Nhiệt kế thuỷ ngân kẹp nách bao lâu

Nhiệt kế kẹp nách thuỷ ngân được sử dụng ở hầu hết tại các cơ sở y tế khi mà nhiệt kế điện tử chưa phổ biến. Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay nhiệt kế thuỷ ngân đã dần bị thay thế bằng nhiệt kế điện tử. Với ưu điểm không sợ nhiễm độc thuỷ ngân nếu lỡ như không may bị vỡ, ngoài ra còn cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

Nhiệt kế kẹp nách: 6 điều bạn cần biết khi mua và sử dụng

Nhiệt kế kẹp nách là gì?

Nhiệt kế kẹp nách là loại nhiệt kế lấy nhiệt độ ở vùng nách của cơ thể. Hiện trên thị trường có 2 loại chính là nhiệt kế thuỷ ngân và nhiệt kế điện tử đo nách. Nách là một vùng cơ thể được cho là cho nhiệt độ chuẩn xác, vì vậy các bác sĩ thường lấy nhiệt độ ở vùng nách cho bé khi đi khám.

Có thể bạn quan tâm: Nên mua nhiệt kế điện tử đo tai hay đo trán?

2. Phân loại nhiệt kế kẹp nách

Nhiệt kế điện tử kẹp nách

Đo nhiệt độ ở nách là đo năng lượng tỏa ra từ nách. Năng lượng này sẽ được thu vào mũi đo và chuyển thành giá trị nhiệt độ đúng. Cặp nhiệt độ ở nách thường đơn giản, an toàn và thuận tiện nên đây là cách mà mọi người thường dùng để đo nhiệt độ, nhất là đo nhiệt độ cho các bé.

Ưu và nhược điểm của nhiệt kế điện tử kẹp nách

Cho kết quả chính xác và nhanh chóng, có thể phù hợp để sử dụng cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em. Chỉ mất vài giây để có kết quả. Nhược điểm lớn nhất là có thể là giá nhiệt kế khá cao so với nhiệt kế thuỷ ngân. Nhưng mang lại sự an toàn và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Nhiệt kế thuỷ ngân kẹp nách

Nhiệt kế thủy ngân là dạng nhiệt kế lâu đời nhất và là thiết bị y tế được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. Vùng nhiệt độ được xác định khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nách nên thường gọi là nhiệt kế thuỷ ngân đo nách. Khi lấy nhiệt, cần giữ nhiệt kế ở nách sao cho điểm đầu lấy nhiệt của nhiệt kế tiếp xúc hoàn toàn với vùng da dưới cánh tay [nách].

Ưu và nhược điểm của nhiệt kế thuỷ ngân

Ưu điểm duy nhất của nhiệt kế thủy ngân là cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, với cách thức lấy nhiệt nhiều bước và mất nhiều thời gian thì nhiệt kế thủy ngân không dễ sử dụng cho tất cả mọi người. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó để nhiệt kế ở vùng nách trong 5 phút ở trẻ em.

3. Cách sử dụng nhiệt kế kẹp nách

Cách sử dụng nhiệt kế điện tử đo nách để lấy thân nhiệt là phương pháp dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên, sử dụng nhiệt kế điện tử đo nách các bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây.

Cách sử dụng nhiệt kế điện tử kẹp nách

Đo nhiệt độ ở nách với nhiệt kế điện tử rất đơn giản, dễ thực hiện, tiện lợi và không hề gây đau đớn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi đo nhiệt độ bạn khởi động nhiệt kế, đặt nhiệt kế vào hõm nách và khép tay lại. Giữ tay khép vào, phần cẳng tay để vắt ngang ngực. Sau đó chờ có tín hiệu cảnh báo, thì lấy nhiệt độ ra và đọc kết quả.

Cách sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân kẹp nách

  • Vẩy nhiệt kế trước khi sử dụng, sao cho cột thuỷ ngân dưới vạch 35,5 độ C.
  • Vệ sinh vùng nách cần lấy nhiệt.
  • Kẹp nhiệt kế vào nách trong vòng 5 phút
  • Lấy nhiệt kế ra, lưu ý khi đọc kết quả cần cộng thêm 0.5 độ C vào kết quả hiển thị.

4. Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử đo nách

Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế kẹp nách điện tử

Bạn cùng cần phải lưu ý một số điểm dưới đây khi đo nhiệt độ

  • Khi đo nhiệt độ cho trẻ nhỏ, đảm bảo bé ép sát cánh tay có cặp nhiệt độ dọc theo chiều dài cơ thể. Hãy để bé thư giãn. Cần đảm bảo vùng da của bé khô ráo để nhiệt kế không bị trượt khỏi nách. Một tay của mẹ giữ lấy tay cặp nhiệt độ của em bé hoặc để cho tay có nhiệt kế gập lại, ngang với ngực của em bé.
  • Kết quả đo nhiệt độ ở nách thường thấp hơn so với thân nhiệt trung tâm khoảng 0,5 độ. Do đó để có số đo chính xác thì các bạn nên lấy số đo kết quả ở nách cộng thêm 0,5 độ. Ví dụ kết quả đo nhiệt độ ở nách là 37 độ C thì khi đó thân nhiệt cơ thể của bạn là 37,5 độ.
  • So với buổi sáng, nhiệt độ cơ thể trẻ vào buổi chiều thường cao hơn hẳn.

Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân

Mối nguy hiểm thường gặp khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế bị vỡ. Hàm lượng thủy ngân được thải ra bên ngoài có thể gây độc cho người sử dụng. Xử lý nước rửa thủy ngân là việc cần làm đối với những người sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi xử lý nhiệt kế bị hỏng:

Cởi quần áo bẩn và rửa tay bằng xà phòng và nước Tháo quạt và máy điều hòa không khí để giảm lượng thủy ngân từ hơi nước Mang găng tay khi thu thập các hạt thủy ngân và không bao giờ sử dụng tay của bạn Dùng tăm bông lau sạch các hạt thủy ngân bằng lọ thủy tinh có nắp đậy kín.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thủy ngân, bạn cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

5. Nhiệt kế kẹp nách loại nào tốt?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế đo nách của nhiều thương hiệu khác nhau. Nổi tiếng vẫn là dòng nhiệt kế của Omron, Boso, Dr Kare… với các model tiêu biểu như nhiệt kế điện tử Bosotherm primus, Bosotherm Flex, Omron MC-246, nhiệt kế điện tử  đầu dẻo Dr Kare DK-09. Bạn có thể các sản phẩm nhiệt kế chính hãng tại Siêu Thị Y Tế.

6. Mua nhiệt kế điện tử kẹp nách ở đâu?

Có rất nhiều đơn vị bán nhiệt kế tốt, trong đó Siêu Thị Y Tế là nơi bán  nhiệt kế điện tử được nhiều người lựa chọn và đặt mua. Đây là công ty chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế. Mua sản phẩm ở đây các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, giá thành và chất lượng dịch vụ.

Một số thông tin chia sẻ về nhiệt kế kẹp nách và những lưu ý khi mua và sử dụng. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Chúng ta cùng tìm hiểu về cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân và chắc chắn là bạn đã nắm được 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế nhé!

1. Có những loại nhiệt kế nào? Nên dùng loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế, nhưng tập trung lại vẫn có hai loại chính là từ thủy ngân và nhiệt kế điện tử.  Nhiệt kế đo trán loại nào tốt?

Nhiệt kế thủy ngân:

Thường được dùng phổ biến ở các bệnh viện, trạm y tế và hầu hết các cha mẹ đều mua loại này, thường kẹp vào nách cho con mỗi khi con bị sốt. Loại này có giá khá rẻ, chỉ khoảng trên 10 nghìn đồng/chiếc. Dùng để đo ở nách là chủ yếu.

Nhiệt kế thủy ngân là dạng phổ biến nhất trong các gia đình, thường được đo ở nách

Đối với các trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo thân nhiệt cho bé, và đây cũng chính là nhiệt kế tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sự chính xác gần như tuyệt đối là điểm cộng lớn nhất giúp nhiệt kế thủy ngân được sự tin tưởng của các bác sĩ.

Nhiệt kế điện tử:

Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp con người ngày càng được sở hữu những thiết bị có công nghệ cao, phục vụ cuộc sống một cách tốt nhất. So với nhiệt kế thủy ngân, dạng này có ưu điểm là không dễ vỡ cho dù là bé quấy khóc cũng không lo bị rơi vỡ.

Thêm nữa, nhiệt kế điện tử có thể đo ở miệng, nách, háng, hậu môn, âm đạo, trán, tai nên rất tiện cho mẹ.

Nếu đo ở hậu môn, kết quả luôn chính xác nhất, tuy nhiên, nó khiến bé khó chịu và bạn cũng phải biết cách. Nếu sử dụng loại nhiệt kế điện tử đo trán bạn sẽ dễ dàng đo được nhiệt độ cho bé và bé cũng không phải khó chịu, thời gian chỉ mất 1 – 2 giây chứ không mất nhiều thời gian như ở nhiệt kế thủy ngân. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử dễ dàng đo ở trán và chỉ mất 1-2 phút là cho kết quả

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên dùng loại nhiệt kế này cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

2. Hướng dẫn cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân

Nếu bạn nghi ngờ bé bị sốt nên để bàn tay vào trán để cảm nhận, nếu có cảm giác nóng rực, tức là bé đã sốt. Khi đó, ta nên cặp nhiệt độ để biết chính xác đã sốt bao nhiêu độ để có hướng xử lý.

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân – Các bước đo

  • Bước 1: Giữ chắc đuôi nhiệt kế, dùng lực cổ tay vẩy mạnh nhiệt kế cho xuống dưới mức 35 độ C.
  • Bước 2: Đặt nhiệt kế thủy ngân vào vị trí đo và kẹp nguyên nhiệt kế thủy ngân ở vị trí đó ít nhất từ 5 - 7 phút.
  • Bước 3: Rút và đọc kết quả hiển thị trên nhiệt kế.

Chú ý cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân: Dùng xong nhiệt kế, bạn nên lau sạch đầu của nhiệt kế, có thể nhúng khăn qua cồn để vệ sinh cho nhiệt kế trước khi cất vào hộp bảo quản.

Cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân – Vị trí đo

Cách đo nhiệt độ ở hậu môn [trực tràng]:

  • Với cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân này bạn nên đặt trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nằm sấp trong lòng mình rồi thoa một lượng nhỏ vaseline hoặc chất bôi trơn vào phần cuối của nhiệt kế.
  • Cách kẹp nhiệt kế: Đặt nhiệt kế một cách nhẹ nhàng vào hậu môn của trẻ cho đến khi không còn thấy phần đầu bạc của nhiệt kế nữa [tương đương khoảng 1⁄4 – 1⁄2 inch ≈ 0,6 – 1,3 cm].
  • Giữ nguyên nhiệt kế trong khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
  • Cách đọc nhiệt kế thủy ngân: Khi nhiệt độ ở hậu môn đo được > 100.4oF [tương đương 38 độ C] nghĩa là trẻ bị sốt.

Cách đo nhiệt độ ở miệng

  • Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà phòng, sau đó rửa sạch lại với nước.
  • Cách kẹp nhiệt kế: Đặt đầu nhiệt kế vào bên dưới lưỡi của trẻ và bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế trong khoảng 3 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
  • Lưu ý khi áp dụng cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân này, bạn không nên đo nếu trẻ vừa ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút.
  • Cách đọc nhiệt kế thủy ngân: Khi nhiệt độ ở miệng đo được > 99.5oF [tương đương 37.5 độ C] nghĩa là trẻ bị sốt.

Cha mẹ nhớ rửa sạch nhiệt kế trước khi đo ở miệng cho con

Cách đo nhiệt độ nách

  • Lau khô nách của trẻ trước khi dùng cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo này.
  • Cách kẹp nhiệt kế: Đặt và giữ nhiệt kế ở nách trẻ bằng cách ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 – 5 phút.
  • Cách đọc nhiệt kế thủy ngân: Khi nhiệt độ ở nách đo được > 99oF [tương đương 37.2 độ C] nghĩa là trẻ bị sốt.

Cách đo nhiệt độ tai

  • Không áp dụng cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân này đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Nếu trẻ vừa từ ngoài trời lạnh vào, nên đợi 15 phút trước khi đo nhiệt độ. Ống tai và những bệnh lý ở tai không ảnh hưởng đến nhiệt độ đo được.
  • Cách kẹp nhiệt kế: Kéo tai ngoài của trẻ trước khi áp dụng cách dùng nhiệt kế thủy ngân này.
  • Giữ đầu dò nhiệt kế ở trong tai trong khoảng 2 giây.
  • Cách đọc nhiệt kế thủy ngân: Khi nhiệt độ ở tai đo được > 100.4o [tương đương 38 độ C] nghĩa là trẻ bị sốt.

3. Chăm sóc con bị sốt như thế nào?

Sốt có thể làm trẻ khó chịu. Khi trẻ bị sốt, đặc biệt là sốt cao cha mẹ cần quan sát thêm hành vi và vẻ ngoài của trẻ, có đi kèm các triệu chứng khác không, nếu có cần được xem xét bởi nhân viên y tế.

Đa số các trường hợp bị sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, quan trọng là cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần phải biết cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân và khi nào nên đưa trẻ đi khám, khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

Sốt khiến trẻ mệt mỏi và đau nhức. Do đó, khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần khuyến khích trẻ nghỉ ngơi như trẻ mong muốn. Không cần phải ép trẻ ngủ hoặc nghỉ ngơi nếu trẻ cảm thấy khỏe hơn. Có thể cho trẻ đi học lại hoặc tham gia các hoạt động khác khi thân nhiệt của trẻ đã trở về bình thường sau 24 giờ.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ phải bình tĩnh và nắm vững cách sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cách đo thân nhiệt ở đâu và như thế nào để có thể đo nhiệt độ cơ thể trẻ chính xác. Cần theo dõi thân nhiệt của trẻ liên tục để phòng ngừa các trường hợp sốt cao gây co giật.

Thanh Hoa

Video liên quan

Chủ Đề