Quá trình xử lý thông tin trên máy tính

(Last Updated On: 23/05/2022 By Lytuong.net)

Quy trình xử lý thông tin là quy trình biến đổi các dòng dữ liệu đầu vào thành các dòng thông tin kết quả. Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật, quy trình này gắn liền với các phương pháp chuyên dụng và các công cụ tính toán điện tử, từ đó việc xử lý khối lượng thông tin khổng lồ, đa dạng ngày càng nhanh chóng và hiệu quả.

XEM: Thông tin là gì?

Quy trình xử lý thông tin bao gồm bốn công đoạn, đó là: thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin.

a/ Thu thập thông tin

  • Có vai trò quan trọng vì chỉ có thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết mới đảm bảo cho ta những số liệu chính xác, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của tổ chức.
  • Liên kết trực tiếp với nguồn phát sinh dữ liệu như khách hàng (đơn đặt hàng, tiền thanh toán hoá đơn), quầy bán hàng (số lượng giao dịch, tiền thu mỗi ngày)…
  • Mục tiêu thu thập thông tin phải được đặt ra rõ ràng và cụ thể (bao nhiêu chỉ tiêu cần thu thập, bao nhiêu chỉ tiêu cần xử lý…). Trên cơ sở đó người ta mới quyết định nên thu thập các loại thông tin nào, khối lượng bao nhiêu, thời gian thu thập, các phương pháp thu thập (thủ công, bán thủ công hay tự động hoá)…

b/ Xử lý thông tin

  • Là công đoạn trung tâm, có vai trò quyết định, bao gồm tất cả các công việc như sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tiến hành tính toán theo các chỉ tiêu… Kết quả cho ta các bảng số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển của tổ chức.
  • Bao gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận kết xuất thông tin: liên kết với nơi sử dụng thông tin như người quản lý (nhận báo cáo thống kê doanh thu, báo cáo tiến độ thực hiện), các hệ thống khác (hệ thống quản lý đơn đặt hàng cung cấp các đơn đặt hàng hợp lệ cho hệ thống quản lý kho để lập phiếu xuất kho). Các thông tin kết xuất từ hệ thống là những thông tin mang ý nghĩa thiết thực giúp cho người quản lý ra quyết định đúng.

+ Bộ phận xử lý: có thể là con người (tiến hành công việc), máy tính (thực thi phần mềm). Các hoạt động xử lý đều dựa trên chuẩn, quy trình và quy tắc quản lý của tổ chức.

c/ Lưu trữ thông tin

  • Kết quả của quá trình xử lý thông tin được lưu trữ để sử dụng lâu dài.
  • Các thông tin được lưu trữ dưới dạng các file, các cơ sở dữ liệu.
  • Nơi lưu trữ thông tin thường là đĩa từ, băng từ, trống từ, đĩa CD… Ngoài ra có thể lưu thông tin dạng hard – copy tại các tủ chứa hồ sơ, công văn.

d/ Truyền đạt thông tin: Các kết quả xử lý thông tin được truyền đạt đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin ở phạm vi trong nội bộ tổ chức hoặc ra bên ngoài (thường để báo cáo cấp trên hoặc thông báo).

Quy trình xử lý thông tin có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý và quản trị kinh doanh. Nó cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời và chính xác cho các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý để họ có thể đưa ra được các quyết sách kinh tế hiệu quả.

Lịch sử phát triển của quy trình xử lý thông tin đã qua 6 giai đoạn tương ứng với việc ứng dụng CNTT từ thấp đến cao.

Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu

Trong giai đoạn này máy tính được đưa vào tổ chức. Công việc xử lý dữ liệu được thực hiện bởi cán bộ trông coi máy tính, cán bộ lập trình và nhân viên nhập dữ liệu. Xử lý dữ liệu thường gắn liền với những nghiệp vụ được xác định rõ ràng, làm việc với một tập hợp các quy tắc nhất định, các lao động giản đơn, đơn điệu và lặp lại. Đây là tiền đề cho tự động hoá và những bài toán trong kế toán tài chính thường được áp dụng máy tính đầu tiên. Giai đoạn này đã kết thúc.

Giai đoạn II: Giai đoạn lan rộng

Các thao tác để xử lý dữ liệu đã dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn, người sử dụng đã thấy hứng thú hơn với công nghệ mới. Yêu cầu ứng dụng của máy tính tăng nhanh. Giai đoạn này cán bộ xử lý dữ liệu tự động đánh giá các khả năng của máy tính. Các nhà quản lý chấp nhận sự phát triển chung của ứng dụng CNTT trong quản lý. Tuy nhiên cũng có nhiều người sử dụng ngộ nhận tính năng ưu việt tuyệt đối của hệ thống dẫn tới thời kỳ tăng trưởng không có kiểm soát những ứng dụng trong xử lý dữ liệu tự động.

Giai đoạn III: Giai đoạn kiểm soát ứng dụng

Việc có quá nhiều yêu cầu tin học hoá, sự thiếu hiểu biết thấu đáo về CNTT và thiếu kinh nghiệm đã làm cho nhiều ứng dụng vượt chi phí cho phép và hệ thống xử lý làm việc không tốt. Chúng không đáp ứng được sự mong đợi của các nhà quản lý cấp cao khi họ xem xét về lượng tiền đã chi ra và lợi nhuận thu được. Do đó các nhà quản lý dữ liệu tự động bắt đầu xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu về tự động hoá xử lý dữ liệu và bắt đầu suy nghĩ theo nghĩa kinh doanh. Trách nhiệm của người sử dụng các nguồn lực thông tin đã được đặt ra trong tổ chức.

Một loại nhân viên mới ra đời – cán bộ có khả năng về CNTT. Vì nhân viên xử lý dữ liệu và người yêu cầu phải tiến hành phân tích chi phí/ lợi nhuận cho các ứng dụng, do đó cán bộ xử lý dữ liệu tự động phải học về kinh doanh còn người sử dụng phải học thêm về CNTT. Điều này có ảnh hưởng rất mạnh tới các hoạt động kinh doanh và các dự án mà họ đề xuất.

Giai đoạn IV: Giai đoạn tích hợp

Trong những năm 90, công nghệ máy tính tăng trưởng nhanh. Một số người cho rằng công nghệ mới đưa vào có thể đủ thay thế cho 10 năm sử dụng có hiệu quả những gì đã có. Công nghệ phần mềm mới và các ngôn ngữ thế hệ 4 đã cho phép tạo ra sự tích hợp chức năng quản lý kinh doanh và xử lý dữ liệu tự động, kết quả trực tiếp là sự tập trung quản lý thông tin trong một cấu trúc đơn giản.

Trong giai đoạn này người sử dụng không còn phải chờ đợi để đề nghị ưu tiên cho vấn đề của họ. Họ tự làm những công việc của chính họ trên máy tính. Giá cả của máy tính và phần mềm giảm xuống thấp phù hợp với nguồn lực tài chính của người sử dụng. Bộ phận chuyên trách về xử lý dữ liệu tự động tập trung những hoạt động của mình vào những công việc dịch vụ, cung cấp các tiện ích và trợ giúp kỹ thuật cho những người sử dụng.

Giai đoạn V: Giai đoạn quản trị dữ liệu

Đây là giai đoạn hiện nay của các HTTT. Bộ phận quản lý HTTT đã nhận ra rằng thông tin là nguồn lực và mọi người phải được sử dụng nguồn lực ấy dễ dàng. Chính vì thế thông tin phải được quản lý một cách thích hợp. Dữ liệu phải được lưu trữ và duy trì sao cho mọi người sử dụng có thể tiếp cận chúng như một tài nguyên dùng chung và vì vậy mô hình dữ liệu phải được xây dựng độc lập với các ứng dụng. Tư tưởng này cho phép người sử dụng phát triển ứng dụng của mình để sử dụng dữ liệu chung đó.

Giai đoạn này đặc trưng bằng uy lực của người sử dụng, người mà bây giờ có trách nhiệm chính đối với sự tích hợp và sử dụng riêng tài nguyên thông tin của tổ chức.

Giai đoạn VI: Giai đoạn chín muồi

Ở giai đoạn này có sự đan kết hoàn toàn nguồn lực thông tin vào toàn bộ các hoạt động của tổ chức từ cấp chiến lược trở xuống. Các bộ thông tin cấp cao là thành viên của đội ngũ quản lý cao cấp, đóng góp phần chính cho các quyết định kinh doanh và khai thác CNTT cho việc dành lợi thế cạnh tranh.

Em hãy cho biết, máy tính hay con người làm tốt hơn trong những việc sau:

1. Thu nhận thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu

2. Thu nhận thông tin, khứu giác, vị giác, xúc giác

3. Tính toán, xử lý thông tin

4. Sáng tác văn học, nghệ thuật

5. Trao đổi thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh

Xem lời giải

Chúng ta đều đã biết đơn vị đo thông tin trong máy tính là bit. Vậy thông tin là gì và tại sao phải biểu diễn thông tin dưới dạng bit. Bài này sẽ trả lời câu hỏi trên.

Thuật ngữ “thông tin” mô tả tất cả những gì đem lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người. Ví dụ: một chữ cái, chữ số, tên và tuổi của một người, một định lý trong toán học,…

Quá trình xử lý thông tin trên máy tính

Thông tin có thể được truyền tải qua các môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ,…Hình thức vật lý của thông tin được gọi là tín hiệu (signal).

Ánh sáng đèn giao thông cũng là thông tin

Có 2 dạng thông tin cơ bản là:

Dạng số: số nguyên, số thực,…

Dạng phi số

    • Dạng văn bản: những thông tin từ sách vở, báo chí,…
    • Dạng hình ảnh: những bức tranh, ảnh hay những đoạn phim,…
    • Dạng âm thanh: tiếng đàn, tiếng trống trường,…

Là hình thức thể hiện của thông tin với mục đích lưu trữ và xử lý. Thông tin sẽ được chuyển đổi thành dữ liệu thông qua quá trình mã hóa thông tin. Con người thường sử dụng các bộ ký hiệu (các chữ số, chữ cái) để mã hóa thông tin.

Thông tin về số người mắc Covid ở Việt Nam được biểu diễn qua số liệu trên biểu đồ

Thông tin được biến đổi thành dữ liệu để lưu trữ trong máy tính. Quá trình này được thực hiện nhờ vào các thiết bị nhập của máy tính. Máy tính xử lý dữ liệu lưu trữ để xuất ra thông tin cho con người, rồi lại được biến đổi thành dữ liệu. Vòng lặp như thế cứ lặp đi lặp lại.

Để máy tính có thể xử lý được, thông tin cần phải được mã hóa thành dãy bit (binary digit). Bit được biểu diễn bằng 2 số 0, 1. Bit là đơn vị đo thông tin trong máy tính. Ví dụ: 01100001 (biểu diễn ‘A’ trong mã ASCII).

Quá trình lưu trữ thông tin vào máy tính

Bởi vì cấu tạo của máy tính sử dụng các mạch điện tử “chỉ” có 2 trạng thái: bật (bit 1 – có điện) và tắt (bit 0 – ngắt điện). Với cấu tạo như thế, máy tính “chỉ có thể hiểu” được 2 trạng thái này. Máy tính không thể hiểu các chữ cái “a,b,c,…” hay các số “1,2,3,…” như con người được.

Do đó, bất kỳ loại dữ liệu nào (số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…) trong máy tính phải được biểu diễn bằng số 0 và 1.

Bài trước và bài sau trong môn học