Quản lý công việc teambuilding người ta gọi là gì

Hầu như chúng ta đều đâu đó một lần nghe qua “Team building” nhưng chúng ta đã thực sự hiểu rõ nó là gì? Cùng John&Partners khám phá về 4 điều chưa biết về “Teambuilding” nhé.

1. Teambuilding không chỉ là chương trình vui chơi giải trí

Hiện nay các doanh nghiệp đang xem mục đích của Teambuilding chỉ đơn giản là làm sao để mọi người vui vẻ, gắn kết với nhau là được. Hay thậm chí nhiều doanh nghiệp còn xem Teambuilding là một kỳ nghỉ cuối năm để nhân viên xả hơi sau những tháng ngày làm việc vất vả. Những mục đích trên không sai nhưng nó được gọi là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi chứ không được gọi là Teambuilding.

2. “Gắn kết” chưa phải là mục đích cuối cùng của Team Building

Gắn kết chỉ là bước khởi đầu cho quá trình xây dựng và phát triển một đội ngũ vững mạnh. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì không thể thiếu một đội ngũ nhân viên vững mạnh. Để có đội ngũ vững mạnh, ngoài sự gắn kết thì đội ngũ cần phải chung lòng, chung mục tiêu và biết phối hợp làm việc nhuần nhuyễn, bổ sung cho nhau và luôn đặt trên một nền văn hóa chung và dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Và Team Building là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện việc này.

3. Các hoạt động của Team Building nên gắn liền với chiến lược doanh nghiệp

Đối với ban lãnh đạo, Team Building là một trong những phương pháp giúp đội ngũ nhân viên có thể nhận biết, nắm rõ, tin tưởng vào văn hóa của doanh nghiệp và sống với những giá trị ấy. Bên cạnh đó, chiến lược của doanh nghiệp còn có thể lồng ghép một cách khôn khéo vào các hoạt động của Team Building. Ví dụ như để một doanh nghiệp có thể tồn tại trong nền kinh tế đầy thách thức, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải thay đổi tư duy làm việc để thích ứng với hoàn cảnh. Thông điệp này sẽ được đưa vào chương trình Team Building thông qua việc thiết kế các đạo cụ và các trò chơi để chính bản thân của đội ngũ nhân viên cảm nhận được các thông điệp này.

4. Một chương trình Team Building chuẩn cần có người đúc kết ra được giá trị thông qua các trò chơi

Một chương trình Team Building đúng chuẩn cần có một đội ngũ chăm sóc chuyên nghiệp để sẵn sàng hỗ trợ và theo dõi hành vi của người tham gia trong suốt thời gian tham gia Team Building. Và chuyên gia là người dựa trên những hành vi ấy để đưa ra những đúc kết để đội ngũ nhân viên có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về thông điệp của chương trình thay vì những câu kết luận sáo rỗng được chuẩn bị trước từ MC. Ngoài chuyên gia bên ngoài thì người đúc kết còn có thể chính là Ban Lãnh Đạo của doanh nghiệp.

Khi triển khai các chương trình Team Building, nếu không hiểu đúng và đủ ý nghĩa của Team Building thì chính doanh nghiệp đang lãng phí công sức và tiền bạc của mình khi phải đầu tư một khoản không nhỏ nhưng không mang lại giá trị trên chi phí đã bỏ ra. Đối với Ban Lãnh Đạo của doanh nghiệp, để có thể mang lại một chương trình Team Building hiệu quả cao nhất thì Ban Lãnh Đạo của doanh nghiệp cũng cần phải dành thời gian ngồi lại cùng với đội ngũ tổ chức Team Building để đưa ra mục tiêu, kết quả cần đạt được cụ thể để có thể đo lường được kết quả sau khi tổ chức chương trình. Chỉ có như vậy thì hoạt động Team Building mới không bị xem là chi phí mà ngược lại chính là khoản đầu tư hợp lý trong quá trình xây dựng văn hoá hay thực hiện chiến lược doanh nghiệp.

John&Partners kết hợp cùng Vietnam Post tổ chức workshop “Quản trị sự thay đổi”

Chiều ngày 09/08/2023 vừa qua, John&Partners liên kết cùng Vietnam Post đã tổ chức thành công workshop “Quản trị sự thay đổi” tại chính trụ sở Vietnam Post. Đây chính là diễn đàn giúp cho toàn thể khách tham dự có thể nhìn nhận đúng về sự thay đổi của thị trường, của xã hội hiện nay. Workshop cũng cơ hội giúp khách tham dự nhìn nhận đúng đắn và tìm hiểu kỹ hơn về cách quản trị sự thay đổi trong thời đại xã hội liên tục biến chuyển.

Giải pháp xây dựng kế hoạch kinh doanh tinh gọn và vượt trội dành cho doanh nghiệp

Bởi Nguyen Trung • 13 Dec, 2022

Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp vừa phải tăng tốc để đạt chỉ tiêu của năm với vô vàn hoạt động khuyến mãi, bán hàng, thu nợ, trả nợ… nhưng doanh nghiệp cũng đồng thời phải tốn nhiều thời gian họp hành cho việc lập kế hoạch cho năm tiếp theo. Điều này, đôi lúc làm cho nhân sự phân tâm và không dành thời gian và tâm trí để đầu tư nghiêm túc cho việc lập kế hoạch. Theo khảo sát của John&Partners trên hơn 1,000 doanh nghiệp, khoảng 85% doanh nghiệp chưa biết cách để xây dựng một kế hoạch dài hạn [trên 3 năm] để làm định hướng cho đội ngũ xây dựng các kế hoạch hàng năm, và hơn 50% doanh nghiệp không có bản kế hoạch kinh doanh hàng năm. Khi chưa có một kế hoạch dài hạn để thực hiện chiến lược của doanh nghiệp, các nhân sự không có được lý do cho câu trả lời “tại sao những hạng mục công việc và chỉ tiêu này lại cần phải có”. Khi không rõ định hướng, vòng lặp của lập kế hoạch diễn ra liên tục, tốn thời gian và mệt mỏi: họp xây dựng kế hoạch, điều chỉnh, làm rõ, tăng giảm…. liên tục được diễn ra. Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao việc lập kế hoạch lại rắc rối và “đau khổ” như vậy? Đây là nguyên nhân và những lưu ý khi xây dựng kế hoạch?

Chủ Đề