Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là gì

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Ở bài viết này, Bách Khoa sẽ giới thiệu cụ thể về phương pháp này

Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là gì

Bãi chôn chất thải rắn phải có diện tích lớn

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp như thế nào?

Đây là phương pháp xử lý chất thải đang được áp dụng phổ biến ở nước ta bởi sự đơn giản. Nhưng cùng với đó, phương pháp này vẫn còn nhiều điểm hạn chế đáng kể như:

  • Diện tích chôn lấp lớn, một bãi chôn lấp bình thường cũng chiếm diện tích 10 – 15 ha
  • Quá trình phân hủy kéo dài, cần phải xử lý rác độc hại, che đậy, thoát nước. Phải có hàng rào cách ly và các chế phẩm vi sinh đòi hỏi kinh phí cao
  • Lâu dài, có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước, không khí, đất ở khu vực chôn lấp

          2. Phương thức vận hành 

Phương pháp chôn lấp trải bề mặt

Phương pháp này thường được sử dụng ở những vùng trũng tự nhiên, trên những mặt bằng đã được chuẩn bị sẵn. Mặt bằng nằm dưới đáy có thể là đất tự nhiên, đất được lót đáy hoặc đất đã được đầm nén kỹ tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế. Trên bề mặt cần được bổ xung thêm các lớp đất lót và che phủ.

Bề dày của lớp che phủ và thời gian tiếp xúc như sau:

Loại che phủ Bề dày tối thiểu (cm) Thời gian hở (ngày)
Hằng ngày 15 0 – 30
Trung gian 30 30 – 360
Cuối cùng 60 >360

Để cho lớp che phủ không bị hư hỏng, có thể lưu trữ vật liệu che phủ trên bề mặt của ô chôn lấp, khi thực hiện che phủ, máy trải vật liệu chỉ nên di chuyển phía trên lớp che phủ. Nên làm sạch các bánh xe trước khi sử dụng hay đầm nén rác thải. Cho dù là phương pháp nào thì lớp che phủ cũng nên được đầm nén và làm phẳng.

Lớp che phủ có tác dụng kiểm soát các tác nhân gây mùi, tránh thấm nước và hỏa hoạn. Việc đầm nén rác bằng phẳng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc che phủ và máy móc vận hành. Nếu sử dụng đất làm vật liệu che phủ thì bề dày đầm nén tối thiểu là 15cm.

Lớp đất che phủ trung gian phần nào tương tự như lớp che phủ hàng ngày, tuy nhiên thời gian hở nhiều hơn

Những diện tích đã hoàn thành nên được che phủ lớp đất cuối cùng càng sớm càng tốt. Độ sâu, loại đất sử dụng và yêu cầu tỉ lệ đầm nén tùy thuộc vào thiết kế, vận hành của bãi chôn lấp. Lớp che phủ cuối cùng nên đầm nén để giữ cho đất càng ít thấm càng tốt. Cuối cùng tiến hành trồng cây, phủ rơm và điều chỉnh pH cho đất.

Phương pháp đào rãnh

Phương pháp này sử dụng cho khu vực có bề mặt nhấp nhô hoặc khá bằng phẳng với mực nước ngầm thấp. Tùy vào địa điểm mà có diện tích hố đào thích hợp. Phương pháp này có thể yêu cầu nhiều đất và trang thiết bị hơn phương pháp bề mặt, bên cạnh đó nhu cầu lưu trữ và sử dụng đố lượng đất là rất lớn.

Một bãi chôn lấp đã hoàn thành đạt tiêu chuẩn có thể sử dụng để xây dựng công trình, tuy nhiên, quá trình chôn lấp luôn chứa những nguy cơ tiềm ẩn.

Sự sụp lún: đây là vấn đề có thể xảy ra ở tất cả các bãi chôn lấp, tùy vào tính chất đất mà ảnh hưởng đến mức độ sụp lún.

Sự sinh khí: Metan có thể trở thành mối nguy hiểm gây nên sự cháy nổ, hoặc những hợp chất este và những chất có nguồn gốc sunfua gây ra mùi hôi khó chịu.

Sự ăn mòn: có rất nhiều sản phẩm gây khả năng phân hủy hóa học được tìm thấy trong sự phân hủy rác. Sự ăn mòn này có thể tấn công vào các vật liệu xây dựng của các công trình, phá vỡ sự liên kết của bê tông và ăn mòn kim loại.

  1. Những yêu cầu căn bản của bãi chôn lấp

Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là gì

Mặt cắt ngang của hệ thống lớp lót đáy

  • Vị trí thích hợp, xung quanh phải có hàng rào và cây xanh cách ly
  • Bãi chôn lấp gồm có : khu chôn lấp, khu xử lý nước rác, khu phụ trợ

Các hạng mục công trình bãi chôn lấp.

Loại bãi chôn lấp

Hạng mục

Rất lớn Lớn Vừa Nhỏ
Khu chôn lấp

Ô chôn lấp

Hệ thống thu gom nước rác

Hệ thống thu gom và xử lý khí rác

Hệ thống thoát và ngăn nước mặt

Hệ thống quan trắc nước ngầm

Đường nội bộ

Hàng rào và cây xanh

Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt

Bãi phân loại chất thải

Khu xử lý nước rác

Trạm bơm nước rác

Công trình xử lý nước rác

Ô chứa bùn

Khu phụ trợ

Nhà điều hành

Nhà nghỉ cho nhân viên

Trạm phân tích

Trạm cân

Nhà để xe

Trạm rửa xe

Trạm sửa chữa, bảo dưỡng điện, máy

Kho dụng cụ và chứa phế liệu

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

 

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

  • Kết cấu vững chắc, đủ khả năng chịu tải, đảm bảo an toàn
  • Đảm bảo chống thấm nước rác
  • Có hệ thống thu gom khí rác

Xây dựng các bãi chôn lấp cần tiến hành đúng quy trình với những tiêu chuẩn nhất định nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh gây tác động tiêu cực đối với môi trường.

Để sở hữu một hệ thống xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp đạt tiêu chuẩn, đảm bảo xử lý triệt để chất thải và không ảnh hưởng đến môi trường, Quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Bách Khoa để được tư vấn.

Chất thải rắn là gì?

Chất thải là bất kỳ loại vật liệu nào mà cá nhân không còn dùng nữa, hoặc chúng không còn tác dụng gì nữa với cá nhân đó, chúng cũng không còn tác dụng gì trong bất cứ hoạt động nào cho sản xuất hoặc dịch vụ. Chất thải rắn có nhiều nguồn khác nhau. Chúng bao gồm tất cả rác thải mà con người thải ra môi trường ở nhiều nơi khác nhau như từ hộ gia đình, trường học, bệnh viện, chợ…

Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là gì

Xử lý chất thải rắn là làm gì?

  • Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn
  • Chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích
  • Làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn
  • Lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp

Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:

  • Giảm thiểu phát thải
  • Tái sử dụng
  • Tái chế
  • Xử lý
  • Tiêu hủy

Cách xử lý chất thải rắn phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng như sau:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung.

Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.

Mục đích của việc xử lý chất thải

Chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích, giúp giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn, lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong công tác quản lý chất thải rắn, thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:

  • Giảm thiểu phát thải
  • Tái sử dụng
  • Tái chế
  • Xử lý
  • Tiêu hủy

Hiện nay, ở các nước đang phát triển trong đó có nước ta, các phương pháp xử lý chất thải rắn thường được áp dụng như sau:

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn được tận dụng để sản xuất phân hữu cơ. Tuy nhiên, do quá trình phân loại rác thực hiện chưa đồng bộ nên chỉ có một phần rác thải sinh hoạt được ủ sinh học, phần còn lại vẫn chôn lấp ở các bãi rác tập trung.

Các thành phần khó phân huỷ sinh học nhưng dễ cháy như giấy vụn, giẻ rách, nhựa, cao su… không còn khả năng tái chế thì có thể áp dụng phương pháp đốt để giảm thể tích. Chất thải xây dựng và các thành phần không cháy được như vỏ ốc, gạch đá, sành sứ… đưa đi san nền hoặc chôn lấp trực tiếp ở bãi chôn lấp.

Phương pháp chôn lấp chất thải rắn là gì

1. Phương pháp chôn lấp chất thải

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng cho đối tượng chất thải rắn là rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế, tro xỉ của các lò đốt, chất thải công nghiệp. Phương pháp chôn lấp cũng thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.

Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4.

Tuy nhiên với quá trình đô thị hóa, kết hợp lượng rác thải sinh hoạt từ vật liệu nhựa, nilon… đã gây quá tải cho quỹ đất sử dụng cho bãi rác chôn lấp. Cần có những biện pháp khác thay thế cho phương pháp chôn lấp chất thải giúp bảo vệ môi trường.

2. Phương pháp tái chế chất thải

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam. Các loại chất thải có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi. Một số làng nghề tái chế hiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như xã Chỉ Đạo (Hưng Yên), xã Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy xã Dương Ổ (Bắc Ninh)… Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệ thống mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

Rác thải điện tử là một trong những loại rác được tái chế khá nhiều ở Việt Nam. Các máy tính, tivi, đầu máy hỏng thường được bán cho đội ngũ thu gom phế thải (đồng nát, ve chai). Các sản phẩm thải ra này thường được tách ra để thu gom linh kiện, hoặc lấy kim loại và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chế.

Tuy nhiên, điều đáng nói là công nghệ tái chế tại các cơ sở này còn quá lạc hậu. Sau khi các kim loại và linh kiện điện tử còn dùng được được bóc tách và đem bán hoặc sửa chữa, phần còn lại chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chất để tạo ra sản phẩm mới, vốn là các sản phẩm đơn giản như chai lọ, túi nylon với số lượng còn hạn chế.

3. Phương pháp thiêu đốt chất thải

Thiêu đốt là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung, đặc biệt là đối với chất thải rắn độc hại công nghiệp, chất thải nguy hại y tế nói riêng. Xử lý khói thải sinh ra từ quá trình thiêu đốt là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Phụ thuộc vào thành phần khí thải, các phương pháp xử lý phù hợp có thể được áp dụng như phương pháp hoá học (kết tủa, trung hoà, ôxy hoá…), phương pháp hoá lý (hấp thụ, hấp phụ, điện ly), phương pháp cơ học (lọc, lắng)…

Phương pháp thiêu đốt được sử dụng rộng rãi ở một số nước như Nhật Bản, Đức, Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch… là những nước có số lượng đất cho các khu thải rác bị hạn chế.

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm bớt tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro, xỉ. Mặt khác, năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

Hiện tại, ở Việt Nam xử lý chất thải rắn nguy hại y tế chủ yếu bằng lò đốt công suất nhỏ được trang bị cho từng bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện lớn tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế có công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải y tế được thực hiện tốt. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, việc xử lý chất thải y tế phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế từng tỉnh. Số bệnh viện tuyến huyện được trang bị lò đốt đạt tiêu chuẩn rất ít. Vì vậy, chất thải y tế thường được đốt bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong khu đất của bệnh viện.

Đối với rác thải nguy hại công nghiệp được xử lý bằng phương pháp đốt thì gần như tuân theo nguyên lý đốt của chất thải y tế nhưng công suất lò lớn hơn. Hiện tại, các khu công nghiệp có đầu tư khu xử lý chất thải rắn nguy hại tập trung không nhiều. Các chất thải rắn nguy hại thường được doanh nghiệp hợp đồng với công ty, đơn vị có chức năng, được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại.

Với hiện trạng hiện nay, Việt Nam cần học hỏi khoa học công nghệ về lò đốt ở các quốc gia như Singapore; Nhật; Thủy Sỹ; Đức để loại bỏ các yếu tố không đạt khi quan trắc môi trường của các lò do đơn vị VN sản xuất là độ cao tối thiểu; dư lượng Dioxin; bụi…Xu hướng 2020 trở đi, với lượng rác thải sinh hoạt thì xu hướng ngành từ 2020 trở đi mỗi đơn vị Quận; Huyện đã phải trang bị 1 lò đốt rác thải sinh hoạt và trung bình 1 thành phố tối thiểu 2-3 lò đốt rác nguy hại.

4. Phương pháp ủ sinh học

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…

Đối với quy mô nhỏ (ví dụ như trang trại chăn nuôi), rác hữu cơ có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo đống. Đối với quy mô lớn có thể áp dụng công nghệ ủ sinh học theo qui mô công nghiệp. Nhiệt độ, độ ẩm và độ thông khí được kiểm soát chặt chẽ để quá trình ủ là tối ưu.

>>Xử lý mùi và phân hủy sinh học bằng BIOEM

>>Quan trắc khí thải