Qua truyện Sọ Dừa em rút ra bài học gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người

Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ 

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Cảm nhận về nhân vật ông lão :

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo [chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát]. Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng [chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà]. Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì [mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được]. Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình [quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa], ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông [vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân], ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện [dù chỉ là trong ý nghĩ]. Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông [chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi], ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng [của cải, danh vọng, quyền lực], lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng [vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng]. Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác [một kẻ đã không có công lao gì]. Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Chúc bạn học tốt :>

Bài học em rút ra sau khi đọc đoạn truyện cổ tích “Sọ Dừa” là

[1 Điểm]

A] cần có tấm lòng nhân ái, yêu thương và không nên đánh giá người khác qua ngoại hình.

B] cần biết đối xử công bằng với mọi người và không nên ghen tức với người khác.

C] cần biết tin vào điều kì diệu, bí ẩn và không nên đánh giá người khác qua ngoại hình.

D] cần có cái nhìn khách quan, công bằng và không nên ghen tức với người khác.

Các câu hỏi tương tự

Xác định cụm danh từ, danh từ, từ đơn và từ phức trong 2 đoạn văn sau :

Đoạn văn 1] "Ếch ngồi đáy giếng" là loại truyện ngụ ngôn khá hài hước và hóm hỉnh. Truyện mượn chuyện của loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. Truyện kể về chú ếch đánh giá thế giới bên ngoài qua miệng giếng nhỏ hẹp. Chú sống lâu trong một cái giếng nhỏ hẹp nên cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung.Dưới giếng, xung quanh nó bấy lâu nay chỉ có những động vật nhỏ bé tầm thường nên nó coi mình oai như một vị chúa tể. Chính vì sự kiêu ngạo, kém hiểu biết đó của chú nên ếch đã nhận được một kết quả bi thảm là bị một con trâu đi ngang qua giẫm bẹp.Qua bài học trên, ta rút ra được là khi tầm hiểu biết còn cạn hẹp thì không nên huênh hoang, luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo bởi vì chúng ta không biết trước được điều gì sẽ xảy ra như câu thành ngữ " Núi cao còn có núi cao hơn ".

Đoạn văn 2] "Thầy bói xem voi" là truyện ngụ ngôn có tính chất răn dạy chứng ta trong cuộc sống. Truyện tạo ra những tiếng cười hài hước mang ý châm biếm, mỉa mai. Truyện kể về năm ông thầy bói khi sờ vào mỗi bộ phận của con voi và cách đánh giá phiến diện, cục bộ theo suy nghĩ cá nhân. Họ chỉ miêu tả chính xác từng bộ phận nhưng không đúng toàn thể con voi do sự khiếm khuyết của bản thân . Chính vì sự bảo thủ của năm ông thầy ấy đã dẫn đến kết quả là xô xát nhau. Thậm chí là cả đánh nhau toác đầu chảy máu. Từ đó em rút ra được bài học là muốn hiểu biết sự vật, sự việc hay một vấn đề nào đó thì phải xem xét chúng một cách toàn diện. Lắng nghe ý kiến của người khác, không được chủ quan, tự tin quá thành bảo thủ.

Truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng” đặt ra vấn đề thân phận: Mỗi người cần biết sống an phận với công việc của mình, không nên đấu tranh để thay đổi nó. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Có lẽ thứ tình cảm hư hư thực thực nhất trên đời này chính là ôm tim mình đi yêu đơn phương một người khác. Yêu mà không dám nói, chỉ thầm thương trộm nhớ rồi thôi. Hờn giận ghen tuông thì không được phép, bởi chẳng là gì của người ta mà quản. Người ngoài nhìn vào đã thấy trăm bề khổ, mà người trong cuộc lại chẳng đành lòng buông.

Không phải là không biết đau đớn, mà là không biết làm cách nào để có thể quên đi. Bởi con tim vẫn luôn đòi hỏi được làm theo những lý lẽ của riêng nó – những lý lẽ mà lý trí không bao giờ có thể rạch ròi.

Em đã đếm những ngày dài khờ dại yêu anh. Em đã nhủ rằng ít ra thì thanh xuân tươi đẹp của em cũng đã xuất hiện một người thật đặc biệt. Có chăng là, người ấy chưa một lần ngoảnh mặt lại nhìn em, cũng chưa một lần biết tới sự tồn tại của em trên đời. 

Đối với em và mối tình đơn phương vừa dài vừa rộng này, mong rằng anh sẽ không biết. Chẳng thà anh không biết để em còn có lý do để khuyên can trái tim mình từ bỏ. Còn hơn là anh biết rồi mà ngoảnh mặt làm ngơ, hoặc đoái hoài đến em một chút như em đang cầu xin lòng thương hại.

Em nguyện sẽ cứ mãi mờ nhạt thế này, nép phía sau những ngày dài hoang hoải, mặc kệ người ta xì xào, chỉ cần em vui là được, có đúng không? Tình yêu đơn phương của một đứa con gái như em, nói ngắn chẳng ngắn mà nói dài cũng chẳng dài. Bởi em biết, một ngày nào đó em cũng không thể mãi ích kỷ giam mình trong một thứ tình yêu không lối thoát.

Ngày ấy em sẽ gom đủ quyết tâm để có thể quên đi anh. Anh thì đi trên đoạn đường hạnh phúc cùng người anh đã chọn, còn em cũng quay về một lối rẽ khác cho riêng em – sẽ không còn đứng đợi anh mòn mỏi ở một đoạn đường mà biết chắc rằng anh không đến. 

Ngày ấy em sẽ không buồn nhiều và thấy lòng nặng trĩu như bây giờ. Em sẽ không khóc lóc như một đứa trẻ bị đánh rớt đồ chơi đâu. Chỉ cần thấy anh mỉm cười bên người có thể mang cho anh hạnh phúc – là em cũng thấy an yên.

Ngày ấy có thể thật gần, cũng có thể rất xa. Nhưng em tin là ngày ấy sẽ đến. Bởi vì em là một cô gái nhỏ xứng đáng nhận được một tình yêu to, cũng xứng đáng được hạnh phúc với một người thương em thật dạ, đúng không anh?

Em chỉ mong rằng, vào cái ngày mà em quyết định sẽ buông bỏ mối tình đơn phương khờ dại này, anh đừng quay lại nhìn em và mỉm cười. Hãy cứ lạnh lùng như anh vẫn thế, hãy cứ bỏ mặc em như là anh đã từng, để em biết trái tim mình chịu đớn đau đủ nhiều cũng sẽ cầu những lúc bình an.

Chắc có lẽ, tình yêu của tuổi trẻ thường mặc kệ đớn đau, thường quên hết buồn phiền và mỏi mệt. Nhưng bây giờ thì tuổi trẻ của em đang trôi qua, trôi qua… Nên em nghĩ rồi cũng sẽ đến lúc trái tim em biết buồn thôi anh!

Bạn đã từng đọc qua tác phẩm Case Close của tác giả Aoyama Gosho chưa? Nếu đã đọc rồi, các bạn có nhớ đến nữ nhân vật chính trong câu truyện: Ran Mori?

Ran Mori 16 tuổi, cao 1m60, nặng 52kg. Trong Tiếng Nhật, Ran có nghĩa đen là “hoa phong lan”. Trong Tiếng Anh, Ran tên là Rachel Moore. Sinh nhật của cô là vào ngày 1 tháng 10, nhóm máu A. Ran là một cô gái da sáng có chiều cao trung bình. Cô ấy có dáng của một dân thể thao thực thụ. Cô ấy có đôi mắt to tròn màu xanh tím và mái tóc nâu tối. Tóc của cô ấy thẳng và dài ngang hông, giấu sau tai là mái tóc ngắn lượn sóng. Mái tóc của cô lượn sóng và đã phát triển thành một hình tam giác. Do hoocmon nên nam giới có ngón tay áp út dài hơn ngón trỏ và nữ giới thì ngược lại nhưng Ran là trường hợp ngoại lệ. Ran rất đẹp, theo như mô tả bởi nhiều nhân vật trong suốt series. Nhiều người đàn ông đã say mê, yêu mến cô trong bộ truyện. Chẳng ai ngờ được rằng chỉ vì một nụ cười khi ở trong nhà trẻ mà trái tim anh chàng thám tử Conan/Shinichi ngã gục trước một Mori Ran mạnh mẽ nhưng cũng hay mít ướt. Eisuke Hondou đã công khai thú nhận trước Conan rằng anh ấy yêu Ran. Ran thậm chí đã được đề nghị trở thành một người mẫu. Ran, bạn từ thời thơ ấu của Kudo Shinichi, là con gái của thám tử Mori Kogoro và nữ hoàng luật sư Kisaki Eri. Ngoài Shinichi, bạn thân nhất của cô là cô bạn cùng lớp Suzuki Sonoko. Ran, Shinichi và Sonoko hiện đang học cùng lớp tại trường trung học Teitan. Khả năng đáng chú ý nhất của Ran là khả năng tuyệt vời trong võ thuật. Cô sở hữu đai đen trong karate, cũng như là đội trưởng của đội bóng trường trung học với đủ kỹ năng để giành chiến thắng các giải đấu trong khu vực với nhóm tuổi của cô. Kỹ năng của cô cũng được thể hiện tương đương với Matoko Kyogoku, một cao thủ võ thuật đẳng cấp thế giới [và đang là bạn trai của Sonoko], có khả năng tấn công một cách hiệu quả. Cô cũng được cha của mình đào tạo tốt ở môn Judo, thể hiện sự thông thạo trong thế võ ném vai môt tay của mình. Sức mạnh và khả năng đánh lừa của cô đã được thể hiện nhiều lần, kể từ khả năng phá võ đá và các vật thể rất chắc chắn khác, với sự khéo léo và sự nhanh nhện đáng chú ý. Có nhiều kẻ tấn công khác nhau, hầu hết với chỉ một cú đánh của cô là đã bị hạ gục. Từ khi xem Shinichi chơi bóng đá qua nhiều năm, Ran cũng đã phát triển tính linh hoạt và chính xác tương tự trong những cú đá của cô. Conan từng tặng hoa anh đào cho Ran với ý nghĩa là “Thiên hạ vô địch” thì điều đó đã khiến cô tức giận. Ran cũng không biết rằng hoa anh đào còn là loài hoa của thứ tình yêu mãnh liệt và âm ỉ như lửa cháy như tinh thần võ sĩ đạo không bao giờ từ bỏ hay hối hận vì điều gì. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cô không thể chiến đấu như bình thường vì….. sợ những thứ phi khoa học, siêu nhiên [ma, quỷ]. Ran khá thông minh. Cô đã có thể giải quyết một vài vụ án riêng của mình, và đã cho thấy rằng có kỹ năng về thám tử tốt hơn nhiều nhân vật, như Sonoko trong một số trường hợp. Shinichi/Conan thậm chí còn thừa nhận Ran rằng một vị thám tử khéo léo. Ran cũng có một trí nhớ rất tốt và chú ý đến từng chi tiết. Cô đã sử dụng cả hai kỹ năng này để đóng góp vào việc diều tra của từng vụ án. Nếu Shinichi/ Conan không đánh lừa cô ấy thì cô ấy sẽ là người đầu tiên suy luận rằng Conan và Shinichi là cùng một người. Ran là người có tay nghề giỏi ở những việc trong gia đình, bao gồm may và nấu ăn. Cô có tài năng về âm nhạc, được chú ý là một ca sĩ giỏi và cô cũng có thể chơi piano tốt. Cô ấy có thể nói tiếng anh trôi chảy. Cô may mắn đáng ngạc nhiên khi nói đến cờ bạc, xổ số và bất kì trò chơi hên xui nào. Tuy nhiên, cô rất ít khi chơi những trò đó. Tương tự như vậy, Ran đã cho thấy sự cảnh giác trong bóng tối, có thể nhận thấy một kẻ tấn công bằng vũ khí và tấn công như để tự bảo vệ mình. Cô cũng rất nhanh khi cần thiết, chẳng hạn như tránh một viên đạn trong movie 13: Truy lùng tổ chức áo đen.

Ran là một cô gái biết quan tâm tới những người cô yêu. Cô ấy cũng rất kiên nhẫn và tử tế. Cô có thể đe dọa người khác mỗi khi tức giận. Ran đã chứng tỏ mình là một người biết lắng nghe, biết thấu hiểu và động viên người khác, khiến cho Kazuha, Sonoko rất quấn quýt với cô ấy. Đặc biệt là người cần có một chút khuyến khích giống như Kazuha. Cô có thể đồng cảm với tình cảnh của hai cô bạn, nhưng không chia sẻ chuyện của mình hoàn toàn. Tuy dẫu hay buồn bã nhưng Ran không để những phút yếu lòng đó khiến mình dừng bước hay gục ngã. Được thừa hưởng ý thức về công lí từ mẹ, Ran sẵn sàng vạch mặt chỉ tên cô giáo cũ từng là thần tượng của mình vì đó là kẻ thù ác [chỉ Conan mới biết Ran khóc]. Ran luôn tin vào phẩm chất tốt đẹp trong mỗi con người, điều đó đã giúp cô tin tưởng vào Shinichi và tiếp tục chăm sóc người khác hơn là bản thân mình. Nỗi sợ lớn nhất của Ran chính là nỗi cô đơn – cô không thích phải ở một mình ngay cả khi mọi chuyện bình yên chẳng có án mạng nào. Ran biết tự lập trong gia đình, vì cha cô  Kogoro thường say xỉn và vô trách nhiệm. Cô ấy xử lý rất nhiều vấn đề tài chính của gia đình Mori và tất cả việc nấu ăn và làm việc tại nhà. Cô cũng đảm bảo Kogoro không lười biếng trong việc làm của mình, cô thường chào đón và cung cấp đồ ăn nhẹ cho khách hàng tiềm năng. Ran dược cả Shinichi và Shuichi Akai ghi nhận là người khóc rất nhiều. Khi xảy ra chuyện, giống như cha cô, có thể trở nên nghiêm túc nếu nó liên quan đén điều gì đó đến cá nhân của cô. Ran rất thích chạy bất cứ nơi nào mà cô ấy muốn, tin rằng cả tên và thể chất của cô ấy giống như từ Run trong tiếng anh. Cô thậm chí còn nói với Shinichi: “Tên mình là Ran! Và mình sinh ra để chạy!” Có thể người ta đánh giá Ran là một người khá là mau nước mắt, dễ xúc động… nhưng những ai đã đọc Conan đều biết khi Ran tung cước thì chuyện gì sẽ xảy ra với kẻ địch rồi đấy! Đai đen Karate của cô nàng người yêu Shinichi Kudo đâu phải để cho vui! .Đó là những tính chất tôi thích về Ran.

Ran là một cô bé xinh xắn đáng yêu. Ai đã từng đọc bộ truyện thì sẽ không bao giờ quên nhân vật nữ chính đáng yêu này.

Bài văn tả Ram Mori đó, hay không?

Video liên quan

Chủ Đề