dụng các đơn vị kiến thức khái quát để cụ thể hóa chủ đề; cách phân tích tìm hiểu chủ đề; cách vận dụng tích hợp các đơn vị kiến thức ngoài bộ môn; cách liên hệ chủ đề với cuộc sống hiện tại; kỹ năng thể hiện chủ đề thông qua thu thập dữ liệu khái quát bằng sơ đồ tư duy; trình bày dưới hình thức một sản phẩm dự án… 

Thông qua đó, người học có hứng thú với chủ đề và phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập môn Ngữ văn, tích cực sáng tạo trong tìm hiểu chủ đề, tích cực gìn giữ phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, ý thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phản đối và sẵn sàng đấu tranh đối với các hành vi xâm phạm chủ quyền làm tổn hại nền độc lập của tổ quốc.

Định hướng phát triển năng lực giúp HS có khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm, bước đầu tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện tính sáng tạo và khả năng tư duy mạch lạc, logic theo hướng phản biện. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời cho HS. HS còn có thêm năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực vận dụng kiến thức liên môn. 

Một giờ học sinh động

Trong quá trình tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định.

- Về thuận lợi, HS hợp tác với GV trong việc thảo luận về kế hoạch bài dạy, tiêu chí đánh giá bộ câu hỏi định hướng, từ đó các em có thể chủ động tìm hiểu bài học và thực hiện sản phẩm sát với chủ đề. Hầu hết HS năng động, có tính sáng tạo, yêu thích học theo phương pháp mới và thể hiện được sự hứng khởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Về khó khăn cũng có không ít, đó là quá trình thực hiện đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian công sức, phải tự rèn luyện khả năng phân tích, tổng hợp, kiến thức để có thể định hướng thật sự có hiệu quả, phù hợp cho hoạt động dạy học. Một bộ phận GV còn hạn chế trong việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin nên lúng túng trong hướng dẫn HS thực hiện sản phẩm học tập một cách chủ động và đạt hiệu quả cao nhất.

ThS Nguyễn Hà Bích Vân - [GV Trường THPT Trần Khai Nguyên, Quận 5, TPHCM]

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn
  2. I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì? 1. Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. 2. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp KT, KN,… thuộc nhiều lĩnh vực [môn học/HĐGD] khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ HT; thông qua đó hình thành những KT, KN mới; phát triển được những NL cần thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề trong HT và thực tiễn cuộc sống. 3. "Tích hợp" là nói đến mục tiêu của hoạt động dạy học 2 còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
  3. I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì? 1. Ở mức độ thấp: lồng ghép những nội dung gd có liên quan vào quá trình dạy học một môn học. Ví dụ: thực hiện tích hợp GD đạo đức, HT và làm theo tấm gương đạo đức HCM; GD pháp luật; GD phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, GD chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; GD an toàn giao thông,…
  4. I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì? 2. Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung KT trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho HS vận dụng tổng hợp các KT để giải quyết các vấn đề trong HT, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một nội dung KT ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung KT liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong TN hay XH. Ví dụ: KT Vật lí và CN trong động cơ, máy phát điện; KT Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; KT Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; KT Ngữ văn và GDCD
  5. II. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn 1. Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú HT cho HS. 2. HS được tăng cường vận dụng KT tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ KT máy móc. 3. HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung KT ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của KT tổng hợp vào thực tiễn. 4. Giảm tải cho GV trong việc dạy các KT liên môn trong môn học của mình; góp phần phát triển ĐNGV bộ môn hiện nay đủ năng lực dạy học KT liên môn, tích hợp trong CT-SGK mới.
  6. 1. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn 1. Rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong CT GDPT hiện hành, tìm ra những KT chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Ví dụ: Trong CT các môn Lý, Hóa, Sinh, Địa, CN có các nội dung KT chung về ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Rà soát CT các môn học này, có thể xác định được một số KT liên môn như sau: + KT về "Nội năng và sự biến đổi nội năng", "Các nguyên lí của nhiệt động lực học" trong môn Lý 10 và KT về "Động cơ đốt trong" trong môn CN 11; + KT về dòng điện xoay chiều" trong môn Lý và KT về động cơ điện, máy phát điện trong môn CN...
  7. 1. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn 1. Rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong CT GDPT hiện hành, tìm ra những KT chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Ví dụ: Trong CT các môn Lý, Hóa, Sinh, Địa có các nội dung KT chung thuộc các chủ đề như: Cấu tạo chất, Năng lượng, Cơ khí... Rà soát CT các môn này, có thể xác định được một số KT liên môn như sau: + KT về "Cấu tạo chất", "Thuyết động học phân tử" và "Các định luật chất khí" trong môn Lý 10 và KT về "Nguyên tử" và "Liên kết hóa học" trong môn Hóa 10; + KT về "Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình", "Biến dạng cơ của vật rắn" trong môn Lý 10 và KT về "Liên kết ion, tinh thể ion", "Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử" trong môn Hóa 10;
  8. III. Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn 1. Bộ đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện KHGD, phát huy vai trò sáng tạo của NT và GV; chỉ đạo các cơ sở GD, tổ chuyên môn và GV chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng KHGDĐHPTNLHS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS. 2. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà trường có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp. 3. Trước mắt, để tránh sự xáo trộn nhiều gây khó khăn cho việc thực hiện KHGD chung, có thể chọn các nội dung KT liên môn nằm trong CTGD của một lớp để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn, đảm bảo hoàn thành CT môn học của khối đó trong năm học.
  9. IV. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn • Tên chủ đề Căn cứ vào nội dung KT và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn. Nội dung trong CT các môn học được tích hợp trong chủ đề - Trình bày về nội dung KT thuộc CT các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài [tiết], thời lượng phân phối CT hiện hành và thời điểm dạy học theo CT hiện hành; - Phương án/KH dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung KT được dạy học theo chủ đề đã xây dựng;
  10. IV. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn • Nội dung trong CT các môn học được tích hợp trong chủ đề - Trình bày nội dung dạy học trong chủ đề; phân tích về thời lượng, thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với CT dạy học các môn học liên quan; - Trình bày ý tưởng/câu hỏi của chủ đề nhằm giải quyết một vấn đề nào đó để qua đó HS học được nội dung KT liên môn và các KN tương ứng đã được tách ra từ CT các môn học nói trên, có thể là vấn đề theo nội dung dạy học hoặc vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn; - Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề trong dạy học các môn học liên quan/HĐGD đối với việc hình thành KT-KN-
  11. IV. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn 3.3. Mục tiêu của chủ đề a] Về kiến thức: Trình bày về nội dung KT mà HS sẽ học được thông qua chủ đề. b] Về kĩ năng: Trình bày về những KN của HS được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề. Sử dụng động từ hành động để ghi các loại KN và NL mà HS được phát triển qua thực hiện chủ đề. c] Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS. d] Các NL chính hướng tới: HS được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, toán học, khoa học… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
  12. IV. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn 3.4. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện [bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, vật thật, dụng cụ thí nghiệm, phần mềm…]; nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm.
  13. V. Xây dựng kế hoạch dạy học 1. Xây dựng KHDH của các bộ môn có liên quan sau khi đã tách một số KT ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. KHDH của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. 2. Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với KHDH của các môn học liên quan. Căn cứ vào nội dung KT và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, các tổ/nhóm chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.
  14. VII. Thiết kế tiến trình dạy học theo PPDH tích cực 1. Đề xuất vấn đề: giao cho HS một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm vụ giao cho HS cần đảm bảo rằng HS không thể giải quyết trọn vẹn với KT-KN đã có mà cần phải học thêm KT mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề. 2. Giải pháp và kế hoạch GQVĐ: HS tìm các giải pháp để GQVĐ. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của GV, HS xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học KT mới phục vụ cho việc GQVĐ đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm GQVĐ đó.
  15. VII. Thiết kế tiến trình dạy học theo PPDH tích cực 3. Thực hiện kế hoạch GQVĐ: Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch GQVĐ, HS diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp HS phải hình thành KT mới nhằm GQVĐ, GV sẽ giúp HS xây dựng KT mới. 4. Trình bày, đánh giá kết quả: dưới sự hướng dẫn của GV, HS trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. GV chính xác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà HS đã học được thông qua hoạt động GQVĐ.
  16. VIII. Bố trí giáo viên 1. Phân công GV phối hợp thực hiện hoặc có thể lựa chọn phân công GV có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện. 2. Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và GV. 3. Đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua NCBH. Tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; hoàn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức dạy học, KT, ĐG.
  17. IX. Kĩ thuật tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh 1. Chuyển giao nhiệm vụ HT: nhiệm vụ HT được giao cho HS phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ. 2. Thực hiện nhiệm vụ HT: HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ; GV phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung HT. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HT: tổ chức cho HS trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.
  18. X. Tham gia bài học trên “Trường học kết nối” 1. Nội dung các bài học: - Bài 1: Một số vấn đề chung về dạy học các chủ đề tích hợp liên môn. - Bài 2: Nghiên cứu Kế hoạch bài học minh họa chủ đề dạy học tích hợp liên môn. 2. Hoạt động của HV: - Sử dụng tài khoản GV đăng kí vào bài học; tạo nhóm học tập trên mạng; - Tìm hiểu mục đích, yêu cầu của bài học; sản phẩm phải hoàn thành; nghiên cứu tài liệu tập huấn được đính kèm trong bài học; trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài học. - Sau khi đã hoàn thành bài học, nhóm trưởng nộp sản phẩm bài học lên mạng.
  19. XI. Vai trò của BCV cấp Bộ trên “Trường học kết nối” 1. Mỗi BCV có tài khoản với quyền chuyên gia trên mạng "Trường học kết nối" để theo dõi, thảo luận, hỗ trợ HV trong quá trình tập huấn cấp Bộ và tập huấn mở rộng tại địa phương. 2. BCV phải đăng kí vào các bài học trên mạng để theo dõi, hỗ trợ hoạt động trên mạng của HV. 3. BCV sử dụng không gian "Quản lí SHCM" trên mạng để đọc, nhận xét, đánh giá, phản hồi cho HV về các sản phẩm của nhóm; nộp bản nhận xét, đánh giá về kết quả tập huấn cho Ban tổ chức ngay sau mỗi đợt tập huấn.
  20. XII. Triển khai tập huấn tại địa phương Phương thức tập huấn tại địa phương là kết hợp tập huấn tập trung và tự học qua mạng "Trường học kết nối": 1.Mỗi GV phải sử dụng tài khoản cá nhân đã được cấp để đăng nhập và thực hiện các bài học, nộp sản phẩm HT lên "Trường học kết nối"; 2.Các GV cốt cán đã được cử đi tập huấn cấp Bộ là BCV tập huấn cấp tỉnh, tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ GV tại địa phương thực hiện các nhiệm vụ HT qua mạng "Trường học kết nối"; 3.Sở/phòng GDĐT có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các GV cốt cán cấp tỉnh trong việc quản lí hoạt động tập huấn, hướng dẫn, theo dõi và hỗ trợ GV trong quá trình HT, nộp sản phẩm trên mạng.

Page 2

YOMEDIA

Bài giảng Một số vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn giới thiệu về khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp; ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn, xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn, nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn, xây dựng kế hoạch dạy học và một số nội dung khác.

20-11-2015 353 71

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề