Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.

Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ (thường là trước 3 tuổi) và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.

Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là những khiếm khuyết về ngôn ngữ, tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình cùng với ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có những rối loạn đi kèm về cảm giác và các triệu chứng tăng động, giảm chú ý, động kinh, chậm phát triển…. Và "giai đoạn vàng" để điều trị cho trẻ tự kỷ thường là từ 2 – 4 tuổi. Khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi có thể phát hiện được những dấu hiệu khác lạ và khi trẻ 2 tuổi có thể chẩn đoán chính xác trẻ có bị tự kỷ hay không, ở mức độ như thế nào. Vì thế, các bậc cha mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu nghi ngờ của hội chứng tự kỷ và đưa con đến bệnh viện – các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, chẩn đoán sớm, can thiệp sớm.

Theo Thạc sĩ Đặng Thị Chuyên - Trưởng Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ, cha mẹ có thể phát hiện sớm chứng tự kỷ ở trẻ qua các dấu hiệu như: Trẻ không bập bẹ khi 12 tháng tuổi; Không biết ra hiệu (chỉ tay, vẫy tay, bắt tay…) khi 12 tháng tuổi; Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi; Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi ; Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trẻ thường thiếu đáp ứng khi gọi tên; khó khăn với chú ý đồng thời (hiếm khi chỉ đồ vật cho người khác, hiếm khi đưa đồ vật cho người khác); kém giao tiếp mắt; thiếu hứng thú với đồ chơi và không tham gia chơi với trẻ khác cùng độ tuổi; thường có khó khăn về cảm giác, vận động….

Bằng các liệu pháp kỹ thuật, bác sĩ tâm lý tại Khoa Tâm lý lâm sàng - Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ luôn kiên trì, nhẫn nại, nhẹ nhàng, thân thiện để giúp bệnh nhi dần ổn định

Tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ, trung bình mỗi năm, tiếp nhận khám, phát hiện, điều trị hàng trăm lượt trẻ tự kỷ. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, cơ sở vật chất hiện đại, hiện, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ đưa vào rất nhiều biện pháp để phục hồi chức năng tâm lý cho trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ rối loạn phát triển nói chung. Trong đó, các biện pháp tâm lý tập trung vào phát triển ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp, giảm hành vi… Tại Khoa Tâm lý lâm sàng, các phương pháp can thiệp chủ yếu được sử dụng như phương pháp PECS, TEACH, ABA kết hợp… Bằng các liệu pháp kỹ thuật, bác sĩ tâm lý luôn kiên trì, nhẫn nại, nhẹ nhàng, thân thiện để giúp bệnh nhi dần ổn định.

Cũng theo Thạc sĩ Đặng Thị Chuyên, sự phối hợp của phụ huynh rất quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ. Phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình cần cho con cùng tham gia trong mọi hoạt động, chơi tương tác cùng con, ngang tầm mắt trẻ, dạy chỉ ngón vào đồ vật mà trẻ muốn khi trẻ nhìn vào đồ vật ... Cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên con. Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ hoặc làm một việc có ích, cha mẹ nên khen bằng lời nói hoặc thưởng cho trẻ một phần quà nhỏ để trẻ có động lực phát huy tiếp.

Cùng với sự phối hợp của gia đình bệnh nhi, trong những năm qua, nhiều bệnh nhi đã được điều trị thành công, Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ luôn là địa chỉ tin cậy của những gia đình có trẻ tự kỷ.

Khi trẻ có các biểu hiện ở trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần để được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Tự kỷ (Autism) là những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ. Những người bị tự kỷ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, sinh hoạt giao tiếp và đôi khi làm ảnh hưởng đến người khác. Vậy hội chứng tự kỷ (Autism) là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh tự kỷ là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì

Tự kỷ (Autism) là gì?

Tự kỷ (Autism) là một rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự giao tiếp và tương tác xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn. Triệu chứng đã bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời. [1]

Tự kỷ được chia thành 2 loại là:

  • Tự kỷ bẩm sinh: Dạng tự kỷ phát triển từ khi trẻ mới sinh ra cho đến giai đoạn 3 tuổi. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết là trẻ chậm phát triển.
  • Tự kỷ không điển hình: Trẻ vẫn phát triển bình thường trong giai đoạn từ 12-30 tháng tuổi. Sau đó, trẻ đột nhiên không phát triển nữa hoặc mất hết những khả năng mà trẻ đã học được trong quá trình trưởng thành.

Tự kỷ có phải là bệnh không?

Không. Tự kỷ không phải là bệnh mà chỉ là bộ não của bạn hoạt động theo cách khác với những người xung quanh bạn và nó mặc định từ lúc bạn sinh ra. Tự kỷ không phải là một tình trạng bệnh có phương pháp điều trị hoặc chữa bệnh, nên người bị hội chứng tự kỷ lại rất cần được hỗ trợ về mặt tinh thần lẫn thể chất. [2]

Ngoài ra, hội chứng tự kỷ một phần cũng do yếu tố di truyền từ hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy và những thay đổi hiếm gặp trong mã di truyền, yếu tố này chiếm khoảng 10-20%. [3]

Các mức độ tự kỷ

1. Hội chứng Asperger

Hội chứng Asperger là rối loạn về phát triển thần kinh, tâm lý, suy giảm khả năng giao tiếp và khả năng tương tác xã hội. Trẻ có thể có trí thông minh ở mức trung bình hoặc có thể vượt trội hơn với người khác và hoàn toàn không bị mất khả năng ngôn ngữ.

Biểu hiện sớm của người hội chứng Asperger biểu hiện từ nhỏ, trẻ không nhìn vào mắt khi nói chuyện, không thể giao tiếp người thân kể cả bố mẹ bằng mắt. Trong các tình huống giao tiếp xã hội trẻ cảm thấy bị lúng túng, không biết trả lời hay hay phản ứng như thế nào khi có người tiếp cận, nói chuyện với trẻ.

Trong trường hợp nếu phụ huynh đưa trẻ đi thăm khám và được chẩn đoán sớm, bác sĩ có những phương pháp can thiệp trị liệu phù hợp thì trẻ sẽ khắc phục tình trạng rối loạn cảm xúc của mình.

2. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là một hiện tượng liên quan đến nhận thức, ngôn ngữ, cảm giác kèm theo những hành vi rối loạn, suy yếu. Hội chứng rối loạn tự kỷ phát triển hệ thần kinh ở não do một số gen bất thường gây ra làm thay một cấu trúc ở những bộ phận như sinh hóa thần kinh không được bình thường, thùy trán, tiểu não, thùy thái dương,…

Hiện nay nguyên nhân rối loạn tự kỷ vẫn còn đang bỏ ngỏ. Tuy nhiên, theo thống kê các trường hợp mắc tự kỷ cho thấy nguyên nhân do gen di truyền chiếm 25%. Ngoài ra, rối loạn tự kỷ còn do môi trường xung quanh tác động như yếu tố tâm lý xuất phát từ gia đình, trẻ bị stress hay yếu tố thần kinh và sinh học như động kinh, việc chăm sóc trẻ của bố mẹ chưa đúng,…

3. Rối loạn phát triển lan tỏa (PDD-NOS)

PDD-NOS là một rối loạn phát triển thần kinh làm suy yếu tăng trưởng và phát triển của não. Trong số nhiều loại hội chứng tự kỷ khác nhau, các bác sĩ chẩn đoán coi PDD-NOS là một loại tự kỷ không điển hình.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thì 68 trẻ thì có 1 trẻ sẽ mắc rối loạn phát triển lan tỏa và cứ 1000 người trưởng thành trên toàn thế giới thì có 6 người trong số đó sẽ mắc chứng rối loạn phát triển lan tỏa.

Chứng rối loạn phát triển lan tỏa cần điều trị bằng vật lý trị liệu lẫn tinh thần, để người bệnh mau chóng rời khỏi chứng rối loạn phát triển lan tỏa này.

Triệu chứng tự kỷ (Autism) phổ biến

1. Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em

Trẻ có dấu hiệu bị hội chứng tự kỷ thường có những biểu hiện điển hình sau đây:

  • Về mặt cảm xúc: Khi còn nhỏ trẻ đã không biết cách giao tiếp với cha mẹ, không nhìn thẳng vào mắt người đối diện và khó phân biệt giữa người lạ và người quen. Khi đi học, trẻ thường thu mình lại một góc, ít giao tiếp với ai kể cả bạn bè và thầy cô.
  • Về hành vi: Trẻ có thói quen chơi một món đồ chơi nhất định, thích thú với những âm thanh do mình tự tạo ra mà chẳng cần quan tâm đến lời nói từ cha mẹ. Thậm chí có một số trẻ tự làm hại chính bản thân bằng cách đập tay vào đầu, cào cấu thân thể đến chảy máu.
  • Về ngôn ngữ: Trẻ có biểu hiện chậm biết nói, câu nói đơn điệu hoặc không mang một ý nghĩa nào, đôi lúc trẻ tự lẩm bẩm một mình bằng lời nói vô nghĩa, không xác định được.
    Xem thêm ASD ở trẻ em: Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Các mức độ, nguyên nhân và dấu hiệu

2. Triệu chứng tự kỷ ở người lớn

Ngoài trẻ em, đối với người lớn khi có những dấu hiệu tự kỷ thường đi kèm với các triệu chứng:

2.1 Đối với những mối quan hệ xung quanh:

  • Gặp những vấn đề trong giao tiếp xã hội, tư thế không tự nhiên và hay nói những lời vô nghĩa.
  • Thiếu sự cảm thông với người khác và luôn cho mình đúng.
  • Khó tạo nên tình bạn với những người xung quanh.
  • Ít quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh.

2.2 Với công việc hằng ngày:

  • Chậm tiếp thu, làm việc với năng suất kém.
  • Khó bắt đầu cuộc nói chuyện và không biết cách duy trì cuộc nói chuyện đó.
  • Hành động rập khuôn, làm đi làm lại hoặc lẩm bẩm một số từ nào đó.
  • Ngớ người với những câu nói ẩn ý của người khác.

2.3 Về hành vi:

  • Chỉ tập trung vào một thứ nào đó, chứ không nhìn toàn bộ. Ví dụ chỉ tập trung vào bánh xe thay vì cả chiếc xe.
  • Các hành vi luôn rập khuôn, máy móc, thiếu sự linh hoạt.
  • Chỉ quan tâm đến một chủ đề nào đó mà không cần biết người bên cạnh đang nói chủ đề gì.
    Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì
    Khó tạo nên tình bạn với những người xung quanh

Nguyên nhân tự kỷ và yếu tố rủi ro

Nguyên nhân tự kỷ hiện nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân điển hình như:

  • Yếu tố di truyền: Gen di truyền ảnh hưởng đến thần kinh và trong nhà có người thân mắc chứng tự kỷ, điều này chiếm khoảng 20%.
  • Trong quá trình mang thai: Trong quá trình mang thai người mẹ thường xuyên bị căng thẳng hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá,…
  • Các yếu tố khác: Môi trường, gia đình, bệnh liên quan,…cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng tự kỷ ở trẻ em lẫn người trưởng thành.

Ngoài ra, các yếu tố rủi ro dẫn đến hội chứng tự kỷ bao gồm:

  • Cha mẹ sinh con trong độ tuổi từ 35 trở lên.
  • Chuyển dạ sớm và sinh non.
  • Gặp những biến chứng khi sinh.
  • Cân nặng của trẻ khi sinh thấp.

Khi nào cần gặp bác sĩ

1. Đối với trẻ em

  • Không đáp lại bằng nụ cười hoặc biểu cảm vui vẻ.
  • Không bắt chước âm thanh hoặc nét mặt của người lớn.
  • Không cử chỉ mặc dù đã được 14 tháng tuổi.
  • Khi đã 16 tháng tuổi nhưng không nói được một từ nào.
  • Không nói được cụm từ có hai từ khi được 24 tháng.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội ở mọi lứa tuổi.

2. Đối với người lớn

  • Chỉ tập trung vào một thứ nào đó mà không quan tâm đến người khác và hay thu mình vào một góc.
  • Các hành vi luôn rập khuôn, máy móc, thiếu sự linh hoạt và sáng tạo.
  • Chỉ quan tâm đến một chủ đề nào đó mà không cần biết người bên cạnh đang nói chủ đề gì hoặc tự lẩm bẩm một mình một từ lặp đi lặp lại.

Biến chứng rối loạn tự kỷ

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): thường xuất hiện trước khi trẻ đi học, có thể làm trẻ tăng xu hướng bạo lực, khó kết bạn và duy trì mối quan hệ, dễ sa vào tệ nạn xã hội,…
  • Chứng khó đọc: biểu hiện này thường gặp thấy khi tới tuổi đi học, ảnh hưởng đến các vấn đề về đọc, toán học, đánh vần, ngữ pháp lẫn ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.
  • Lo lắng quá mức: ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thường tự nghĩ, thổi phồng vấn đề khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Trầm cảm: lâu dần người lớn lẫn trẻ em có thể rơi vào chứng trầm cảm, khó kiểm soát hành vi của mình.
  • Bệnh động kinh: là một bệnh về não khi các tế bào thần kinh không truyền tín hiệu bình thường, gây ra co giật. Người bệnh không kiểm soát được của các hoạt động điện làm thay đổi cảm giác, hành vi, nhận thức và chuyển động cơ. Có tới 70% người bị động kinh có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc.
    Xem thêm: Tự kỷ ám thị: Nguyên nhân, dấu hiệu rủi ro và cách phòng ngừa

Chẩn đoán chứng tự kỷ thế nào?

Để chẩn đoán chứng tự kỷ, bác sĩ sẽ hỏi về tiểu sử, những biểu hiện gần đây của người mắc hội chứng tự kỷ, sử dụng bản câu hỏi để dựa vào đó chẩn đoán và tìm ra bước điều trị phù hợp.

Tự kỷ có chữa được không?

Không. Hội chứng tự kỷ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và theo bạn suốt đời. Do đó, không có cách chữa trị dứt điểm. Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ bạn bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.

Điều trị bệnh Autism thế nào?

  • Tâm lý trị liệu: Tình yêu thương của người thân chính là phương thuốc hữu hiệu nhất cho người bị tự kỷ. Nên trò chuyện với họ nhiều hơn để tinh thần được thoải mái.
  • Sử dụng thuốc: Hội chứng tự kỷ chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sử dụng các thuốc an thần, thuốc trầm cảm, thuốc động kinh,… để nhằm giảm hành vi của người bị tự kỷ.
    Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì
    Tình yêu thương của người thân chính là phương thuốc hữu hiệu nhất cho người bị tự kỷ

Phòng ngừa rối loạn tự kỷ

Bạn không thể ngăn ngừa hội chứng tự kỷ, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách thực hiện một số biện pháp nhất định như :

  • Sống một lối sống lành mạnh: Gặp bác sĩ thường xuyên để chăm sóc sức khỏe, ăn chế độ ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục.
  • Quan tâm đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần: Tập thể dục, giảm căng thẳng mệt mỏi,…
  • Cẩn thận khi dùng thuốc: Nên hỏi bác sĩ các loại thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt là với phụ nữ mang thai để tránh hậu quả khi sinh con.
  • Không uống rượu: Không có loại và lượng rượu nào trong thời kỳ phụ nữ mang thai.

Các câu hỏi liên quan tự kỷ

1. Tự kỷ có tự khỏi không?

Không. Hội chứng tự kỷ xuất phát từ yếu tố bẩm sinh và theo bạn suốt đời. Do đó, không có cách chữa trị dứt điểm. Bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ bạn bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.

2. Tự kỷ có nguy hiểm không?

Có. Nếu không được phát hiện kịp thời, hội chứng tự kỷ sẽ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt lẫn công việc. Còn với trẻ em, nếu mắc tự kỷ trong thời gian dài trẻ sẽ chậm nói, chậm phát triển và có xu hướng giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực.

3. Khám tự kỷ ở đâu? Bệnh viện nào?

Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám và điều trị tốt nhất cho người bị hội chứng tự kỷ.

Phương pháp điều trị tự kỷ chính là gì
Bác sĩ có thể hỗ trợ trị tự kỷ bằng tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc

Bên cạnh đó, sử hữu đội ngũ chăm sóc khách hàng luôn niềm nở, hỗ trợ người bị hội chứng tự kỷ tối đa trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị.

Bài viết trên đã cung cấp cho quý độc giả về hội chứng tự kỷ. Tóm lại, tự kỷ không phải là bệnh mà nó xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, do đó bạn sẽ đồng hành với tự kỷ suốt đời bằng phương pháp hỗ trợ từ tâm lý trị liệu hoặc bằng thuốc.