Phương tiện phản ánh của văn học

[Last Updated On: 27/06/2022]

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả hoạt động lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học.

Tác phẩm có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật [được ghi giữ bằng văn tự]; có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học [tự sự, trữ tình, kịch], một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu [tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…] đến hàng ngàn vạn câu [sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…].

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau [đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…]. Ở những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận [cảm thụ] văn học.

Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể [tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu: tiếng nói, chữ viết, trang sách in…]; tác phẩm văn học chủ yếu là một thực thể tinh thần, một tổng thể những hàm nghĩa phức hợp. Vì vậy, tác phẩm tồn tại ở dạng khả biến. Ngôn bản, qua truyền miệng, văn bản qua sao chép hoặc tái bản đều phát sinh dị bản [nhiều trường hợp là những dị bản ngang quyền nhau]. Sự cảm thụ bởi độc giả, sự lí giải bởi giới nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại – đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Như vậy, có thể coi tác phẩm văn học như là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và sự cảm thụ, lí giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau. Đây là sự thống nhất giữa cái tuyệt đối [mã hóa] và cái tương đối [sự giải mã bằng các cách đọc, lí giải, cảm thụ]. Tất nhiên, chỉ có thể nói tới sự thống nhất này ở trường hợp những tác phẩm lớn, được tiếp nhận tích cực, rộng rãi. Tính xác định của tác phẩm văn học như một thực thể tinh thần chính là nằm trong tương quan giữa cái tuyệt đối và cái tương đối nói trên.

2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

2.1. Nội dung của tác phẩm văn học

Nội dung tác phẩm văn học là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau.

Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc đáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề bức xúc nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước những vấn đề nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác lập đề tài, chủ đề, lí giải thế giới trong tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Các xung đột, mâu thuẫn xã hội trong tác phẩm, tình cảm yêu ghét, cảm hứng thẩm mĩ cũng được xem là những phương diện nội dung quan trọng. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mĩ của hình tượng.

Như vậy, nội dung của tác phẩm văn học là một thể thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan, trong đó có phần nhà văn khái quát, tái hiện đời sống khách quan vừa có phần bắt nguồn từ cảm xúc, huyết mạch, lí tưởng của tác giả. Đó là cuộc sống được lí giải, đánh giá, ước mơ, là nhận thức và lí tưởng, nỗi niềm đã hoá thành máu thịt hiển hiện, chứ không phải là khái niệm về hình thức hoặc khái niệm về lí tưởng và tình cảm. Nội dung tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí [Tô Hoài] không giản đơn là đời sống, tập tính của thế giới loài vật hoặc cuộc phiêu lưu gian nan nhưng rất đỗi kì thú của đôi bạn tri âm Mèn và Trũi, mà là những suy ngẫm mang tính triết lí về mối quan hệ giữa sự hình thành nhân cách của con người, nhất là tuổi trẻ, với những trải nghiệm trong trường đời rộng lớn, về ý nghĩa đích thực của đời người nói chung, thanh niên nói riêng là sống phải có lí tưởng và biết hành động để đạt được ước mơ, hoài bão của mình, không nên sống hoài, sống phí… Nội dung tác phẩm, vì thế, là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm.

2.2. Hình thức của tác phẩm văn học

Hình thức của tác phẩm văn học là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ thuộc vào nội dung tác phẩm. Trong tác phẩm văn học, ngôn từ, kết cấu, thể loại, phong cách được xem là hình thức.

Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm; nó có hai chức năng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái độ, cái nhìn của chủ thể lời nói bằng phương diện ngôn ngữ. Đến lượt mình, “bức tranh đời sống” của tác phẩm lại trở thành văn bản hình tượng mà ý nghĩa của các thành tố của nó như chi tiết, tình tiết, nhân vật, cốt truyện, nhịp điệu trong toàn bộ thể hiện các yếu tố nội dung kể trên. Kết cấu có thể ví như ngữ pháp, có vai trò tổ chức các đơn vị có ý nghĩa của văn bản hình tượng thành những lời phát biểu. Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức tác phẩm ứng với những loại hình nội dung nghệ thuật của nó.

Hình thức không chỉ có trong ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện, những yếu tố vốn thường coi là thuộc về hình thức. Hình thức còn có cả trong diện mạo, tính cách nhân vật nữa. Xét sự biến chuyển về hình thức nhân vật qua các thời đại, các thể loại văn học… chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy điều này. Tuy nhiên, hình thức tác phẩm không phải là tổng cộng của các cấp độ, các yếu tố mà là một hệ thống chỉnh thể với sự thống nhất, quy định, phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố, cấp độ ấy.

2.3. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

Nội dung là cơ sở của sự vật, là phương diện có vai trò quyết định, chủ chốt của sự vật, còn hình thức là sự tổ chức và diện mạo bên ngoài của sự vật, là phương diện bị quyết định. Trong tác phẩm văn học, hình thức là phương tiện biểu hiện nội dung, nội dung do hình thức biểu hiện. Hình thức nghệ thuật của tác phẩm là hiện tượng độc đáo, ứng với nội dung độc đáo, hoàn toàn không phải là số cộng giản đơn của các thủ pháp và phương tiện nghệ thuật. Trong tính chỉnh thể, hình thức nghệ thuật có nghĩa là hình thức cảm nhận đời sống, là cách tự bộc lộ của nội dung tác phẩm, do nội dung của tác phẩm quyết định. Tuy nhiên, với tư cách là “cái biểu đạt” [trong quan hệ với nội dung như là “cái được biểu đạt”], hình thức có tính độc lập tương đối; nó tiến triển theo những quy luật riêng của quá trình văn học nhân loại và văn học dân tộc.

Nhà văn sáng tạo hình thức phải dùng thủ pháp, phương tiện nghệ thuật. Nhưng thủ pháp, phương tiện được lẩy ra một cách trừu tượng cũng chưa phải là hình thức. Chất liệu và phương tiện nghệ thuật chỉ trở thành hình thức nghệ thuật chừng nào chúng trở thành sự biểu hiện của nội dung, thành hình thức có tính nội dung của một nội dung cụ thể. Chính vì thế, người ta thường nói đến tính nội dung của hình thức tác phẩm. Đó là khái niệm chỉ hình thức như là phương thức hình thành, xuất hiện của một nội dung nhất định. Hình thức tồn tại trong toàn tác phẩm như là tính xác định của nội dung, sự biểu hiện của nội dung. Ứng với nội dung nhiều cấp độ sẽ có hình thức nhiều cấp độ. Sự thống nhất đó tạo nên giá trị thẩm mĩ toàn vẹn của tác phẩm văn học.

Việc phân biệt hai phương diện “hình thức”, “nội dung” chỉ là kết quả sự trừu tượng hóa của tư duy nghiên cứu khoa học; trên thực tế tác phẩm, không thể phân chia tách rời chúng, bởi vì hình thức chính là nội dung trong dạng tồn tại có thể cảm thụ trực tiếp của nó, nội dung chính là hàm nghĩa nội tại của hình thức này. Từng phương diện, cấp độ, yếu tố của tác phẩm văn học, dù mang tính hình thức [phong cách, thể loại, bố cục, kết cấu, ngôn từ nghệ thuật,..], mang tính nội dung [đề tài, chủ đề, xung đột, tính cách, hoàn cảnh, tư tưởng…], hay mang cả tính nội dung lẫn hình thức [cốt truyện] đều hiện diện như những thực thể thống nhất toàn vẹn. Chính sự thống nhất giữa các yếu tố nội dung và hình thức đã tạo nên sức mạnh tư tưởng – nghệ thuật của chỉnh thể tác phẩm văn học. Nghĩa là, như cách nói của nhà văn Xô viết Lêônôp: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” .

[Nguồn tham khảo: Bùi Thanh Truyền, Giáo trình văn học 1]

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1.  CHỦ ĐỀ: CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC  1. Đối tượng phản ánh của văn học là gì?  ­ Nghệ thuật phản ánh hiện thực trên một phạm vi hết sức  rộng lớn và đa dạng, nhưng tất cả các sự vật và hiện tượng  ấy đều được xét dưới mối quan hệ thẩm mỹ với con  người. Nếu các ngành khoa học tìm đến các sự vật hiện  tượng để tìm ra bản chất, quy luật của nó thì nghệ thuật lại  quan tâm và khám phá mối quan hệ của con người với  thế giới xung quanh. ­ Đối tượng chủ yếu của nghệ thuật là con người, nghệ thuật  quan tâm trước hết đến bản chất xã hội của con người. Con  người không tồn tại như một thực thể khép kín với bản chất  nội tại của nó, bản chất con người chỉ bộc lộ qua những mối  quan hệ hiện thực của nó [Ví dụ: các tác phẩm sau 1975 đặt  con người trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và chính mình để  khám phá thế giới nội tâm sâu kín của con người]. Xem xét  con người qua các mối quan hệ không làm mờ đi bản chất  riêng của nó mà ngược lại, qua các mối quan hệ, con  người càng thể hiện bản chất của mình.  ­ Con người của nghệ thuật hiện lên với những tính cách độc  đáo, số phận cụ thể.  2. Vì sao đối tượng phản ánh chủ yếu của văn   học là con người? ­
  2. Văn học là nhân học” [Gorki]. Văn học với chức năng nhận  thức, giáo dục có vai trò phải trở thành một “Cuốn sách giáo  khoa về đời sống” , giúp con người hiểu cuộc đời, và hiểu  chính bản thân mình. Để con người hiểu về xã hội con người,  để con người hiểu về chính con người thì không thể khước từ  việc thể hiện con người.  ­ Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có  được một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. Văn nghệ bao giờ  cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn của con người. Con người  trong ođừi sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị,  trung tâm đánh giá è Miêu tả con người là phương thức miêu  tả toàn bộ thế giới. Việc biểu hiện hiện thực sâu sắc hay  hời hợt, phụ thuộc vào việc nhận thức con người, am  hiểu cái nhìn con người. ­ Mặt khác, theo quy luật của quá trình sáng tạo, “Cuộc đời là  điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương” [Tố Hữu],  văn học phải trở thành “Thứ vũ khí thanh cao mà đắc lực mà  chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới xấu xa,  giả dối, vừa làm tâm hồn người đọc trở nên trong sạch hơn,  phong phú hơn” [Thạch Lam]. Để thực hiện được sứ  mệnh cao cả của mình là tác động, cải tạo hiện thực, văn  chương không thể tự thân thực hiện được, mà phải thông  qua một đối tượng vật chất đó là con người. “Vũ khí phê  phán dĩ nhiên không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí, và  phải có lực lược vật chất mới đánh đổ được lực lượng vật  chất” [Hêghen].Văn học tác động vào con người qua con  đường tư tưởng, tình cảm để từ đó con người sẽ có những  hoạt động tích cực tác động vào cuộc sống è Con người chính  là đối tượng trung tâm của văn học, là chủ thể sáng tạo, đối  tượng phản ánh, lại vừa là đối tượng tiếp nhận.
  3. 3. Văn học phản ánh con người trên những   phương diện nào?  ­ Về phương diện xã hội, con người trong văn nghệ được  phản ánh như những hiện tượng tiêu biểu cho mối quan hệ  xã hội nhất định. Về mặt này, văn nghệ nhận thức con  người như những tính cách è Đó là những con người sống, cá  thể, cảm tính nhưng lại thể hiện rõ nét những phẩm chất có ý  nghĩa xã hội, đại diện cho một giai cấp, một tầng lớp, một  dân tộc… ­ Về phương diện đạo đức, tính cách mà văn nghệ  nắm bắ không trừu tượng như những khái niệm về phẩm  chất, mà là các phẩm chất thể hiện trong đời sống con  người. Văn học khám phá ý nghĩa đạo đức trong các tìn huống  éo le, phức tạp nhất, trong những trường hợp không thể nhìn  thấy một cách giản đơn, bề ngoài. Về phương diện chính trị,  văn học miêu tả con người trong đời sống chính trị không phải  mang bản chất giai cấp trừu tượng mà như những tính cách cụ  thể è Làm sống lại đời sống chính trị cũng như làm sống lại  cuộc sống của con người trong những cơn bão táp chính trị.  4. Giá trị thẩm mỹ là gì?  Giá trị thẩm mỹ là ý nghĩa của các hiện tượng cảm tính của  thế giới đối với lí tưởng và thị hiếu thẩm mỹ. 5. Tại sao tác phẩm văn học phải có giá trị thẩm   mỹ? 
  4. ­ Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ góp phần định hướng  tư duy theo tiêu chí Chân – Thiện – Mỹ. Những nghệ sĩ chân  chính, qua hoạt động nghệ thuật của mình, đã khẳng định  những tư tưởng tiến bộ, nhằm phục vụ điều thiện và chính  nghĩa. ­ Thiếu khát khao vươn tới cái đẹp, nghệ thuật sẽ mất  đi sức mạnh cơ bản của nó, sẽ không thể thanh lọc tâm hồn  con người và cải tạo xã hội. Cho nên, nghệ thuật không  những phản ánh quy luật của đời sống mà còn phản ánh cách  đánh gái thẩm mỹ về đời sống.  6. Cái đẹp trong văn học biểu hiện như thế nào?  tác phẩm văn học khi phản ánh hiện thực kháo quát, đánh giá  về mặt tư tưởng, cảm xúc đều tái hiện những lớp hiện thực  có giá trị thẩm mỹ nhất định, độc đáo, không lặp lại mang đến  những tình điệu thẩm mỹ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học rất  đa dạng: ­ Cái đẹp của thiên nhiên, đất nước ­ Cái đẹp của  con người: ngoại hình, tài năng, nhân cách ­ Vẻ đẹp của văn  hóa, phong tục ­ Vẻ đẹp của ngôn ngữ, nghệ thuật  7. Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc   sống?  ­ Văn học, với chức năng nhận thức, giáo dục cần phải trở  thành thứ “Vũ khí thanh cao và đắc lực…”[Thạch Lam] để  thay đổi và cải tạo cuộc sống. Muốn vậy văn học phải cho  con người hiểu được cuộc sống diễn ra quanh mình, phải giúp  con người năm bắt được những vấn đề mang hơi thở của thời  đại.
  5. ­ Hiện thực là nguồn gốc của nhận thức, của ý thức, là  mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật và đồng thời là  chìa khóa giải thích các hiện tượng phức tạp của nghệ  thuật. Chỉ khi hướng về với hiện thực cuộc sống, với đời  sống nhân dân, nhà văn mới có thể tìm được cho mình nguồn  cảm hứng dồi dào, chất liệu sáng tạo đặc sắc, đáng giá cũng  như cho tài năng và vốn sống của mình cơ hội trả qua “lửa  thử vàng” để từ đó càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc sắc  hơn… ­ Do vậy, vai trò của nhà văn là “người thư kí trung thành của  thời đại”. Trách nhiệm của nhà văn là phải thể hiện hiện  thực cuộc sống, nắm bắt được những mâu thuẫn cơ bản nhất  của thời đại để từ đó đưa ra một hướng đi, một giải pháp, bày  tỏ một thái độ, một lối đi để cải tạo hiện thực cuộc sống.  8. Khi phản ánh hiện thực cuộc sống, văn học   trình bày những vấn đề gì? ­ Những vấn đề mang tính bản chất của hiện thực: Phản  ánh hiện thực, văn học có khả năng hiểu biết và khám phá  được bản chất hoặc những khí cạnh căn bản của hiện thực. ­ Những vấn đề về số phận, phẩm chất và bản chất của  con người: Văn học đi sâu khám phá những vấn đề đời tư,  thế sự về số phận của con người, đề cao nhân tính và phẩm  chất tốt đẹp của con người đồng thời chạm đến những vấn  đề nhân bản có tính chất muôn thuở: khát vọng hạnh phúc,  cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong mỗi con người… 
  6. ­ Thế giới chủ quan ­ thế giới nội tâm của nhà văn. Garođi  cho rằng: “Sáng tác văn nghệ có nhiệm vụ không phải tái hiện  thế giới mà là biểu hiện khát vọng của con người” è Qua hiện  thực được phản ánh trong tác phẩm, ta nhận ra sự đánh giá, lí  giải của nhà văn trước hiện thực ấy. Hiện thực trong tác  phẩm văn học là kết quả của quá trình suy tư và trăn trở,  không ngừng đặt ra những câu hỏi và tìm cách trả lời những  câu hỏi, để đề xuất một con đường, một giải pháp, một  hướng đi cho hiện thực cuộc sống.  9. Vì sao văn học lại là tiếng nói của cảm xúc?  Văn học là hiện tượng thẩm mỹ, nói tác phẩm văn học là nói  đến cái đẹp. Tác phẩm văn học không phải là sự giáo điều,  khô cứng mà tác động trước hết vào người đọc thông qua trái  tim, qua những rung cảm của tâm hồn, hướng người đọc đến  những giá trị chân­thiện­mỹ. 10. Cảm xúc trong văn học có những đặc điểm   gì?  ­ Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ là  một sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng, mà phải gắn với những  cảm xúc mãnh liệt. Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong  tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý  thức, đã được siêu thăng dưới lý tưởng của thời đại. Đó  có thể là tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn,  tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc… Đó có thể là  những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực như tố cáo,  căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai.
  7. ­ Cảm hứng trong tác phẩm văn học không phải là tình cảm  được xướng lên, mà phải là tình cảm toát ra từ tình huống, từ  tính cách và từ sự miêu tả.  ­ Cảm hứng trong tác phẩm văn học phải phục tùng quy luật  của tình cảm: phải gợi mở chứ không biểu hiện thẳng đuột,  một chiều; trong tác phẩm văn học, sự vật động của tình cảm  có quy luật riêng, nhiều khi lất át quy luật đời sống, quy luật  xã hội. 11. Tình c   ảm và  t  ư t    ưởng  trong văn h   ọc có mối    quan hệ như thế nào?  Tình cảm và tư tưởng trong tác phẩm văn học có mối quan  hệ thống nhất, biện chứng:  ­ Tư tưởng làm nên sức nặng của tác phẩm, khiến tình cảm  của tác phẩm không còn là những xúc cảm vu vơ hời hợt, mà  trở thành những rung cảm mãnh liệt, có chiều sâu.  ­ Tình cảm giúp tư tưởng thăng hoa, tác động vào bạn động cả  bằng con đường trái tim và khối óc, giúp người đọc ngộ ra  những chân lý về con người và đời sống. 12. Vì sao văn học cần phải sáng tạo?  ­ Thứ nhất là do bản thân nghệ thuật là hoạt động của sự  sáng tạo mang tính cá thể, không lặp lại người khác và không  lặp lại chính mình. 
  8. ­ Thứ hai, mục đích cao cả của văn chương là trở thành “thứ  vũ khí thanh cao và đắc lực…”, muốn thực hiện được sứ  mệnh của mình, văn chương phải tìm được những cách thức  tác động vào tâm tư tình cảm người đọc để tạo thành sức  mạnh tác động trở lại vào cuộc sống. Người đọc sẽ không thể  bị tác động nếu những gì văn học nghệ thuật mang lại chỉ là  rập khuôn, đơn điệu, nhàm chán . ­ Thứ ba, mỗi nhà văn sáng tác đều mong muốn ghi lại dấu  ấn của mình trên cuộc đời, một tác phẩm muốn sống mãi phải  giành vị trí đặc biệt trong lòng bạn đọc “người tạo ra tác  phẩm là nhà văn, người quyết định sức sống của tác phẩm  phải là độc giả”­> Độc giả không bao giờ chấp nhận những  điều quen nhàm, không bao giờ chấp nhận những nhà văn sao  chép, vì nhu cầu của họ khi tìm đến văn chương là nhu cầu  tìm kiếm những gì mới mẻ, mở mang đầu óc, tư tưởng tình  cảm… Đó cũng chính là quy luật đào thải khắc nghiệt của văn  chương, người không sáng tạo sẽ bị quên lãng. điều này đòi  hỏi nhà văn phải có những điểm đặc biệt không bị lẫn với  người khác và không lặp lại với chính mình, phải có thứ “vân  tay nghệ thuật riêng” in dấu trong lòng bạn đọc, thể hiện qua  những tác phẩm đặc sắc, có giá trị.  13. Sự sáng tạo trong văn học có biểu hiện như   thế nào? ­ Chân lý nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với  chân lý đời sống. Hiện thực trong tác phẩm văn học là hình  ảnh chủ quan của thế giới khách quan, đã được khúc xạ qua  lăng kính của nhà văn. Sự sáng tạo ở đây thể hiện qua góc  nhìn mới mẻ, độc đáo và những phát hiện của riêng 
  9. người nghệ sĩ trong quá trình khám phá hiện thực cuộc  sống. ­ Sự sáng tạo của văn học còn là kết quả của trí tưởng  tượng nhằm tạo ra thế giới của ước mơ, của lí tưởng, vươn  lên trên hiện thực khách quan để phá vỡ các giới hạn của sự  tồn tại.  14. Phản ánh và sáng tạo có mối quan hệ như   thế nào?  Phản ánh và sáng tạo có mối quan hệ thống nhất biện chứng.  ­ Sự phản ánh giúp cho sự sáng tạo không đi chệch hướng,  không trở thành những điều hoang đường, vô nghĩa là có chiều  sâu và gợi ra những giá trị tư tưởng sâu sắc.  ­ Sự sáng tạo giúp cho sự phản ánh không khô khan, giáo điều  mà trở nên mới mẻ, thu hút, sinh động, giàu sức sống. 15. Nội dung là gì?  Khái niệm nội dung có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ giữa  văn học và hiện thực, bao hàm nhân tố khách quan của đời  sống và nhân tố chủ quan của nhà văn. Nó vừa là cuộc sống  được y thức, vừa là sự cảm xúc, đánh giá đối với cuộc sống  đó. Có hai cấp độ: nội dung trực tiếp và nội dung gián  tiếp.Yêu cầu nội dung: Phải thực hiện được các chức năng  của văn học, thực hiện được thiên chức của văn học.  16. Hình thức là gì? 
  10. Là sự hợp thành của nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng ngôn  từ, các đặc trưng thể loại, biện pháp kết cấu xây dựng nhân  vật… nhằm mục đích thẻ hiện trực tiếp, sinh động nội dung,  nhằm tạo nên dạng tồn tại nhất định của nội dung, tạo nên  toàn bộ tác phẩm thành một chỉnh thể thống nhất.  17. Hình thức và nội dung có mối quan hệ như   thế nào?  ­ Thống nhất, mật thiết ­> mỗi tác phẩm là một chỉnh thể  thống nhất giữa nội dung và hình thức: “nội dung phải là nội  dung của hình thức, hình thức phải là hình thức của nội dung”  ­ Nội dung đóng vai trò chủ đạo. Nội dung là cái có trước,  thông qua tư tưởng của nhà văn, bao giờ cũng sẽ tìm ra hình  thức phù hợp nhất để bộc lộ đầy đủ, rõ ràng bản chất. ­ Ý  nghĩa: Sự thống nhất của ND­NT tạo nên sức mạnh tư tưởng  – nghệ thật của một TP. “Mỗi tác phẩm là một phát minh về  hình thức, một khám phá về nội dung”.  18. Hình tượng nghệ thuật là gì?  ­ Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát  bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể,  sinh động, điển hình, nhận thứ trực tiếp bằng cảm tính. ­ Hình tượng nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được  nghệ sĩ tái hiện bằng trí tưởng tượng sáng tạo. Hình tượng  nghệ thuật tái hiện đời sống, nhưng không phải sáng tạo, sao  chép y nguyên những hiện tượng có thật mà là tái hiện có 
  11. chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của  người nghệ sĩ.  19. Hình tượng nghệ thuật có những đặc điểm   gì?  ­ Hình tượng nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới  khách quan.Tính khách quan của hình tượng là nói lên bản  chất, quy luật của cuộc sống. Người nghệ sĩ phản ánh cái đã,  đang và có thể xảy ra theo quy luật của tự nhiên, đời sống.  ­ Hình tượng nghệ thuật bao hàm sự thống nhất biện chứng  giữa thuộc tính chung và cá biệt. nó hiện ra một cách cụ thể,  độc đáo, không lặp lại nhưng chứa đựng những thuộc tính  chung của hiện tượng, sự vật, chứa đựng những quy luật  chung của cuộc sống.  ­ Các hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là thành quả của tư  duy sáng tạo và hư cấu của nghệ sĩ. Chúng xuất hiện không  phải để minh họa và khảo sát cho kết luận mang tính khái  quát mà bản thân nó là thành quả sáng tạo, là sự thêm vào  khách thể một thực thể mới.  ­Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng hàm chứa sự thái độ,  cảm xúc của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ bao giờ cũng tái hiện đời  sống dưới ánh sáng của các lợi ích và lí tưởng của một giai  cấp, một thời đại nhất định. Khi xây dựng hình tượng họ biểu  hiện trong đó một thái đó, một cảm xúc riêng, nghĩa là hóa  thân. 

Page 2

YOMEDIA

Tài liệu "Các đặc trưng của văn học" trình bày đối tượng phản ánh của văn học là gì, vì sao đối tượng phản ánh chủ yếu của văn học là con người?, văn học phản ánh con người trên những phương diện nào. Mời các bạn tham khảo!

20-09-2018 988 27

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề