Những yếu tố nào có khả năng chi phối đến việc xây dựng chương trình đào tạo

Xây dựng chương trình đào tạo

Xây dựng chương trình đạo tạo cho doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhằm trang bị năng lực làm việc cho nhân viên. Chương trình đào tạo có thể dựa trên mục tiêu ngắn hạn như giải quyết một vấn đề cụ thể. Ngoài ra, mục tiêu dài hạn của một chương trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên. Một chương trình đào tạo có đơn vị nhỏ nhất là một chủ đề bài giảng [topic] đến toàn bộ chương trình học [curriculum]. Một số định nghĩa cơ bản trong chương trình đạo tạo được thể hiện trong bảng sau

CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TTKhái niệmĐịnh nghĩa
1TopicChủ đề dạy
2ModuleMô đun gồm nhiều chủ đề dạy
3SubjectMôn học có nội dung cụ thể
4ClassLớp học dạy 1 môn học có lịch trình học
5CourseKhóa học gồm nhiều lớp học cùng học một môn
6ProgramChương trình có một lớp học học nhiều môn để hoàn thành 1 chứng chỉ
7CurriculumChương trình học có thể bao gồm nhiều môn học
8OutlineNội dung chủ đề giảng dạy
9OutcomeĐiều học viên đạt được sau khi học xong
10CompetenceKhung năng lực

Xây dựng chương trình đào tạo cần quan tâm mục tiêu các bên liên quan gồm: Ban giám đốc, trưởng các bộ phận, nhân viên. Người phụ trách xây dựng chương trình thường là các chuyên viên phòng nhân sự, bộ phận học tập và phát triển. Ngoài ra cần có các chuyên gia đào tạo và giảng viên có chuyên môn sâu về các nội dung đào tạo. Xu hướng hiện tại, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên bộ khung năng lực cho nhân viên dựa vào các nghiệp vụ, phòng ban và vị trí công tác. Bảy bước xây dựng chương trình đào tạo bao gồm

Xây dựng chương trình đào tạo tại trường đại học

Làm chương trình đào tạo đại học là hoạt động bài bản, đòi hỏi tính khoa học và nội dung hàn lâm cao. Xây dựng chương trình đào tạo gồm 4 bước chính

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TÀO TẠI ĐẠI HỌC

1.Cơ sở và định hướng xây dựng chương trình đào tạo:

Quy định của pháp luật và Bộ giáo dục

Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý giáo dục, chiến lược của trường

Các hướng dẫn của các tổ chức kiểm định trong và ngoài nước

2. Định hướng chiến lược về đào tạo của trường

Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường

Hội đồng Khoa học và Đào tạo của ngành

3. Tham khảo

Ý kiến chuyên gia từ các doanh nghiệp trong ngành, trong và ngoài nước

Ý kiến chuyên gia từ các trường đại học trong và ngoài nước

Các báo cáo xu hướng nhân lực và ngành nghề Việt Nam và thế giới

4. Triển khai thiết kế chương trình đào tạo:

Tổ chuyên gia

Tóm tắt

Xây dựng chương trình đào tạo không chỉ là tạo ra các môn học mà cần sự liên kết các kiến thức và phương pháp đào tạo phù hợp. Tại Thinking School, hoạt động xây dựng chương trình đào tạo được thực hiện cho cả 2 nhóm khách hàng chính là doanh nghiệp và trường đại học các khách hàng khác. Thông tin cụ thể, bạn đọc có thể xem tại website đính kèm.

Thinkingschool.vn

Mời các bạn cùng thảo luận

Quản lý và đào tạo con người thế nào, chuẩn bị đội ngũ ra sao, hạ tầng cơ sở có đủ để đáp ứng không và hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng thế nào. Đây là 3 yếu tố mang tính đột phá, quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo đang được triển khai hiệu quả tại Đại học Hà Nội. PV Báo GD&TĐ đã có cuộc trao đổi với PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận – Hiệu trưởng nhà trường xung quanh vấn đề trên.

PV: Nâng cao chất lượng đào tạo đang là đích đến của giáo dục đại học, nhiều trường đã triển khai thực hiện triệt để, tuy nhiên kết quả vẫn chưa theo được mong muốn. Từ thực tế Đại học Hà Nội quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận: Để giải bài toán chất lượng trong giáo dục đại học hiện nay là không đơn giản, nó động chạm tới cả hệ thống và quy trình đào tạo tạo từ A đến Z. Nói như vậy không có nghĩa là không có lời giải. Tôi cho rằng có 3 yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Con người, hạ tầng cơ sở, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo và năng lực hội nhập quốc tế.

Có thể thấy, yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định hàng đầu, chi phối trực tiếp vào quá trình đào tạo trong trường đại học. Yếu tố con người không chỉ nói đến đội ngũ thầy cô giáo mà bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý. Thành công của một vở diễn không chỉ phụ thuộc vào diễn viên trên sân khấu. Để phục vụ cho một giảng viên đứng lớp phải kèm theo một đội ngũ phục vụ từ khâu lên chương trình, thời khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy…. Tức là có cả một đội ngũ phục vụ trong toàn hệ thống. Trình độ chuyên môn của người thầy, năng lực nghiệp vụ của cán bộ phục vụ là then chốt. Nhưng con người đó có chuyên nghiệp, có nỗ lực lao động không, điều kiện làm việc của họ có tốt không sẽ tác động quan trọng đến chất lượng đào tạo.

Thực tế cho thấy, copy một chương trình quốc tế rất dễ nhưng thực hiện được thì lại là cả một vấn đề lớn nếu không có những con người có đủ năng lực triển khai. Việc thiết kế được chương trình chuẩn, nội dung tiếp cận được với các chương trình giáo dục của những nước tiên tiến với đúng nghĩa của nó đã là một vấn đề không dễ làm nếu không chủ động hội nhập giáo dục quốc tế. Nhưng khi có chương trình rồi thì đội ngũ có khả năng, năng lực tiếp cận với thực tế đó không. Làm tốt được những điều đó chính là nền tảng làm nên chất lượng.

Khi đã có thầy giỏi, giáo trình, phương tiện học tập đầy đủ, trò ham học là những điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng, thì vai trò của người quản lý sẽ là yếu tố quyết định thành công. Người quản lý giỏi sẽ giải quyết tốt mối quan hệ sư phạm cần thiết và quan trọng này. Do vậy, bài toán chất lượng rất cần người quản lý có đủ trình độ, năng lực để thể hiện trách nhiệm quản lý trong giai đoạn hiện nay.

PV: Đại học Hà Nội đã làm được gì để hội nhập giáo dục quốc tế và yêu cầu giảng viên của mình phải như thế nào, thưa ông?

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận: Giáo dục nói chung, đăc biệt giáo dục đại học trong điều kiện hiện nay là không biên giới. Cơ hội cho người muốn học đại học quá nhiều. Người học có thể học trong nước, đi du học nước ngoài, ngồi tại nhà có thể click chuột là tiếp cận được với bất kỳ một trường đại học nào trên thế giới. Trong bối cảnh như vậy chương trình đào tạo của ta cần phải định hướng chuẩn quốc tế, tiếp cận và hội nhập với chương trình quốc tế. Đây là việc cần thiết bắt buộc và là con đường ngắn nhất để tạo liên thông, liên kết đào tạo với nước ngoài. Khi chúng ta và các đối tác nước ngoài ký kết công nhận chương trình của nhau để đào tạo liên thông hoặc đối tác ký kết hợp tác đào tạo và họ cấp văn bằng chính là chúng ta đã hội nhập giáo dục quốc tế.

Hiện nay Đại học Hà Nội đang có 18 chương trình đào tạo tiếp cận với các chương trình quốc tế. Nhiều chương trình đã được các đối tác đã chấp nhận liên thông. Để làm được điều đó, đội ngũ giảng viên của trường bắt buộc phải chuẩn và cập nhật về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ phải tốt. Trường chúng tôi đã thực hiện đào tạo các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Du lich, Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sau khi vào trường, sinh viên phải học để đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh [550 TOEFL hoặc 6.0 IELTS] từ năm 2002. Thực tế đã chứng minh rằng đây là hướng đi đúng, đáp ứng được nhu cầu chất lượng của thị trường nhân lực giáo dục đại học của Việt Nam, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.

Chất lượng bài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố thầy. Chương trình hay, chuẩn, nhưng không có đội ngũ thầy chuẩn thì thất bại. Kịch bản hay phải co diễn viên giỏi! Chính vì vậy, khi xây dựng chương trình đừng nên ảo tưởng. Mỗi giảng viên cần phải biết được trình độ, năng lực mình thế nào, đang đứng ở đâu, từ đó nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới, lấy chương trình đào tạo chuẩn của quốc tế làm thước đo cho chính mình để học hỏi, xây dựng và nâng cao chất lượng bài giảng. Đây là đích phấn đấu của giáo viên trường Đại học Hà Nội.

PV: Khi nói tới chất lượng thì không thể không đề cập tới những điều kiện đi kèm như trang thiết bị thực hành, giảng đường, với điều kiện hiện nay thì những hạn chế này có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo không?

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận: Thực tế hiện nay, trên giảng đường đại học không thể nói chuyện chỉ có phấn trắng và bảng đen mà nói chuyện chất lượng được. Chương trình đào tạo tốt phải có cơ sở vật chất đi kèm, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, giảng đường. Các điều kiện phục vụ cho lên lớp hoàn thiện là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Ví dụ, ở trường chúng tôi, để đào tạo phiên dịch, sinh viên cần học kỹ năng Dịch, học Thực hành dịch, cần phải có phòng luyện tiếng, phòng luyện dịch cabin tại chỗ. Học ngành Quản trị kinh doanh, Quốc tế học muốn tiếp cận quốc tế thì các điều kiện thiết bị đi kèm như hệ thống mạng Internet, thiết bị nghe, nhìn chưa đủ thì cũng phải tương đối chứ không thể dạy chay được. Ngành Quản trị du lịch, không thể lên lớp với những tài liệu, sách vở thông thường, mà cần có thông tin nối mạng thật và ảo với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, các dịch vụ đi kèm.

Người học phải được tiếp cận với những công nghệ mới liên quan đến cung cấp thông tin để có thể quản trị sự kiện, tổ chức sự kiện, khai thác giá trị nhân văn của các địa danh, di tích lịch sử, văn hóa – xã hội vv... Nghĩa là người học thực sự bước vào "thực tế" nghề nghiệp ngay trên giảng đường.

PV: Thông qua các hoạt động liên kết đào tạo, những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến của nhiều trường đại học ở khắp các châu lục. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này thế nào, các hoạt động liên kết, hợp tác này có giúp giáo dục đại học Việt Nam theo kịp các trường đối tác không?

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận: Như tôi đã nói ở trên, hội nhập giáo dục quốc tế là yếu tố quyết định cho nâng cao chất lượng đào tạo. Liên kết, hợp tác với các đối tác nước ngoài trong đào tạo là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo và cũng chính là hội nhập giáo dục quốc tế. Có thể khẳng định một điều là nếu không bước ra ngoài biên giới, không vào xa lộ hội nhập quốc tế, ta cứ quẩn quanh trong nhà với nhau, đường ta ta đi, không có so sánh với bên ngoài thì không thấy rõ mình. Không nhìn ra ngoài thì làm gì có động lực, đích để phấn đấu.

Khái niệm "chuẩn quốc tế" rất chung chung nếu ta không chỉ ra cụ thể so sánh với ai trên trường quốc tế! Bước ra sân chung thế giới cũng cần phải hiểu mình là ai, đang đứng ở đâu để đặt ra đích "quốc tế hóa" cho chính mình. Hiện nay ta đang nhầm lẫn, hiểu không nhất quán các khái niệm, thuật ngữ về "trường quốc tế", "đẳng cấp quốc tế", "chuẩn quốc tế". Chúng ta thường nhắc đến "đẳng cấp quốc tế", nhưng thử hỏi đẳng cấp quốc tế đó là gì, lấy thước đo nào định lượng, và đẳng cấp đó so sánh với trường nào, quốc gia nào vv...

Thực tế cho thấy, khi đưa ra khái niệm chung chung dẫn đến hiểu không nhất quán và không đúng sẽ là rất nguy hại. Chính vì thế chúng tôi hiểu hội nhập giáo dục quốc tế của một cơ sở giáo dục đại học bắt đầu một cách đơn giản là: trên cơ sở liên thông, liên kết đào tạo để các đối tác nước ngoài công nhận chương trình của mình và cấp văn bằng của họ cho người học.

Xu thế của giáo dục thế kỷ 21: Đối với các nước phát triển là xuất khẩu giáo dục, đối với các nước chậm phát triển sẽ phải nhập khẩu giáo dục. Theo tôi thiển nghĩ, chúng ta nên có chính sách cụ thể khuyến khích các trường đại học tăng cường hợp tác quốc tế. Coi đó như một tiêu chí, thước đo về chất lượng, thương hiệu của trường đại học. Việc đánh giá dựa vào: 1] Số lượng chương trình hợp tác, liên kết đào tạo có hiệu quả với các trường đối tác nước ngoài, 2] Số lượng sinh viên nước ngoài đang theo học ở tại trường.

Hiện nay mô hình hợp tác của các trường rất đa dạng, mỗi trường với thế mạnh riêng của mình đã tìm được các đối tác phù hợp. Các trường khi tiến hành thiết lập quan hệ đối tác, sẽ phải tự tìm hiểu đối tác của mình có thế mạnh gì, lợi thế gì để hợp tác. Không có trường nào lại chọn đối tác hợp tác thấp kém hơn mình.

Với các đại học uy tín, không có chuyện họ bán rẻ thương hiệu để hợp tác với những trường kém chất lượng! Người học bao giờ cũng là những người lựa chọn thông minh. Thương hiệu của một trường đại học chắc chắn không thể chỉ do quảng cáo, mà phải được người học kiểm định, xã hội công nhận. Quá trình chọn lọc các đối tác liên kết cũng khẳng định thương hiệu của chính mình.

Đại học Hà Nội đã từng từ chối với nhiều đối tác cho dù họ mời chào những chương trình học bổng, học phí hấp dẫn. Biết cách từ chối đối tác, nhận biết rõ mục tiêu hợp tác, đánh giá đúng được đối tác để hợp tác có hiệu quả là thể hiện trình độ và "tầm" của người quản lý.

PV: Với thực tế chất lượng giáo dục đại học hiện nay, theo ông cách làm thế nào là hiệu quả?

PGS.TSKH Nguyễn Đình Luận: Ai cũng đã biết, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trước đây chúng ta đưa ra không ít, và trong đó có rất nhiều giải pháp có hiệu quả nếu được thực hiện đúng và đủ "liều". Theo thiển nghĩ của tôi, đổi mới cách nghĩ đi đôi với cách làm không đơn giản. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo hãy bắt đầu bằng những giải pháp cụ thể nhất, thiết thực nhất trước hết là đầu tư vào ba yếu tố như đã nói đến ở trên. Yếu tố con người vẫn là quyết định. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho một quốc gia, và đầu tư cho con người chính là đầu tư cho giáo dục!.

Xin cám ơn ông!

Bạch Ngọc Dư [thực hiện]

Theo www.gdtd.vn

Video liên quan

Chủ Đề