Phần biệt sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn

Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

Đề bài

- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại Tuần hoàn máu

Lời giải chi tiết

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải [1] qua động mạch phổi [2], rồi vào mao mạch phổi [3], qua tĩnh mạch phổi [4] rồi trở về tâm nhĩ trái [5].

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái [6] qua động mạch chủ [7], rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể [8] và các mao mạch phần dưới cơ thể [9], từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên [10] rồi trở về tâm nhĩ phải [12], từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới [11] rồi cũng trở về tâm nhĩ phải [12].

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẫn máu từ tim [tâm thất] tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim [tâm nhĩ].

- Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

Loigiaihay.com

  • Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 52 SGK Sinh học 8.

  • Bài 1 trang 53 SGK Sinh học 8

    Giải bài 1 trang 53 SGK Sinh học 8. Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

  • Bài 2 trang 53 SGK Sinh học 8

    Giải bài 2 trang 53 SGK Sinh học 8. Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào

  • Bài 3 trang 53 SGK Sinh học 8

    Giải bài 3 trang 53 SGK Sinh học 8. Nêu một vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ bộ phận nào.

  • Bài 4 trang 53 SGK Sinh học 8

    Giải bài 4 trang 53 SGK Sinh học 8: Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình.

1. Máu láu gì?

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào [hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu] và huyết tương.

Nói đến một trong những chức năng này của máu, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc máu cung cấp các chất dinh dưỡng và cấu tạo các tổ chức. Bên cạnh đó, máu còn có chức năng loại bỏ hoàn toàn các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể đặc biệt là khí carbonic và acid uric.

2. Thành phần của máu

Máu được cấu tạo gồm 2 phần chính đó là tế bào và huyết tương. Trong tế bào sẽ bao gồm các thành phần cụ thể đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cẩu. Bên cạnh đó, huyết tương sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản đó là đông máu, kháng thể, protein, nội tiết tố, nước và muối khoáng.

3. Vai trò của máu

* Chức năng vận chuyển:

- Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và ngược lại vận chuyển khí carbonic từ tế bào về phổi để được đào thải ra môi trường bên ngoài.

- Vận chuyển chất dinh dưỡng từ ống tiêu hoá đến các tế bào và vận chuyển các sản phẩm đào thải từ quá trình chuyển hoá tế bào đến cơ quan đào thải.

- Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích.

- Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt ra khỏi tế bào đưa đến hệ thống mạch máu dưới da để thải nhiệt ra môi trường.

- Chức năng cân bằng nước và muối khoáng:

+ Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó.

+ Ðiều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu máu [chịu ảnh hưởng của các ion và prôtêin hoà tan trong máu].

* Chức năng điều hòa nhiệt:

Một trong những chức năng của mạch máu đó là giúp điều hòa nhiệt trong cơ thể một cách tuyệt vời. Máu tham gia vào quá trình này là nhờ sự vận chuyển và khả năng làm nguội nhiệt của lượng nước có sẵn trong máu. Nhờ đó, chức năng của mạch máu được thể hiện rất rõ trong quá trình điều hòa nhiệt của cơ thể.

* Chức năng bảo vệ:

-Nói đến chức năng của máu, chắc hẳn các bạn không thể bỏ qua chức năng bảo vệ này. Bởi máu có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào cũng như cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

-Máu giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng nhờ cơ chế thực bào, ẩm bào và cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Ngoài ra, chức năng sinh lý của máu còn được thể hiện rõ rệt khi máu cũng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, hạn chế mất máu khi cơ thể gặp phải những tổn thương.

*Chức năng thống nhất cơ thể và điều hòa hoạt động cơ thể:

Máu mang các hormon, các loại khí O2 và CO2, các chất điện gíải khác Ca++, K+, Na+... để điều hòa hoạt động các nhóm tế bào, các cơ quan khác nhau trong cơ thể nhằm bảo đảm sự hoạt động đồng bộ của các cơ quan trong cơ thể. Bằng sự điều hòa hằng tính nội môi, máu đã tham gia vào điều hòa toàn bộ các chức phận cơ thể bằng cơ chế thần kinh và thần kinh - thể dịch.

Với những chức năng quan trọng như trên, máu phải hoạt động tuần hoàn không ngừng nghỉ thông qua vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.Để cơ thể khỏe mạnh và duy trì tốt sự sống, bất kể ai cũng không thể thiếu đi những chức năng và vai trò này của máu.

Video liên quan

Chủ Đề