Chế độ phụ hệ là gì lop 6

Trong lịch sử, ở nhiều nơi trên thế giới đã có tồn tại hai hệ thống xã hội dường như khác biệt nhau như chính tên gọi. Chế độ phụ hệ là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia đình. Mặt khác, chế độ mẫu hệ là một hệ thống xã hội trong đó người mẹ là chủ gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về hai chế độ trên qua bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm chế độ phụ hệ:

Chế độ phụ hệ là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia đình. Tuy nhiên, điều này không chỉ giới hạn trong hộ gia đình. Nó có thể được mở rộng ra toàn xã hội nơi nam giới chiếm ưu thế trong tất cả các vai trò xã hội, chính trị, kinh tế, luật pháp và văn hóa. Ví dụ, trong hầu hết các xã hội phụ hệ, phụ nữ bị giới hạn rất nhiều trong phạm vi gia đình, nơi họ hoàn toàn bị tách khỏi thực tế của xã hội.

Trong xã hội phụ hệ, ngay cả những triết gia như Aristotle cũng tin rằng phụ nữ thua kém đàn ông về mọi mặt. Điều này nhấn mạnh ý kiến ​​cho rằng sự kém cỏi của phụ nữ không chỉ giới hạn ở những khác biệt về mặt sinh học mà còn đi xa hơn như những khác biệt về trí tuệ. Tuy nhiên, các lý thuyết nữ quyền về chế độ phụ hệ nhấn mạnh rằng đây chỉ đơn thuần là một hệ thống xã hội khác đã được tạo ra để đàn áp phụ nữ.

Khái niệm chế độ mẫu hệ:

Chế độ mẫu hệ là một hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.

Trước đây chế độ mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Điều này được giải thích là do lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng nhiều khi con cái chỉ biết đến người mẹ không bao giờ biết bố là ai. Huyền thoại về xã hội Amazon có thể được coi là một xã hội mẫu hệ rõ ràng. Điều này là do trong xã hội Amazon, phụ nữ cai trị xã hội. Nói một cách rõ ràng hơn, các nữ hoàng Amazon được bầu để cai trị người dân. Họ cũng hoạt động như những chiến binh và thợ săn.

Tuy nhiên, đến khi phát triển hơn một chút thì trong cuộc sống người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định. Tuy nhiên khi xã hội càng phát triển thì vai trò người đàn ông càng lớn, trở thành trụ cột gia đình. Điều này giải thích vì sao hiện tại các dân tộc trên thế giới hầu hết đều chuyển sang chế độ phụ hệ, chế độ mẫu hệ chỉ còn có ở các dân tộc thiểu số, kém phát triển.

Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ cũng chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc vùng cao như Tây Bắc, Tây Nguyên…

Chế độ phụ hệ là gì? Chế độ mẫu hệ là gì?

So sánh giữa chế độ phụ hệ và chế độ mẫu hệ:

Đặc điểm Chế độ phụ hệ Chế độ mẫu hệ Chủ hộ Cha là chủ hộ Mẹ là chủ hộ Quyền lực Trong chế độ phụ hệ, người cha có nhiều quyền lực hơn và kiểm soát những người khác. Trong chế độ mẫu hệ, người mẹ có nhiều quyền lực hơn và kiểm soát những người khác. Quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu tài sản thuộc về nam giới. Quyền sở hữu tài sản thuộc về phụ nữ. Quản trị Xã hội được điều hành bởi nam giới. Xã hội được điều hành bởi phụ nữ.

\>> Xem thêm: Đời sống xã hội là gì? [cập nhật 2022] [accgroup.vn]

Câu hỏi thường gặp

Chế độ phụ hệ tiếng Anh là gì?

Chế độ phụ hệ: [tiếng Anh patrilineality] Chế độ phụ hệ là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia đình.

Chế độ mẫu hệ tiếng Anh là gì?

Chế độ mẫu hệ [tiếng Anh matrilineality] Chế độ mẫu hệ là một hệ thống xã hội trong đó mẹ là chủ gia đình.

Đặc điểm cơ bản của chế độ phụ hệ và mẫu hệ là gì?

Chủ hộ:

Chế độ phụ hệ: Cha là chủ hộ.

Chế độ mẫu hệ: Mẹ là chủ hộ.

Quyền lực:

Chế độ phụ hệ: Trong chế độ phụ hệ, người cha có nhiều quyền lực hơn và kiểm soát những người khác.

Chế độ mẫu hệ: Trong chế độ mẫu hệ, người mẹ có nhiều quyền lực hơn và kiểm soát những người khác.

Quyền sở hữu tài sản:

Chế độ phụ hệ: Quyền sở hữu tài sản thuộc về nam giới.

Chế độ mẫu hệ: Quyền sở hữu tài sản thuộc về phụ nữ.

Quản trị:

Chế độ phụ hệ: Xã hội được điều hành bởi nam giới.

Chế độ mẫu hệ: Xã hội được điều hành bởi phụ nữ.

Trên đây là Chế độ phụ hệ là gì? Chế độ mẫu hệ là gì? . Ngoài ra bạn đọc còn có thể tham khảo thêm về các chế độ khác trong lịch sử như Chế độ công hữu là gì? [Cập nhật 2022] [accgroup.vn]. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội được chúng tôi sưu tầm và đăng tải, tóm tắt lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 6 bài 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo nội dung bài Lịch sử 6 bài 11.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Những chuyển biến về xã hội

A. Lý thuyết Lịch sử 6 bài 11

1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?

Không phải ai cũng biết được thuật luyện kim và tự mình đúc được một công cụ bằng đồng, sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón... Số người làm nông nghiệp tăng lên; hơn nữa, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống. Sự phân công lao động trở thành cần thiết. Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.

2. Xã hội có gì đổi mới?

Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định. Trên các đồng bằng ven sông lớn ở mạn Bắc cũng như mạn Nam, hình thành hàng loạt làng bản, bây giờ được gọi là chiềng, chạ. Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài. Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.

Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bàn. Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.

Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản. Mặc dù mọi người đều bình đẳng, nhưng khi có việc cần, người quản lí có quyền chỉ huy, sai bảo và được chia phần thu hoạch lớn hơn. Ngoài ra, khi lương thực, của cải đã dư thừa, các gia đình cũng thu nhập khác nhau, ở các di chỉ thời này, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có vài ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức.

3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?

Sự phát triển của nông nghiệp trên các vùng đồng bằng ven sông lớn cùng với sự phân công lao động đã đẩy nhanh sự phát triển xã hội, kinh tế. Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa phát triển cao như Óc Eo [An Giang] ở Tây Nam Bộ - cơ sở của nước Phù Nam sau này, Sa Huỳnh [Quảng Ngãi] ở Nam Trung Bộ - cơ sở của nước Cham-pa và tập trung hơn là văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Vào thời văn hóa Đông Sơn, công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. Đồ đồng gần như thay thế đồ đá. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt công cụ, vũ khí đồng như lưỡi cày, lưỡi rìu, lưỡi giáo, mũi tên ... có hình dáng và trang trí hoa văn giống nhau ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả.

Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là người Lạc Việt. Cuộc sống của con người đã có phần ổn định.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 11

Câu 1. Trong lao động cần có sự phân công vì

  1. Sản xuất phát triển đòi hỏi phải có sự phân công lao động hợp lý giữa các ngành nghề.
  2. Mọi người đều được lao động.
  3. Mỗi công việc phù hợp với từng đối tượng cụ thể
  4. Phụ nữ không làm được việc nặng nhọc nên phải làm việc nhà, đàn ông thì khỏe mạnh hơn nên họ sẽ làm những công việc đòi hỏi sức khỏe.

Câu 2. Ý nghĩa của sự phân công lao động là gì?

  1. Công việc được chuyên môn hóa, năng suất lao động cao hơn.
  2. Tăng hứng thú.
  3. Tiết kiệm thời gian.
  4. Giúp con người có hứng thú, yêu thích công việc hơn.

Câu 3. Bộ lạc là gì?

  1. Các làng bản.
  2. Các thị tộc tập hợp lại.
  3. Nhiều bản làng [Chiềng chạ] tập hợp thành cụm dân cư có quan hệ chặt chẽ với nhau.
  4. Nhiều gia đình có quan hệ huyết thống với nhau tạo thành.

Câu 4. Chế độ mẫu hệ là

  1. Do người đàn bà đứng đầu, chỉ huy bộ lạc.
  2. Mang lại quyền lợi cho phụ nữ.
  3. Chỉ có phụ nữ trong bộ lạc.
  4. Chế độ do người sáng lập ra bộ lạc đứng đầu.

Câu 5. Chế độ phụ hệ là chế độ

  1. Người phụ nữ đứng đầu.
  2. Người đàn ông đứng đầu, chỉ huy bộ lạc.
  3. Do người có công lập ra bộ lạc đứng đầu.
  4. Do người có uy tín nhất trong chiềng, chạ đứng đầu.

Câu 6. Việc phát hiện ra nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo và vài ngôi mộ cổ có chôn theo công cụ, đồ trang sức đã nói lên điều gì?

  1. Sự phân chia giàu nghèo xuất hiện.
  2. Xã hội phân chia số đông và số ít.
  3. Xã hội có sự phân biệt: Bên trọng, bên khinh.
  4. Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội.

Câu 7. Thế kỷ VIII đến thế kỷ I TCN, kinh tế, xã hội nước ta có sự phát triển mới nhờ

  1. Con người tinh khôn hơn.
  2. Các bộ lạc đoàn kết.
  3. Sự phát triển của nông nghiệp và sự phân công lao động.
  4. Sự hình thành các chiềng, chạ.

Câu 8. Ở nước ta từ thế kỉ VIII - thế kỷ I TCN, các nền văn hóa phát triển cao nhất là

  1. Phùng Nguyên [Phú Thọ], Hòa Bình, Đông Sơn.
  2. Óc Eo [An Giang], Sa Huỳnh [Quảng Ngãi] và Đông Sơn [Thanh Hóa].
  3. Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Hạ Long.
  4. Sơn Vi, Hòa Bình, Phùng Nguyên.

Câu 9. Thời văn hóa Đông Sơn có nét nổi bật gì?

  1. Đồ đá mài đạt đỉnh cao.
  2. Đồ đá ghè đẽo thô sơ.
  3. Đồ đồng thay thế đồ đá.
  4. Con người sử dụng đồ sắt phổ biến.

Câu 10. Công cụ góp phần tạo nên bước chuyển biến xã hội là công cụ

  1. Bằng đồng.
  2. Đá.
  3. Bằng chì.
  4. Đất nung.

Câu 11. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc ra đời thuật luyện kim đối với đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam là

  1. Chấm dứt hoàn toàn hoạt động sản bắt, hái lượm.
  2. Làm tăng năng suất lao động.
  3. Dẫn đến sự ra đời của nghề làm gốm.
  4. Dẫn đến sự ra đời của nền nông nghiệp sơ khai.

Câu 12. Nhận xét nào đúng về chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta cuối thời nguyên thủy?

  1. Chuyển biến về kinh tế là hệ quả của mọi chuyển biến về xã hội.
  2. Chuyển biến về xã hội là nguồn gốc của mọi chuyển biến về kinh tế.
  3. Sự phát triển về kinh tế dẫn đến những chuyển biến về xã hội.
  4. Những biến biến về kinh tế và xã hội không có tác động lẫn nhau.

Câu 13. Sự hình thành các nền văn hóa phát triển cao ở Việt Nam từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN đã

  1. Tạo cơ sở cho sự ra đời các quốc gia đầu tiên ở nước ta.
  2. Dẫn đến sự ra đời của một quốc gia cổ duy nhất trên cả nước.
  3. Tạo cơ sở cho thuật luyện kim được phát minh.
  4. Dẫn đến sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước.

Câu 14. Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người

  1. Hán.
  2. Khơ-me.
  3. Chăm-pa.
  4. Lạc Việt.

Câu 15. Thời văn hóa Đông Sơn, công cụ sản xuất chủ yếu được làm bằng

  1. Đá.
  2. Đồng.
  3. Gốm.
  4. Sắt.

Câu 16. Trung tâm văn hóa lớn được hình thành ở Nam Trung Bộ Việt Nam trong khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN

  1. Óc Eo.
  2. Phùng Nguyên.
  3. Sa Huỳnh.
  4. Đông Sơn.

Câu 17. Trung tâm văn hóa lớn được hình thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam từ thế kỉ VIII là

  1. Óc Eo.
  2. Sa Huỳnh.
  3. Phùng Nguyên.
  4. Đông Sơn.

Câu 18. Trung tâm văn hóa lớn được hình thành ở Tây Nam Bộ Việt Nam trong khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN là

  1. Óc Eo.
  2. Sa Huỳnh.
  3. Đông Sơn.
  4. Phùng Nguyên.

Câu 19: Điền vào chỗ trống câu sau đây: Đầu thế kỉ II TCN các bộ lạc sống ở lưu vực.................. đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ.

  1. Phùng Nguyên.
  2. Đông Sơn.
  3. Sông Hồng.
  4. Sa Huỳnh.

Câu 20: Kim loại đầu tiên được dùng là

  1. Sắt
  2. Đồng
  3. Vàng
  4. Hợp kim

Câu 21: Cách đây khoảng 4.000 năm, để chế tạo công cụ cư dân nước ta đã biết sử dụng

  1. Nguyên liệu sắt.
  2. Nguyên liệu đồng.
  3. Nguyên liệu tre, gỗ.
  4. Nguyên liệu đá.

Câu 22: Việc sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ lao động là công việc của nghề sản xuất

  1. Nông nghiệp trồng lúa.
  2. Thủ công nghiệp.
  3. Thương nghiệp.
  4. Tất cả các ngành trên.

Câu 23: Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở

  1. Sơn Vi
  2. Óc Eo
  3. Phùng Nguyên
  4. Đồng Nai

Câu 24: Bằng chứng chứng tỏ người Phùng Nguyên - Hoa Lộc đã biết luyện kim

  1. Những cục xi đồng, dùi đồng...
  2. Những lớp vỏ sò dày.
  3. Dấu vết thóc gạo cháy.
  4. Dấu vết các lò nung.

Câu 25: Việc phát mình ra kĩ thuật luyện kim có ý nghĩa

  1. Khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
  2. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
  3. Hình thức đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
  4. Tất cả các câu trên đều đúng.

Đáp án

1-A

2-A

3 -C

4-A

5-B

6-A

7-C

8-B

9-C

10-A

11-B

12-C

13-A

14-D

15-B

16-C

17-D

18-A

19- C

20-B

21-B

22-B

23-C

24-A

25-D

----

Với nội dung bài Lịch sử 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò và những chuyển biến trong xã hội của nước ta...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Lịch sử lớp 6 bài 11: Những chuyển biến về xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch sử 6, Giải SBT Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải tập bản đồ Lịch Sử 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chủ Đề