Những nhân định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân [1910 – 1987], ông xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội trong bối cảnh nền Hán học bước vào giai đoạn suy thoái. Nguyễn Tuân được gia đình tạo điều kiện cho học tập đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học bởi vì bị phát hiện tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam vào năm 1929. Nguyễn Tuân cũng từng trải qua cảnh sống trong nhà giam vì ông “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép.

Nguyễn Tuân bắt đầu với sự nghiệp viết văn làm báo vào khoảng năm 1930 và bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình thông qua một số tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời” vào năm 1938. Khi cầm bút sáng tác, Nguyễn Du đã tự nguyện dùng chính ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới, đặc biệt là với thể loại tùy bút và bút kí từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong quá trình sáng tác của nhà văn, mốc thời gian cách mạng tháng Tám là dấu ấn quan trọng. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lãng mạn. Trong thời gian này, ông đặc biệt nổi tiếng và thành công với thể loại truyện ngắn và chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa “xê dịch”, “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc.

Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám của ta giành được thắng lợi to lớn thì cũng là Nguyễn Tuân có sự chuyển hướng trong sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình hướng về nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Tuân, họ không chỉ là những người công dân dũng cảm mà còn là những con người rất mực nghệ sĩ, tài hoa.

Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như: “Một chuyến đi” [năm 1938], “Vang bóng một thời” [năm 1940], “Thiếu quê hương” [năm 1940], “Chiếc lư đồng mắt cua” [năm 1941]… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình ảnh về nhà văn

Nhận định 1: Nguyễn Tuân - người đến được với cái đẹp và cái thật

Xuất hiện trên đàn văn vào cuối thập niên 30 và đầu 40, Nguyễn Tuân đã khẳng định ngay lập tức tên tuổi của mình ở một văn phẩm gần như thâu tóm và kết tinh mọi tinh hoa làm nên sự hoàn thiện và hoàn mỹ của một phong cách viết:Vang bóng một thời[1]. Đó là tác phẩm rồi sẽ có sự sống của cả thế kỷ, nhận được rất nhiều và có thể là nhiều nhất những lời bình; nhưng ở đây tôi chỉ muốn dẫn lại hai nhận xét theo tôi là có giá trị tiên tri. Một là của Thạch Lam - người có cùng năm sinh với Nguyễn Tuân: “Trong cái vội vàng, cái cẩu thả của những tác phẩm xuất bản gần đây, những sản phẩm đã hạ thấp văn chương xuống mực giá trị của một sự đua đòi, người ta lấy làm sung sướng khi thấy một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp, coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng”[2]. Và hai là Vũ Ngọc Phan - tác giả bộ sách Nhà văn hiện đại: “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Nam được người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, tôi dám chắc những văn phẩm của Nguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị xứng đáng hơn nữa”[3].


Vậy là Nguyễn Tuân, khi trước bạ tên mình vào cuộc đời nghề nghiệp đã làm một cuộc kén chọn để loại bỏ - một là nhữngngười viết cẩu thả,hai là nhữngngười đọc nông nổi…Một cuộc kén chọn ráo riết ngay từVang bóng một thời,và ông sẽ trung thành với nó cho đến suốt đời.

Kể từVang bóng một thời,cùng với những tên sách gắn với tên Nguyễn Tuân trước 1945 nhưNgọn đèn dầu lạc[1939],Nhà bác Nguyễn[1940],Một chuyến đi[1941],Chiếc lư đồng mắt cua[1941],Tàn đèn dầu lạc[1941],Tùy bút I[1941],Tùy bút II[1943],Tóc chị Hoài[1943],Thiếu quê hương[1940-1943]… đã cho ta thấy sự trọn vẹn và trung thành của một cây bút với chính bản ngã và bản lĩnh của mình, trên tất cả mọi phương diện của sáng tạo văn chương, trong bối cảnh một thời cuộc đang chuyển dần vào đêm sâu tiền cách mạng của dân tộc.

Nếu hiểu sự hiện hữu của một đời người là gồm hai chiều dọc ngang, lịch đại và đồng đại thì Nguyễn Tuân là người dứt khoát và quyết liệt nhất trong sự định vị đó, một định vị khiến cho văn phẩm của ông làm nên hai mảng màu đặc sắc trong đời sống văn chương 1940-1945. Một là sựhoài cổ,trở về với quá khứ, đi tìm những “vang bóng” của “một thời” xưa, tuy chưa thật xa nhưng đã phủ đầy sương mù của hoài niệm; và một là sựxê dịchtrong không gian, qua các chuyến đi, nhằm tìm những miền đất mới để thoát cuộc sống đơn điệu, nhàm tẻ, lẹt dẹt, lờ đờ… Cả hai đều để lại nơi văn Nguyễn Tuân những trang kiệt tác, xét về nghệ thuật ngôn từ và cách miêu tả; và với mảng viết hồi cố - đó không phải chỉ là những khảo sát tinh tế, tỷ mỷ mà còn là một niềm yêu mến đến thành kính những gì gắn bó sâu xa với hồn cốt và tinh hoa dân tộc mà ông muốn lưu giữ như một báu vật trong di sản tinh thần của ông cha, trong tương phản với những gì là tầm thường, vô vị, ô trọc nhan nhản vây bủa trong đời sống nhãn tiền.

Còn xê dịch? Chọn câu của Paul Morand làm đề từ choThiếu quê hương: “Ta muốn sau khi ta chết, có người thuộc da ta làm chiếc va ly”, Nguyễn Tuân dứt khoát khẳng định: “Đứng về phương diện một người lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộc sống” thì “không gì thiệt thòi bằng trung thành với một chỗ ở”. Ở đây, cái nguyện vọng phát triển mọi giác quan cho một người bình thường, nhất là một nhà văn thì có gì nên tội, nếu không nói là chính đáng. Thế nhưng trong một cuộc sống tù túng, ngột ngạt như cuộc sống đang vây quanh Nguyễn thì đâu phải chỉ riêng giác quan mà gần như là toàn bộ cuộc sống của anh, từ hình hài vật chất đến ý thức, tinh thần, cũng sẽ bị thui chột, để thành những kiếp “chết mòn” hoặc “sống mòn” như phát hiện của Nam Cao. Vậy là sự thèm đi của Nguyễn rút lại chỉ là một phản ứng đối với một cuộc sống không có sinh thú; còn việc có đi được hay không lại là chuyện khác; nếu ta biết rằng trục đường quen thuộc của Nguyễn chỉ là khứ hồi Hà Nội - Thanh Hóa, hoặc Hà Nội - Sài Gòn; không kể một lần ở tuổi 20 phải trốn sang Bangkok theo đường qua Lào rồi bị giải về quê bằng đường biển, và một lần sang Hồng Kông với đủ mọi vất vả, nhếch nhác của một thân phận tha hương.

Hoài cổvàxê dịch,ngay từ khi xuất hiện, Nguyễn Tuân đã tạo nên một ấn tượng nổi trội và khác biệt trong làng văn; sau 1945, đối với giới phê bình mác xít, nó là biểu tượng của sự thoát ly gắn với mặt tiêu cực của trào lưu lãng mạn. Còn bây giờ, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập thì nó lại là hiện tượng thuận chiều với nhu cầu phát triển của con người và xã hội. Tất cả những gì đến trong hoài niệm của Nguyễn Tuân là hoàn toàn khác với sự nhôm nhoam, cẩu thả, bụi bậm trong cách thức khôi phục đủ các thứ lễ hội như thời bây giờ. Còn đi - bây giờ ai mà không khao khát đi; và cả thế giới không nơi nào mà không chăm lo chu đáo cho sự đón tiếp các khách đi - bởi nó là khu vực kinh doanh không khói, thu được nhiều lãi nhất.

Cần phải kể thêm, trước 1945, Nguyễn Tuân còn là cây bút viết nhiều và kỹ nhất về đời sống trụy lạc - gồm những thuốc phiện và cô đầu, như trongNgọn đèn dầu lạc, Tàn đèn lầu lạcvà nhiều tùy bút có nhân vật trung tâm hoặc duy nhất là Nguyễn. Đây là mảng viết góp phần tạo nên đặc sắc tính cách và phong cách Nguyễn Tuân - con một nhà Nho thất thế, như là một cách phản ứng để thoát ra khỏi thế giới tù túng bao bọc quanh mình, trong tư cách một phá gia chi tử, một kẻ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào cho một sự phá phách trong tâm thế bất an. Chọn chính cái tôi của mình để khảo sát và phô bày, ta có thể nhận ra hai phương diệnnạn nhânvàtội nhâncủa một thế hệ thanh niên trí thức trong xã hội thuộc địa đang đi đến tận cùng những ngày tàn của nó. Không thi vị hóa, cũng không tự xỉ vả hoặc hạ nhục bản thân mình, Nguyễn Tuân chỉ muốn là sự “chép lại” “một thời kỳ khủng hoảng tâm thần” và một ít tâm trạng của mình “trong những ngày phóng túng hình hài”[4].

*
Với khởi đầu rất ấn tượng làVang bóng một thời,Nguyễn Tuân đến với Cách mạng tháng Tám bằng sự tận lực sống với thời cuộc, với sự sống đương đại, nhãn tiền. Ấy là một thay đổi lớn trong cảm quan và nhãn giới của một người từng chủ trương quay lưng với cuộc sống, và trong ý thức phá phách chính sự sống của bản thân mình. Giờ đây, Nguyễn, có lẽ là người sớm nhất, và hồ hởi nhất đến với cách mạng; bởi, chính với cách mạng, Nguyễn Tuân mới có thể hứa hẹn từ bỏ triệt để con người cũ của mình: “Cái giờ nghiêm trọng của mày đang điểm… bây giờ hoặc không bao giờ nữa. Mày phải cương quyết lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những phong cảnh cũ của tâm tưởng mày” [Vô đề,1945]. Và hăm hở xuống đường: “Mê say với ánh sáng trắng vừa được giải phóng tôi đã là một dạ lữ khách không mỏi, quên ngủ của một đêm phong hội mới”. Trước đây, dẫu chủ trương xê dịch, nhưng Nguyễn đâu có được cái vui đi cùng dòng người. Còn bây giờ, chỉ đến bây giờ, Nguyễn mới được sống những phút giây sung sướng và cảm động: “Chúng tôi đã ôm lấy nhau và mừng ra nước mắt như hai con bệnh già mới uống liều thuốc cải lão hoàn đồng” [Ngày đầy tuổi tôi cách mạng].

Vậy là, với Nguyễn Tuân, đã chọn nghề viết, ông đã không ngừng viết bất cứ lúc nào, dẫu với bất cứ chuyển động nào của lịch sử. Một chuyển động đến “long trời lở đất” như Cách mạng tháng Tám đã không thể khiến ông ngừng viết [như nhiều đồng nghiệp khác], trái lại càng kích thích ông viết. Bởi dường như, sau cơn “khủng hoảng tâm thần” và cách sống “phóng túng hình hài”, ông đã tìm ra được lối thoát cho mình, trong một cuộc giải phóng lớn của dân tộc, như là một thời cơ có một, để làm thay đổi ông, không chỉ trong tư cách một công dân mà cả trong tư cách nghệ sĩ - người từng có lúc đã tưởng có thể chết đi được nếu ai đó tước đi quyền viết của mình[5]. Chọn tênCỏ độc lậpcho một vở nhạc kịch ngắn ông viết cho báoThiếu sinh- số Xuân độc lập 1946 với lời dẫn: “Cỏ này nhấm vào vị ngọt. Tính dược thì chữa bệnh yếm thế. Đem giã ra gợn lấy nước mà biên chép trên giấy thì không thứ gió mưa nào của cuộc đời làm phai bợt được. Thời nhân gọi là Độc lập thảo. Nhất danh nữa là Hy vọng thảo”, tác giảThiếu quê hươngđã dứt khoát một thái độ khẳng định cho hiện tại và ấn định một lòng tin ở tương lai của dân tộc mà bản thân mình là một thành viên, chứ không còn là một đứa con rơi lạc loài, hoặc hư hỏng.

Tháng Tám - mùa thu cũng đã vào văn Nguyễn Tuân trong vẻ lộng lẫy của một bức sơn mài: “Chưa có thu nào mà mây mùa khói mùa đẹp được như mây khói mùa này. Sớm cũng như hôm, bốn chiều tám hướng chân giời Việt Nam nổi bồng lên những hình mây khỏe mạnh và những sắc mây lộng lẫy”[Ngày đầy tuổi tôi cách mạng].

VớiCỏ độc lập,cùng những trang viết ngay trong những ngày cả nước khởi nghĩa Nguyễn Tuân thực đã hết mình, và trung thực tuyệt đối với mình trong một cuộc “lột xác” [chữ dùng của ông], và trong cái quyết tâm “tự đào thải hết mọi cố nhân trong lòng mình”. Chính với ý nguyện như thế ông đã sớm đến với cách mạng, và cách mạng đã sớm đón ông - người rồi đây sẽ không ngần ngại đi lên chiến khu Việt Bắc, viết những trang mới nồng ấm tình người trongĐường vui, Tình chiến dịch…; và vui vẻ đảm nhận chức trách Tổng thư ký đầu tiên của Hội văn nghệ Việt Nam vừa mới thành lập vào cuối năm 1948, cùng cấp phó đồng sự là Tố Hữu.

*
Nếu Cách mạng tháng Tám đánh thức tình yêu nước và khát vọng độc lập tự do của Nguyễn Tuân, đưa Nguyễn Tuân vào đội ngũ hàng đầu những người viết sớm trở về với ý thức công dân, và với niềm tự hào có một Tổ quốc gắn với Sông và Núi, với Đồng cỏ, với một Em bé gái và Quyển Sử Việt Nam, và nhất là với Cỏ độc lập do Thần Cách mệnh[6] mang đến, để cho ông ngưỡng vọng và ca ngợi thì cuộc kháng chiến của toàn dân tộc ngay sau đó lại đưa ông vào cuộc sống lớn lao của quần chúng - những người trước đây đối với ông là hoàn toàn xa lạ. Đó là những con người bình thường nhất, những người làm nên lúa khoai và bây giờ đang cầm súng; chính họ, chứ không phải là những ai khác đã làm nên những điều kỳ diệu diễn ra quanh ông. Trên đường lên Việt Bắc đầu 1949, ông ghi: “Trông Dakota và Junker tiếp tế của nó hổn hển trong mù sương của ngày mưa lũ mình thấy khoái trong lòng, mặc dầu thời tiết có dằn vặt mình trên những con đường lầy trơn như tráng mỡ nước”. Gặp một đơn vị bộ đội trong đêm, không rõ mặt, chỉ là những bóng đen, nhưng vẫn làm ông “ấm lòng ngang với những chấm lửa của lớp Bình dân học vụ buổi tối trong rừng sâu”[Lại ngược].

Giờ đây niềm sung sướng và hạnh phúc của Nguyễn Tuân là được sống như mọi người, là được lẫn vào dòng người: “Tôi thành ra cán bộ dân vận. Ngoài giờ công tác ở đơn vị, tôi xách cái túi gai chạy đi các nhà, ngồi góp chuyện bên bếp lửa, tập nói tiếng địa phương. Tôi thấy tôi trở nên thân mật với người ở xóm bản như là đã quen biết từ lâu lắm. Rồi nó thành hẳn một nếp tình cảm”[Tình chiến dịch].

Quý những “nếp tình cảm” mới ấy ở một người như Nguyễn Tuân ta càng quý sức cảm hóa của cách mạng, càng quý những mối quan hệ mới giữa con người và cái ý nghĩa cao đẹp của đời sống tinh thần mà cách mạng đã đem lại cho mỗi người.

Nhưng không phải chỉ có sự đổi thay trong cái tôi. Trước 1945 Nguyễn Tuân xác nhận: “Lòng kiêu căng của ta xui ta chỉ nên chơi có một lối độc tấu”[Nhà Nguyễn].Tôi hiểu “độc tấu” ở đây là tùy bút như một “đặc sản” của Nguyễn Tuân; mặc dù sự thật là ông đã viết nhiều thể loại - gồm cả phóng sự, du ký, truyện ngắn và dài. Còn bây giờ, cũng là lần đầu tiên Nguyễn Tuân thấy sự gò bó của tùy bút, khi sự kiêu căng không còn là cần thiết nữa. Trong Hội nghị tranh luận văn nghệ năm 1949, Nguyễn Tuân phát biểu: “Bây giờ là thời kỳ viết tiểu thuyết, đừng viết tùy theo bút nữa. Viết tiểu thuyết cho con người nói lên được”[7].

Thế nhưng đâu cần đến tiểu thuyết - việc đó đã có rất nhiều người làm, mà vẫn chỉ với tùy bút, ông vẫn là người đồng hành cùng cách mạng; hơn thế, còn là người có chung những lo và nghĩ với cách mạng. Hết kháng chiến, về với đời sống hòa bình, Nguyễn đã có nhiều lúc loay hoay, và hoang mang trong những biến động của thời cuộc, diễn ra liên tiếp từ sau Chiến thắng Biên giới 1950 cho đến nửa sau thập niên 50 - qua các sự kiện như Cải cách ruộng đất và Sửa sai; Hiệp định Genève về Đông Dương 1954 vừa ký kết đã bị Mỹ Diệm xé bỏ; những biến động trên trường quốc tế làm lung lay sự bền vững của phe xã hội chủ nghĩa; cùng các vụ/ việc trong đời sống chính trị và văn nghệ như Chỉnh huấn, Nhân văn - Giai phẩm… mà ông cùng một số bạn văn “cây đa cây đề” như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Tô Hoài đều bị hệ lụy ít nhiều.

Nhớ lại và suy nghĩ về một thời như thế - đó là việc rồi cũng cần phải làm, nó nằm trong một bối cảnh rộng hơn, đó là cuộc đấu tranh dân tộc nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, và cuộc đấu tranh giai cấp để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh một thế giới chia làm hai phe, mà một chút hoài nghi, mọi sự chập chờn, lấp lửng ở giữa đều bị đẩy về phía kẻ thù. Trong khi bản chất của người trí thức là phải nghĩ, là được nghĩ, là chỉ hành động theo lòng tin của chính mình. Và Nguyễn Tuân, chính là hiện tượng có ý nghĩa điển hình cho giới trí thức chân chính, luôn trung thực không hề giấu mình, luôn dũng cảm để nói lên chính kiến, trong những tình thế phải giằng co giữa hai phía để đến với chân lý, nó lẽ ra hoặc phải là sự gặp gỡ giữa chủ quan và khách quan trong tính thuyết phục của nó, chứ không phải là áp đặt hoặc răn đe.

Đây là thời kỳ Nguyễn Tuân viết nhữngPhở[1956],Cây Hà Nội[1956],Đọc Sêkhov[1957] và Trả lời Tạp chíHọc tập[1957]… Và sau đó làTờ hoa[1966],Tình rừng[1968] vàGiò lụa[1973]… những bài gây tai tiếng cho ông; nhưng chỉ ngót 20 năm sau trở đi, lại trở lại giá trị của một cách nghĩ, cách viết dũng cảm, trung thực và tiên tri, cùng với giá trị văn chương của nó.

*
Chặng đường sau 1960 cho đến khi Nguyễn Tuân qua đời, năm 1987 vẫn là một hành trình liên tục, không ngừng nghỉ, không nản mỏi, không đứt quãng trên hai trục Đi và Viết, với khởi đầu làSông Đà[1960].

Nếu có một nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XX, và nếu nền văn học đó có được những thành tựu đáng ghi nhận thì theo tôi là vào nửa đầu thập niên 60, sau Đại hội Đảng lần thứ III với bản giao hưởng Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội - “đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh”[8].Sông Đàgóp một giai điệu ấm áp và hào sảng đó vào một thời khó quên trong lịch sử văn học thế kỷ XX - thời, với những câu thơ có cánh trongBài ca mùa xuân 1961, Ánh sáng và phù sa, Riêng chung, Trời mỗi ngày lại sáng;thời của những bộ tiểu thuyết trường thiên nhưSóng gầm, Vỡ bờ, Sống mãi với thủ đô;thời của những áng văn giàu chất trữ tình và chất thơ nhưMùa lạc, Rẻo cao, Trăng sáng, Cỏ non…VàSông Đà,trước hết đó là vẻ đẹp của thiên nhiên qua một bút pháp rất tạo hình: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”; để làm nên một nốt nhấn đặc sắc trên cả hai chiều hiện tại và quá khứ của một dân tộc đang hào hứng đi vào một sự nghiệp dựng xây, sau một lịch sử có quá nhiều hy sinh, nhọc nhằn, gian khổ… Trên hành trình ngược Tây Bắc lần này, Nguyễn Tuân không còn là một lữ khách ham vui, mà tự nhận mình là một người đi tìm vàng, tìm “cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa, tươi vui và vững bền”.

Như vậy là quaSông Đà,từSông Đà,Nguyễn Tuân đang có một đà say về cuộc sống mới.

Nhưng rồi chỉ vài năm sau, từ tháng 8-1964, miền Bắc và cả nước bước vào cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống Mỹ. Sau sông Đà - Tây Bắc, từ đây Nguyễn Tuân sẽ năng đến với sông tuyến - Hiền Lương, như một lưỡi dao xẻ đôi đất nước, để viếtĐò tuyến, Xuân lửa trên dòng Gianh và sông tuyến, Chỗ đầu cầu đó - chỗ bờ sông đó - chỗ bãi cát đó…Và nỗi đau đất nước bị xẻ đôi này, cùng với cái nguyên cớ khiến cả dân tộc phải nhất tề vào trận đã động vào một khu vực nhậy cảm nhất trong hệ giao cảm Nguyễn Tuân, để từ đó khởi nguồn một giòng viết mới - đó là Hà Nội hào hoa, Hà Nội thiêng liêng, Hà Nội hiên ngang đánh trả kẻ thù; là chân dung kẻ thù mới không chỉ trên một nửa đất nước phía Nam mà còn là cả bầu trời miền Bắc trong tập kýHà Nội ta đánh Mỹ giỏi[1972-1984]. Một tập ký, thật đặc sắc trong cách soi đi soi lại chân dung kẻ thù mới, không phải chỉ của một nhà văn rất giàu ý thức dân tộc, mà còn là một nhà văn hóa mang lương tâm thời đại: “Biến cố của lịch sử đã đặt chúng tôi phải đụng độ đương đầu sống mái với bọn hiếu chiến Hoa Kỳ thì dĩ nhiên chúng tôi cũng phải tìm hiểu Hoa Kỳ về mọi mặt, bằng mọi cách, và bằng mọi điều kiện có thể của mình. Lực lượng võ trang cả nước tôi tìm hiểu về cách đánh của quân đội Mỹ. Và những người như chúng tôi tìm hiểu về cách nghĩ Hoa Kỳ để mà cùng đánh Mỹ, đánh cho chết tiệt đi cái cách nghĩ phản khoa học và trịnh thượng đó của bọn phát xít Hoa Kỳ hợm hĩnh về súng đạn và tính du côn lộng hiểm”[Gửi một nhà văn Mỹ thật sự yêu tự do và hòa bình].

Nếu có cái gọi là “thế đứng trên đầu thù” thì chắc chắn cũng như Tố Hữu, Chế Lan Viên trong thơ, Nguyễn Tuân là người chiếm vị trí số 1 trong văn xuôi.

Nguyễn đã viết rất sảng khoái những áng văn vừa là tùy bút vừa là chính luận, với rất nhiều âm hưởng và giọng điệu qua những cái tên bài thật là độc đáo:Hà Nội giải tù Mỹ qua phố Hà Nội, Cho giặc bay Mỹ nó ăn một cái Tết ta, Có ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa sơ tán, Bên ụ súng Hà Nội, một đám cưới phòng không, Cánh B52 rụng xuống một thôn hoa Hà Nội, Hà Nội ta vậy mà đã một năm chiến thắng B52, Đất cùng trời toàn cõi ta từ đây coi như sạch hẳn bóng nó, Đêm xuân năm Hổ này nằm ngẫm thêm về bầy hổ Mỹ.Quả là ý thức dân tộc luôn luôn là một giòng chảy thật đậm trong văn Nguyễn Tuân, kể từVang bóng một thời, Thiếu quê hương…cho đếnHà Nội ta đánh Mỹ giỏi.Cùng trên một giòng chảy, nếu ở đầu nguồn là một tâm trạng yếm thế, với giọng văn hoài nghi, khinh bạc thì đến với hạ lưu là một lòng tin hào sảng vào tương lai và thế đứng của dân tộc.

*
50 năm viết - ở thời điểm 100 năm ngày sinh hôm nay nhìn lại, Nguyễn Tuân quả đã để lại một dấu ấn thật sâu đậm trên hành trình văn học hiện đại. Rực rỡ ngay từ khi xuất hiện; không ngừng nghỉ trên một hành trình viết qua hai chặng trước và sau 1945 - chặng nào cũng là sự trung thực tuyệt đối với bản thân mình trong tư cách một nghệ sĩ của ngôn từ. Ở tuổi 77, do con tim trở chứng, ông phải vào bệnh viện, nhưng vẫn mang theo sách để đọc cùng là tiếp chuyện và thư từ với bạn bè; nếu không đột ngột đi ngay có lẽ ông sẽ viết xong hai tùy bút còn trong dự định - một là về hiện thực trongLiêu trai,và hai là hiện tượng sữa Ba Vì phải đổ đi trong khi con trẻ cả nước thiếu dinh dưỡng trầm trọng - một tùy bút hẳn không khác mấyTình rừng...Một người viết trong ý nghĩa đích thực và cao quý của nó. Một người của nghề với một quan niệm rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh, cẩn trọng về nghề. Đó là nghề viết, trong sự tận tụy hết mình, dốc cạn mình - để đến với cái đẹp, đúng như một quan niệm văn chương của Hoài Thanh: “Tìm cái đẹp trong tự nhiên là nghệ thuật. Tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình”[9]. Dĩ nhiên đây là cái đẹp trong quan niệm của mỹ học, chứ không phải ở bất cứ lĩnh vực nào khác, như chính trị, hoặc luân lý, đạo đức; và dĩ nhiên là muốn tới cái đẹp thì phải loại bỏ cái xấu, cũng như cái ác, cái bất lương; và với Nguyễn Tuân trước 1945 thì đó là bọn người bất tài, mà hợm hĩnh về tiền của, quyền lực; là đám “con buôn quen sống với đủ thứ hàng họ và buôn Tần, bán Sở”. Còn sau 1945 thì đó là thói giả dối, nịnh hót và cơ hội - không xứng với một cuộc sống trong sạch và đẹp như ông từng thấy và ao ước. Thậm ghét sự giả dối, bởi ông là người trung thực; ghét thói nịnh hót và cơ hội, bởi ông là người ngay thẳng. Thật và thẳng - đó là phong cách sống và viết của Nguyễn Tuân.

Không kể, ở vị thế đối lập triệt để với cái thiện, cái đẹp đó là kẻ thù của dân tộc, mà trên thế đứng của người quyết thắng, ông đã rất thỏa thuê trút hết những khinh bỉ và phẫn nộ.

Đam mê và sống chết với nghề - đó là nét chung của rất nhiều người chọn nghề viết, chứ không riêng Nguyễn Tuân. Nhưng với Nguyễn Tuân, đây mới thật là riêng, sáng tạo văn chương phải là một nghề sang trọng. Xem cách Nguyễn Tuân ứng xử với văn chương, trên từng quyển, từng bài, từng câu, từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy, viết hoa hoặc xuống dòng… mới thấy nghề văn là công phu như thế nào. Tuyệt không một thô vụng. Tuyệt không một sơ suất hoặc cẩu thả. Bởi khi đã đến với cách nghĩ văn chương là nghệ thuật ngôn từ thì ngôn từ phải cùng lúc đảm nhận cả hai trọng trách, hoặc một trọng trách kép - thì cũng thế: một - đó là tinh hoa tiếng Việt của cha ông và hai là bản sắc riêng của cá nhân mình. Một ngôn ngữ rất Việt Nam và rất Nguyễn Tuân, đó là cái đích cao nhất mà Nguyễn Tuân đã đến được, ngay từ những tác phẩm đầu tay cho đến trang viết cuối cùng.

Như vậy là, sau tất cả những gì đã được nói đến mà tôi là người đọc trung thành với Nguyễn Tuân nhiều chục năm qua đã quá thuộc và thấy không cần phải nhắc lại ở bài này, hôm nay tôi chỉ muốn tìm đến Nguyễn Tuân như là người của nghề - nghề viết; và là người của chữ - tiếng Việt. Đọc bất cứ trang văn nào của Nguyễn Tuân ta cũng đều cảm nhận được một cách thật hứng thú cái giàu có, sinh sắc, sống động, và cái sức diễn tả, biểu đạt thật là tuyệt vời của câu văn ta trên tất cả các phương diện của màu sắc, âm thanh, hình khối của chữ và nghĩa. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân đó là thứ ngôn ngữ có hình, có khối, có nhạc, và đương nhiên là có hồn - cái hồn được truyền lại từ cha ông và cái hồn của người viết phả vào, bởi tài năng vận dụng, khai thác hết công suất của nó. Người từng viếtVề tiếng ta, Tản mạn chung quanh một áng Kiều, Băm sáu cái nõn nường Xuân Hương…,cũng như Xuân Diệu là người gần như mê đắm những từ thuần Việt, tức là những từ đến từ sự sống lam lũ, vất vả qua hàng nghìn năm dựng xây và giữ gìn đất nước của cha ông. Với Nguyễn Tuân mỗi chữ, mỗi câu là một cân nhắc, một chọn lựa, đừng có ai nghĩ là phải thêm hoặc bớt, phải đổi thay hoặc cắt bỏ. Bởi với ông, hiểu như R. Barthes [1915-1980] chỉ được xem là nhà văn, những người có dụng công trau dồi ngôn từ, chú ý tạo ra văn phong, và làm nên một ngôn ngữ riêng biệt của mình, khác với những người viết thông thường xem chữ viết chỉ là phương tiện để diễn tả các hành vi, ý tưởng. Như vậy nếu ta tin sự đánh giá của Hoài Thanh đối với các tác gia Thơ mới: “Họ đã dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt” để tạo nên “một thời đại trong thi ca” Việt Nam, thì ta sẽ hiểu và tin Nguyễn Tuân khi ông khẳng định: “Về những vấn đề lớn thuộc về vận mệnh dân tộc, tôi nghĩ rằng cái biểu hiện yêu nước của tôi, ở tôi, tôi chỉ xin khung nó gọn vào vấn đề xây dựng tiếng nói”[10]. Nhận mình là một người lao động, như bất cứ nghề lao động nào khác, trong các bản khai về nghề nghiệp, thay vìNhà văn,hoặcNgười viết văn,ông ghi:Chuyên viên tiếng Việt.

Chuyên viên tiếng Việt- mà tôi muốn gọi một cách quen thuộc lànghề viết,với phương tiện duy nhất là tiếng nói và chữ.

Chọn năm 1910 mà ra đời, để 100 năm sinh của mình đúng vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Tuân người quê ở Mọc - Nhân Mục, nay thuộc xã Nhân Chính huyện Từ Liêm, sinh ở Hàng Bạc đã hưởng được những tinh hoa của ba sáu phố phường và trở lại làm sáng danh cho văn hóa thủ đô bởi tất cả những gì làm nên hồn cốt của một người viết - đó là lòng yêu cái đẹp và khả năng làm giàu cho cái đẹp ở tư cách một người viết tận tụy và hết mình cho ngôn từ, khiến cho bất cứ lúc nào ông cũng nhận được sự kính trọng của mọi thế hệ người đọc - để, nói như Kim Lân, ông là “người sung sướng nhất”[11].

Cách đây 23 năm, trong Điếu văn đọc tại Lễ tang Nguyễn Tuân, ngày 28-7-1987, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói đến Nguyễn Tuân như là “người đi tìm cái đẹp và cái thật”. Ở dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh Nguyễn Tuân hôm nay, tôi muốn nói một lời khẳng định: Nguyễn Tuân là người đã “đến được với cái đẹp và cái thật”.

Thái Hà tháng Sáu - 2010
P.L
[257/7-10]

Top 10 Bài văn phân tích phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong "Người lái đò sông Đà"

11-02-2022 10 23446 0 0

Giới thiệu về Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông

Xuất bản ngày 27/08/2018 - Tác giả: Tâm Phương

Tham khảo tuyển chọn những bài văn mẫu hay đề tài Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Mục lục nội dung

  • 1. Dàn ý chi tiết
  • 2. Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT

Mục lục bài viết

Đề bài:Giới thiệu một vài nét về nhà văn Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.

Bài làm:

Dàn ý chi tiết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Trước Cách mạng tháng Tám phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ "ngông". Thể hiện phong cách này mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống cũng được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.

- Trước Cách mạng tháng Tám ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. Sau Cách mạng ông không đối lập giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy vừa đĩnh đạc, cổ kính vừa trẻ trung hiện đại.

- Nguyễn Tuân học theo "chủ nghĩa xê dịch". Vì thế ông là nhà văn của những tính cách phi thường của những tình cảm cảm giác mãnh liệt của những phong cảnh tuyệt mĩ của gió bão núi cao rừng thiêng thác ghềnh dữ dội...

- Nguyễn Tuân cũng là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

- Nguyễn Tuân còn có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng. Ông vẫn tiếp cận thế giới con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật nghệ sĩ nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sỹ ở cả nhân dânđại chúng. Còn giọng khinh bạc thì chủ yếu chỉ là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội.

a]Trước Cách mạng Tháng Tám: có thể nói phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong giao đoạn nàycô đúc trong một chữ"ngông": Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình.

- Nguyễn Tuânlà mộtngười tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau:

+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.

+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.

+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.

+ Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.

- Nguyễn Tuânlà một con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chỗdựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức trong ônglà lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.

b]Sau Cách mạng Tháng Tám:phong cách của Nguyễn Tuân có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa. Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu.

- Nếu trước Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuânluôn bi quan đối với hiện tại và tương lai, ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ,người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng,cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau Cách mạng tháng Támông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phẩm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực

- Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời:anh bộ đội, ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

c] Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của Nguyễn Tuân: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của Nguyễn Tuân. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khikhó hiểu.

- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu

- Với Nguyễn Tuân,văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.

- Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành nặng nề.

Văn mẫu hay nhất tuyển chọn từ kì thi tốt nghiệp THPT của học sinh lớp 12

Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân "là một cái định nghĩa về người nghệ sĩ" như có người đã nói thế. Vẻ đẹp văn chương, dấu ấn về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện trên những kiệt tác văn chương như "Vang bóng một thời" [1940], "Sông Đà" [1960], "Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi" [1972], "Tờ hoa" [1966], v.v...

Về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sách Văn 12 có viết: "Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy, trước hết có thể thâu tóm trong mấy chữ phóng túng, tài hoa và uyên bác". Cái nhìn của Nguyễn Tuân mang tính phát hiện độc đáo đối với thế giới khách quan, tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống, cái đẹp tài hoa, phi thường, cái đẹp ở phương tiện văn hoá, mĩ thuật:Cách uống trà, thưởng lan, cách thả thơ của người xưa ["Vang bóng một thời"], con sông Đà và người lái đò "tay lái ra hoa" [Sông Đà], cái độn tóc chị Hoài "đổ tung xuống như một trận mưa rào đen nhánh",v.v... đã được ông nói đến một cách tài hoa, hấp dẫn.

Người ta hay nói "chủ nghĩa xê dịch" của Nguyễn Tuân. Thật ra đó là cách sống sáng tạo của riêng ông mà ông gọi là đi và viết, để "thay đổi thực đơn cho giác quan". Quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian và thời gian đã liên kết thành tuyến, thành mảng trên trang văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp thẩm mĩ, đem đến nhiều liên tưởng, ấn tượng kì thú cho người đọc. Những tính cách phi thường [Huấn Cao, người lái đò sông Đà], những tình cảm, cảm giác mãnh liệt của những phong cách tuyệt mĩ, của gió, bão, núi cao, rừng thiêng, ghềnh thác dữ dội [cảnh mặt trời mọc ở ngoài đảo Cô Tô, đỉnh núi Phan-xi-păng với hoa đỗ quyên năm sắc rực rỡ, với cây trúc như cái phất trần, là con sông tuyến Hiền Lương, là con Sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...", là tiếng thác rống lên như tiếng rống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn trong rừng cháy,...].

Văn Nguyễn Tuân rất uyên bác, độc đáo. Các kiến thức về văn hoá, địa lí, lịch sử, phong tục, những miền quê, những vùng đất... được ông kể rất đậm đà, duyên dáng. Ông là bậc thầy về ngôn ngữ văn chương: giàu có, sáng tạo.

Nói đến phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là nói đến tuỳ bút, những trang văn xuôi đầy chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ, của một cây bút tài hoa, uyẻn bác, phóng túng, độc đáo hiếm có.

Với những thông tin trên chắc chắc các em sẽ làm được đầy đủ bài phân tích tác giả Nguyễn Tuân cũng như về phong cách nghệ thuật của ông, ngoài ra các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu tham khảo về tác phâm Chữ người tử tù của ông để có những bài văn hay nhé:

  • Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Dàn ý phân tích cảnh cho chữ

Type your search query and hit enter:

  • Homepage
  • Nhà Văn

Nhà Văn

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân[1910 – 1987], ông xuất thân trong một gia đình nhà nho ở Hà Nội trong bối cảnh nền Hán học bước vào giai đoạn suy thoái. Nguyễn Tuân được gia đình tạo điều kiện cho học tập đến cuối bậc Thành chung thì bị đuổi học bởi vì bị phát hiện tham gia vào cuộc bãi khóa phản đối giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam vào năm 1929. Nguyễn Tuân cũng từng trải qua cảnh sống trong nhà giam vì ông “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép.

Nguyễn Tuân bắt đầu với sự nghiệp viết văn làm báo vào khoảng năm 1930 và bắt đầu khẳng định được tên tuổi của mình thông qua một số tác phẩm như “Một chuyến đi”, “Vang bóng một thời” vào năm 1938. Khi cầm bút sáng tác, Nguyễn Du đã tự nguyện dùng chính ngòi bút của mình để phục vụ cho hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Ông trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới, đặc biệt là với thể loại tùy bút và bút kí từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Từ năm 1948 đến năm 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

Trong quá trình sáng tác của nhà văn, mốc thời gian cách mạng tháng Tám là dấu ấn quan trọng. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến là một nhà văn lãng mạn. Trong thời gian này, ông đặc biệt nổi tiếng và thành công với thể loại truyện ngắn và chủ yếu viết về ba đề tài: chủ nghĩa “xê dịch”, “vang bóng một thời”, và đời sống trụy lạc.

Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám của ta giành được thắng lợi to lớn thì cũng là Nguyễn Tuân có sự chuyển hướng trong sáng tác. Ông dùng ngòi bút của mình hướng về nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang. Xuất hiện trên trang viết của Nguyễn Tuân, họ không chỉ là những người công dân dũng cảm mà còn là những con người rất mực nghệ sĩ, tài hoa.

Với tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã để lại cho đời rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như: “Một chuyến đi” [năm 1938], “Vang bóng một thời” [năm 1940], “Thiếu quê hương” [năm 1940], “Chiếc lư đồng mắt cua” [năm 1941]… Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và hình ảnh về nhà văn

Video liên quan

Chủ Đề