Phát tán phong nhiệt nghĩa là gì

Thuốc giải biểu

Đại cương.

Định nghĩa.

Thuốc giải biểu là những vị thuốc tính vị cay nóng và phát tán, có tác dụng làm ra mồ hôi để đưa biểu tà ra ngoài, giải trừ biểu chứng, nên còn gọi là thuốc phát biểu.

Tác dụng.

Các vị thuốc trong nhóm có vị cay, tán, nhẹ bốc lên, chủ yếu nhập vào kinh phế, kinh bàng quang, có tác dụng phát hãn [ra mồ hôi] làm cho biểu tà theo đường mồ hôi mà bài xuất ra ngoài, mục đích là để điều trị biểu chứng và đề phòng sự chuyển biến của tật bệnh.

Ngoài ra, một số vị thuốc còn có tác dụng lợi tiểu tiện, giảm ho [chỉ khái], giảm khó thở [bình suyễn], giảm đau [chỉ thống], làm mọc nhanh các nốt ban chẩn ...

Chỉ định chung.

Ngoại cảm biểu chứng: sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, đau mình mẩy, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra ít, mạch phù.

Chứng phù thũng: phù toàn thân, tiểu tiện ít.

Chứng khái suyễn: ho, khó thở

Chứng ma chẩn, phong chẩn: phát ban dị ứng

Chứng phong thấp tý: xưng đau các khớp.

Chú ý.

Không nên dùng lượng quá lớn làm mồ hôi ra nhiều để tránh hao tổn dương khí và tân dịch, tạo thành “vong dương”, “thương âm “. Mồ hôi là tân dịch, huyết hãn đồng nguyên, vì vậy phải thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị ra mồ hôi nhiều về ban ngày [biểu hư tự hãn], và các trường hợp ra mồ hôi trộm về ban đêm [âm hư đạo hãn], mụn nhọt lâu ngày, bệnh nhân mất máu ...

Không nên sắc lâu để tránh bay hơi các tinh dầu có tác dụng điều trị.

Thuốc phát tán phong hàn.

Thuốc phát tán phong hàn tính vị phần lớn là cay nóng, chủ yếu dùng điều trị bệnh do ngoại cảm phong hàn gây nên: biểu hiện là sợ lạnh phát sốt, không có mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, đau đầu, toàn thân đau nhức, miệng không khát, rêu lưỡi trắng bạc, mạch phù.

Ngoài ra còn điều trị xưng đau các khớp, ho, khó thở, phù thũng, phát ban, mụn nhọt giai đoạn đầu mà có kèm theo biểu chứng.

Ma hoàng.

Ma hoàng [Herba Ephedrae] là phần ngọn hay trên mặt đất phơi âm can hoặc sấy khô của cây ma hoàng Ephedra Sinica Stapf, thuộc họ ma hoàng Ephdraceae.

Tính vị: cay, hơi đắng, ấm. Qui kinh phế-bàng quang.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, tuyên phế bình xuyễn, lợi niệu tiêu thũng.

Chỉ định:

Chứng ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh không có mồ hôi, phát sốt đau đầu, mạch phù mà khẩn, thường dùng phối hợp với quế chi trong bài Ma hoàng thang.

Ma hoàng còn có tác dụng khai tuyên phế khí, dùng để điều trị bệnh xuyễn khái thực chứng, thường phối hợp với hạnh nhân, cam thảo. Ngoài ra ma hoàng còn phối hợp với tế tân, can khương, bán hạ... để điều trị chứng hàn đàm đình ẩm [ho khó thở, đờm nhiều, trong loãng] như bài Tiểu thạch lâm thang. Điều trị phế nhiệt vượng thịnh gây sốt cao, khó thở cấp thường phối hợp với thạch cao, hạnh nhân, cam thảo để thanh phế bình suyễn, như bài ma hạnh thạch cam thang.

Chứng phong tà xâm nhập biểu, phế mất công năng tuyên giáng thủy thũng, gây nên tiểu tiện không thông, phối hợp với cam thảo tức là bài cam thảo ma hoàng thang; nếu kèm theo nóng trong, tỳ hư, có thể phối hợp với thạch cao, sinh khương, cam thảo, bạch truật ...

Liều dùng: 3 -10g. Nếu phát hãn giải biểu thì dùng tươi, nếu chỉ khái bình xuyễn thì dùng trích.

Chú ý: ma hoàng phát tán rất mạnh, nếu biểu hư tự hãn, âm hư đạo hãn và hư xuyễn đều phải rất thận trọng khi dùng.

Tác dụng dược lý: ma hoàng có chứa Ephedrine, dầu bay hơi, d - PseudoEphedrine. Chất dầu bay hơi có tác dụng phát hãn. Ephedrin có khả năng làm tuyến mồ hôi tăng tiết nhiều và nhanh, Ephedrin có tác dụng giãn cơ trơn của khí quản, d - Pseudo-Ephedrine lợi niệu gây hưng phấn tạng tim, co mạch tăng huyết áp, gây hưng phấn trung khu thần kinh, gây nên trạng thái hưng phấn mất ngủ không yên. Chất dầu bay hơi có tác dụng ức chế đối với bệnh cảm cúm.

Quế chi.

Quế chi [Ramulus Cinnamomi] là quế bóc vỏ ở cành nhỏ hoặc dùng cả cành con của cây quế Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ long não Lauraceae. Quế của Thanh Hóa Việt nam có tên là Cinamomum loureirii Nees.

Tính vị: cay, ngọt, ấm. Qui kinh, tâm, phế, bàng quang.

Tác dụng: phát hãn giải cơ, ôn thông kinh mạch, trợ dương hoá khí.

Chỉ định:

Chứng biểu thực phong hàn: không có mồ hôi, thường phối hợp với ma hoàng như bài ma hoàng thang, nếu biểu hư có mồ hôi thường phối hợp với bạch thược để điều hoà doanh vệ như bài quế chi thang .

Chứng tâm mạch ứ trệ gây đau tức ngực, điều trị thường phối hợp với chỉ thực, giới bạch như bài Chỉ thực giới bạch quế chi thang. Điều trị trung tiêu hư hàn, đau bụng do lạnh thì điều trị phối hợp dùng với bạch thược, di đường như bài Tiểu kiến trung thang. Nếu huyết hàn ứ trệ, đau bụng kinh, bế kinh, điều trị phối hợp dùng với đương qui - ngô thù du như bài ôn kinh thang; nếu phong hàn thấp tý, vai lưng đau nhức, điều trị phối hợp với phụ tử như bài quế chi phụ tử thang .

Chứng đàm ẩm tích tụ do tỳ dương không vận hoá, thường phối hợp dùng cùng với phục linh, bạch truật như bài linh quế truật thảo thang; nếu rối loạn công năng khí hóa của bàng quang, phù thũng, tiểu tiện bất lợi thường phối hợp dùng cùng với trư linh, trạch tả như bài ngũ linh tán.

Chứng hồi hộp trống ngực, mạch kết đại thường dùng phối hợp với cam thảo, đẳng sâm, mạch môn như bài chích cam thảo thang.

Liều dùng: 3 -10g .

Chú ý: quế chi cay ấm rất dễ thương âm động huyết, nên cấm dùng ở những trường hợp ngoại cảm nhiệt bệnh, âm hư hoả vượng, huyết nhiệt vong hành... nên thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, kinh nguyệt ra nhiều.

Tác dụng dược lý: quế chi chứa tinh dầu.

Nước sắc quế chi có tác dụng giáng ôn giải nhiệt, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng [ Staphylococcus aureus], tụ cầu trắng [Staphylococcus albus], TK thương hàn [Salmonella typhi], một số TK ngoài da. Tinh dầu quế chi có tác dụng kiện vị, giảm co thắt đường tiêu hoá, lợi niệu, cường tâm, giảm đau, chấn tĩnh, chống co giật.

Tử tô.

Tử tô [Herba Perilla] là cành hoặc lá của cây tử tô [tía tô] Perilla frutescens [L.] Britt, thuộc họ hoa môi Lamiceae. Cành gọi là tử tô ngạnh [Caulis Perilla], lá gọi là tử tô diệp [Folium Perilla].

Tính vị: cay ấm. Qui kinh phế - tỳ.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, hành khí khoan hung.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn gây ho nhiều đờm, thường phối hợp dùng cùng với khương hoạt, phòng phong như bài Khương tô đạt biểu thang. Nếu kiêm có khí xuyễn khái thấu, điều trị thường phối hợp với tiền hồ, hạnh nhân như bài hạnh tô tán. Nếu kiêm khí trệ, đau tức ngực, điều trị thường phối hợp hương phụ, trần bì như bài Hương tô tán.

Chứng nội thương thấp trệ gây tức ngực, buồn nôn, đau đầu... thường phối hợp với hoắc hương, trần bì, bán hạ như bài hoắc hương chính khí tán. Nếu thai khí thượng nghịch, thai động không yên, tức ngực buồn nôn, điều trị thường phối hợp với sa nhân, trần bì.

Liều dùng: 3 -10g. Không nên sắc lâu.

Tác dụng dược lý: tô tử có chứa tinh dầu bay hơi, chủ yếu là Perilladehyde. Nước sắc tô diệp có tác dụng giảm sốt nhẹ, kích thích tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng cường nhu động ruột, giảm tiết dịch, giảm co thắt khí quản. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế TK coli [Bacillus coli], TK lỵ [Shigella shigae], tụ cầu [Staphylococcus].

Sinh khương: gừng tươi.

Sinh khương [Rhizoma Zingiberis Recens] là thân rễ tươi của cây gừng Zingiber officinale Rosc, thuộc họ gừng Zingiberaceae.

Tính vị: cay ấm . Qui kinh phế - tỳ - vị.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, ôn trung chỉ ẩu [cầm nôn], ôn phế chỉ khái [giảm ho].

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn, khi điều trị có thể dùng đơn độc, có thể dùng phối hợp thông bạch hoặc các thuốc tân ôn giải biểu khác để tăng cường khả năng phát hãn giải biểu như bài Quế chi thang.

Chứng đau bụng buồn nôn do lạnh: sinh khương có tác dụng ôn vị tán hàn, hoà trung giáng nghịch, cầm nôn, phối hợp với bán hạ như bài tiểu bán hạ thang. Nếu vị nhiệt, buồn nôn, có thể phối hợp với hoàng liên, trúc nhự. Một số các thuốc cầm nôn khác thường dùng nước gừng để chế như bán hạ - trúc nhự ...

Chứng ho do lạnh: sinh khương dùng để điều trị phế cảm phong hàn, đàm nhiều, ho nhiều, sợ lạnh,đau đầu có thể phối hợp với hạnh nhân, tử tô, trần bì, bán hạ như bài hạnh tô nhị trần thang.

Ngoài ra sinh khương còn giải độc của bán hạ, thiên nam tinh, khử mùi tanh và giải độc cá.

Liều dùng: 3 -10g.

Chú ý: cấm dùng cho những người âm hư nội nhiệt.

Tác dụng dược lý: sinh khương làm tăng tiết dịch tiêu hoá, tăng cường khả năng tiêu hoá, có tác dụng làm giảm nôn, giảm đau, kháng viêm, tiêu thũng; hưng phấn trung khu vận động huyết quản - hô hấp - tim mạch; tăng huyết áp. Có tác dụng ức chế và diệt khuẩn: thương hàn [Salmonella typhi], phẩy khuẩn tả [Vibrio Cholrrae], bệnh nấm Trichophyton, trùng roi ở âm đạo [Trichomonas vaginalis]...

Hương nhu.

Hương nhu [Herba Ocimi] là toàn cây bỏ rễ, phơi hoặc sấy khô của cây hương nhu Elsholtzia splendens Nakai ex F. Mackawa, thuộc họ hoa môi Lamiaceae [jubiatea].

Trung Quốc hiện nay dùng hương nhu còn có mấy loại sau:

Elsholtzia ciliata [Thumb.] Hyland.

Mosla chinensis Maxim.

Origanum vulgare L.

Việt nam hiện nay có hai loại

Hương nhu trắng: Ocimum gratissmum L.

Hương nhu tía: Ocimum sanctum L.

Tính vị: cay, hơi ấm . Qui kinh phế - tỳ - vị.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, hoá thấp hoà trung, lợi niệu tiêu thũng.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn, nội thương thử thấp gây sợ lạnh phát sốt, đau đầu, không mồ hôi, buồn nôn, thường dùng cùng với hậu phác, biển đậu như bài hương nhu ẩm.

Chứng thủy thũng cước khí: có thể dùng một vị hương nhu hoặc phối hợp cùng với bạch truật để kiện tỳ lợi thủy như bài hương truật hoàn.

Liều dùng: 3 -10g sắc uống.

Chú ý: không dùng trong trường hợp biểu hư có mồ hôi và chứng dương thử.

Tác dụng dược lý: hương nhu chứa nhiều tinh dầu bay hơi trong đó có Elshotzidiol. Các tinh dầu bay hơi có tác dụng làm ra mồ hôi và hạ nhiệt độ, kích thích tăng tiết và tăng nhu động ruột, ngoài ra còn có tác dụng lợi niệu.

Kinh giới.

Kinh giới [Herba Schizonepeta ] là toàn cây gồm cành, hoa, lá phơi hoặc sấy khô của cây kinh giới Schizonepeta tenuifolia Briq, thuộc họ hoa môi Limiaceae.

Tính vị: cay, hơi ấm. Qui kinh phế - can.

Tác dụng: phát biểu tán phong, mọc ban chẩn, tiêu mụn nhọt, sao cháy để cầm máu

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn gây sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không ra mồ hôi thì dùng phối hợp với phòng phong, khương hoạt, độc hoạt như bài kinh phòng bại độc tán. Điều trị chứng cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện đau đầu, mắt đỏ, thường dùng phối hợp với ngân hoa, liên kiều, bạc hà như bài ngân kiều tán.

Các chứng ban sẩn không mọc, dị ứng ngoài da: kinh giới có tác dụng làm mọc các ban sẩn, trừ phong giảm ngứa, tiêu độc mụn nhọt nên dùng để điều trị biểu tà ngoài kinh, trẻ con sởi không mọc, thường dùng phối hợp với thuyền thoái, bạc hà, tử thảo, như bài thấu chẩn thang. Điều trị trường hợp mẩn ngứa ngoài da, chàm, thường phối hợp cùng với phòng phong, xích thược, khổ sâm như bài tiêu phong tán.

Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu kết hợp với biểu chứng, thường dùng cùng với khương hoạt, xuyên khung, độc hoạt, như bài bại độc ẩm; nếu thiên về phong nhiệt thì dùng phối hợp với ngân hoa, liên kiều, sài hồ như bài kim ngân bại độc tán.

Chứng nôn ra máu, đại tiện, tiểu tiện ra máu: kinh giới sao cháy có tác dụng lý huyết chỉ huyết, được dùng trong các chứng xuất huyết. Điều trị chứng huyết nhiệt vong hành, nôn ra máu chảy máu cam, thường dùng phối hợp với các thuốc lương huyết chỉ huyết như sinh địa, bạch mao căn, trắc bách diệp; trường hợp tiểu tiện, đại tiện ra máu, trĩ chảy máu thường dùng phối hợp với địa du, hoàng cầm sao cháy; trường hợp phụ nữ có thai bị động thai ra huyết có thể phối hợp dùng với tông lư thán, huyết dư thán, liên phòng thán.

Liều dùng: 3 -10g. Không nên sắc lâu. Dùng sống trong trường hợp làm tiêu mụn nhọt, mọc ban chẩn. Sao vàng dùng trong trường hợp muốn cầm máu.

Tác dụng dược lý: kinh giới chứa nhiều tinh dầu bay hơi, trong đó có d.Menthone, d - Limonene. Nước sắc kinh giới làm tăng tuần hoàn ngoại vi, tăng tiết mồ hôi, có tác dụng hạ sốt nhẹ, có tác dụng ức chế tụ cầu và trực khuẩn bạch hầu [Bacillus diphtheria], TK thương hàn [Salmonella typhi], TK lỵ [Shigella shigae], TK mủ xanh [Pseudomonas pyocyanea]. Kinh giới có tác dụng cầm máu, giảm đau và kháng viêm.

Phòng phong.

Phòng phong [Radis Ligustici brachylobi] là rễ phơi khô của cây phòng phong Ligusticum brachylobum Franch, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

Ngoài ra còn nhiều loài khác nữa:

Xuyên phòng phong: Ligusticum brachylobum Franch.

Trúc diệp phòng phong: Seseli mairei Wolff.

Vân phòng phong: Seseli yunnanense Franch

Tính vị: cay , ngọt , hơi ấm . Qui kinh bàng quang - can - tỳ.

Tác dụng: Phát biểu tán phong, thắng thấp chỉ thống, giảm co quắp, cầm đi lỏng.

Chỉ định:

Chứng phong hàn, đau đầu, đau nhức mình mẩy, sợ gió lạnh, thường phối hợp dùng cùng với kinh giới, khương hoạt,độc hoạt như bài phòng phong bại độc tán.

Điều trị ngoại cảm phong thấp, đau đầu, đau nhức chi trên, chi dưới, thường dùng cùng với khương hoạt, cảo bản như bài khương hoạt thắng thấp thang. Điều trị phong nhiệt biểu chứng phát sốt, sợ gió, sưng đau họng, thường dùng cùng với bạc hà, liên kiều, thuyền thoái. Điều trị chứng nổi ban ngứa, thường phối hợp với khổ sâm , kinh giới, đương qui như bài tiêu phong tán.

Chứng phong thấp tý: các khớp đau nhức, co rút cân mạch, thường dùng phối hợp với khương hoạt, quế chi, khương hoàng trong bài quyên tý thang.

Chứng phá thương phong [uốn ván]: thường phối hợp với thiên ma, thiên nam tinh, bạch phụ tử trong bài ngọc châu tán.

Chứng can uất vũ tỳ, phúc thống tiết tả: phòng phong sao lên có tác dụng chỉ tả, thường phối hợp với trần bì, bạch thược, bạch truật trong bài thống tả yếu phương. Phòng phong sao cháy có thể dùng để điều trị đại tiện ra huyết.

Liều dùng: 3 -10g.

Chú ý: thận trọng khi dùng trong âm hư hoả vượng, huyết hư sinh ra co rút cân mạch.

Tác dụng dược lý: phòng phong chứa các tinh dầu bay hơi có tác dụng giảm sốt, chống viêm, giảm đau, chống co rút cân mạch. Nước sắc phòng phong có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, TK mủ xanh, trực khuẩn lị, liên cầu khuẩn.

Khương hoạt.

Khương hoạt [Rhizoma Notopteygii] là thân rễ hay thân rễ của cây khương hoạt Notopterygium incisum Ting ex H. T. Chang, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

Tính vị: cay, đắng, ấm . Qui kinh bàng quang - thận .

Tác dụng: tán hàn khứ phong, thắng thấp chỉ thống.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn: đau đầu, đau mình mẩy, sợ lạnh, phát sốt không mồ hôi, cứng gáy, chân tay tê, thường dùng phối hợp với phòng phong, tế tân, thương truật, xuyên khung trong bài cửu vị khương hoạt thang. Nếu thiên về hàn thấp, đau đầu, toàn thân nặng nề thường dùng phối hợp với độc hoạt, cảo bản, xuyên khung trong bài khương hoạt thắng thấp thang.

Chứng phong hàn thấp tý, đau nhức cổ lưng: khương hoạt cay tán trừ phong,vị đắng táo thấp, tính ấm tán hàn có thể trừ phong hàn thấp, thông lợi các khớp để giảm đau, tác dụng ưu tiên các khớp từ thắt lưng trở lên, thường dùng phối hợp với phòng phong, khương hoàng, đương qui trong bài quyên tý thang.

Liều dùng 3 -10g.

Chú ý: khương hoạt vị nồng, không nên dùng nhiều vì dễ gây buồn nôn, tỳ vị hư nhược không nên uống. Thận trọng khi dùng trong huyết hư tý thống, âm hư đầu thống.

Tác dụng dược lý: khương hoạt chứa nhiều tinh dầu bay hơi. Khương hoạt có tác giảm đau, hạ sốt, ức chế trực khuẩn ngoài da. Thực nghiệm chứng minh khương hoạt có tác dụng chống loạn nhịp tim, chống thiếu máu cơ tim, tăng cường tuần hoàn vành.

Bạch chỉ.

Bạch chỉ [Radis Angelicea] là rễ phơi hay sấy khô của cây bạch chỉ Angelica dahurica [ Fisch . ex Hoffm ]Benth. et Hook. f, thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế vị

Tác dụng: giải biểu tán phong, chỉ thống, táo thấp chỉ đới, tiêu thũng bài nùng.

Chỉ định:

Chứng ngoại cảm phong hàn, đau đầu, tắc mũi: thường dùng phối hợp với phòng phong, khương hoạt trong bài cửu vị khương hoạt thang.

Chứng dương minh gây đau đầu, đau răng, phong thấp tý thống: thường dùng phối hợp với kinh giới, phòng phong, xuyên khung như bài xuyên khung trà điều tán. Nếu là ngoại cảm phong nhiệt, điều trị thường phối hợp với bạc hà, cúc hoa, mạn kinh tử. Điều trị đau nhức răng do lạnh thường phối hợp với tế tân; do phong hoả thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên. Nếu do phong hàn thấp tý, đau lưng mỏi gối, điều trị thường dùng phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, uy linh tiên.

Chứng bạch đới; nếu là hàn thấp đới hạ dùng phối hợp với lộc giác, bào khương, bạch truật, sơn dược, long cốt trong bài bạch đới hoàn; nếu là thấp nhiệt đới hạ thì phối hợp với sa tiền tử, hoàng bá.

Điều trị mụn nhọt giai đoạn đầu thường phối hợp với kim ngân hoa, đương qui, xuyên sơn giáp trong bài tiên phương hoạt mệnh ẩm. Điều trị sưng đau tuyến vú thường dùng phối hợp với qua lâu, bối mẫu, bồ công anh .

Ngoài ra bạch chỉ còn có tác dụng giải độc rắn cắn, điều trị các bệnh ban chẩn ngoài da .

Liều dùng: 3 -10g.

Chú ý: cấm dùng trong trường hợp âm hư huyết nhiệt .

Tác dụng dược lý: bạch chỉ có chứa Angenomalin, Angelicotoxin, Furocoumarin. Bạch chỉ liều nhỏ gây hưng phấn trung khu thần kinh, nâng cao huyết áp, đồng thời gây chảy nước rãi và buồn nôn. Bạch chỉ có thể kháng độc tố của rắn độc cắn gây ức chế thần kinh trung ương. Bạch chỉ gây ức chế trực khuẩn đường ruột [Bacillus coli], trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh.

Tế tân.

Tế tân [Herba Asari sieboldi] là toàn cây phơi hoặc sấy khô của cây tế tân Asarum sieboldi Miq, thuộc họ mộc thông Aristolochiaceae.

Tính vị qui kinh: cay, ấm, có ít độc. Qui kinh phế - thận - tâm .

Tác dụng: khứ phong tán hàn, thông khiếu, chỉ thống, ôn phế hoá ẩm.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn: tế tân nhập phế kinh có tác dụng tán phong hàn ở biểu, thường phối hợp với khương hoạt, phòng phong, bạch chỉ như bài cửu vị khương hoạt thang. Tế tân nhập kinh thận có tác dụng điều trị chứng lý hàn, thường phối hợp với phụ tử, ma hoàng, như bài ma hoàng phụ tử tế tân thang.

Điều trị ngoại cảm phong tà, đau đầu thì dùng phối hợp với xuyên khung, bạch chỉ, khương hoạt như bài Xuyên khung trà điều tán. Điều trị phong tà phạm phế, tắc mũi chảy nước mũi, đau đầu thường phối hợp với tân di, bạch chỉ, thương nhĩ tử. Điều trị chứng cảm phong hàn gây đau răng thì có thể dùng đơn độc tế tân. Điều trị vị hoả gây đau răng thì phối hợp với thạch cao, hoàng liên, ma hoàng. Điều trị phong hàn thấp tý, đau lưng do lạnh thường dùng với độc hoạt, tang kí sinh, phòng phong như bài độc hoạt ký sinh thang.

Chứng hàn đàm đình ẩm, khí nghịch xuyễn khái: tế tân cay, tán, ôn táo có tác dụng tán hàn ngoại biểu, hạ khí tiêu viêm, ôn phế hoá ẩm dùng trong ngoại cảm phong hàn , thủy ẩm nội đình, xuyễn khái, đàm nhiều trong loãng, thường phối hợp với ma hoàng, quế chi, can khương như bài tiểu thanh long thang. - Liều dùng: 3 - 5g.

Chú ý: cấm dùng khi âm hư dương vượng gây đau đầu, phế táo thương âm gây ho khan.

Tác dụng dược lý: tế tân có tác dụng hạ sốt, chống viêm, trấn tĩnh chống co giật. Dùng liều cao thì lúc gây hưng phấn thần kinh trung ương về sau sẽ gây ức chế, biểu hiện tác dụng có độc ít. Thực nghiệm chứng minh tế tân có tác dụng ức chế khuẩn, cường tim, giãn mạch, tăng đường máu...

Cảo bản.

Cảo bản [Rhizoma Ligustici] là thân rễ phơi hay sấy khô của cây cảo bản Ligusticum sinensis Oliv, thuộc họ hoa tán Umbeliferae.

Tính vị: cay, ấm. Qui kinh bàng quang - can.

Tác dụng: khứ phong tán hàn - thắng thấp chỉ thống.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn: tắc mũi, đau dữ dội đỉnh đầu, thường dùng phối hợp với khương hoạt, thương truật, xuyên khung như bài thần truật tán. Điều trị ngoại cảm do phong hàn thấp thường dùng phối hợp cùng với phòng phong, khương hoạt, mạn kinh tử như bài khương hoạt thắng thấp thang.

Chứng phong hàn thấp tý: thường dùng cùng với khương hoạt, phòng phong, uy linh tiên, thương truật.

Liều dùng: 3 - 10g .

Chú ý: cấm dùng khi huyết hư gây đau đầu.

Tác dụng dược lý: cảo bản chứa nhiều tinh dầu bay hơi, trong đó chủ yếu là 3 - Butylphthalide, Cniditide. Cảo bản có tác dụng trấn tĩnh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, ức chế cơ trơn của ruột - tử cung, đồng thời có tác dụng giảm thấp tốc độ tiêu hao ô xy, kéo thời gian sống của chuột, tăng cường khả năng chịu đựng thiếu ô xy tổ chức. Ngoài ra cảo bản còn có tác dụng hạ huyết áp, kháng khuẩn gây bệnh ngoài da .

Thương nhĩ tử: ké đầu ngựa.

Thương nhĩ tử [Fructus Xanthii] là quả phơi, sấy khô hoặc sao cho cháy lông bên ngoài của cây thương nhĩ Xanthium. Sibiricum Patr, thuộc họ cúc Compositae.

Tính vị: đắng, cay, ấm, có ít độc . Qui kinh phế.

Tác dụng: tán phong trừ thấp, thông khiếu chỉ thống.

Chỉ định:

Điều trị viêm mũi dị ứng - đau đầu do phong hàn; thương nhĩ tử có tác dụng ôn ấm và khai thông, vị cay đắng để tán phong táo thấp, thông khiếu chỉ thống,dùng để điều trị viêm mũi dị ứng, đau đầu, không ngửi thấy mùi, chảy nước mũi, thường phối hợp với tân di, bạch chỉ, bạc hà như bài thương nhĩ tán. Điều trị ngoại cảm phong hàn, thường phối hợp với phòng phong, bạch chỉ, khương hoạt, cảo bản.

Chứng phong thấp tý thống gây tứ chi co quắp, có thể dùng đơn độc thương nhĩ tử hoặc phối hợp với tần cửu, tỳ giải, cương tàm .

Ngoài ra thương nhĩ tử thường dùng phối hợp với bạch tiên bì, bạch tật lê để điều trị phong chẩn gây ngứa ngoài da.

Liều dùng: 3 - 10g.

Chú ý: không nên dùng ở người huyết hư đau đầu. Dùng quá liều gây ngộ độc.

Tác dụng dược lý: thương nhĩ tử có chứa Xanthostrumarin, mỡ, Protein, sinh tố C ... có tác dụng giảm đường máu. Nước sắc có tác dụng điều trị mụn nhọt, sưng viêm hạch, có tác dụng ức chế tim mạch làm giảm nhịp tim, giảm sức co tâm thu, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng [Staphylococcus aureus], liên cầu khuẩn [Streptococcus], song cầu khuẩn phế viêm [Diplococcus pneumoniae]. Thương nhĩ tử có độc tính thấp, người lớn khi dùng liều quá 100g có thể trúng độc, biểu hiện là đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, hôn mê, toàn thân co quắp, tăng trương lực, vàng da, gan to, chức năng gan giảm, nước tiểu có Protein - HC- trụ. Nếu nặng sẽ gây suy tuần hoàn, hô hấp, suy thận sẽ dẫn đến tử vong.

Thông bạch: hành hoa, đại thông.

Thông bạch là củ[thân rễ], phần mầu trắng, dùng tươi hay khô của cây thông bạch Allium fistulosum L, thuộc họ hành tỏi Liliaceae.

Tính vị: cay, ấm. Qui kinh phế - vị.

Tác dụng: phát hãn giải biểu, tán hàn thông dương .

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong hàn mức độ nhẹ, thường dùng phối hợp với sinh khương, đậu xị để tăng cường khả năng phát hãn như bài liên tu thông bạch thang hoặc thông xị thang.

Chứng âm thịnh cách dương hạ lợi mạch vi, âm hàn phúc thống: thông bạch cay tán ôn thông, tuyên thông dương khí, phát tán hàn ngưng,thường phối hợp với phụ tử, can khương để thông dương hồi nghịch trong bài bạch thông thang.

Ngoài ra thông bạch dùng ngoài có tác dụng tán kết thông lạc, lợi sữa để điều trị các chứng tắc tia sữa, tuyến sữa sưng đau, mụn nhọt sưng tấy ...

Liều dùng: 3 - 10g. Dùng ngoài tuỳ theo lượng thích hợp.

Tác dụng dược lý: thông bạch chứa tinh dầu bay hơi, chủ yếu là Allicin, Allkyl Sulfide, sinh tố B - C, sắt. Thông bạch có tác dụng ức chế liên cầu, lỵ trực khuẩn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn ngoài da. Ngoài ra còn có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ sốt, lợi kích thích ăn uống, tiêu viêm.

Hồ tuy: rau mùi, ngổ thơm, nguyên tuy, hương thái.

Hồ tuy là toàn cây và hạt của cây mùi Coriandrum sativum L, thuộc họ hoa tán Umbellifera.

Tính vị: cay ấm . Qui kinh phế-vị.

Tác dụng: phát biểu thấu chẩn, khai vị tiêu thực.

Chỉ định: điều trị các chứng ban chẩn không mọc được có thể sắc lấy nước để lau rửa bên ngoài hoặc dùng phối hợp với các thuốc giải biểu khác. Ngoài ra rau mùi có tác dụng khai vị tiêu thực, kích thích ăn uống.

Liều dùng: 3 - 6g . Dùng ngoài tuỳ theo lượng thích hợp.

Chú ý: cấm dùng cho các trường hợp ban sẩn do nhiễm trùng nhiễm độc.

Thuốc phát tán phong nhiệt.

Thuốc phát tán phong nhiệt phần lớn tính vị cay mát, tác dụng phát hãn giải biểu tương đối hòa hoãn, tân [cay] để phát tán, lương [mát] để trừ nhiệt. Chủ yếu dùng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt gây ra các chứng phát sốt, hơi sợ lạnh, miệng khô họng khát, đau đầu mắt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

Một vài loại thuốc trong nhóm còn dùng để điều trị các chứng phong nhiệt:

mắt đỏ nhiều gỉ, xưng đau họng, ban sởi không mọc, ho...

Bạc hà.

Bạc hà [Herba Menthae] là toàn bộ phần thân lá của cây bạc hà Mentha haplocalyx Briq, thuộc họ hoa môi Lamiaceae.

Ngoài ra còn có loài: Mentha arvensis L. và Mentha piperita L.

Tính vị: cay mát. Qui kinh phế - can

Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thanh lợi đầu mắt, thấu chẩn sơ can giải uất.

Chỉ định:

Điều trị cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh giai đoạn đầu: nhóm thuốc này lấy tân để phát tán, lương để thanh nhiệt dùng để điều trị cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh giai đoạn đầu, tà khí ở phần vệ, đau đầu, phát sốt, hơi sợ lạnh thường dùng với ngân hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, kinh giới... trong bài ngân kiều tán.

Điều trị đau đầu mắt đỏ, thường phối hợp với tang diệp, cúc hoa, mạn kinh tử. Điều trị hầu họng sưng đau, thường dùng cùng với cát cánh, cam thảo, cương tàm, kinh giới, phòng phong.

Chứng phong nhiệt còn bế ở biểu, ban chẩn không mọc, thường dùng cùng với thuyền thoái, kinh giới, ngưu bàng tử, tử thảo... như trong bài thấu chẩn thang. Dùng để điều trị ban dị ứng gây ngứa, thường phối hợp với khổ sâm, phòng phong, bạch tiên bì...

Chứng can uất khí trệ, đau tức ngực sườn, kinh nguyệt không đều: thường dùng cùng với sài hồ, bạch thược, đương qui như trong bài tiêu dao tán.

Liều dùng: 3 - 6g, nên cho vào sau.

Chú ý: bạc hà có tác dụng phương hương tân tán, phát hãn hao khí, nên những người hư chứng ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

Tác dụng dược lý: bạc hà có nhiều tinh dầu bay hơi. Tinh dầu bạc hà uống có tác dụng thông qua hưng phấn thần kinh trung ương làm giãn vi mạch ở da, tăng tiết ở tuyến mồ hôi, tăng cường tán nhiệt làm ra mồ hôi, hạ sốt, tinh dầu bạc hà còn ức chế co thắt cơ trơn ở ruột, tăng tiết dịch đường hô hấp nên có tác dụng điều trị các chứng viêm đường hô hấp. Thực nghiệm chứng minh tinh dầu bạc hà có tác dụng ức chế tụ cầu vàng [Staphylococus auteus], tụ cầu trắng [Staphylococcus albus], liên cầu khuẩn nhóm A-B [Streptococcus], Bacillus diphtheria [trực khuẩn bạch hầu], Pseudomonas pyocyanea [trực khuẩn mủ xanh], Bacillus coli [trực khuẩn đại tràng], Shigella flexneri [trực khuẩn lỵ], Neisseria catarrhalis, TK ruột non [Salmonella enteriatidis, TK than [Bacillus anthracis] .

Ngưu bàng tử.

Ngưu bàng tử [Fructus Arctii] là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng Arctium lappa L, thuộc họ cúc Compositae.

Tính vị: cay, đắng, lạnh. Qui kinh phế - vị.

Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thấu chẩn, giải độc tán thũng.

Chỉ định:

Điều trị cảm mạo phong nhiệt, sưng đau hầu họng: thường dùng cùng với liên kiều, ngân hoa, kinh giới, cát cánh, trong bài ngân kiều tán. Điều trị sốt mà có ho, đờm nhiều khó khạc, thường dùng cùng với kinh giới, cát cánh, tiền hồ, cam thảo.

Điều trị chứng ban chẩn không mọc: ngưu bàng tử có tác dụng thanh tiết thấu tán, để sơ phong tán nhiệt, thấu tiết nhiệt độc làm cho mọc ban chẩn, thường phối hợp với bạc hà, kinh giới, thuyền thoái, tử thảo... trong bài thấu chẩn thang.

Điều trị mụn nhọt quai bị: ngưu bàng tử cay, đắng, hàn vừa có tính thăng phù, vừa có tính thănh giáng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi yết, tính thiên về hoạt lợi, thông nhị tiện, nên dùng để điều trị ngoại cảm phong nhiệt, hỏa độc nội kết, mụn nhọt sưng đau, đại tiện bí kết, thường dùng cùng với đại hoàng, mang tiêu, chi tử, liên kiều, bạc hà. Ngưu bàng tử dùng với qua lâu, liên kiều, thiên hoa phấn, thanh bì để điều trị can uất hóa hỏa gây sưng đau tuyến vú trong bài qua lâu ngưu bàng thang. ngưu bàng tử dùng cùng với huyền sâm, hoàng cầm, hoàng liên, bản lan căn để điều trị chứng nhiệt độc gây nên quai bị như bài phổ tễ tiêu độc ẩm.

Liều dùng: 3 - 10g, khi sao lên thì tính hàn giảm bớt.

Chú ý: thuốc có tính hàn, hoạt trường thông tiện, nên người khí hư, tiện lỏng phải thận trọng khi dùng.

Tác dụng dược lý: nước sắc ngưu bàng tử có tác dụng kháng song cầu khuẩn gây viêm phổi, nước ngâm chiết có tác dụng ức chế nhất định đối với 1 số khuẩn ngoài da. Ngưu bàng tử có tác dụng hạ sốt, lợi tiểu. Gần đây đã phát hiện thuốc có tác dụng kháng ung thư, liều thấp có tác dụng ức chế tế bào ung thư tăng sinh, làm cho tế bào ung thư hướng dần về tế bào bình thường.

Thuyền thoái: thuyền thuế.

Thuyền thoái [Periostracum Cicadae] là xác lột của con ve sầu Cryptotympana pustulata Fabricius, thuộc họ ve sầu Cicade.

Tính vị: ngọt, lạnh. Qui kinh phế, can.

Tác dụng: sơ tán phong nhiệt làm mọc các ban chẩn giảm ngứa, giảm co quắp

Chỉ định:

Thuyền thoái ngọt, hàn thanh nhiệt, tính chất nhẹ và thăng phù thường dùng để sơ tán phong nhiệt ở kinh phế, nên thường dùng để điều trị các chứng cảm mạo phong nhiệt hoặc ôn bệnh giai đoạn đầu, thường dùng phối hợp với bạc hà, liên kiều, cúc hoa.

Thuyền thoái có tác dụng tuyên tán thấu phát, sơ tán phong nhiệt, thấu chẩn giảm ngứa, dùng để điều trị ban sởi không mọc thường phối hợp với bạc hà, ngưu bàng tử, tử thảo... như bài thấu chẩn thang; dùng điều trị phong thấp nhiệt, ban chẩn, thấp chẩn, da ngứa ngáy thường dùng phối hợp với kinh giới, phòng phong, khổ sâm, như bài tiêu phong tán.

Điều trị chứng phong nhiệt gây ra mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc mắt, thường dùng phối hợp với cúc hoa, bạch tật lê, quyết minh tử như bài thuyền hoa tán.

Thuốc có vị ngọt lạnh, tác dụng sơ tán phong nhiệt, bình can tức phong làm giảm co quắp nên thường dùng để điều trị các chứng trẻ em cảm mạo gây co giật, động kinh thường dùng với bạc hà, câu đằng, như bài chỉ đế tán; nếu trẻ em sốt cao co giật có thể phối hợp dùng cùng với ngưu hoàng, hoàng liên, cương tàm. Điều trị uốn ván mức độ nhẹ có thể dùng đơn độc uống cùng với hoàng tửu, mức độ nặng phối hợp với thiên ma, cương tàm, toàn yết, như bài ngũ hổ bức phong tán.

Liều dùng: sắc trước 3 - 10g. Nói chung nên dùng liều nhỏ, muốn chống co giật thì phải dùng liều cao.

Tác dụng dược lý: thuyền thoái có tác dụng kháng kinh quyết [chống co giật].

Thực nghiệm gây uốn ván thỏ dùng tửu tễ chứng minh thuốc này có tác dụng giảm co giật. thuyền thoái có tác dụng giải nhiệt [hạ sốt].

Tang diệp.

Tang diệp [Folium Mori] là lá phơi hoặc sấy khô của cây dâu Morus alba L, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Tính vị: đắng, ngọt, lạnh. Qui kinh phế - can.

Tác dụng: sơ tán phong nhiệt, thanh phế nhuận táo, bình can minh mục.

Chỉ định:

Điều rrị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, ho khan, phát sốt, thường dùng phối hợp với cúc hoa, liên kiều, hạnh nhân như bài tang cúc ẩm.

Điều trị phế nhiệt gây ho: thuốc có vị đắng lạnh để thanh tiết phế nhiệt, ngọt lạnh ích âm, lương nhuận phế táo nên thường dùng để điều trị táo nhiệt thương phế, ho khan ít đờm, thường dùng phối hợp với hạnh nhân, sa sâm, bối mẫu như bài tang hạnh thang; trường hợp nặng có thể phối hợp với sinh thạch cao, mạch đông, a giao như bài thanh táo cầu phế thang.

Điều trị can dương thượng cang, đau đầu huyền vững, thường dùng cùng với cúc hoa, thạch quyết minh, bạch thược. Thuốc còn có tác dụng sơ tán phong nhiệt, thanh tiết can hỏa, ích âm, lương huyết, minh mục nên thường dùng để thanh can minh mục, thường dùng phối hợp với cúc hoa, hạ khô thảo, sa tiền tử. Có thể dùng điều trị phong nhiệt kinh can, can hỏa thượng xung gây ra mắt đỏ, đau dát, chảy nước mắt... thường dùng phối hợp cùng với hắc chi ma như bài tang ma hoàng; còn có tác dụng điều trị can thận bất túc gây hoa mắt chóng mặt.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng lương huyết chỉ huyết dùng để điều trị các chứng huyết nhiệt vong hành gây nôn ra máu, chảy máu cam có thể dụng đơn độc, hoặc phối hợp với các thuốc cầm máu khác.

Liều dùng: sắc trước 5 - 10g. Nước sắc có thể dùng ngoài để rửa mắt.

Tác dụng dược lý: nước sắc tang diệp có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh như liên cầu tan huyết. Thực nghiệm trên động vật chứng minh nước sắc tang diệp có tác dụng giảm đường máu.

Cúc hoa:

Cam cúc hoa, bạch cúc hoa, hoàng cúc.

Cúc hoa [Flos Chysanthemi] là hoa cúc phơi hoặc sấy khô của cây cúc hoa Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ cúc Compositae.

Tính vị: cay, ngọt, đắng, hơi lạnh. Qui kinh phế, can.

Tác dụng: tán phong nhiệt, bình can minh mục, thanh nhiệt giải độc.

Chỉ đinh:

Điều trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu phát sốt, thường dùng phối hợp với tang diệp, liên kiều, bạc hà, cát cánh như bài tang cúc ẩm.

Điều trị mắt đỏ. mắt hoa, thường dùng phối hợp với tang diệp, quyết minh tử, long đởm thảo, hạ khô thảo. Nếu can thận bất túc, hoa mắt chóng mặt thường phối hợp với kỷ tử, thục địa, sơn thù như bài kỷ cúc địa hoàng hoàn.

Điều trị chứng chóng mặt co giật, thường dùng thạch quyết minh, trân châu mẫu, ngưu tất. Điều trị can dương thượng cang, đau đầu chóng mặt thường dùng với linh dương giác, câu đằng, bạch thược, như bài linh giác câu đằng thang.

Dùng trong mụn nhọt sưng đau, thường dùng cùng với kim ngân hoa, sinh cam thảo như bài cam cúc thang.

Liều dùng: 10 - 15g.

Tác dụng dược lý: cúc hoa có tác dụng ức chế trực khuẩn Staphylococcus aureus, các trực khuẩn gây bệnh ngoài da. Ngoài ra cúc hoa còn có tác dụng giãn mạch vành, giảm tiêu hao ôxy cơ tim, giảm huyết áp, hạ sốt trên thỏ thực nghiệm.

Mạn kinh tử: quan âm.

Mạn kinh tử [Fructus Viticis] là quả chín phơi khô của cây mạn kinh Vitex trifolia L.var. simplicifolia Cham, thuộc họ cỏ roi ngựa Verbenaceae.

Tính vị: cay, đắng, hơi hàn. Qui kinh bàng quang - can - vị.

Tác dụng: tán phong nhiệt - thanh lợi đầu mắt.

Chỉ định:

Chứng cảm mạo phong nhiệt, đau đầu: mạn kinh tử có tác dụng tán tà khí trên đầu mặt, trừ phong, giảm đau, thường dùng cùng với cúc hoa, bạc hà, bạch tật lê, xuyên khung, câu đằng...

Chứng mắt đỏ sưng đau, mắt viêm nhiều dỉ thường dùng cùng với cúc hoa thuyền thoái, long đởm thảo. Ngoài ra mạn kinh tử còn có tác dụng giảm đau, dùng trong điều trị phong thấp tý chứng, thường phối hợp với khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, xuyên khung như bài khương hoạt thắng thấp thang.

Liều dùng: 5 - 10g.

Sài hồ.

Sài hồ [Radis Bupleuri] là rễ phơi hay sấy khô của bắc sài hồ Bupleurum chinensis Dc, và nam sài hồ Bupleurum scorzonerifolium Willd. Thuộc họ hoa tán Umbelliferae.

Tính vị: đắng, bình, hơi hàn. Qui kinh can - đởm.

Tác dụng: thoái nhiệt, sơ can giải uất, thăng dương.

Chỉ định:

Chứng hàn nhiệt vãng lai: sài hồ dùng để điều trị tà khí ở thiếu dương, hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, miệng khô họng khát, thường phối hợp dùng cùng với hoàng cầm như bài Tiểu sài hồ thang. Điều trị chứng sốt cảm mạo thường phối hợp với cam thảo, nếu sốt cao thường dùng phối hợp với cát căn, hoàng cầm , thạch cao như bài sài cát giải cơ thang.

Chứng can uất khí trệ, kinh nguyệt không đều, đau tức ngực sườn, thường dùng phối hợp với đương quy, bạch thược như bài tiêu dao tán. Đối với đau tức ngực sườn thường phối hợp với hương phụ, xuyên khung, xích thược như bài sài hồ sơ can tán.

Chứng khí hư hạ hãm, ỉa chảy lâu ngày gây trĩ sa trực tràng, sa dạ con... thường dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, thăng ma như bài bổ trung ích khí thang.

Ngoài da sài hồ còn dùng trong điều trị hạ sốt trong bệnh sốt rét thường dùng phối hợp với thường sơn, hoàng cầm, thảo quả.

Liều dùng: 3 - 10g.

Chú ý: cấm dùng ở người có chứng can dương thượng cang, can phong nội động, âm hư hỏa vượng, khí cơ thượng nghịch.

Tác dụng dược lý: bắc sài hồ có chứa nhiều tinh dầu, Bupleurumol, Oleic axit,

Linoleic axit, Palmutic axit, Stearic axit, Lingnoceric axit, đường và nhiều dẫn chất Saponin như Saikosaponin a.c.d, Saikogenin F. E. G, Longispinogenin. Ngoài ra rễ sài hồ còn chứa α Spinasterol, Stimasterol; cành và lá chứa Rutin.

Sài hồ có tác dụng trấn tĩnh, an thần, giảm đau, hạ sốt, giảm ho, chống viêm, giảm cholesterol máu, kháng gan nhiễm mỡ, lợi niệu, ngoài ra sài hồ còn có tác dụng ức chế TK lao, bệnh do vi rút gây ra, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Thăng ma.

Thăng ma [Rhizoma Cimicifugae foetidae] là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thăng ma Cimicifuga foetida L, thuộc họ mao lương Ranunculaceae

Tính vị: cay ngọt, hơi hàn. Qui kinh phế - tỳ - vị - đại tràng.

Tác dụng: phát biểu thấu chẩn, thanh nhiệt giải độc, thanh đề dương khí.

Chỉ định:

Chứng phong nhiệt ở phía trên, thuộc kinh dương minh gây đau đầu, thường phối hợp với thạch cao, hoàng cầm , bạch chỉ. Chứng ngoại cảm phong nhiệt, hiệp thấp gây đau đầu, đau cổ gáy thường dùng cùng với thương truật, bạc hà, kinh giới như bài thanh chấn thang. Thăng ma có tác dụng thăng tán thấu biểu, làm mọc ban sởi, thường dùng cùng với cát căn, bạch thược, cam thảo như bài thăng ma cát căn thang.

Điều trị đau răng, loét miệng, xưng đau họng, thường dùng cùng với thạch cao, hoàng liên, đan bì như bài thanh vị tán, nếu trị xưng đau họng thường dùng cùng với hoàng cầm, hoàng liên, huyền sâm như bài phổ tễ tiêu độc ẩm. Điều trị bệnh truyền nhiễm phát ban xưng đau họng, mắt đỏ thường dùng cùng với miết giáp, đương qui, hùng hoàng như bài thăng ma miết giáp thang.

Chứng khí hư hạ hãm, ỉa chảy lâu ngày gây trĩ, sa trực tràng, băng kinh, thường dùng cùng với nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng kỳ, bạch truật như bài cử nguyên tiễn.

Liều dùng: 3 - 10g.

Tác dụng dược lý: thăng ma có tác dụng hạ sốt, chống viêm giảm đau chống co giật, ức chế TK lao, Staphylococcus aureus, ngoài ra cón có tác dụng giảm nhịp tim, hạ huyết áp.

Cát căn: sắn dây.

Cát căn [Radis Puerariae] là rễ phơi hay sấy khô của cây sắn dây Pueraria lobata [Willd] ohw, hoặc Pueraria thomsonii Benth, thuộc họ cánh bướm Papillionaceae.

Tính vị: ngọt, cay, mát. Qui kinh tỳ, vị.

Tác dụng: giải cơ thoái nhiệt, mọc ban chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.

Chỉ định:

Chứng ngoại cảm biểu chứng, tà uất hóa nhiệt, phát sốt cao, sợ lạnh ít, đau đầu, miệng khát, rêu lưỡi vàng mỏng, thường dùng cùng với sài hồ, hoàng cầm, bạch chỉ như bài Sài cát giải cơ thang. Điều trị biểu chứng phong hàn: sợ lạnh, không mồ hôi, đau mỏi cổ gáy, thường phối hợp với ma hoàng, quế chi, bạch thược như bài cát căn thang.

Điều trị ban sởi không mọc: thường dùng cùng với thăng ma, bạch thược, cam thảo như bài Thăng ma cát căn thang, cũng có thể dùng với bạc hà, ngưu bàng tử, kinh giới.

Chứng sốt cao, khát nước âm hư tiêu khát, thường phối hợp với lô căn, thiên hoa phấn, tri mẫu. Điều trị tiêu khát thì thường dùng cùng với ô mai, thiên hoa phấn, mạch môn, đẳng sâm, hoàng kỳ như bài ngọc tuyền hoàn.

Chứng tỳ hư tiết tả: thường dùng cùng với nhân sâm, phục linh, cam thảo như bài thất vị bạch truật tán.

Liều dùng: 10 -15g.

Tác dụng dược lý: cát căn có tác dụng giãn vi mạch ở não, giãn động mạch vành, và tăng cung lượng tuần hoàn vành, giảm mức tiêu hao oxy cơ tim, giảm huyết áp, ức chế tụ tập tiểu cầu, chẹn thụ thể β.

Phù bình: bèo ván.

Phù bình [Herba Spirodelae] là toàn cây, có thể dùng tươi hoặc phơi khô, của cây phù bình Spirodela polyrrhiza [L.] Schleid. Việt nam dùng cây bèo ván, bèo tía Pistia stratiotes L. Thuộc họ ráy Araceae.

Tính vị: cay, hàn. Qui kinh phế, bàng quang.

Tác dụng: Phát hãn giải biểu, mọc ban chẩn, giảm ngứa, lợi niệu, tiêu thũng.

Chỉ định:

Chứng ban sởi không mọc, dị ứng gây ngứa: thường dùng cùng với kinh giới, bạc hà, liên kiều.

Chứng thuỷ thũng, bí tiểu tiện: thường dùng cùng với ma hoàng, liên kiều, qua lâu bì..

Liều dùng: 3 - 10g.

Tác dụng dược lý: lợi tiểu, hạ sốt.

Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi, để chữa những bệnh còn ở biểu.

Thuốc giải biểu gồm: thuốc phát tán phong hàn hay còn gọi là tân ôn giải biểu, thuốc phát tán phong nhiệt còn gọi là tân lương giải biểu và thuốc phát tán phong thấp.

Thuốc phát tán phong nhiệt là thuốc cay, mát, điều trị bệnh phần biểu do phong nhiệt gây ra.

Tác dụng chung: điều trị cảm mạo phong nhiệt, thời kì khởi phát của bệnh nhiễm trùng truyền nhiễm, làm mọc các ban chẩn, ho, viêm phế quản thể hen, chống dị ứng, lợi niệu, hạ sốt.

Cách sử dụng: chỉ dùng khi bị cảm mạo phong nhiệt. Khi sắc xong nên uống thuốc hơi nguội, không dùng kéo dài.

Các vị thuốc

Tính vị: ngọt, bình.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong nhiệt, ỉa chảy nhiễm khuẩn, sinh tân chỉ khát, điều trị khát nước, giãn cơ: điều trị chứng co cứng các cơ do cảm mạo phong nhiệt, làm mọc các nốt ban chẩn, điều trị sởi, thủy đậu..,

Liều lượng: 4-8 g/ ngày

Tính vị: cay, mát

Tác dụng điều trị: cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, đau họng, ho, sốt, làm mọc ban chẩn điều trị sốt mọc ban.

Liều lượng: 4-12 g/ngày.

Tính vị: ngọt, đắng, lạnh.

Tác dụng điều trị:

Cảm mạo có sốt, viêm màng tiếp hợp cấp, viêm họng, ho, cầm máu.

Liều lượng: 8-16 g/ngày.

Tính vị: ngọt, đắng, lạnh.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong nhiệt, bệnh truyền nhiễm giai đoạn khởi phát, mụn nhọt, viêm màng tiếp hợp, cao huyết áp, đau đầu.

Liều lượng: 8-12 g/ ngày.

Tính vị: đắng, cay, bình.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong nhiệt gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, viêm màng tiếp hợp cấp, đau khớp, đau gân cơ, phù thũng do viêm thận, phù dị ứng.

Liều lượng: 5-12 g/ngày.

  • Phù bình
    phù bình

Tính vị: cay, lạnh.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong nhiệt, phù thũng, dị ứng mụn nhọt, làm mọc ban chẩn.

Liều lượng: 4-12 g/ngày.

Tính vị: đắng, lạnh.

Tác dụng điều trị: cảm mạo giai đoạn bán biểu, bán lý, sốt rét, sơ can giải uất, thăng dương: điềuh trị các chứng sa giãn tạng phủ.

Liều lượng: 3-6 g/ngày.

tính vị: ngọt, cay, hơi lạnh.

Tác dụng điều trị: cảm mạo phong nhiệt, các chứng sa hạ hãm, sa giãn trực tràng, thĩ, sa sinh dục, đau răng lợi, loét miệng, đau họng, thúc đẩy mọc ban chẩn, điều trị sởi, dị ứng.

Liều lượng: 4-8 g/ngày.

Tính vị: cay, đắng, lạnh.

Tác dụng điều trị: cảm mạo có sốt, làm mọc các nôt ban, dị ứng, ho, hen suyễn, viêm họng, phù thũng.

Liều lượng: 4-12 g/ngày.

coppy ghi nguồn://drugsofcanada.com

link bài viết: Thuốc phát tán phong nhiệt

Thuốc phát tán phong hàn là gì?

Trong Y học cổ truyền sử các thuốc phát tán phong hàn được sử dụng điều trị bệnh bằng cách làm nóng cơ thể bên ngoài để tiết ra mồ hôi nhẹ và đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Đây là các vị thuốc đông y giúp điều trị các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, cảm lạnh, đau họng…

Thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm vị cay, tính ấm, phần lớn qui kinh phế [liên quan đến phế chủ bì mao]. Thuốc có công dụng: Giải biểu, phát hãn, phát tán phong hàn,thông kinh hoạt lạc, chỉ thống do làm thông dương khí.

Thuốc được sử dụng để điều trị các chứng sốt rét, sốt ít, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, cảm mạo phong hàn, chảy nước mũi, ho hen do lạnh. Các vị thuốc phát tán phong hàn có đặc điểm công dụng như sau.

Các vị thuốc có tác dụng giải biểu

06/07/2019

Thuốc giải biểu là những thuốc có tác dụng phát tán, phát hãn [làm ra mồ hôi] giải biểu, giảm đau đầu thúc đẩy ban chẩn, sởi đậu mọc. Thuốc giải biểu được dùng khi hàn tà hoặc nhiệt tà còn ở phần biểu. Có thể chia thuốc giải biểu làm 2 loại để điều trị 2 loại cảm mạo có triệu chứng khác nhau: Thuốc tân ôn giải biểu và thuốc tân lương giải biểu.

Thuốc phát tán phong nhiệt

Bởi

Lưu Anh

-

28 Tháng Tư, 2017

0

1424

Chia sẻ Facebook

Tweet

thuốc trị cảm nhiệt

Rate this post

THUỐC PHÁT TÁN PHONG NHIỆT

thuốc trị cảm nhiệt

Contents

  • 1 Đại cương:
  • 2 Một số vị thường dùng :
    • 2.1 1- CÁT CĂN
    • 2.2 2- CÚC HOA

'Đông y' là thuật ngữ được sử dụng song song với 'Y học cổ truyền', dùng chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với tây y.

  • Lần đầu đưa Đông y vào sách, WHO khiến thầy thuốc Tây 'náo loạn'
  • Xem tài bốc thuốc cho vua của đông y Huế
  • Cần thận trọng để tránh ngộ độc thuốc Đông y


Ảnh minh họa. Nguồn: trynotlaughs.us

Có phải điều trị bệnh theo đông y cần thời gian dài hơn?

Bên cạnh lợi thế trong hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, đông y còn có thể điều trị tốt một vài trường hợp bệnh cấp tính, ví dụ như trường hợp hôn mê ở các bệnh nhân bị đột quỵ có thể điều trị khỏi bằng châm cứu hoặc bằng một loại thuốc được làm từ sỏi mật của của một loài bò [ngưu hoàng]… Cũng như tây y, liệu trình điều trị của đông y vẫn phụ thuộc vào tình trạng của từng cá thể, bệnh mãn tính thì cần nhiều thời gian để điều trị, còn đối với bệnh cấp tính hay bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian ngắn.

Có phải thuốc đông y luôn luôn có vị đắng?

Không phải như vậy, nói một cách đơn giản là tính vị của thuốc đông y thường chia thành 5 loại gọi là "ngũ vị" bao gồm vị cay, vị ngọt, vị chua, vị đắng và vị mặn. Vị của thuốc và hiệu năng của thuốc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

- Vị cay: Có tác dụng phát tán, hành khí hoạt huyết [như xuyên khung];

- Vị ngọt: Có tác dụng bổ ích, hoãn cấp [như cam thảo];

- Vị chua: Có tác dụng thu liễm, cố sáp [như ngũ vị tử];

- Vị đắng: Có tác dụng thanh nhiệt, giáng tiết [như hoàng liên];

- Vị mặn: Có tác dụng nhuyễn kiên, tán kết, tả hạ [như mang tiêu];

Một số người sau khi tẩm bổ bằng thuốc đông y lại xuất hiện một số triệu chứng bất lợi, ví dụ như chảy máu mũi, trường hợp này có thể cho là khi cơ thể hư yếu thì không thể tẩm bổ có phải không?

Nguyên tắc trị bệnh của đông y là "hư thì bổ, thực thì tả". Bất luận là điều trị bệnh hay là tẩm bổ thường ngày, đều phải chú ý là hư chứng [hư nhược, suy yếu] thì mới dùng phương pháp tẩm bổ, thực chứng [dư thừa, ứ đọng] thì không nên tẩm bổ.

Căn cứ vào tổn thương của âm, dương, khí, huyết, mà thuốc bổ đông y có thể chia thành 4 loại tác dụng: Ích khí, bổ huyết, tư âm, bổ dương. Nếu sử dụng phép bổ không phù hợp thì sẽ xuất hiện cái gọi là "hư bất thụ bổ". Nghĩa là cơ thể hư suy vẫn không thể hấp thụ được chất bổ.

Ví dụ như một trường hợp bệnh nhânâm hư hỏa vượng, với chứng trạng miệng khô lưỡi táo, hoa mắt chóng mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân và vùng giữa ngực nóng, thì phải dùng thuốc có tính vị cam hàn [ngọt, lạnh] để tư âm thanh nhiệt, trường hợp này nếu như dùng thuốc bổ có tính tân ôn [cay, nóng] và trợ dương, sẽ càng giúp cho hỏa làm tổn thương âm tất sẽ dẫn đến triệu chứng càng nặng hơn, đó là xuất hiện hiện tượng "hư hỏa" bốc lên trên, làm cho chảy máu mũi là vậy.

Trạng thái "sức khỏe dưới mức bình thường" là gì?

Sức khỏe dưới mức bình thường nghĩa là sức khỏe cơ thể không được tốt, nhưng chưa biểu hiện đầy đủ các tính chất để được gọi là một bệnh. Ví dụ một người thường xuyên than phiền nhức đầu, chóng mặt hay yếu sức, nhưng khi khám kiểm tra sức khỏe thì không phát hiện bất thường nào. Tuy nhiên theo quan điểm của đông y thì rõ ràng cơ thể đã biểu hiện một trạng thái mất cân bằng về âm dương, khí huyết và tạng phủ.

So sánh với một người khỏe mạnh, thì người có sức khỏe kém dễ dàng mắc các bệnh về tâm sinh lý hơn. Vì thế đông y rất coi trọng việc dự phòng và loại trừ tình trạng sức khỏe không tốt. Muốn phòng trị tình trạng "sức khỏe dưới mức bình thường", ngoài việc cần chú trọng đến sức khỏe về thể chất, tinh thần, ăn uống điều độ, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, vận động rèn luyện hợp lý, thì nên phát hiện và điều trị sớm những rối loạn mất cân bằng của cơ thể.

Theo đông y "sức khỏe dưới mức bình thường" được phân chia thành các loại hình như sau:

- Thể can uất khí trệ;

- Thể đàm thấp nội sinh;

- Thể tâm tỳ lưỡng hư;

- Thể can thận âm hư;

- Thể phế vị khí hư;

- Thể tỳ thận dương hư,...

Nếu bạn muốn biết tình trạng sức khỏe của mình bị rối loạn như thế nào, hãy đến thầy thuốc đông y để thăm khám và được tư vấn.

Châm cứu là gì?

Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau.

Châm là dùng kim bằng kim loại châm vào các điểm được xác định trên da, và thực hiện các thủ pháp kích thích, xoay kim theo các phương pháp bổ tả khác nhau.

Cứu pháp chủ yếu là dùng hơi nóng [và khí thuốc] của điếu ngải hoặc mồi ngải [chất liệu làm từ lá cây ngải cứu] được đốt cháy để tác động lên các điểm được xác định trên da để làm ấm và thông khí huyết.

Những điểm trên da này gọi là huyệt vị châm cứu. Việc chọn huyệt và vị trí để châm cứu tùy thuộc vào các loại bệnh khác nhau, phương pháp châm và phương pháp cứu đều thông qua kích thích lên các huyệt vị nhất định trên cơ thể để có tác dụng sơ thông kinh lạc, điều tiết tạng phủ, hành khí hoạt huyết… từ đó đạt đến sự lập lại cân bằng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng và tiêu trừ bệnh tật.

Phương pháp châm và cứu đều có bổ và tả, phương pháp cứu có sở trường về làm ấm, bồi bổ cơ thể và thông huyết mạch. Phương pháp châm có hiệu quả tương đối nhanh, phương pháp cứu có hiệu quả chậm nhưng lâu dài, hai phương pháp này thường được phối hợp sử dụng để tăng cường hiệu quả điều trị. Đối với một số huyệt vị cấm dùng phương pháp châm ví dụ như huyệt thần khuyết [lỗ rốn] hoặc một số huyệt hạn chế châm thì có thể dùng phương pháp cứu để thay thế.

Có thể lý giải về độc tính và phản ứng phụ của thuốc đông y như thế nào?

Phần lớn mọi người đều cho rằng dược tính của thuốc đông y thường bình hòa không có độc tính và không có tác dụng phụ khi dùng kéo dài. Điều này hoàn toàn sai lầm!Bất cứ một loại dược vật nào mà chúng ta sử dụng không hợp lý đều có thể gây độc và có phản ứng phụ cả. Ví dụ như nhân sâm là một loại thuốc đại bổ nguyên khí, nếu sử dụng trong trường hợp một người đang sốt cao, miệng đắng, da lở loét, đại tiện táo bón… thì sẽ có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy trước khi sử dụng loại thuốc đông y nào đều phải có ý kiến của thầy thuốc đông y.

Gần đây một số báo cáo trên thế giới cho thấy hàm lượng acid Arisolochic có trong Quan Mộc thông [Caulis Aristolochiae Manshuriensis] có thể gây suy thận. Nên biết rằng loại thường được dùng để kê đơn là Xuyên Mộc thông [Caulis Clematidis Armandii], đây là 2 loài khác nhau. Ngoài ra, đông y còn sử dụng một số thuốc có độc tính trong điều trị một số trường hợp, ví dụ như Phụ Tử [Radix Aconiti Lateralis Preparata] và Xuyên Ô [Radix Aconiti] được dùng trong điều trị thấp khớp, những thuốc này đều có sự theo dõi chặt chẽ về liều lượng, cách thức bào chế để tránh các tác dụng có hại. Vì thế việc giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc đông y là rất quan trọng.

Có phải thầy thuốc đông y chỉ dùng phương pháp "bắt mạch" để chẩn đoán các loại bệnh?

Bắt mạch đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào bắt mạch thì chúng ta chỉ biết được một phần của tình trạng bệnh lý, giúp cho ta có định hướng trong chẩn đoán mà thôi. Ví dụ trường hợp phụ nữ có thai thì có "mạch hoạt", tuy nhiên "mạch hoạt" cũng thường gặp ở bệnh nhân có trường vị bị đàm thấp…

Do đó để có một chẩn đoán chính xác, cần thiết phải kết hợp 4 phương pháp khám bệnh, mà đông y gọi là "Tứ chẩn" đó là:

- Vọng: Nghĩa là thầy thuốc sẽ quan sát thần, sắc, hình thái, mắt, mũi, môi, lưỡi… của bệnh nhân để biết được tình hình bệnh tật bên trong cơ thể biểu hiện ra bên ngoài như thế nào;

- Văn: Nghĩa là nghe và ngửi, thầy thuốc sẽ nghe tiếng nói, tiếng thở, tiếng ho, tiếng nấc… chú ý đến mùi của hơi thở, mũi, miệng, các chất thải như đờm, phân, nước tiểu để có thể phân biệt được tình trạng của bệnh;

- Vấn: Hỏi bệnh nhân về bệnh sử, các triệu chứng của bệnh, chú trọng đến hỏi về mồ hôi, hàn, nhiệt…

- Thiết: Bao gồm bắt mạch và sờ nắn để biết vị trí và tính chất của bệnh, thường xem ở da thịt, tay chân, ngực và bụng…

Như vậy, thầy thuốc đông y cũng cần phải tổng hợp đầy đủ các dấu chứng, triệu chứng toàn thân rồi mới đưa ra kết quả chẩn đoán.

Tại sao thầy thuốc đông y có thể sử dùng nhiều loại đơn thuốc khác nhau để điều trị một loại bệnh?

Thứ nhất, biện luận điều trị của đông y nhắm vào yếu tố cơ địa của từng cá nhân, vì vậy việc lựa chọn loại thuốc cũng như liều lượng trong đơn thuốc có thể tăng hoặc giảm là tùy theo từng cá nhân.

Thứ hai, theo quan điểm của đông y, những gì chúng ta gọi là bệnh là đại diện cho toàn bộ quá trình của biến đổi bệnh lý, trong khi một hội chứng sẽ phản ánh bệnh lý của bệnh đó ở giai đoạn nhất định. Trong đông y, hội chứng bao gồm các dấu hiệu và triệu chứng mất cân bằng theo tiêu chuẩn chẩn đoán của đông y, thường được gọi là thể bệnh. Thầy thuốc đông y sẽ điều trị theo một hội chứng [thể bệnh] của bệnh đó thay vì điều trị bệnh.

Ví dụ, bệnh cảm mạo, theo đông y gồm có các hội chứng [thể bệnh]:thể phong hàn,thể phong nhiệthoặcthể cảm mạodo cơ thể suy yếu, phương án điều trị tương ứng với mỗi thể bệnh sẽ khác nhau. Cụ thể: thể phong hàn thì dùng phương án khứ phong tán hàn, thể phong nhiệt thì dùng phương án khứ phong thanh nhiệt, thể cảm mạo do hư suy thì dùng phương án phù chính khứ tà, tăng cường ích khí cố biểu trị liệu. Vì vậy các đơn thuốc cũng sẽ khác nhau để điều trị "bệnh cảm mạo" này.

Các loại thảo dược được cho là có 4 tính: Lạnh, mát, ấm, và nóng. Vậy thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày có 4 tính chất như thế không?

Thuốc và thực phẩm đều có nguồn gốc giống nhau và cả hai đều có thể được sử dụng như thuốc. Trên thực tế, hầu hết các loại thực phẩm có tính bình. Tuy nhiên một số thực phẩm cũng có thể được phân loại thành hàn, lương, ôn, và nhiệt.

- Thực phẩm có tính hàn bao gồm măng, chuối, mướp đắng, ngao, cua, bưởi, tảo bẹ, rau diếp, dưa, thơm, hồng, muối, rong biển, khế, mía, hạt dẻ nước, dưa hấu và củ sen,…

- Thực phẩm có tính nhiệt bao gồm hạt tiêu, ớt, quế, hạt bông, gừng và hẹ,…

Điều quan trọng là nên biết về các tính của thực phẩm bởi vì thực phẩm với tính năng khác nhau sẽ tác động lên cơ thể con người theo những cách khác nhau và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Nếu một người bị bệnh thấp khớp thể hàn, thường đau khớp, đặc biệt đau tăng vào mùa đông thời tiết lạnh, thì nên ăn thực phẩm có tính ôn hoặc nhiệt sẽ làm giảm đau đáng kể. Hoặc nếu một người thường bị phát ban làm cho da xấu đi khi tiếp xúc với nhiệt, thì nên ăn loại thực phẩm có tính mát và lạnh để làm giảm triệu chứng.

Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh nhưng không phải trên cơ sở của các thành phần hóa học của chúng. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y?

Đây là sự khác biệt lớn giữa y học phương Tây và y học phương Đông. Nói chung, phương pháp điều trị của đông y tập trung vào tình trạng tổng thể của cơ thể, chứ không phải là xác định tác nhân gây bệnh cụ thể gây ra tình trạng đó.

Dựa vào những nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, thầy thuốc sẽ khám và quy nạp tất cả các tính chất, vị trí, sự thay đổi bệnh lý, cũng như quá trình của bệnh vào tám cương lĩnh [bát cương] đó là:âm, dương, biểu[bên ngoài],lý[bên trong],hàn, nhiệt, hư[thiếu hụt, suy yếu] vàthực[dư thừa, ứ trệ]. Sau đó, họ dựa vào một số thuộc tính của thảo dược để soạn thảo các đơn thuốc thích hợp. Thuộc tính của mỗi loại thảo dược dựa vào: Tính, vị, thăng, giáng, phù, trầm, quy kinh.

Tính [tứ khí]: Lạnh, nóng, ấm, và mát;

Vị: Cay, ngọt, chua, đắng, mặn;

Tính chất di chuyển: Thăng [đi lên], giáng [đi xuống], phù [nổi, đi ra ngoài], trầm [chìm, đi vào trong];

Quy kinh: Khả năng đi vào một kinh mạch nhất định [đích tác dụng].

Thầy thuốc sử dụng các thuộc tính của các loại thảo mộc để kích thích sự tự phục hồi năng lượng của cơ thể, và làm cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Tính chất chữa bệnh của các thuốc được xác định qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm.

Dựa vào thuộc tính của các loại thảo dược để chống lại thuộc tính đối lập của bệnh, và thực hiện những thay đổi cơ thể đến một sự cân bằng mới. Ví dụ, các loại thảo mộc có thể điều trị hoặc loại bỏ nhiệt hoặc hội chứng nhiệt, chủ yếu có tính chất lạnh hoặc mát, chẳng hạn như hoàng cầm hoặc bản lam căn. Các loại thảo mộc có thể điều trị hoặc loại bỏ hội chứng hàn, chủ yếu có tính chất ấm hoặc nóng, chẳng hạn như phụ tử và gừng khô.

Trong sách Thần Nông bản thảo [sách cổ điển nói về dược thảo] cho rằng: "Trị hàn dùng thuốc nhiệt, trị nhiệt dùng thuốc hàn". Sách Nội kinh-Tố vấn cũng nói: "Hàn thì dùng nhiệt, nhiệt thì dùng hàn". Đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc quy định sử dụng thuốc để điều trị trong đông y.

Người ta cho rằng các loại thuốc đông y không có tác dụng phụ và sử dụng chúng trong một thời gian dài sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe. Và ngay cả khi dùng thuốc không phù hợp với các triệu chứng, nó cũng không làm hại nhiều. Điều này có đúng không ?

Trong điều trị bệnh, thuốc đông y có khả năng khôi phục lại sự cân bằng âm dương của cơ thể thông qua thuộc tính khác nhau của nó. Tất cả các loại thuốc đều có thuộc tính riêng và có một mức độ độc tính nhất định. Sử dụng không đúng sẽ gây tác dụng phụ cho cơ thể và làm rối loạn cân bằng âm dương.

Có phải thuốc đông y luôn là thuốc sắc ở dạng lỏng và có vị đắng hay không?

Thuốc đông y thường được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào cách chế biến. Các hình thức phổ biến nhất là: Thuốc thang [sắc ở dạng lỏng], cao, đơn [viên tròn nhỏ], hoàn [viên tròn], tán [dạng bột], dạng xi-rô, dạng cốm, rượu, viên dẹt… Trong ứng dụng lâm sàng, các hình thức thích hợp sẽ được quy định theo tính chất của bệnh./.

Video liên quan

Chủ Đề