Nửa củ khoai tây bao nhiêu calo?

Khoai tây là một trong những củ giàu dinh dưỡng được lựa chọn trong chế biến các món bổ dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, khoai tây béo bùi, giàu tinh bột nên nhiều người lo lắng ăn khoai tây sẽ tăng cân. Để biết khoai tây bao nhiêu calo cùng chế độ ăn phù hợp, hãy cùng My Auris theo dõi bài viết sau đây nhé. 

Mục Lục

Tìm hiểu về củ khoai tây 

Khoai tây là một trong những loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, thuộc họ cà và có sự liên quan đến cây cà chua và thuốc lá. Khoai tây rất dễ trồng, có thể và phát triển ở những vùng có đất và khí hậu khác nhau. 

Ở nước ta, củ khoai tây vô cùng quen thuộc với vị ngon cùng dinh dưỡng cao. Khoai tây được dùng để chế nhiều món ăn khác nhau. Theo đánh giá nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và kali. 

Tìm hiểu về củ khoai tây

Ngoài ra, trong 100g khoai tây nấu chín còn cung cấp 77% nước, 1,9g protein, 20,1g carbohydrate, 0,9g đường, 1,8g chất xơ, 0,1g chất béo cùng các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Cụ thể: 

  • Chất xơ trong khoai tây không nhiều nhưng lại tốt cho sức khỏe và là chất xơ mà cơ thể cân. Hàm lượng chất xơ nhiều trong khoai tây chủ yếu được tìm thấy ở phần vỏ, có chứa khoảng 12%. Còn chất xơ ở trong khoai tây tồn tại ở dạng không hòa tan pectin giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tạo môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển. 
  • Carbohydrate: đây là thành phần chủ yếu trong khoai tây và hoạt động ở dạng tinh bột. Hàm lượng này có thể chiếm đến 90% ở trọng lượng khô. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa nhiều loại đường như fructose, glucose, sucrose và được xếp vào nhóm có GI không phù hợp cho người tiểu đường. 
  • Protein: hàm lượng protein trong khoai tây không cao, thấp hơn hẳn so với lúa mì, ngô hay gạo. Ngoài ra, trong khoai tây có chứa loại protein đặc biệt đó là patatin – chất này có thể gây dị ứng, khó chịu cho cơ thể.  Mặc dù ăn khoai tây bị dị ứng rất thấp nhưng cũng cần chú ý. 
  • Các vitamin và khoáng chất: khoai tây giàu vitamin và khoáng chất vitamin C, B6, kali, folate,…đều là các chất giữ vai trò quan trọng trong trao đổi chất và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư,… 

Khoai tây bao nhiêu calo? 

Khoai tây bao nhiêu calo được quan tâm khá nhiều bởi mọi người lo lắng hàm lượng tinh bột dồi dào trong khoai tây khiến cân nặng tăng nhanh. Tuy nhiên, khoai tây bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào cách chế biến. Khoai tây có thể dùng để làm nhiều món ăn khác nhau, mỗi món đều có hàm lượng calo chênh lệch nhau. 

Vậy khoai tây bao nhiêu calo? 

  • Trong 100g khoai tây cung cấp khoảng 76-77 calo. 
  • 100g khoai tây luộc cung cấp khoảng 87 calo. 
  • 1 phần khoai tây chiên khoảng 80g cung cấp khoảng 130 calo. 
  • 1 củ khoai tây nướng khoảng 100g cung cấp khoảng 93,2 calo.
  • 100g khoai tây lắc phô mai cung cấp khoảng 400 calo.
  • 100g khoai tây xào cung cấp khoảng 160-180 calo.
  • 100g snack khoai tây cung cấp khoảng 400 calo. 
Khoai tây bao nhiêu calo?

Ăn khoai tây có gây tăng cân không? 

Qua tìm hiểu khoai tây bao nhiêu calo, mọi người cũng có thể thấy được khoai tây luộc, hấp cung cấp khá ít calo. Đồng thời, loại củ này ít chất béo, giàu dinh dưỡng nên cung cấp dưỡng chất, năng lượng cần thiết cho cơ thể giúp no lâu, hạn chế thèm ăn. 

Thế nên, bổ sung khoai tây ít chế biến chỉ luộc, hấp không chiên xào, dầu mỡ sẽ không làm cân nặng thay đổi. Ngược lại, thường xuyên ăn khoai tây chiên, snack có hàm lượng calo cao sẽ không chỉ tăng cân nhanh mà còn gia tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa,… 

Bên cạnh việc hỗ trợ giảm cân, khoai tây còn đem đến một số lợi ích cho cơ thể như: 

  • Tốt cho tim mạch: khoai tây giàu dưỡng chất nhất là khoáng chất tốt cho huyết áp, ít béo, từ đó bảo vệ tim, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. 
  • Cải thiện miễn dịch: vitamin C cùng chất chống oxy hóa trong khoai tây giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Tinh bột kháng đề kháng trong khoai tây được xem là một loại chất xơ có khả năng nuôi các lợi khuẩn, thúc đẩy hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Bảo vệ đôi mắt: chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin có trong khoai tây giúp bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Ăn khoai tây có gây tăng cân không?

Một số món giảm cân cùng khoai tây 

Để giảm cân bằng khoai tây và cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho cơ thể, mọi người nên chú ý cách chế biến và nguyên liệu kết hợp với khoai tây. Sau đây là 5 gợi ý về các món giảm cân được chế biến với khoai tây, bỏ túi ngay nhé: 

  • Khoai tây luộc: khoai tây nấu chín chứa nhiều hoạt chất kháng tinh bột, có hàm lượng calo thấp và ít cholesterol nên khi ăn tạo cảm giác no mà không gây tăng cân. Hơn nữa, luộc giữ tối ưu dinh dưỡng, hạn chế dầu mỡ. 
  • Khoai tây và sữa chua: Khoai tây sau khi đem đi hấp, luộc hoặc nướng sẽ ăn kết hợp với 1 hộp sữa chua. Món ăn này không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ lấy lại vóc dáng thon gọn hiệu quả. 
  • Salad khoai tây: Khoai tây thái nhỏ và đem đi hấp chín. Sau đó trộn cùng  hành tím, dưa leo, các loại rau củ khác mà bạn thích. Có thể thêm ít nước sốt hay Mayonnaise vào trộn đều để gia tăng hương vị. 
  • Khoai tây cuộn rong biển: Khoai tây thái vuông rồi đem hấp chín cùng đậu Hà Lan, cà rốt thái hạt lựu. Trứng cũng đem luộc chín và lột vỏ lấy lòng đỏ. Nghiền khoai tây và trộn đều cùng đậu hà lan, cà rốt, lòng đỏ trứng, sau đó cuộn vào rong biển và thưởng thức. 
  • Khoai tây cùng cải bó xôi: cả 2 nguyên liệu đều giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Khoai tây và cải bó xôi sau khi làm sạch đem đi hấp chín. Sau đó, nghiền nhuyễn khoai tây, sau đó cho vào xay cùng cải bó xôi, có thể thêm 1 chút muối để cân bằng mùi vị của hỗn hợp này. Cuối cùng cho ra đĩa và thưởng thức. 
Salad khoai tây- Một số món giảm cân cùng khoai tây

Lưu ý khi sử dụng khoai tây trong món ăn 

Bên cạnh khoai tây bao nhiêu calo hay các món ăn giảm cân, mọi người cũng cần chú ý đến cách ăn và sử dụng khoai tây trong bữa ăn: 

  • Chỉ sử dụng khoai tây với lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ. 
  • Mỗi ngày không ăn quá 2,5kg khoai tây 
  • Hạn chế sử dụng khoai tây chế biến cùng dầu mỡ, tẩm ướp nhiều gia vị 
  • Không nên ăn khoai tây để lâu, mọc mầm vì sinh độc tố ảnh hưởng sức khỏe. 
  • Món ăn chế biến cùng khoai tây nên ăn hết trong 2 ngày, không để quá lâu trong tủ lạnh hay hâm lại nhiều lần. 
Lưu ý khi sử dụng khoai tây trong món ăn

Qua những thông tin trong bài viết về khoai tây bao nhiêu calo, chắc hẳn mọi người cũng có câu trả lời cho mình. Đồng thời, cũng nắm thêm nhiều thông tin về cách ăn và chế biến khoai tây giúp giảm cân hiệu quả. Để cải thiện vóc dáng, bên cạnh các món ăn, chế độ dinh dưỡng, hãy tập luyện thể thao nhé.

Chủ Đề