Mạng điện trong nhà thường sử dụng các loại mối nối

Toán 9

Ngữ văn 9

Tiếng Anh 9

Vật lý 9

Hoá học 9

Sinh học 9

Lịch sử 9

Địa lý 9

GDCD 9

Lý thuyết GDCD 9

Giải bài tập SGK GDCD 9

Trắc nghiệm GDCD 9

GDCD 9 Học kì 1

Công nghệ 9

Tin học 9

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 9

Tư liệu lớp 9

Xem nhiều nhất tuần

Trong đời sống, việc nối dây dẫn điện được ứng dụng phổ biến nhằm lắp đặt các thiết bị điện, sửa chữa dây dẫn diện bị hư hại.

Mối nối dây dẫn điện là một trong những nội dung trong chương trình Công nghệ lớp 9. Để giúp các em học sinh có thêm thông tin về các loại mối nối dây dẫn điện, chúng tôi sẽ giải đáp: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện? qua bài viết:

Câu hỏi: Có mấy loại mối nối dây dẫn điện?

A.2

B.3

C.4

D.5

Đáp án:

Câu trả lời đúng là đáp án B. Có 3 loại mối nối dây dẫn điện.

Lý giải việc chọn đáp án B là đáp án đúng:

Trong đời sống, việc nối dây dẫn điện được ứng dụng phổ biến nhằm lắp đặt các thiết bị điện, sửa chữa dây dẫn diện bị hư hại.

Hiện nay có 3 loại mối nối dây dẫn điện là: mối nối thẳng, mối nối phân nhánh và mối nối dùng phụ kiện.

Chất lượng các mối nối ảnh hưởng đến sự làm việc của mạng điện. Mối nối lỏng khiến mạch dễ bị đứt, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị.

Các yêu cầu đối với mối nối dây dẫn điện như sau:

– Dẫn điện tốt: các mặt tiếp xúc phải sạch và diện tích tiếp xúc lớn để điện trở là nhỏ nhất.

– Có độ bền cơ học cao: có thể chịu được sức kéo, rung chuyển.

– An toàn điện: cách điện tốt.

– Đảm bảo về mặt mĩ thuật : mối nối gọn gàng, sạch sẽ.

Để nối dây dẫn điện, bạn thực hiện theo quy trình gồm các bước:

Bước 1. Bóc vỏ cách điện

– Dùng kìm hoặc dao, không cắt vào lõi.

– Có 2 cách bóc vỏ cách điện.

+ Bóc cắt vát: Đặt dao vào điểm cắt và gọt lớp vỏ bọc cách điện với một góc 30o. Với dây có tiết diện nhỏ, nên dùng kìm tuốt dây để bóc vỏ cách điện.

+ Bóc phân đoạn: Dùng cho loại dây có hai lớp cách điện. Lớp cách điện ngoài được cắt lệch với lớp trong khoảng 5-8mm.

Bước 2. Làm sạch lõi

Làm sạch lõi bằng giấy ráp [giấy nhám] đến khi thấy ánh kim để mối nối tiếp xúc tốt.

Bước 3. Nối dây

Tùy vào loại mối nối, dây dây dẫn lõi một sợi hay nhiều sợi mà bước này được thực hiện khác nhau

Bước 4. Hàn mối nối

– Tác dụng của hàn mối nối: Tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt và không gỉ.

– Các bước hàn mối nối:

+ Làm sạch mối nối: dùng giấy giáp làm sạch tạp chất và oxit đồng bên ngoài để mối hàn được chắc chắn.

+ Láng nhựa thông: tránh để mối hàn bị oxi hóa.

+ Hàn thiếc mối nối.

Bước 5. Cách điện mối nối

Cách điện mối nối bằng cách quấn băng cách điện.

– Quấn từ trái sang phải.

 – Lớp trong quấn phần mối nối.

 – Lớp ngoài quấn chồng lên 1 phần lớp vỏ cách điện.

 – Kéo căng băng cách điện khi quấn.

– Bước quấn sau phải chồng lên 1/3 bước quấn trước.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về lắp mạch điện bảng điện là tài liệu học tập môn Công nghệ 9 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?

А. 2

В. З

С. 4

D. 5

Trả lời:

Đáp án đúng: A. 2

Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về lắp mạch điện bảng điện nhé!

Kiến thức tham khảo về lắp mạch điện bảng điện

1. Bảng điện là gì?

- Bảng điện là khái niệm dùng để chỉ nơi lắp đặt các thiết bị có chức năng đóng cắt, lấy điện và bảo vệ. Có hai loại bảng điện đó là bảng điện chính và bảng điện nhánh. Mỗi loại bảng điện sẽ có chức năng khác nhau.

- Bảng điện là gì – Bảng điện chính là bảng lắp đặt cầu chì, cầu dao và Aptomat, có chức năng là cung cấp và ngắt điện của hệ thống điện.

- Bảng điện nhánh là bảng điện lắp đặt công tắc, cầu chì, hộp số quạt, ổ cắm điện… có chức năng là cung cấp, phân phối nguồn điện tới các thiết bị sử dụng điện.

2. Chức năng của bảng điện

- Bảng điện đóng vai trò cực kì quan trọng cho mọi hệ thống không chỉ trong gia đình bạn, quá trình bố trí bảng điện sao cho khoa học sẻ giúp bạn dễ dàng kiềm soát được quá trình sử dụng.

- Ở trên bảng điện thường được lắp các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ, bộ phận lấy điện có chức năng điều phối, truyền năng lượng cho mạng điện và những đồ dùng trong nhà.

- Hơn nữa nó còn có chức năng cung cấp điện đến các nơi như bóng đèn, tivi, máy giặt và nó chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện đến tất cả các thiết bị, đồ dùng trong gia đình như điều hòa, tủ lạnh, bóng đèn, máy giặt, máy bơm nước, máy nước nóng, tivi…

3. Quy trình lắp mạch điện bảng điện

Quy trình lắp mạch điện bảng điện gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Vạch dấu

- Nội dung công việc:

+ Bố trí thiết bị trên bảng điện.

+ Vạch dấu các lỗ khoan.

- Dụng cụ: Thước, mũi vạch hoặc bút chì

-Yêu cầu kỹ thuật:

+ Bố trí thiết bị hợp lí.

+ Vạch dấu chính xác.

Bước 2: Khoan lỗ bảng điện

- Nội dung công việc:

+ Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít.

+ Khoan.

- Dụng cụ: Máy khoan, Mũi khoan

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Khoan chính xác lỗ khoan.

+ Lỗ khoan thẳng.

Bước 3: Nối dây mạch điện

- Nội dung công việc:

+ Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện.

+ Nối dây ra đèn.

- Dụng cụ: Kìm tuốt dây, kìm điện, băng dính

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Nối dây đúng sơ đồ.

+ Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật.

Bước 4: Lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện

- Nội dung công việc:

+ Vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện

- Dụng cụ: Tua vít, kìm

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Lắp thiết bị đúng vị trí

+ Các thiết bị được lắp chắc, đẹp

Bước 5: Kiểm tra

- Nội dung công việc:

+ Nối nguồn.

+ Vận hành thử mạch điện.

+ Lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.

- Dụng cụ: Bút thử điện

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Mạch điện đúng sơ đồ

+ Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?

A. Thiết bị đóng cắt

B. Thiết bị bảo vệ

C. Thiết bị lấy điện của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu2:Mạng điện trong nhà có bảng điện:

A. Bảng điện chính

B. Bảng điện nhánh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu3:Trên bảng điện có những phần tử nào?

A. Cầu chì

B. Ổ cắm

C. Công tắc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu4:Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B.Đó là vẽ đường dây nguồn, xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn, xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.

Câu5:Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu6:Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt chìm

C. Đáp án A hoặc B

D. Phương pháp khác

Đáp án: C

Câu7:Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Video liên quan

Chủ Đề