Phù sinh điện hạ là ai

Bởi Cẩm Thương

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Cẩm Thương

Giới thiệu về cuốn sách này

Một người nam nhân thao tác hết thảy, liền tính chính mình không thể quang minh chính đại bước lên vương tọa cũng muốn đem mọi người biến thành chính mình con rối.

Từ hồng nguyệt chi dạ bắt đầu chuyện xưa, giao nhân vĩnh hằng sinh mệnh, bị đánh tráo Vu nữ, thiên sát mệnh cách hài tử, cùng với chung sẽ trở thành con rối hoàng đế nữ tử.

Tăng nhân khắp nơi tìm kiếm chân lý rốt cuộc là cái gì, vĩnh hằng sinh mệnh rốt cuộc nên như thế nào vượt qua, tam đại môn phái gút mắt cùng bọn họ quá khứ, đến tột cùng đã xảy ra cái gì……

Đổi số di động, Tấn Giang hào cũng thay đổi, tân tên

Đêm lạnh R

Tag: Yêu sâu sắc, Ngược luyến tình thâm

Một câu tóm tắt: Cuối cùng cả đời cũng tìm không được chân lý

Phú Quang [13 tháng 10 năm 1949 – 8 tháng 12 năm 2021], tên đầy đủ Nguyễn Phú Quang, là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam.

Phú QuangThông tin nghệ sĩTên khaisinhSinhNguyên quánMấtNghề nghiệpNhạc cụCakhúc tiêubiểuCasĩ trìnhbày thànhcông
Nguyễn Phú Quang
[1949-10-13]13 tháng 10, 1949
Phú Thọ, Việt Nam
Thạch Thất, Hà Nội
8 tháng 12, 2021[2021-12-08] [72tuổi]
Hà Nội, Việt Nam
Nhạc sĩ, Nhạc công, Giám Đốc Âm Nhạc, Kinh doanh
Piano, Guitar, Kèn cor
Em ơi Hà Nội phố, Im lặng đêm Hà Nội, Tôi muốn mang Hồ Gươm đi, Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Về lại phố xưa, Nỗi buồn, Ngọn nến, Đâu phải bởi mùa thu, Mơ về nơi xa lắm,...
Thu Phương[1]Lê Dung, Quang Lý, Mỹ Hạnh, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Ngọc Anh, Tùng Dương, Tấn Minh, Đức Tuấn, Minh Chuyên

Nhạc của Phú Quang chủ yếu là tình ca, những bài hát trữ tình viết về Hà Nội. Ngoài ra, ông còn sáng tác khí nhạc [nổi bật là "Khát vọng" và "Tình Yêu Của Biển"] và nhạc phim [Bao giờ cho đến tháng Mười, Vị đắng tình yêu].[2]

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
  • 2 Sự nghiệp
  • 3 Ca sĩ thể hiện thành công
  • 4 Các nhạc phẩm tiêu biểu
    • 4.1 Ca khúc
    • 4.2 Khí nhạc & nhạc phim
  • 5 Danh sách đĩa nhạc
    • 5.1 Album phòng thu
    • 5.2 Album biên tập
    • 5.3 Album tuyển tập
  • 6 Liveshow [nổi bật]
  • 7 Đời tư
  • 8 Qua đời
  • 9 Chú thích
  • 10 Xem thêm
  • 11 Liên kết ngoài

Tiểu sửSửa đổi

Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949 tại Phú Thọ, quê gốc làng Vĩnh Lộc, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, có nhà ở phố Khâm Thiên. Phú Quang không biết chính xác ngày sinh của mình bởi sau khi sinh ông được khoảng 3 tháng, mẹ ông mới đi làm Giấy khai sinh cho ông và lấy ngày 13/10/1949 là ngày sinh. Về sau này, Phú quang đã sáng tác bài "Sinh nhật đen" để nói về ngày sinh nhật của chính mình.

Sự nghiệpSửa đổi

Năm lên 5 tuổi, ông theo gia đình về Hà Nội. 36 tuổi vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và năm 2008 [59 tuổi] trở lại Hà Nội.

Nhạc phẩm đầu tay của ông là Ballad "Niềm tin" viết cho violoncello và piano [năm 1967]

  • Năm 1967: Tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor tại Nhạc viện Hà Nội.
  • Từ năm 1967 đến 1978: Công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc vũ kịch Việt Nam.
  • Năm 1978: Học tại Nhạc viện Hà Nội, chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc.
  • Năm 1982: Tốt nghiệp, về công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.
  • Năm 1986: Chuyển về Phòng ca múa nhạc, Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năm 1994: Chuyển về Nhà hát Giao hưởng Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Năm 2004: Thành lập Công ty Hỗ trợ và Phát triển Nghệ thuật Phú Quang.

Ca sĩ thể hiện thành côngSửa đổi

  • Theo danh ca Khánh Ly, người hát hay nhất nhạc của Phú Quang là nữ ca sĩ nhạc nhẹ của thập niên 90, Thu Phương.[3]

Các nhạc phẩm tiêu biểuSửa đổi

Ca khúcSửa đổi

  1. Bâng quơ
  2. Biển nỗi nhớ và em [Thơ Hữu Thỉnh]
  3. Ca khúc "Mẹ"[4]
  4. Chiều đông Moskva
  5. Chiều phủ Tây Hồ
  6. Chiều sóng và em
  7. Chuyện kể về tình yêu
  8. Chuyện bình thường số 7
  9. Em ơi Hà Nội phố [Thơ Phan Vũ]
  10. Đâu phải bởi mùa thu [Thơ Giáng Vân]
  11. Điều giản dị
  12. Gió và hoa hồng [Nhạc ngoại]
  13. Khúc mùa thu
  14. Im lặng đêm Hà Nội [Thơ Phan Thị Ngọc Liên]
  15. Lang thang
  16. Thương lắm tóc dài ơi
  17. Trong ánh chớp số phận
  18. Tình khúc 24
  19. Tình yêu của biển
  20. Mơ về nơi xa lắm
  21. Nói với anh
  22. Nỗi buồn
  23. Nỗi nhớ
  24. Nỗi nhớ mùa đông [Thơ Thảo Phương]
  25. Hà Nội ngày trở về [Thơ Thanh Tùng]
  26. Ngày mai
  27. Khúc mưa
  28. Sinh nhật đen[5]
  29. Lãng đãng chiều đông Hà Nội [thơ Tạ Quốc Chương
  30. Rock buồn
  31. Về lại phố xưa
  32. Với tất cả tình yêu [Nhạc ngoại]
  33. Khúc mưa [thơ Đỗ Trung Quân]
  34. Một dại khờ một tôi [thơ Nguyễn Trọng Tạo]
  35. Dương cầm lạnh [thơ Dương Tường]
  36. Có một ngày [thơ Nguyễn Khoa Điềm]

Khí nhạc & nhạc phimSửa đổi

Phần lớn các bản khí nhạc của Phú Quang đều là những bản chuyển soạn cho flute và đàn dây. Một số trích đoạn khí nhạc của Phú Quang được dùng làm nhạc hiệu, nhạc nền cho chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam trong nhiều năm.

  1. Niềm tin [Sáng tác năm 1967] là tác phẩm âm nhạc không lời đầu tiên, viết cho đàn violoncello và piano.[6]
  2. Khát vọng
  3. Câu chuyện truyền thuyết
  4. Bao giờ cho đến tháng mười
  5. Tình yêu của biển [sáng tác năm 1976]
  6. Cõi người
  7. Khi mùa thu tới [phim Vị đắng tình yêu]

Danh sách đĩa nhạcSửa đổi

Album phòng thuSửa đổi

  • Album 1: Cho một người tình xa [1996] - với Mỹ Linh
  • Album 2: Một dại khờ, một tôi [1997]
  • Album 3: Trong ánh chớp số phận [1997]
  • Album 4: Mơ về nơi xa lắm [1999]
  • Album 5: Về lại phố xưa [2001]
  • Album 6: Điều giản dị [2003]
  • Album 7: Ngoảnh lại [2003]
  • Album 8: 13 chuyện bình thường [2004]
  • Album 9: Cha & con [2005] - với Quang Lý, Thanh Lam, Ngọc Anh và Trinh Hương
  • Album 10: Phố cũ của tôi [2005]
  • Album 11: 69'59'' [2005] - với Ngọc Anh
  • Album 12: Mùa hạ còn đâu [2006]
  • Album 13: Cho em và cũng là cho anh [2006] - với Quang Lý
  • Album 14: Có một vài điều anh muốn nói với em [2007]
  • Album 15: Em & anh [2008] - với Phú Ân
  • Album 16: Mới thôi... mà đã một đời [2014]

Album biên tậpSửa đổi

  • Tình khúc Phú Quang – Thương lắm tóc dài ơi! [1996] - NSND Lê Dung, Bảo Yến, Thanh Lam, Mỹ Linh, Thu Hà, Nhã Phương và Thanh Long Bass
  • Tình khúc Phú Quang – Nói với Anh [với Thu Phương] [1998]
  • Tình khúc Phú Quang – Giọt thu buồn [Bảo Yến]
  • Nỗi nhớ [Kasim Hoàng Vũ]
  • Lãng Đãng Chiều Đông Hà Nội - 12 Tình khúc Phú Quang [2001]
  • Tình khúc Phú Quang - Dòng Sông Không Trở Lại [2005]
  • Tình khúc Phú Quang - Nỗi Nhớ Mùa Đông [2006]
  • 30 Tình khúc Phú Quang
  • CD Phú Quang [2010]
  • Tình khúc Phú Quang Vol 1 + 2 [2000]
  • The Best Of Phú Quang: Gửi Một Tình Yêu [2010]
  • Mới thôi… mà đã một đời - Phần 2: Hà Nội ngày trở về [2013]
  • Thu rất thật thu [Minh Thu, 2017]
  • Thời gian có bao giờ trở lại [Minh Chuyên, 25/03/2018]
  • Đức Tuấn Phú Quang in Symphony – Hà Nội và em khi thu chớm đông sang [Đức Tuấn, 2018]
  • TẤN MINH & HÀ NỘI - NHỮNG TÌNH KHÚC PHÚ QUANG [VOL. 3, CD] [2010]
  • Lớn lên cùng Hà Nội Acoustic [Born in Hanoi] [tháng 6/2014] - với Ngô Quang Vinh
  • Tình ca Phú Quang 1 - với Tuấn Ngọc, Ý Lan, Mỹ Hạnh, Thu Phương, Thanh Hà, Quang Dũng, Nguyên Khang và Anh Tú [2003]

Album tuyển tậpSửa đổi

  • Còn tuổi nào cho em - với Lê Dung, Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Ngọc Anh, Thanh Long và Ngọc Quỳnh [1997]
  • Có một chiều như thế - với Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Thanh Long [1997]
  • Thương một người - với Lê Dung, Thanh Lam, Hồng Nhung, Thu Hà, Phương Thảo và Ngọc Anh [1998]

Liveshow [nổi bật]Sửa đổi

  • Mơ về nơi xa lắm [1998]
  • Phú Quang - Dương cầm lạnh [2014]
  • Hà Nội và em khi thu chớm đông sang [2014]
  • Những nẻo đường anh đã đi qua [2015]
  • Dương cầm lạnh & Phố cũ của tôi [2018]
  • Mùa thu giấu em [2019]

Đời tưSửa đổi

Phú Quang có 3 đời vợ[7]: NS Kim Chung, NSƯT Hồng Nhung,[8] và Anh Thư; và 3 người con: giảng viên piano Trinh Hương, Giáng Hương, và cậu út Phú Vương – tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa ở Singapore.[9] Chồng Trinh Hương là nghệ sĩ volin nổi tiếng Bùi Công Duy.[10] Trong đó, người vợ thứ ba kém ông hơn 20 tuổi, hai vợ chồng ở tại Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội.[11]

Nhạc sĩ Phú Quang suýt chết khi còn sơ sinh, được một linh mục Công Giáo cứu và đặt cho tên thánh là Phêrô.[12]

Qua đờiSửa đổi

Ông qua đời tại Bệnh viện Việt Xô vào lúc 8h45 ngày 8/12/2021, không lâu sau sinh nhật 72 tuổi.[13][14][15][16]

Lễ tang của ông được tổ chức sáng 13/12 tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông [Hà Nội]. Lễ viếng được tổ chức từ 7h05 đến 8h45. Lễ truy điệu được tổ chức từ 8h45 đến 9h00. Lễ di quan lúc 9h, sau đó ông được an táng tại quê nhà Phú Thọ, thể theo di nguyện của ông và nguyện vọng của gia đình. Địa điểm an táng là tại công viên tưởng niệm Thiên Đức, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.[17]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ "Nhạc sĩ Phú Quang qua đời, Khánh Ly từ Mỹ: Tôi chẳng làm được gì mà cứ sống mãi"
  2. ^ Folkmanis, Jason; Nguyen Dieu Tu Uyen [ngày 15 tháng 10 năm 2009]. “N.Y. Philharmonic Vietnam Visit Boosts Investor-Friendly Image”. Bloomberg L.P. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  3. ^ "Nhạc sĩ Phú Quang qua đời, Khánh Ly từ Mỹ: Tôi chẳng làm được gì mà cứ sống mãi"
  4. ^ Pham Mi Ly [ngày 18 tháng 4 năm 2010]. “Phú Quang nhớ về mẹ trong đêm 'Điều giản dị'”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= [trợ giúp]
  5. ^ Thụy Du [ngày 10 tháng 2 năm 2011]. “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Hànộimới. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= [trợ giúp]; Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập= và |accessdate= [trợ giúp]
  6. ^ Theo Công An TP Đà Nẵng [ngày 18 tháng 1 năm 2007]. “Phú Quang: 'Những gì giả trá sẽ bị ném vào sọt rác'”. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2011. Theo Công An TP Đà Nẵng Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= [trợ giúp]
  7. ^ “Phú Quang: 3 đời vợ và 6 lần bị báo sẽ chết”. Vietnamnet. ngày 13 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  8. ^ “Người đàn bà thổi sáo”. ngày 3 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ “Phú Quang: 'Dù có lúc lỗi lầm, các con luôn tự hào về tôi'”. ngoisao.net. ngày 17 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  10. ^ “Bùi Công Duy và Trinh Hương: Mong có "baby"”. Dân trí. ngày 11 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  11. ^ “Người đàn bà bên nhạc sĩ Phú Quang”. giadinh.net. ngày 31 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ VTV, BAO DIEN TU [4 Tháng mười 2013]. “Nhạc sĩ Phú Quang nói về tình đầu và tình ca”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập 3 Tháng chín 2021.
  13. ^ ONLINE, TUOI TRE [8 tháng 12 năm 2021]. “Nhạc sĩ Phú Quang qua đời”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ VnExpress. “Nhạc sĩ Phú Quang qua đời”. vnexpress.net. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ NLD.COM.VN [8 tháng 12 năm 2021]. “Nhạc sĩ Phú Quang qua đời”. //nld.com.vn. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021. Liên kết ngoài trong |website= [trợ giúp]
  16. ^ “Nhạc sĩ Phú Quang qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ “Gia đình thông báo về tang lễ của nhạc sĩ Phú Quang”. Vietnamnet. 9 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2021.

Xem thêmSửa đổi

Phỏng vấn nhạc sĩ Phú Quang Lưu trữ 2009-11-21 tại Wayback Machine

Liên kết ngoàiSửa đổi

website chính thức của nhạc sĩ phú quang

Phú Quang trên Facebook

Video liên quan

Chủ Đề