Phân tích bài nhớ của hồng nguyên

Tôi thuộc bài thơ từ năm mười ba tuổi. Đến bây giờ hãy còn nhớ. Từng lời cứ tươi rói như cái thuở ban đầu nó đến với tâm trí mình. Mà đã ngoài hai mươi năm rồi chứ ít đâu! Hồi đó tôi ở Quảng Ngãi, khu Năm, đi học trường Lê Khiết, đọc thơ anh rồi yêu anh quá. Khi nghe tin anh mất, tôi khóc. Bạn tôi có nói là Hồng Nguyên rất ghét loại thơ kiểu cách uốn éo. Thơ anh thật lắm, có sao nói vậy. Nói thế mà thành thơ hay là bởi tâm hồn anh đẹp. Anh lại là bộ đội. Anh chọn đúng cái khoảnh khắc người chiến sĩ nhiều tâm trạng nhất: khoảnh khắc trước lúc ra trận. Tâm trạng ngổn ngang đó, anh gọi lên một tiếng nghe xao xuyến: “Nhớ”. Chữ “nhớ” này có gốc gác sâu lắm, ân tình ân nghĩa đây, nó rất nhân dân mình. Và với Hồng Nguyên, chữ “nhớ” phì nhiêu thêm. “Nhớ”, đó là tấm lòng, là trái tim của người chiến sĩ trước lúc ra trận, như có máu rần rật chạy về tứ chi. Máu chạy về bàn chân người vợ trẻ đang “mòn chân bên cối gạo canh khuya”. Máu chạy về bàn tay của “mẹ hiền bắt rận cho những dứa con xa”. Máu chạy về lưng đồng đội trong buổi trưa hè “bên bờ cát trắng…” Anh như một mắt lưới trong chiếc võng yêu thương của nhân dân, của đồng chí, của người thân. Anh như một cái cây cành đan lá trải, rễ cài ngang dọc. Không gian, thời gian như có hình sắc. (Hồng Nguyên như một họa sĩ kiệm màu. Thơ anh gợi. Đã tả thì đúng chỗ, màu đắt. Bài thơ chói lên hai màu, hai máng màu đậm trong kí ức anh: màu đỏ cúa luống cày, màu quê hương xứ Thanh và màu trắng của cát, màu của tình đồng đội). Đêm ra trận đâu đây như còn thoang thoảng hương cau, thơm lừng mùi khoai nướng. Người chiến sĩ nhập vào với hồn của quê hương đất nước. Cho nên trong buổi đầu kháng chiến, nghèo là thế, gian khổ là thế mà anh vẫn rất vui, cảm thấy đầy đủ và ấm áp. Tiếng cười râm ran trong thơ. Cái nùn rơm ấm cả trời sương. Hơi ấm bè bạn sưởi cả đêm mưa. Hình ảnh anh bộ đội buổi đầu kháng chiến trong thơ Hồng Nguyên: “Súng bắn chưa quenQuân sự mươi bàiLòng vẫn cười vui kháng chiếnLột sắt đường tàuRèn thêm dao kiếmÁo vải chân khôngĐi lùng giặc đánh.” Có cái gì giống cái hình ảnh người nghĩa sĩ buổi đầu kháng Pháp trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu: “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm;Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó…… Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.” Bài thơ dừng lại ở hình ảnh đêm hành quân ra trận. Anh nói phía sau, mà chúng ta thấy phía trước. Anh nói cái đã qua mà chúng ta hình dung ra cái sắp tới. Anh chưa nói đến chiến công mà chiến công như đã thấy rồi. Tôi muốn dẫn ra các đoạn thơ tiêu biểu, nhưng thấy đoạn nào cũng hay, hình ảnh nào cũng thích. Với lại ngôn ngữ, hình ảnh cứ quyện lại, dắt díu nhau liền một mạch, lấy câu này ra thì câu khác níu lại. Chính cái “nhất khí quán hạ” đó còn khó tạo ra hơn ngôn ngữ, hình ảnh và những câu thơ hay. Mạch thơ anh đi trên ngôn ngữ nhuần nhị. Thơ hay giống như vũ nữ có tài. Tấm thân đẹp, nghệ thuật múa trên những ngón chân đẹp và nghệ thuật. Thơ Hồng Nguyên đã múa trên những ngón chân như thế. Nhiều chữ có gì đâu, mà qua ngòi bút anh trở nên có tình. Chữ “om” chẳng hạn. Chữ “quờ” nữa, hay lạ lắm. Bao nhiêu yêu thương trong chữ “mòn”. Bao nhiêu gian khổ trong chữ “sờn”. Nếu chữ “lột” thể hiện sự sáng tạo của bộ đội ta trong khi thực hiện lời kêu gọi kháng chiến của Hồ Chủ tịch, thì chữ “đánh” thể hiện quyết tâm của họ. Bạn tôi có biết Hồng Nguyên từ hồi đầu kháng chiến, bạn tôi nói là Hồng Nguyên sướng nhất chữ “đánh”. Viết đến “đi lùng giặc…” rồi thì bí. Lùng giặc gì? Lùng giặc Pháp à? Cứ gì giặc Pháp. Giặc Ân, đánh! Giặc Mông, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh, đánh! Giặc Nhật, đánh! Giặc Pháp, đánh! Giặc Mĩ, giặc gì nữa, cũng đánh! Chữ “đánh” hạ xuống như sét: “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh”. Đây là huyết trong mạch chảy ra chứ đâu còn là chữ nghĩa. Tôi bỗng nhớ một câu thơ của cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Thơ không đuổi giặc ngâm vô ích” và thêm yêu thêm quý Hồng Nguyên. 

Đêm nay, mở “Tuyển tập thơ Việt Nam 1945-1960”, tôi lại thấy tên anh nằm giữa hai ngôi sao như hai giọt lệ. Lòng rưng rưng, viết chạy bút mấy dòng gọi là một nén nhang thắp trên mộ anh.

Xem thêm :  Có thể mỉm cười mỗi ngày cũng là một loại tài phú

Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gần như cùng lúc với ‘Đèo cả’ của Hữu Loan, ‘Tình sông núi’ của Trần Mai Ninh, ‘Tây Tiến’ của Quang Dũng, ‘Bên kia sông Đuống’ của Hoàng Cầm, ‘Nhớ’ của Hồng Nguyên đã làm nên bộ ‘Ngũ tư bất tử’ của thơ chống Pháp nói riêng và trong lịch sử thi đàn Việt Nam nói chung.

Phân tích bài nhớ của hồng nguyên

Tranh minh họa của: Ngọc Hiếu.

Ngay từ khi mới xuất hiện, "Nhớ" của Hồng Nguyên đã trở thành một hiện tượng, một sự kiện, được lan truyền rộng rãi nhiều lớp người đọc theo năm tháng.

Hồng Nguyên tên thật là Nguyễn Văn Vượng, sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở Lò Chum ven đô thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hoá). Gia cảnh túng bấn, anh phải bỏ dở dang việc học trung học để kiếm sống. Miếng cơm manh áo của đời thường đã làm anh vất vả ngược xuôi. Nguyễn Văn Vượng đã gặp những người làm báo, làm văn những cán bộ Việt Minh và anh đã trở thành một cán bộ văn hoá. Anh viết cho báo Tiến của Việt Minh Thanh Hóa, làm biên tập cho báo Dân Mới của Việt Minh bốn tỉnh: Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình, làm thơ đăng báo và làm Trưởng Ty Văn hóa Thanh Hóa. Thơ anh ngày ấy giàu tính ước lệ theo kiểu "gác bút nghiên theo việc đao cung" của "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt". Tôi đã nghe nhà văn Minh Đệ là bạn anh đọc thơ thì phải nhận rằng: Đúng là Hồng Nguyên có bài "Nhớ" là hay hơn cả. Hay đến mức được xếp ngang hàng với thi nhân hàng đầu của thời 9 năm chống Pháp.

Nhân vật của bài thơ là một tập thể lớp "thanh niên áo vải chân không, đi lùng giặc đánh". Họ là con của những người nghèo lam lũ ở nông thôn, những anh phu xe, anh thợ cắt tóc hay bác bán phá sa...Vào bộ đội họ đóng quân hàm chiến sĩ, cơm không đủ no, áo chưa kịp vá. Họ là những "vệ túm", ghẻ lở nhưng là những người lạc quan và yêu đời.

Đọc "Nhớ" chúng ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống người lính những năm đầu kháng chiến của thời kỳ phòng ngự:

"Nghỉ lại lưng đèo

Nằm trên dốc nắng

Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng

Quờ chân tìm hơi ấm trong mưa

- Đằng nớ vợ chưa?

- Đằng nớ?

- Tớ còn chờ độc lập.

Cả lũ cười vang bên ruộng bắp

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu..."

Điểm nổi bật của "Nhớ" là tình cảm lạc quan yêu đời của anh vệ quốc đoàn thủa ấy. Giữa những ngày mặt trận Bình Trị Thiên vỡ, Pháp nhảy dù xuống An toàn khu Việt Bắc. Máy bay giặc suốt ngày gầm rú, những anh lính:

"Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài".

Vẫn tin tưởng có ngày chiến thắng, ngày độc lập.

Quê hương Thanh Hóa đậm đà trong "Nhớ", cái phong vị quê nhà mà chỉ có Thanh Hóa mới có. Người Thanh Hóa đọc thơ của Hồng Nguyên không cần phải chú thích những đằng nớ, đồng chí nỉ, ra rỉ, bầy tôi nghe ví, viền chơi với chắc, lớp trẻ mới lớn lên của Thanh Hóa ngày nay nhờ Hồng Nguyên mà biết được thứ ngôn ngữ của 70 năm trước.

"Nhớ" được ra đời giữa năm 1948 lúc đó Nguyễn Văn Vượng là Trưởng Ty Văn hóa Thanh Hóa. Trước đó anh được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành hội văn hóa cứu quốc Liên khu 4. Chi hội văn nghệ Liên khu 4 ra Thanh Hóa tổ chức trại sáng tác và trao giải thưởng "văn nghệ Lam Sơn". Trong cuộc thi đó Vũ Tú Nam được giải nhất về Văn còn Nguyễn Văn Vượng về thơ. Mỗi giải một nghìn đồng bạc tài chính (số tiền đó có thể ăn tàm tạm được hai tháng).

Sau "Nhớ" người ta gọi Nguyễn Văn Vượng là Hồng Nguyên đến nỗi thiên hạ quên cả cái tên cha mẹ đặt cho anh. Con người của Hồng Nguyên là con người sinh ra để nhận lấy cái vất vả và đau khổ. Anh làm trưởng Ty nhưng đời sống của trưởng Ty hồi ấy làm gì có hơn nhân viên, lương tháng hơn 40 kg gạo lại phải độn gần nửa ngô, sắn. Tài sản của Ty Văn hoá là mấy chiếc bàn gỗ tạp, mấy tờ báo Sự Thật, Cứu Quốc, Thép mới, chống giặc... không xe cộ - không điện thoại...

Thế mà những người sống ở cái Ty ấy, những người bạn của Hồng Nguyên vẫn làm việc, vẫn sáng tác, và phần đông họ vẫn sống, vẫn viết. Năm 1950 Hồng Nguyên bị bệnh nặng phải nghỉ việc. Anh bị lao phổi, một bệnh mà y học hồi đó gọi là "tứ chứng nan y". Năm đó gia đình tản cư lên mạn Cầu Vàng. Bệnh trạng ngày một nặng, thuốc thang khan hiếm. Trong căn nhà lá đơn sơ ở bên sông Cầu Chày, nhà thơ Hồng Nguyên vừa phụ giúp chị, vừa làm thơ. Hồi ấy chưa có thuốc đặc trị bệnh lao. Lúc ấy giá có thuốc cũng không có tiền để mua.

Cái giây phút cuối của cuộc đời thi nhân đã đến, bệnh tật và túng đói đã đưa anh về với ông bà tổ tiên. Ngày "độc lập" mà anh hằng mong ước đã gần kề. Anh vĩnh viễn ở lại một làng nhỏ, bên con sông nhỏ lưu lượng bất thường. Không biết mấy ngàn tuổi sông ơi mà tính khí bất thường như thế. Mùa mưa tuôn tràn thác lũ, còn đông về thì lạnh lẽo co ro.

Những người dân quê nghèo lam lũ, chưa biết chữ đã đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Họ không biết anh là thi sĩ, cũng không biết anh có bài thơ "Nhớ" mà sau này người ta xem là một trong 8 bài thơ trữ tình hay của thời mà họ đang sống. Còn sống năm nay anh đã 93 tuổi, đã là thượng thượng thọ rồi, còn bài thơ đã đứng vững 70 năm (Hồng Nguyên sinh năm 1924).

Cách đây hơn 20 năm tôi và Hoàng Hùng bàn nhau đi tìm mộ của Hồng Nguyên, nhưng không ai biết giờ anh an nghỉ ở đâu? Số mệnh đối với anh thật sự cay nghiệt, tinh thần lạc quan yêu đời của anh thật lãng mạn, niềm tin của anh ở đồng đội, ở nhân dân là không bờ bến.

Khi biết chúng tôi đi tìm mộ Hồng Nguyên nhiều cụ ông, cụ bà đã cùng đi để chỉ dẫn. Ai chỉ chỗ nào chúng tôi cũng đào - quan tài có dấu tích gì? Hàng mấy chục ngôi mộ hầu như không có quan tài, mà có thì sau gần nửa thế kỷ, những tấm gỗ tạp cũng đã trở thành đất. Bà con mách phải tìm ngôi mộ nào có nhiều vôi bột bởi Hồng Nguyên chết vì bệnh lao, lúc chôn bà con đổ xuống huyệt nhiều vôi.

Chúng tôi bàn nhau, mảnh đất chôn cất Hồng Nguyên chỉ có mấy chục mét vuông, mấy ngôi mộ vô chủ, nên làm tường rào và tìm ngôi mộ đã chôn có nhiều vôi, đắp điểm và dựng lên tấm bia có lời dân chúng dặn dò những người lính.

Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni

Dân chúng cầm tay lắc lắc:

"Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!"

Có một lần tôi hỏi nhà văn Minh Đệ:

- Cái buổi trao giải thưởng cho nhà thơ" “Nhớ" anh có nghe Hồng Nguyên phát biểu và ngâm bài thơ ấy không?

- Hồng Nguyên phát biểu về những kỷ niệm đi lấy vốn sống để viết thơ.

Bài thơ có 62 dòng, dòng dài nhất có 10 chữ "có mẹ già bắt rận cho những đứa con thơ" và ít nhất có hai chữ (Đằng nớ). Được chia làm ba khổ mạch lạc, khúc triết, có mở, có khép, và có phát triển ở giữa khoảng thân bài. Cả bài thơ nói về một cuộc hành quân chiến đấu của người lính vệ quốc đoàn trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

Tôi (nhà văn Minh Đệ) là lính của Hồng Nguyên, lúc đó Hồng Nguyễn đã là đảng viên, đã từng tham gia Việt Minh, là Trưởng Ty Thông tin, tuyên truyền. Anh đi theo bộ đội để lấy vốn sống và viết. Viết một mạch;

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ

Quen nhau từ buổi "một", "hai"

Súng bắn chưa quen

Quân sư mươi bài

Rồi nhà thơ hồn nhiên hạ ngay một lời bình về tinh thần đoàn quân ấy:

Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Anh nói:

- Thế đấy chúng tôi tự giới thiệu về chúng tôi như thế đấy! Số lượng của chúng tôi không được công bố cụ thể (có lẽ vì bí mật quân sự), nhưng chúng tôi khá đông đảo (lũ, bọn) và trình độ văn hoá còn thấp (chưa biết chữ), trình độ quân sự cũng chưa cao (súng bắn chưa quen) song chúng tôi có nhiệt tình cách mạng, có ý chí chiến đấu và lạc quan (Lòng vẫn cười vui kháng chiến).

Những con người ấy vừa từ luống cày bước ra, từ sau luỹ tre làng bước tới cũng hệt như những người chiến sĩ trong thơ Chính Hữu, từ nước mặn đồng chua, từ đất đồi cày lên sỏi đá, tụ tập về đây theo tiếng gọi thiêng liêng và trở thành đồng đội. Ngoài tinh thần lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, họ hầu như chả có trang bị, vũ khí gì đáng kể.

Tôi đã nghe nhà văn Trịnh Thanh Sơn giới thiệu về bài thơ "Nhớ" và tác giả của nó. Lúc đó vào những ngày kháng chiến Chống Mỹ gian nan. Trịnh Thanh Sơn và tôi cùng công tác ở một trường sư phạm. Sơn nói: Trong cuộc hành quân liên miên của những người chiến sĩ thỉnh thoảng trong tâm trí mỗi người, hình ảnh quê nhà cũng hiện lên trong nỗi nhớ.

Hồng Nguyên sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó tiêu biểu là thơ và tiểu luận văn học. Trong tác phẩm Hồng Nguyên để lại (Hồn thơ Việt Nam; Đời anh nông dân vô Nam; Nhớ; Những khẩu hiệu trong đêm), bài thơ "Nhớ" là mộtbài thơ tiêu biểu trong các bài thơ viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. "Nhớ" cũng là bài thơ ghi dấu ấn phong cách sáng tác thơ Hồng Nguyên.

"Nhớ" là một bài thơ hay về người lính, đã tồn tại trên thi đàn Việt Nam 70 năm và sẽ còn mãi mãi với chúng ta.

Lê Xuân Kỳ